Học Tập

Bộ câu hỏi trắc tìm hiểu ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Ngày 22/12/1944, ngày thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân – Đội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam được lấy làm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Rất nhiều sự kiện quan trọng liên quan sẽ được chúng ta cùng nhau tìm hiểu thêm về ngày mang đậm dấu ấn lịch sử này.

35 câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Câu 1: Đội Việt Nam TTGPQ thành lập ngày tháng năm nào và ở đâu?

A. 22/12/1944 tại Bắc Kạn

Bạn đang xem: Bộ câu hỏi trắc tìm hiểu ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

B. 22/12/1944 tại Cao Bằng

C. 22/12/1944 Thái Nguyên

D. 22/12/1944 tại Tuyên Quang

Đáp án: B. 22/12/1944 tại Cao Bằng

Câu 2: Ngày 22/12 được chọn là ngày quốc phòng toàn dân từ năm nào?

A. 1990

B. 1992

C. 1991

D. 1989

Đáp án: D. 1989

Câu 3: Tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam có tên gọi là gì?

A. Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

B. Đội tự vệ

C. Đội Xích vệ đỏ

D. Đội cứu quốc quân

Đáp án: A. Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Câu 4: Lúc mới thành lập, Quân đội nhân dân VN có bao nhiêu chiến sĩ?

A. 31

B. 34

C. 35

D. 37

Đáp án: B. 34

Câu 5: Câu nói mà người anh hùng nổi tiếng nào đã hô đồng đội: “Thà hi sinh, quyết bảo vệ pháo”?

A. Tô Vĩnh Diện

B. Hoàng Cầu

C. Xích Thắng

D. Trần Cừ

Đáp án: A. Tô Vĩnh Diện

Câu 6: Câu thơ sau nói về người anh hùng trẻ tuổi nào?

“Trận Điện Biên Phủ lẫy lừng

Thân làm giá súng anh hùng lưu danh”

A. Tô Vĩnh Diện

B. Bế Văn Đàn

C. Phan Đình Giót

D. Trần Can

Đáp án: B. Bế Văn Đàn

Câu 7: Câu thơ sau nói về người anh hùng nào?

“Lấy thân bịt miệng súng thù

Anh hùng lẫm liệt ngàn thu lưu truyền”

A. Trần Đại Nghĩa.

B. Tô Vĩnh Diện

C. Bế Văn Đàn

D. Phan Đình Giót

Đáp án: D. Phan Đình Giót

Câu 8: Tên gọi “Quân đội Nhân dân Việt Nam” là do ai đặt?

A. Phan Bội Châu

B. Võ Nguyên Giáp

C. Trần Đại Nghĩa

D. Hồ Chí Minh

Đáp án: D. Hồ Chí Minh

Câu 9: Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã có hai chiến thắng vang dội nào ngay sau khi thành lập vào tháng 12/1944?

A. Phai Khắt và Nà Ngần

B. Nà Ngần và Việt Bắc

C. Biên giới và Việt Bắc

D. Biên giới và Phai Khắt

Đáp án: A. Phai Khắt và Nà Ngần

Câu 10: Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không diễn ra trong thời gian bao lâu?

A. 11 ngày đêm

B. 12 ngày đêm

C. 13 ngày đêm

D. 14 ngày đêm

Đáp án: B. 12 ngày đêm

Câu 11: Tại khu rừng nào đã diễn ra lễ tuyên thệ thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân?

A. Khu rừng Việt Bắc

B. Khu rừng Cúc Phương

C. Khu rừng Trần Hưng Đạo

D. Khu rừng Pắc Pó

Đáp án: C. Khu rừng Trần Hưng Đạo

Câu 12: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng của Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay là ai?

A. Nguyễn Tân Cương

B. Phạm Hoài Nam

C. Võ Minh Lương

D. Phan Văn Giang

Đáp án: D. Phan Văn Giang

Câu 13: Chiến thắng nào “Lừng lẫy năm châu – chấn động địa cầu”?

A. Chiến thắng Quang Trung

B. Chiến thắng Hoàng Hoa Thám

C. Chiến thắng Biên Giới thu đông

D. Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đáp án: D. Chiến thắng Điện Biên Phủ

Câu 14: Ai là người được nhắc đến trong câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Phó tổng tư lệnh quân Giải phóng miền Nam là cô ……………, cả thế giới chỉ có vị tướng quân gái như vậy. Thật vẻ vang cho cả miền Nam, cho cả dân tộc ta”.

A. Nguyễn Thị Bình

B. Trần Thị Lý

C. Nguyễn Thị Định

D. Phan Thị Ràng (Chị Sứ)

Đáp án: C. Nguyễn Thị Định

Câu 15: Quân kỳ của Quân đội Nhân dân Việt Nam có dòng chữ gì?

A. Quyết chiến

B. Quyết thắng

C. Quyết tâm

D. Đoàn kết

Đáp án: B. Quyết thắng

Câu 16: Quân kỳ của Quân đội nhân dân Việt Nam có gì khác so với quốc kỳ Việt Nam?

A. Thêm dòng chữ “Quyết thắng” màu vàng ở phía trên bên trái

B. Thêm dòng chữ “Trung với nước” màu vàng ở phía trên bên trái

C. Thêm dòng chữ “Quyết chiến quyết thắng” màu vàng ở phía trên bên trái

D. Thêm dòng chữ “Trung với nước hiếu với dân ” màu vàng ở phía trên bên trái

Đáp án: A. Thêm dòng chữ “Quyết thắng” màu vàng ở phía trên bên trái

Câu 17: Ngày 22/12 năm nào được Ban Bí thư Trung Ương Đảng quyết định lấy ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam là ngày hội Quốc phòng toàn dân?

A. Ngày 22/12/1969

B. Ngày 22/12/1979

C. Ngày 22/12/1989

D. Ngày 22/12/1999

Đáp án: C. Ngày 22/12/1989

Câu 18: Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc vào ngày, tháng, năm nào?

A. 7/5/1954

B. 6/5/1955

C. 3/7/1956

D. 9/3/1957

Đáp án: A. 7/5/1954

Câu 19: Cấp tổ chức cao nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam?

A. Sư đoàn

B. Lữ đoàn

C. Đại đoàn

D. Quân đoàn

Đáp án: D. Quân đoàn

Câu 20: Chiến dịch thành cổ Quảng Trị diễn ra bao nhiêu ngày đêm?

A. 69 ngày đêm

B. 79 ngày đêm

C. 70 ngày đêm

D. 80 ngày đêm

Đáp án: D. 80 ngày đêm

Câu 21: Vị Đại tướng nào đã từng giữ chức Chủ tịch nước?

A. Nguyễn Chí Thanh

B. Võ Nguyên Giáp

C. Lê Đức Anh

D. Văn Tiến Dũng

Đáp án: C. Lê Đức Anh

Câu 22: Chỉ thị thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Hồ Chủ tịch bao gồm các vấn đề chủ yếu nào?

A. Đường lối quân sự của Đảng ta

B. Vấn đề kháng chiến toàn dân, động viên và vũ trang toàn dân

C. Nguyên tắc xây dựng lực lượng võ trang cách mạng

D. Tất cả những ý trên

Đáp án: D. Tất cả những ý trên

Câu 23: Người được gọi là cha đẻ của ngành quân giới?

A. Võ Nguyên Giáp

B. Trần Đại Nghĩa

C. Tôn Thất Tùng

D. Nguyễn Chí Thanh

Đáp án: B. Trần Đại Nghĩa

Câu 24: Cơ quan ngôn luận chính thức nào của Quân đội nhân dân Việt Nam?

A. Báo Quân đội nhân dân

B. Báo Pháp luật

C. Báo Tuổi Trẻ

D. Báo Thanh Niên

Đáp án A. Báo Quân đội nhân dân

Câu 25: Đâu là tên bài hát của Doãn Quang Khải hiện nay được sử dụng làm nhạc hiệu cho chương trình phát thanh Quân đội nhân dân?

A. Hò kéo pháo

B. Vì nhân dân mà chiến đấu

C. Vì nhân dân quên mình

D. Tiến quân ca

Đáp án: C. Vì nhân dân quên mình

Câu 26: Hãy cho biết đoạn thơ trên miêu tả người thiếu niên nào?

“Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Ca nô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng”

A. Nông Văn Pừ

B. Nông Văn Vân

C. Nông Văn Xích

D. Nông Văn Dền

Đáp án: D. Nông Văn Dền

Câu 27: Người được giao nhiệm vụ là Tổng Tư lệnh Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định. Ông chính là ai?

A. Đại tướng Chu Huy Mân

B. Đại tướng Văn Tiến Dũng

C. Đại tướng Võ Nguyên Giáp

D. Đại tướng Hoàng Văn Thái

Đáp án: B. Đại tướng Văn Tiến Dũng

Câu 28: Đâu là cấp bậc cao nhất trong hàm tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam?

A. Thiếu tướng

B. Thượng tướng

C. Trung tướng

D. Đại tướng

Đáp án: D. Đại tướng

Câu 29: Đêm mùng 4/5/1945, lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Quảng Nam được thành lập với tên gọi của đội lúc đó là gì?

A. Đội du kích Vũ Hùng

B. Đội vũ trang Quảng Nam

C. Đội vũ trang Quảng Đà

D. Đội du kích Quảng Nam – Đà Nẵng

Đáp án: A. Đội du kích Vũ Hùng

Câu 30: Tên bài hát quốc ca của nước ta là gì?

A. Tiến quân ca

B. Vì nhân dân quên mình

C. Phất cờ nam tiến

D. Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng

Đáp án: A. Tiến quân ca

Câu 31: Hãy xếp theo thứ tự thời gian(từ trước đến sau) các cuộc khởi nghĩa vũ trang của nhân dân ta trong hai năm 1940 và 1941.

A. Nam Kỳ – Bắc Sơn – Đô Lương

B. Bắc Sơn – Nam Kỳ – Đô Lương

C. Bắc Sơn – Đô Lương – Nam Kỳ

D. Đô Lương – Bắc Sơn – Nam Kỳ

Đáp án: B. Bắc Sơn – Nam Kỳ – Đô Lương

Câu 32: Chiến dịch nào chấm dứt cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Việt Nam?

A. Chiến dịch Việt Bắc

B. Chiến dịch Hoàng Hoa Thám

C. Chiến dịch Hồ Chí Minh

D. Chiến dịch Tây Bắc

Đáp án: C. Chiến dịch Hồ Chí Minh

Câu 33: Hệ thống quân hàm sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam gồm có những cấp bậc nào (từ cao xuống thấp)?

A. Tướng – Tá – Úy

B. Úy – Tá – Tướng

C. Trung – Thượng – Sĩ

D. Sĩ – Trung – Thượng

Đáp án: A. Tướng – Tá – Úy

Câu 34: Hai câu thơ sau nhắc đến nhân vật lịch sử nào?

“Đốt kho đạn giặc cháy bùng.

Là ngọn đuốc sống anh hùng thiếu niên”

A. Lê Văn Tám

B. Lê Văn Côi

C. Lê Văn Cầu

D. Lê Văn Tĩnh

Đáp án: A. Lê Văn Tám

Câu 35: “Hãy nhằm thẳng quân thù mà bắn” Câu nói này của anh hùng nào?

A. Trần Quốc Tuấn

B. Nguyễn Viết Xuân

C. Nguyễn Huệ

D. Trần Hưng Đạo

Đáp án: B. Nguyễn Viết Xuân

Trên đây là nội dung bài viết Bộ câu hỏi trắc tìm hiểu ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam được đăng trong chuyên mục Học Tập

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Rate this post

Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button