Học TậpLớp 7

Chủ đề bản tin học tập Ngữ văn tháng này của trường em là: Vẻ đẹp của những bài thơ. Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn. Hãy thực hiện dự định của mình và gửi đoạn văn đến ban biên tập bản tin.

Chủ đề bản tin học tập Ngữ văn tháng này của trường em là: Vẻ đẹp của những bài thơ. Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn. Hãy thực hiện dự định của mình và gửi đoạn văn đến ban biên tập bản tin.

Mời các em tham khảo 42 bài mẫu hay nhất do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn dưới đây. Các em nên xem qua 70 bài mẫu Viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ để có thêm nhiều gợi ý mới nhé,

Đề bài: Chủ đề bản tin học tập Ngữ văn tháng này của trường em là: “Vẻ đẹp của những bài thơ”. Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn. Hãy thực hiện dự định của mình và gửi đoạn văn đến ban biên tập bản tin.

Bạn đang xem: Chủ đề bản tin học tập Ngữ văn tháng này của trường em là: Vẻ đẹp của những bài thơ. Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn. Hãy thực hiện dự định của mình và gửi đoạn văn đến ban biên tập bản tin.

Chủ đề bản tin học tập Ngữ văn tháng này của trường em là: Vẻ đẹp của những bài thơ. Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn. Hãy thực hiện dự định của mình và gửi đoạn văn đến ban biên tập bản tin.
Chủ đề bản tin học tập Ngữ văn tháng này của trường em là: Vẻ đẹp của những bài thơ. Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn. Hãy thực hiện dự định của mình và gửi đoạn văn đến ban biên tập bản tin.

Mục lục

Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn – Mẫu 1

Bài thơ “Con chim chiền chiện” của Huy Cận đã đem đến cho tôi nhiều cảm nhận. Hình ảnh trung tâm của bài thơ – con chim chiền chiện được nhà thơ khắc họa thật chân thực và sống động. Cánh chim bay vút trên trời, với tiếng hót long lanh giống như cành sương chói, hình ảnh so sánh kết hợp với ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Tiếng hót giờ đây không chỉ được cảm nhận bằng thính giác mà còn có thể nhìn thấy bằng thị giác – đầy long lanh, giống như hình ảnh giọt sương trên cành cây được nắng chiếu sáng. Những câu thơ tiếp theo khiến chúng ta có cảm thấy dường như chim chiền chiện đang trò chuyện với con người. Chúng đang làm tốt nhiệm vụ của mình, gieo những niềm vui đến với thế gian, cánh chim bay mãi đến trời xanh dường như không biết mệt mỏi. Với những dòng thơ trong trẻo, đẹp đẽ của mình, nhà thơ cũng muốn gửi gắm một bức thông điệp ý nghĩa rằng con người cần có giao hòa, gắn bó với thiên nhiên để cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, đồng thời thêm yêu mến, trân trọng thiên nhiên.

Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn – Mẫu 2

Bài thơ “Lời của cây” được tác giả Trần Hữu Thung sáng tác gửi gắm đến bạn đọc thông điệp ý nghĩa. Với thể thơ bốn chữ ngắn gọn, hình ảnh thơ gần gũi, bài thơ ghi lại một cách sinh động quá trình hạt phát triển thành cây: nằm lặng thinh, nảy mầm, nhú lên giọt sữa, thì thầm, mầm mở mắt, đón tia nắng hồng, nở vài lá bé. Mầm cây được nhân hóa giống như một con người, có sức sống mãnh liệt. Qua đó, nhà thơ muốn thể hiện thái độ nâng niu, trân trọng mà nhân vật trữ tình dành cho mầm cây. Bức thông điệp mà bài thơ đã gửi gắm đến bạn đọc: “Hãy yêu cây xanh, trân trọng sự sống của cây, bởi cây làm nên một phần cuộc sống xinh đẹp, đáng yêu này”.

Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn – Mẫu 3

Bài thơ bốn chữ mà em yêu thích và bài thơ “Lượm” của nhà thơ Tố Hữu. Lượm là bài thơ tự sự – trữ tình kể về cuộc đời ngắn ngủi nhưng rất anh dũng của chú bé liên lạc hồn nhiên, yêu đời, dũng cảm đã ngã xuống để bảo vệ sự bình yên cho chính mảnh đất quê hương mình. Em rất khâm phục chú bé bởi ở cái tuổi ăn, tuổi lớn ấy, đáng nhẽ chú phải nhận được sự vui chơi, hồn nhiên cùng bạn bè đồng trang lứa. Nhưng không, chú đã dũng cảm tham gia làm liên lạc trong thời điểm chiến tranh khốc liệt. Mặc dù cuối cùng chú đã hy sinh trên đường đi làm nhiệm vụ nhưng chú vẫn luôn sống mãi trong lòng người đọc như một chiến sĩ thực thụ. Bài thơ không chỉ cho em thấy sự khốc liệt của chiến tranh mà nó còn khiến em thêm yêu quý, trân trọng cuộc sống hiện tại hơn bởi có được như ngày hôm nay chúng ta đã phải đánh đổi bằng mạng sống của rất nhiều người. Và chú bé Lượm sẽ là một trong số đó. Tinh thần dũng cảm, sự thông minh và lòng yêu nước của Lượm sẽ là tấm gương để thế hệ trẻ Việt Nam học tập và noi theo.

Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn – Mẫu 4

Lời của cây là một bài thơ mang đậm phong cách sáng tác của nhà thơ Trần Hữu Thông. Quá trình phát triển của một mầm cây được tác giả khắc họa thật sinh động. Ở khổ thơ thứ nhất, cây vẫn còn là hạt mầm nằm lặng thinh. Đến khi hạt bắt đầu nảy mầm xanh, đã có thể cất tiếng nói thì thầm. Khi hạt phát triển thì chiếc vỏ của hạt lúc này như chiếc nôi xinh xắn ôm ấp mầm cây. Cách viết này gợi liên tưởng mầm cây giống như một em bé đang được chăm sóc ân cần. Đến khi mầm cây đã phát triển, người đọc dường như lắng nghe được tiếng “bập bẹ” của lá. Từ láy “bập bẹ” khiến ta liên tưởng đến giai đoạn tập nói của một đứa trẻ. Kết thúc bài thơ là hình ảnh cây đã phát triển, với một ngày mai tràn đầy màu xanh tươi mới của cây gợi lên một sự sống trường tồn, bất diệt. Bài thơ không chỉ thú vị ở lời thơ, hình ảnh trong bài mà còn là thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc rằng hãy biết yêu và bảo vệ cây xanh bởi chúng đã tạo nên một cuộc sống tươi mới, tràn đầy sức sống.

Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn – Mẫu 5

Bài thơ “Con chim chiền chiện” được nhà thơ Huy Cận viết vào năm 1967, in trong tập “Hai bàn tay em”. Khung cảnh thiên thiên bao la, tươi đẹp là tấm nền để cánh chim bay cao vút trong không gian, cất cao tiếng hót ngọt ngào. Chiền chiện là cánh chim của bầu trời cao xanh, là chim của đồng quê mang tình thương mến, chim càng bay cao tiếng hót càng trong veo. Cánh chim chiền chiện tung bay là cánh chim tự do trên bầu trời quê hương đất nước. Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn giữa không gian cao rộng được vẽ lên qua những từ ngữ, hình ảnh đầy ấn tượng: “Bay vút, vút cao”, “Cánh đập trời xanh – Cao hoài, cao vợi”, “Chim bay, chim sà”, “Bay cao, cao vút – Chim biến mất rồi”… Tiếng hót của chim chiền chiện đã mở ra một khung cảnh bình yên, tươi đẹp cho đất nước, làm say mê lòng người đọc. Bài thơ không chỉ là miêu tả khung cảnh quê hương, đất nước tươi đẹp dưới tiếng hót, dưới cánh chim chiền chiện mà qua đó còn bộc lộ tình yêu đất nước, yêu thiên của tác giả, là khao khát về một cuộc sống tự do, hòa bình.

Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn – Mẫu 6

Đến với bài thơ “Con chim chiền chiện” của Huy Cận, người đọc đã cảm nhận tình yêu thiên nhiên. Chim chiền chiện hiện lên với những hình ảnh độc đáo, mang vẻ sống động và chân thực. Tiếng chim vang vọng khắp không gian, được cảm nhận đầy tinh tế. Không chỉ vậy, tác giả còn sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, khiến cho chim chiền chiện giống như một người bạn đang trò chuyện với con người. Chúng cũng đang làm tốt nhiệm vụ của mình, gieo những niềm vui đến với thế gian, cánh chim bay mãi đến trời xanh dường như không biết mệt mỏi. Qua những dòng thơ bốn chữ ngắn gọn, tác giả muốn gửi gắm đến bạn đọc bức thông điệp rằng con người cần phải sống giao hòa với thiên nhiên, cũng như trân trọng thiên nhiên.

Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn – Mẫu 7

Bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên là một bài thơ ngũ ngôn bình dị mà cô đọng, đầy gợi cảm. Trong bài thơ, tôi ấn tượng nhất với hình ảnh: “Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu”. Khi đọc hai câu thơ này, người ta dễ dàng nhận thấy ở đây có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa. Vì giấy, mực nghiên là những vật vô tri, vô giác giờ đây lại cũng biết buồn. Vậy là những vật dụng liên quan đến thư pháp, liên quan đến một vẻ đẹp truyền thống của ông cha đã trở thành một điều gì đó thiêng liêng, tinh túy, vì chúng có “hồn”. Đấy có lẽ là một trong những nét nghĩa đầu tiên của hai câu thơ này. Vậy còn nét nghĩa thứ hai? Nếu để ý, ta sẽ thấy hai câu thơ chỉ thuần tả cảnh mà không tả người. Cảnh vật ở đây có hồn, như nhuốm màu tâm trạng. Không có một từ ngữ nào nói về con người và trạng thái tâm lí của họ, nhưng “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”! Chính là vì thế, vì người không vui nên cảnh mới buồn. Nói cách khác, bóc lớp nghĩa sử dụng biện pháp nhân hóa, ta sẽ thấy được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Vậy là chỉ hai câu thơ tưởng như đơn giản, mà có tới hai tầng ý nghĩa. Điều đó đã cho thấy sự cô đọng, gợi cảm trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên.

Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn – Mẫu 8

Đến với bài thơ “Ông đồ”, Vũ Đình Liên đã để lại cho người đọc nhiều suy tư. Hình ảnh ông đồ vốn rất đỗi quen thuộc trong xã hội xưa, họ là những người có học thức, tài năng. Trong quá khứ, mỗi năm Tết đến, ông đồ lại bày mực, tàu giấy đỏ bên phố đông người để viết câu đối. Ông viết câu đối mà như người biểu diễn thư pháp: “Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa rồng bay” khiến người xem tấm tắc khen ngợi, trân trọng: “Hoa tay thảo những nét/Như phượng mùa rồng bay”. Nhưng thời gian trôi qua, cùng với sự phát triển của xã hội, ông đồ vẫn ngồi đấy, nhưng không có ai hay. Những vật dụng quen thuộc như “giấy đỏ buồn không thắm”, “mực đọng trong nghiên sầu” được tác giả nhân hóa nhằm gợi ra nỗi buồn của chính người nghệ sĩ khi không còn được biết đến. Ở cuối bài thơ, câu hỏi tu từ “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ?” giống như một lời than trách cho số phận của ông đồ trước sự mai một của những giá trị truyền thống. Đây là một trong tác phẩm mà em yêu thích nhất của nhà thơ Vũ Đình Liên.

Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn – Mẫu 9

Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc. Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc. Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Nếu giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, thì tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác.

Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn – Mẫu 10

“Gặp lá cơm nếp” của nhà thơ Thanh Thảo là một tác phẩm gây cho tôi nhiều ấn tượng. Bài thơ là câu chuyện của một người con đã xa nhà nhiều năm, nhìn thấy lá cơm nếp nhớ về bát xôi mùa gặt của mẹ, nhớ về người mẹ. Hình ảnh “lá cơm nếp” giống như một vật khơi gợi kí ức, gợi nhắc về mùi quê hương của người con, hương vị của xôi nếp đã quen thuộc với người con khi còn thơ bé, để khi đi bất cứ nơi đây cũng đều nhớ về. Người mẹ giản dị, tần tảo sớm hôm đã “nhặt lá về đun bếp”, “thổi cơm nếp” hiện lên khiến tôi cảm thấy thật xúc động. Người con đã bộc lộ trực tiếp tình cảm dành cho người mẹ của mình: “Mẹ già và đất nước/Chia đều nỗi nhớ thương”. Đối với người con, tình yêu dành cho mẹ và cho đất nước được chia đều, luôn thường trực trong trái tim của người con. Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” đã đem đến nhiều cảm xúc cho người đọc.

Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn – Mẫu 11

Bài thơ “Con chim chiền chiện” của Huy Cận là một tác phẩm giàu cảm xúc. Tác giả đã khắc họa hình ảnh chú chim chiền chiện nhỏ bé, đang vỗ cánh bay giữa không gian rộng lớn. Dù dưới bầu trời cao rộng hay trên cánh đồng bát ngát, chim chiền chiện vẫn sải đôi cánh, cất lên những khúc hát ngọt ngào, trong trẻo. Tác giả đã thật tinh tế khi ví tiếng hót như cành sương chói long lanh rực rỡ, làm lòng người vừa bối rối vừa vui sướng. Tiếng chim của con chim chiền chiện còn giống như hạt ngọc trong veo, góp vui cho đời, làm xanh mây trời, làm đẹp hồn quê, làm cây lúa thêm tròn bụng sữa. Với hình ảnh con chim chiền chiện, Huy Cận ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên đất trời. Ở đó, cả thiên nhiên và con người giao cảm, vun đắp những tươi đẹp của cuộc sống. Có thể khẳng định rằng, bài thơ Con chim chiền chiện đã giúp em cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, cũng như thêm yêu và gắn bó với thiên nhiên, vạn vật nhiều hơn.

Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn – Mẫu 12

Ông đồ là một bài thơ hay của Vũ Đình Liên. Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ rất hàm súc. Ông đồ được biết đến là những người có học thức, tài năng trong xã hội xưa. Vào mỗi dịp Tết, hình ảnh ông đồ bày giấy đỏ, nghiên mực để viết câu đối rất quen thuộc. Tài năng của ông được mọi người đến xem tấm tắc khen ngợi: “Hoa tay thảo những nét/Như phượng mùa rồng bay”. Nhưng ở hiện tại, quá khứ một thời vàng son đã không còn. Cứ mỗi năm mỗi vắng, người ta không còn quan tâm đến ông đồ cũng như phong tục chơi chữ không còn phổ biến nữa. Những hình ảnh nhân hóa “giấy đỏ buồn không thắm”, “mực đọng trong nghiên sầu” được tác giả sử dụng đã gợi ra nỗi buồn của chính người nghệ sĩ khi không còn được biết đến. Câu hỏi tu từ ở cuối bài giống như một lời than trách cho số phận. Với ngôn ngữ giản dị, hình ảnh giàu tính biểu tượng, bài thơ “Ông đồ” đã giúp người đọc thấu hiểu hơn về tư tưởng mà nhà thơ muốn gửi gắm.

Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn – Mẫu 13

Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” của nhà thơ Thanh Thảo gửi gắm tình cảm sâu sắc. Nhân vật trữ tình trong bài là người con, đang ở trong hoàn cảnh đã xa nhà nhiều năm. Bỗng nhìn thấy hình ảnh lá cơm nếp, nhớ về bát xôi mùa gặt của mẹ. Để rồi từng hình ảnh của mẹ hiện về trong tâm trí người con – mẹ nhặt lá về đun bếp, thổi nồi cơm nếp. Chắc hẳn, mỗi người sẽ thấy cảm động trước hình ảnh tảo tần của mẹ – người mẹ Việt Nam anh hùng đã hy sinh cả cuộc đời vì con. Hai khổ cuối, tác giả bộc lộ trực tiếp tình cảm dành cho mẹ hiền, cho đất nước. Trái tim con chia đều cho mẹ, cho đất nước – đó là một hình ảnh giàu tính biểu tượng. Đến những sự vật thiên nhiên còn hiểu được lòng của con, mà thơm mãi. Như vậy, “Gặp lá cơm nếp” là một tác phẩm giản dị, mà sâu sắc.

Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn – Mẫu 14

Quê hương là đề tài muôn thủa trong thi ca, Hữu Thỉnh cũng góp thêm vào đề tài ấy bài thơ “Chiều sông Thương”. Bài thơ được làm theo thể 5 chữ, giàu vần điệu nhạc điệu, lời thơ thanh nhẹ, hình tượng đẹp, trong sáng, cảm xúc dào dạt, bâng khuâng, mênh mang. Dòng sông Thương quê mẹ êm đềm yên ả “nước vẫn nước đôi dòng”, một buổi chiều mùa gặt, trăng non lấp ló chân trời, rất thơ mộng hữu tình, “chiều uốn cong lưỡi hái”. Một câu thơ, một hình ảnh rất thơ, rất tài hoa. Cánh buồm, dòng sông, đám mây, đều được nhân hóa, mang tình người và hồn người, như đưa đón, như mừng vui gặp gỡ người đi xa trở về. Cảnh vật đồng quê, từ đường nét đến sắc màu đều tiềm tàng một sức sống ấm no, chứa chan hi vọng. Là những nương “mạ đã thò lá mới – trên lớp bùn sếnh sang”, là những ruộng lúa “vàng hoe” trải dài, trải rộng ra bốn bên bốn phía chân trời mênh mông, bát ngát. Là dòng sông thơ ấu chở nặng phù sa, mang theo bao kỉ niệm, bao hoài niệm “Hạt phù sa rất quen – Sao mà như cổ tích. Chàng trai về thăm quê xúc động, khẽ cất lên lời hát. Tình yêu quê hương dào dạt dâng lên trong tâm hồn. Câu cảm thán song hành với những điệp từ điệp ngữ làm cho giọng thơ trở nên bồi hồi, say đắm. Bức tranh quê nhà với bao sắc màu đáng yêu: Ôi con sông màu nâu/ ôi con sông màu biếc”. Cảnh sắc quê hương càng hữu tình, nên thơ càng thấy được tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả.

Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn – Mẫu 15

“Đồng dao mùa xuân” của Nguyễn Khoa Điềm đem đến cho người đọc nhiều cảm xúc. Bài thơ giống như một câu chuyện kể về cuộc đời người lính từ lúc mới vào chiến trường, cho đến những năm tháng chiến tranh ác liệt. Và khi đất nước hòa bình, người lính ấy đã hy sinh, mãi nằm lại nơi chiến trường không thể trở về quê hương. Tác giả đã khắc họa hình ảnh người lính đầy chân thực, sống động. Khi mới vào vào chiến trường, họ là những chàng trai chưa một lần yêu; cà phê chưa uống; vẫn còn mê thả diều. Tuy tuổi đời còn rất trẻ, vẫn chưa có nhiều trải nghiệm, tính cách nhân hậu nhưng lại thật dũng cảm, có lí tưởng và giàu lòng yêu nước. Chiến tranh khốc liệt đã cướp đi mạng sống của họ, nhưng tình cảm mà đồng đội và nhân dân dành cho họ vẫn còn mãi. Đối với đồng đội, người lính đã trở thành “ngọn lửa” để “bạn bè mang theo”. Họ luôn cùng sát cánh bên nhau trong mọi hoàn cảnh. Đối với nhân dân, người lính chính là những bậc anh hùng, đáng ngưỡng mộ và tự hào. Dù họ đã nằm lại nơi chiến trường, nhưng nhân dân vẫn luôn nhớ đến, trân trọng. Có thể nói, “Đồng dao mùa xuân” mang ý nghĩa biểu tượng chính là bài đồng dao về người lính, về sự bất tử của các anh đối với đất nước.

Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn – Mẫu 16

Nguyễn Khoa Điềm với bài “Đồng dao mùa xuân” đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc về hình ảnh người lính. Họ vốn là những con người trẻ tuổi, vẫn còn hồn nhiên nhưng đã nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc để lên đường đi chiến đấu. Cuộc đời người lính có nhiều gian khổ, thiếu thốn với quân tư trang ít ỏi là ba lô con cóc, với tấm áo lính màu xanh; phải chịu căn bệnh nguy hiểm là sốt rét rừng nhưng vẫn giữ vững sự lạc quan, niềm tin vào tương lai. Từ đó chúng ta càng thêm khâm phục tinh thần, ý chí của những người chiến sĩ. Họ đã ra đi nhưng còn sống mãi trong lòng đồng đội, nhân dân. Mùa xuân của người lính hay chính là mùa xuân của đất nước đã trở nên bất tử. Hình ảnh những người anh hùng kiên trung, bất khuất sẽ mãi in đậm trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam.

Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn – Mẫu 17

Hình tượng người lính Việt Nam đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các sáng tác thi ca nhạc họa. Nguyễn Khoa Điềm cũng đưa hình tượng ấy vào trong thơ của mình một cách tự nhiên và đầy cảm xúc với bài thơ: “Đồng dao mùa xuân”. Bài thơ viết về người lính, dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, chưa một lần yêu, còn mê thả diều nhưng chính họ đã hi sinh tuổi xuân, máu xương của mình cho Đất Nước. Họ đã nằm lại mãi nơi chiến trường để đất nước được vẹn tròn, để nhân dân được độc lập. Trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, dù họ mãi mãi gửi thân xác nơi rừng Trường Sơn xa xôi nhưng anh linh của họ thì còn mãi. Bởi chính họ đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước hôm nay.

Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn – Mẫu 18

“Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh là một bài thơ đã mang đến cho em những ấn tượng vô cùng sâu sắc. Khi đọc tác phẩm, chúng ta cảm thấy cách lý giải nguồn gốc loài người của tác giả thật thú vị. Dưới hình thức một bài thơ, nhưng tác phẩm lại giàu tính tự sự, giống như một câu chuyện được kể lại theo trình tự thời gian. Trước hết tác giả khẳng định trời sinh ra trước tiên là trẻ em. Sau đó, để trẻ em có được một môi trường sống thật tốt, mới có sự ra đời của những sự vật khác trên trái đất. Ở đây, nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh miêu tả sinh động để giúp người đọc hiểu hơn về sự ra đời của thiên nhiên. Kế tiếp là sự ra đời của mẹ giúp trẻ em cần có tình yêu thương, sự chăm sóc. Bà được sinh ra để giáo dục trẻ em về những giá trị truyền thống, đạo đức tốt đẹp. Còn bố được sinh ra để dạy trẻ em thêm hiểu biết, trưởng thành. Cuối cùng trường lớp là nơi trẻ em đến để học tập, vui chơi còn thấy giáo là người dạy dỗ trẻ em ở đó. Có thể khẳng định, với bài thơ này, Xuân Quỳnh muốn gửi gắm tình yêu thương của Xuân Quỳnh dành cho trẻ em.

Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn – Mẫu 19

“Ông đồ” của Vũ Đình Liên là tác phẩm đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc. TÁc giả đã khắc họa hình ảnh ông đồ từ quá khứ đến hiện tại. Trong quá khứ, ông đồ xuất hiện trên phố với hoa đào, với mực tàu giấy đỏ và viết câu đối mà như người biểu diễn thư pháp: “Hoa tay thảo những nét/Như phượng múa rồng bay” khiến mọi người xem tấm tắc khen ngợi: “Hoa tay thảo những nét/Như phượng mùa rồng bay”. Đó là một thời vàng son khi ông đồ được trân trọng. Nhưng một thời vàng son đã không còn, mỗi năm mỗi vắng, người ta không còn quan tâm đến ông đồ nữa. Hình ảnh nhân hóa “giấy đỏ buồn không thắm”, “mực đọng trong nghiên sầu” gợi ra nỗi buồn của chính người nghệ sĩ khi không còn được biết đến. Để rồi năm nay đào lại nở, nhưng không còn thấy ông đồ nữa. Câu hỏi tu từ ở cuối bài giống như một lời than trách cho số phận. Bài thơ đã thể hiện tình cảnh đáng thương của ông đồ nhưng qua đó toát lên niềm cảm thương trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ.

Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn – Mẫu 20

Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” của Thanh Thảo đã gửi gắm nỗi nhớ cũng như tình cảm yêu mến, kính trọng dành cho người mẹ. Đầu tiên, tác giả nói về hoàn cảnh của người con – xa nhà đã nhiều năm. Tình cờ nhìn thấy lá cơm nếp đã gợi lên nỗi nhớ về quê hương, về người mẹ. Trong kí ức của con, hình ảnh của mẹ hiện lên với vẻ dịu dàng, đảm đang. Mẹ vẫn thường “nhặt lá về đun bếp”, “thổi nồi cơm nếp”. Bát cơm nếp thơm lừng của mẹ mang mùi vị của quê hương giản dị. Để rồi người con đã khẳng định rằng không thể quên được hương vị của quê hương. Từ đó, người con lại càng thêm yêu thương người mẹ già như tình yêu với cội nguồn, với đất nước: “Mẹ già và đất nước/Chia đều nỗi nhớ thương”. Tình yêu của người con được chia đều cho mẹ và đất nước. Với những đặc sắc trong nghệ thuật như ngôn từ mộc mạc, hình ảnh gần gũi, nhịp điệu thơ linh hoạt, bài thơ đã mang đến cho người đọc những cảm xúc dạt dào về tình cảm gia đình cũng như tình yêu đất nước.

Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn – Mẫu 21

Người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân của Nguyễn Khoa Điềm hiện lên với những nét vẽ phác thảo như nhìn một lát cắt của thân cây mà thấy được cả đời thảo mộc. Đó là những người lính mãi mãi ở tuổi “mùa xuân” bởi họ đã vào chiến trường trong những năm tháng của tuổi trẻ và ở lại đó mãi mãi. Những người lính tuổi còn quá trẻ: “Chưa một lần yêu/ Cà phê chưa uống/ Còn mê thả diều”. Họ đã dùng sự trẻ tuổi, đã đem thanh xuân của mình để cống hiến cho Tổ quốc, để trở thành ngọn lửa mà đồng đội luôn đem theo bên mình: “Anh thành ngọn lửa/ Bạn bè mang theo”. Sự hi sinh của những người lính đã hóa thành bất tử, biến họ mãi mãi sống ở độ tuổi “mùa xuân”. Đồng đội, nhân dân, đất nước sẽ luôn ghi nhớ, biết ơn công lao của những người lính “mùa xuân” như trong bài thơ Đồng dao mùa xuân của Nguyễn Khoa Điềm.

Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn – Mẫu 22

Bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh đã miêu tả tinh tế những biến chuyển của thiên nhiên lúc sang thu. Mùa thu đến kéo theo hương ổi thoang thoảng trong không gian. “Sương chùng chình qua ngõ” như cố ý nán lại, tiếc nuối níu kéo mùa hạ. Dòng chảy của sông cũng như chậm lại, thong thả hơn. Cánh chim thì có chút vội vã vì đang trên hành trình bay về phương Nam tránh rét. Đặc biệt hơn cả là hình ảnh đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu” gợi ra hình ảnh đám mây nửa nghiêng về mùa hạ, lại nửa nghiêng về mùa thu. Thu sang thực sự đã khiến cho nhịp sống trở nên chậm lại. Những hình ảnh trên đã thể hiện sự quan sát nhạy bén, tinh tế của nhà thơ trước những chuyển động dù khẽ khàng của thiên nhiên. Ở hai khổ thơ đầu, tác giả bộc lộ xúc cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên. Đến khổ thơ cuối, dòng cảm xúc ấy chuyển sang suy tư, triết lý. Cảnh sắc thiên nhiên lúc giao mùa được sử dụng để bày tỏ những suy nghĩ về triết lý nhân sinh. Hiện tượng tự nhiên “nắng”, “mưa”, “sấm” chính là biểu tượng cho những biến cố xảy đến với con người trong cuộc sống. Còn “hàng cây đứng tuổi” chính là hình ảnh của những con người đã từng trải, đã bước qua thời tuổi trẻ. Trải qua thời gian, con người sẽ trưởng thành, vững vàng hơn khi đối mặt với những khó khăn, biến cố. Một bài học nhân văn mà chúng ta có thể cảm nhận được. Bài thơ đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng về thiên nhiên lúc giao mùa

Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn – Mẫu 23

Bài thơ “Những cánh buồm” của nhà thơ Hoàng Trung Thông đã để lại cho tôi nhiều cảm xúc. Trước hết, hình ảnh người cha “dắt con đi” được lặp lại nhiều lần cho thấy tình yêu thương, sự che chở dẫn dắt của người cha trên hành trình cùng con đi đến đến tương lai. Tiếp đến hình ảnh đứa con thể hiện sự tin tưởng, yêu thương dành cho cha. Con đề nghị “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/Để con đi”. Những cánh buồm đã gửi gắm ước mơ của con. Cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi thể hiện khao khát được đi xa để khám phá, hay cũng chính là cha thuở trước. Người cha cảm thấy tự hào khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp. Qua đây, tác giả cũng ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Bằng giọng thơ chân thành giản dị, “Những cánh buồm” đã lưu lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc.

Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn – Mẫu 24

Nhà thơ Ta-go đã gợi lên trong em những cảm xúc trìu mến về tình mẫu tử thiêng liêng qua bài thơ Mây và sóng. Hình ảnh đứa trẻ nhỏ ở trong bài thơ hiện lên thật ngô nghê nhưng chứa chan tình thương yêu dành cho mẹ của mình. Là một đứa trẻ, những trò chơi, những nơi vui chơi mới lạ, những ngày chỉ có rong chơi không phải học tập thật hấp dẫn biết bao. Thế nhưng, người con đã cưỡng lại được những lời mời gọi hấp dẫn ấy của người trên mây, trong sóng. Bởi, đối với người con, hơn tất cả những điều ấy chính là người mẹ đang chờ đợi ở nhà. Nghĩ đến mẹ, tất cả những trò chơi đều trở nên kém hấp dẫn. Người con còn tự nghĩ ra những trò chơi thú vị, để được ở cùng mẹ, được lăn vào lòng mẹ, được cùng mẹ cười tan. Những điều giản dị, mộc mạc ấy khiến người con vui sướng khôn cùng. Bởi chỉ cần được ở bên mẹ là đã hạnh phúc lắm rồi. Tình cảm thuần túy, nồng ấm ấy của người con khiến em như được nhìn thấy chính mình. Bởi em cũng yêu mẹ của mình lắm, cũng vui sướng lâng lâng khi được mẹ ôm vào lòng, thủ thỉ trò chuyện. Thật tuyệt biết mấy khi được sống trong vòng tay yêu thương của mẹ!

Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn – Mẫu 25

Bài thơ “Đánh thức trầu” của Trần Đăng Khoa đã đem đến cho người đọc nhiều ấn tượng. Lời hát của người bà giống như một chiếc cầu nối quá khứ vào hiện tại. Đó là quan niệm xưa về cách hái trầu – khi hái trầu vào ban đêm, phải gọi cho trầu tỉnh ngủ rồi mới xin “hái vài lá”. Còn lời hát của em bé thể hiện tình cảm dành cho cây trầu. Cách xưng hô “mày – tao” thật gần gũi, thân thiết. Từ đó, em bé bộc lộ mong muốn được hái trầu “Tao hái vài lá nhé” và hy vọng trầu sống mãi, tiếp tục phát triển: “Đừng lụi đi trầu ơi”. Bài thơ đem đến cho chúng ta bức tranh mát lành của thôn quê mà còn gửi đến bạn đọc tình yêu thương, trân trọng những điều nhỏ bé trong cuộc đời. Bài thơ tuy ngắn gọn nhưng giàu ý nghĩa.

Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn – Mẫu 26

Bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên là một bài thơ ngũ ngôn bình dị mà cô đọng, đầy gợi cảm. Mở đầu bài thơ là hình ảnh ông đồ già, đang bận bịu bày mực Tàu, giấy đỏ bên phố khi xuân về. Tài nghệ của ông Đồ được mọi người xung quanh tấm tắc khen ngợi: “Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa, rồng bay”. Thế nhưng xã hội thay đổi, mọi người đã dần lãng quên đi nét đẹp từ những bức tranh chữ của ông đồ, thời gian thấm thoắt cứ trôi ông đồ vẫn ngồi đấy nhưng người xin chữ nay đâu rồi không còn thấy tấp nập như xưa. Xót thương cho hình ảnh ông đồ cũng như một lớp người phong kiến xưa đã bị lãng quên tác giả đã gửi niềm xót thương của mình vào chính hình ảnh ông Đồ. Xót thương cho ông đồ tài hoa của quá khứ, khi mà ông bày mực và giấy đỏ ra thì mọi người đều xúm lại xin chữ hay cũng chính là xót thương cho thế hệ những nhà Nho cũ của xã hội phong kiến bị lãng quên dưới sự thay đổi của tác giả. Bài thơ ” Ông đồ” là một bài thơ năm chữ nhẹ nhàng và bình dị nhưng nó lại thể hiện sự xót thương của chính tác giả dành cho nhân vật ” ông đồ” hay chính sự xót thương của tác giả cho một thế hệ Nho học bị lãng quên.

Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn – Mẫu 27

Một bài thơ năm chữ mà em rất yêu thích là bài thơ Bắt nạt của nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh. Bài thơ với giọng điệu của một cậu học sinh vừa hồn nhiên lại dũng cảm, đã giúp đề tài bài thơ bớt phần căng thẳng. Cậu bé trong bài thơ đã mạnh dạn đứng lên, đối diện với những “kẻ bắt nạt”. Nói cho những kẻ đó bắt nạt là xấu lắm, là không nên chút nào. Cậu còn khuyên nhủ các bạn ấy hãy tìm những việc có ý nghĩa khác để làm. Nếu không thì cứ đến gặp mình, đừng bắt nạt bạn nhỏ yếu đuối. Tinh thần trượng nghĩa ấy khiến em rất ngưỡng mộ và khâm phục bạn nhỏ. Cuối bài thơ, bạn nhỏ khẳng định rằng “bắt nạt rất hôi”. Chính chi tiết đó đã làm cho bài thơ kết thúc nhẹ nhàng, vui vẻ và rất ấn tượng.

Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn – Mẫu 28

“Sang thu” của Hữu Thỉnh là một bài thơ vô cùng hấp dẫn viết về chủ đề thiên nhiên đất trời vào thu. Nét độc đáo của bài thơ này không chỉ là những dòng thơ hay mà còn thể hiện qua những cảm nhận tinh tế bằng nhiều giác quan, nhiều góc độ, nhiều hình ảnh mới lạ như “hương ổi, gió se, sương, dòng sông” hay như những đám mây trời vắt nửa mình sang thu. Đây cũng là những hình ảnh gợi lên bài thơ sang thu một nét độc đáo. Không những thế, tác giả còn cảm nhận thu bằng đầy đủ các giác quan như: thính giác, khứu giác, thị giác. Đặc biệt, nhà thơ còn cảm nhận mùa thu từ xa (hương ổi) đến gần (sương) từ cáI vô hình (gió se, hương ổi) đến cái hữu hình (dòng sông). Thật biết ơn nhà thơ đã mang đến cho chúng ta một bài thơ khác lạ so với những bài thơ thu trước đó.

Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn – Mẫu 29

Tình cảm bà cháu là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng và vô cùng sâu nặng. Tình cảm đó đã hằn sâu trong kí ức tuổi thơ của người chiến sĩ. Do vậy, trên đường hành quân xa, chỉ một tiếng gà cục tác đã gợi dậy những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, đáng nhớ về bà. Đó là sự chắt chiu, tần tảo với bao nỗi lo, bao niềm mong ước của bà với tình thương bao la dành cho cháu. Những kỉ niệm đó thật bình dị mà thiêng liêng! Nó nhắc nhở, lay động bao tình cảm đẹp dâng lên trong lòng người chiến sĩ trên đường hành quân ra mặt trận chiến đấu. Tình cảm tốt đẹp đó sẽ mãi là hành trang theo bước chân của người chiến sĩ, tiếp thêm sức mạnh cho anh trong cuộc chiến đấu hôm nay.

Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn – Mẫu 30

Mẹ là đề tài muôn thủa trong thi ca. Góp nhặt vào đề tài đó Đỗ Trung Lai thể hiện thành công nỗi lòng đau đớn xót xa của người con khi thấy hình ảnh mẹ ngày càng hao mòn, lưng còng đi, thấp dần đi và mái đầu bạc mà bất lực. Hình ảnh đó được thể hiện rõ nét qua những câu thơ:

Một miếng cau khô

Khô gầy như mẹ

Con nâng trên tay

Không cầm được lệ

Cau khô là miếng cau chuyển từ màu xanh sang màu nâu và không thể ăn được nữa, không còn độ ngon nữa. Tác giả mượn hình ảnh cau khô để so sánh với mẹ. Nhìn miếng cau khô tác giả liên tưởng đến người mẹ già luống tuổi hanh hao mà lòng rưng rưng “không cầm được lệ”. Và hình ảnh so sánh độc đáo đó chứa sức gợi lớn trong lòng em, từ hình ảnh người mẹ của tác giả em lại nghĩ về người mẹ thân yêu của mình cũng ngày một già đi, vì thế mà em càng trân trọng mẹ và trân trọng tứ thơ này. Đoạn thơ ngắn gọn với biện pháp so sánh độc đáo đã thể hiện cái nhìn tinh tế, nỗi xúc động và tình thương mẹ sâu sắc của nhà thơ.

Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn – Mẫu 31

Bài thơ Đồng dao mùa xuân của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là một bài thơ gây ấn tượng mạnh với em về hình tượng người lính. Người lính trong bài thơ vẫn là người lính dũng cảm, chiến đấu kiên cường vì độc lập của tổ quốc. Nhưng cùng với đó, em được thấy một mặt “trẻ con” hơn, “đời thường” hơn của những người anh hùng ấy. Các anh cũng mê trò thả diều, cũng sợ vị đắng chát của cà phê. Chao ôi, ấy thế mà khi tổ quốc gọi tên, các anh đã dũng cảm gác lại tất cả để ra chiến trường. Các anh hi sinh tuổi xuân của mình trong những năm tháng ác liệt ấy, để thắp nên mùa xuân cho quê hương. Em vô cùng đau lòng và thương tiếc trước sự ra đi của các anh. Đồng thời càng thêm kính trọng và biết ơn những người lính trẻ ấy. Chắc chắn, em sẽ tiếp bước các anh, dựng xây quê hương ngày càng phát triển hơn nữa.

Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn – Mẫu 32

Đến với “Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh, người đọc đã cảm nhận được những chuyến biển đầy tinh tế của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu. Ở hai khổ thơ đầu, tác giả đã khắc họa khung cảnh thiên nhiên lúc vào thu. Những sự vật trong bài thơ đã được tác giả thổi vào đó những hành động của con người. Từ đó, thiên nhiên dường như cũng có xúc cảm, tâm hồn. Sang thu, nhịp sống dường như chậm lại, tất cả trở nên thư thái, nhẹ nhàng hơn. Nếu hai khổ thơ đầu là xúc cảm của nhà thơ trước vẻ đẹp thiên nhiên thì đến khổ thơ cuối, dòng cảm xúc ấy chuyển sang suy tư, triết lý. Thông qua cảnh sắc thiên nhiên đất trời khoảnh khắc giao mùa, nhà thơ đã bày tỏ những suy nghĩ về triết lý nhân sinh. Khi bước sang nửa bên kia con dốc cuộc đời, con người ta sẽ trở nên bản lĩnh hơn, bình tĩnh hơn trước những biến cố, bất ngờ của cuộc sống. Những hiện tượng thiên nhiên như “nắng”, “mưa”, “sấm” là biểu tượng cho những biến cố xảy đến với con người trong cuộc sống. “Hàng cây đứng tuổi” chính là hình ảnh của những con người đã từng trải, đã bước qua thời tuổi trẻ. Bài thơ là một trong những tác phẩm đặc sắc viết về mùa thu.

Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn – Mẫu 33

Trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh, em thích nhất là khổ thơ cuối. Ở đó, em thấy hình ảnh ngôi trường được hiện lên thật mộc mạc và giản dị. Trật tự thông thường đã được xáo trộn lên, tạo cảm giác thú vị khi đọc. Đầu tiên là những con chữ xuất hiện, rồi đến ghế, đến bàn, rồi mới có lớp có trường. Sau cùng, là thầy cô giáo tiến đến, giảng dạy cho em bao điều hay. Em rất ấn tượng với các kể này của tác giả, bởi ở đây, tất cả đều xuất hiện vì trẻ con, vì muốn được dạy cho trẻ con những điều hay lẽ phải, những điều thú vị bổ ích. Từ đó, vai trò và khát vọng học tập của thiếu nhi chúng em được quan tâm và đề cao hơn cả. Đặc biệt, là câu thơ cuối cùng “Chuyện loài người trước nhất”. Nó vừa là lời kết cho cả một câu chuyện kể về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh. Nhưng cũng là câu thơ mở ra về những câu chuyện khác về loài người do chính trẻ con chúng em kể. Mỗi người sẽ có những câu chuyện của riêng mình. Điều đó đã khiến cho bài thơ thêm ý nghĩa và truyền cảm hứng cho người đọc.

Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn – Mẫu 34

Bài thơ Sang Thu của tác giả Hữu Thỉnh là một trong những bài thơ tôi ấn tượng sâu sắc nhất bởi cách nhìn đầy tinh tế của tác giả khi miêu tả cảnh sắc thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa. Với khổ thơ đầu tiên, tôi như thấy mình ở trong không gian nơi vườn thôn, ngõ xóm với sự lan toả của hương ổi và cái sẽ lạnh của gió nhờ động từ “phả”. Đồng thời, với thủ pháp nhân hóa sương “chùng chình”, tôi thấy được sự quấn quýt, chầm chậm của sương. Tất cả đã làm nên sự giao thoa của tạo vật khiến cho tôi không khỏi ngỡ ngàng và xao xuyến. Có thể thấy, hình ảnh đất trời thu sang trong không gian dài, rông cao, đã được bộc tả rõ nét hơn qua những câu thơ ở khổ 2 bằng nghệ thuật nhân hóa: sông “dềnh dàng”, chim “vội vã”, đám mây “vắt nửa mình sang thu”. Kết lại bài thơ bằng khổ 3 với đầy suy tư của tác giả, ông đã khéo léo sử dụng các thủ pháp nhân hóa “sấm bất ngờ”, “hàng cây đứng tuổi” và thủ pháp ẩn dụ hàng cây – con người. Bài thơ đã đem lại sự lắng đọng đến với người đọc, đầy bâng khuâng, cảm xúc, gợi bao suy nghĩ về đời người lúc sang thu. Qua đó, đã giúp tôi có cái nhìn chiêm nghiệm về cuộc đời con người.

Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn – Mẫu 35

Em rất yêu thích khổ thơ thứ hai trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh. Tác giả đã thật tinh tế mà miêu tả những sự vật đầu tiên xuất hiện trên trái đất, sau khi có trẻ con. Điều đó thể hiện ở chỗ, bởi trẻ con rất bé nhỏ và vừa mới xuất hiện, nên các sự vật ấy cũng thật nhỏ xinh. Cây chỉ cao bằng gang tay, lá cỏ chỉ to như sợi tóc, bông hoa chỉ bằng cái cúc áo. Nhưng cũng thật là hợp lí, bởi mọi vật đều sinh ra để chăm sóc cho trẻ con, vậy nên nó phải có kích thước phù hợp. Đặc biệt, cách mà nhà thơ dẫn dắt sự xuất hiện của mọi thứ cũng thật là thú vị. Bởi cái gì cũng hiện diện bởi sự “cần” của em bé. Vì trẻ con cần nhìn rõ, nên mới có mặt trời. Vì trẻ con cần được quan sát, vui vẻ nên có cây cối, cỏ hoa và tiếng chim hót. Điều đó, khiến em cảm nhận được sự ưu ái, yêu thương của vạn vật dành cho em nhỏ – mầm non, tương lai của thế giới. Từ đó, cả khổ thơ đã giúp người đọc mường tượng ra những đốm sáng đầu tiên bắt đầu lan tỏa ra, điểm tô cho thế giới từ chính trẻ con.

Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn – Mẫu 36

Bài thơ “Một mùa xuân nho nhỏ” đã để lại một ấn tượng sâu sắc trong lòng em. Đọc bài thơ, ta cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết của nhà thơ Thanh Hải. Không chỉ vậy, bài thơ còn được sáng tác trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt, đó là khi tác giả đang nằm trên giường bệnh, một tháng trước khi qua đời. Có lẽ bởi vì vậy mà tình yêu cuộc sống, yêu quê hương, đất nước mới dâng trào một cách mạnh mẽ, cháy bỏng trong lòng nhà thơ. Tình yêu quê hương, đất nước đó như được truyền tải qua từng lời thơ đi sâu vào lòng người. Tất cả được thể hiện thông qua bức tranh thiên nhiên của xứ Huế đẹp, thơ mộng và đầy trữ tình. Nó như chạm đến trái tim của từng người con đất Việt, thôi thúc họ thêm yêu và tự hào về đất nước mình hơn. Để rồi khi đọc xong bài thơ, trong đầu em vẫn văng vẳng lời thơ như tiếng hát:

“Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc…”

Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn – Mẫu 37

Bài thơ “Con chim chiền chiện” của tác giả Huy Cận đã để lại cho em những rung cảm sâu sắc. Bài thơ ca ngợi một cuộc sống tự do, phóng khoáng từ đó bày tỏ niềm tin yêu vào cuộc sống và tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước của tác giả. Ngay từ khổ thơ đầu tiên: “Con chim chiền chiện/ Bay vút, vút cao/ Lòng đầy yêu mến/ Khúc hát ngọt ngào.”, nhà thơ đã gợi mở cho em những hình dung về cánh chim trời đầy khoáng đạt với giọng ca ngân vang khắp trời đất. Chim mang trong mình một tình yêu tràn “đầy yêu mến” với cuộc sống, con người. Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa: “Lòng đầy yêu mến/ Khúc hát ngọt ngào” và “Chim nói chim nói/ Chuyện chi chuyện chi” có tác dụng gợi ra tiếng hót trong trẻo, tràn đầy sức sống của con chim. Bên cạnh đó, nhà thơ còn sử dụng trường từ vựng gợi hình gợi cảm: “vút cao”, “ngọt ngào”, “cao vợi”, “long lanh”, “chói”, “bối rối”, “trong veo”, “không biết mỏi”, “tròn bụng sữa”, “chan chứa”, “cao vút”, “xanh da trời”, “hồn xanh”, “tưng bừng” vừa gợi tả được vẻ đẹp của tiếng chim vừa thể hiện được cảm xúc vui mừng, hạnh phúc khi được đắm mình trong tiếng hót ngọt ngào. Biện pháp ẩn dụ “lúa tròn bụng sữa” (khổ thơ thứ tư) đã góp phần lột tả không khí của đồng lúa làng quê. Hình ảnh chim chiền chiện với tiếng hót cứ được đẩy lên cao, cao mãi qua những câu thơ “Bay vút, vút cao”, “Cao hoài, cao vợi”, “Bay cao, cao vút” và cuối cùng là biến mất chỉ để lại tiếng hót “làm xanh da trời”. Hình ảnh chim chiền chiện với những khúc ca “chỉ còn tiếng hót” làm vang khắp không gian “làm xanh da trời” là một hình ảnh mà em cho là độc đáo. Tác giả đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác từ thính giác qua thị giác để làm nổi bật vẻ đẹp trong tiếng hót của chim chiền chiện trên nền bầu trời xanh. Từ đây, ta cũng cảm nhận được tấm lòng yêu mến thiên nhiên của nhà thơ. Kết cấu đầu cuối tương ứng: “con chim chiều chiện” đã khắc họa tiếng hót để nhấn mạnh vào tình yêu cuộc sống, yêu quê hương của nhà thơ. Bằng thể thơ bốn chữ ngắn gọn, cách gieo vần chân (“cao” – “ngào”, “xanh” – “lanh”, “chi” – “thì”,…) và vần lưng (“chiền” – “chiện”, “vút” – “vút”, “cánh” – “xanh”,…), cách ngắt nhịp 2/2, giúp các câu thơ trong một khổ thơ, các khổ thơ trong đoạn thơ trở nên gắn kết hơn, tạo nên nhạc điệu và sự hài hòa cho bài thơ, đồng thời khắc họa được vẻ đẹp của con chim chiền chiện. Qua đó, thể hiện tinh thần đề cao cuộc sống tự do, yêu thiên nhiên, đất nước của nhà thơ Huy Cận.

Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn – Mẫu 38

Bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên là một bài thơ chứa đầy hàm súc, là sự tiếc nuối của tác giả về một nền văn học đã từng rất rực rỡ. Ở hai khổ đầu, tác giả đã tái hiện lại không khí ngày tết xưa khi ông đồ còn được trọng dụng. Tết đến xuân về, hoa đào đua nhau khoe sắc thắm, phố phường đông vui, tấp nập và ông đồ xuất hiện bên hè phố bán đôi câu đối để mọi người trưng trong nhà như một văn hóa không thể thiếu ngày đầu năm mới. Những nét chữ thanh thoát như phượng múa rồng bay, gửi gắm cả tâm hồn và tấm lòng người viết. Thế nhưng theo thời gian, phong tục treo câu đối ngày tết không còn được ưa chuộng. Từ “nhưng” như nốt trầm trong khúc ca ngày xuân, cho thấy sự thay đổi trong bước đi chầm chậm của thời gian. Người tri âm xưa nay đã là khách qua đường. Niềm vui nhỏ nhoi của ông đồ là được mang nét chữ của mình đem lại chút vui cho mọi người trong dịp tết đến xuân về nay đã không còn. Nỗi buồn của lòng người khiến những vật vô tri vô giác như giấy đỏ, bút nghiên cũng thấm thía nỗi xót xa. Hình ảnh ông đồ xưa vốn gắn với nét đẹp truyền thống về nền văn hóa nho học, nay dần bị lãng quên “Lá vàng bay trên giấy/Ngoài trời mưa bụi bay”. Ông vẫn ngồi đấy nhưng chẳng mấy ai còn để ý, lá vàng rơi giữa ngày xuân trên trang giấy nhạt phai như dấu chấm hết cho sự sinh sôi. Hạt mưa bụi nhạt nhòa bay trong cái se lạnh như khóc thương, tiễn biệt cho một thời đại đang dần trôi vào dĩ vãng. Ta như cảm nhận được qua tứ thơ là tâm trạng của thi nhân, phảng phất một nỗi xót thương, nỗi niềm hoài cổ nhớ tiếc của nhà thơ cho một thời đã qua. Và câu hỏi cuối bài thơ như lời tự vấn cũng là hỏi người, hỏi vọng về quá khứ với bao ngậm ngùi “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ?”. Ông đồ vắng bóng không chỉ khép lại một thời đại của quá khứ, đó còn là sự mai một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Bài thơ đã chạm đến những rung cảm của lòng người, để lại những suy ngẫm sâu sắc với mỗi người.

Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn – Mẫu 39

Bài thơ “Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh đã để lại cho em những ấn tượng vô cùng sâu sắc. Bài thơ đã khắc họa sự chuyển mình của thiên nhiên, đất trời trong khoảnh khắc chuyển giao từ cuối hạ sang đầu thu. Đồng thời, thể hiện những chiêm nghiệm, triết lý về đời người của nhà thơ. Những hình ảnh, từ ngữ miêu tả chuyển động của thiên nhiên như hương ổi “phả” vào trong gió se, “sương chùng chình”, “chim bắt đầu vội vã”, đám mây “vắt nửa mình sang thu” đã giúp em hình dung ra khung cảnh chớm thu sinh động. Câu thơ đầu với từ “bỗng” cho thấy sự bất chợt trong phát hiện của nhà thơ, ông nhận ra mùi thơm của ổi phả vào trong gió se lạnh báo hiệu mùa thu đang về. Từ láy “chùng chình” đem đến cho ta cảm giác sương như cố ý chậm lại, bao trùm khắp không gian, thời gian. Đàn chim cũng vì thế mà bắt đầu trở nên “vội vã”, đôi cánh như nhanh và mạnh hơn để tránh trú cái lạnh. Biện pháp nhân hóa “Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu” vừa miêu tả trạng thái của đám mây như một dải lụa mềm, bồng bềnh vắt ngang trên bầu trời trong khoảnh khắc giao mùa vừa cho thấy sự nhạy cảm trong cách quan sát của nhà thơ. Khổ thơ cuối cùng: “Vẫn còn bao nhiêu nắng/ Đã vơi dần cơn mưa/ Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi” đã sử dụng biện pháp nhân hóa để miêu tả hiện tượng tự nhiên vào cuối hạ đầu thu: hình ảnh hàng cây đã không còn bị tác động trước hiện tượng gió mưa, sấm chớp. Thực chất hình ảnh “hàng cây đứng tuổi” ẩn dụ cho sự từng trải của con người. Họ không còn bất ngờ trước những biến thiên, gian khổ của cuộc đời. Đó là những suy ngẫm của Hữu Thỉnh về đời người và cuộc sống. Bằng thể thơ năm chữ ngắn gọn, hình ảnh thơ trong sáng, biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ đã đem đến cho người đọc những ấn tượng sâu sắc.

Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn – Mẫu 40

Nhắc tới Nguyễn Khoa Điềm, mỗi chúng ta lại nhớ về hình ảnh của quê hương và những người lính. Thơ ông mang cảm hứng ngợi ca, là những tái hiện vẻ đẹp con người trong chiến tranh, là tình yêu quê hương đất nước. Dù chiến tranh đã đi xa, con người đang sống trong thời đại mới, nhưng mỗi lần ngân lên những khúc thơ ấy mỗi bạn đọc chắc hẳn sẽ vô cùng tự hào, được tiếp thêm động lực để sống tốt hơn, phấn đấu nhiều hơn. Đồng dao mùa xuân – bài thơ bốn chữ ngắn gọn nhưng để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc, mở ra trong suy nghĩ mỗi người về hình ảnh người chiến sĩ bộ đội Cụ Hồ với những nét đẹp mộc mạc, chân chất nhưng vô cùng anh dũng, kiên cường. Bài thơ được chia thành chín khổ. Hầu hết các khổ đều có bốn dòng. Thể thơ bốn chữ với nhịp điệu linh hoạt 2/2, 1/3 tạo nên sự nhịp nhàng tựa khúc nhạc tâm hồn vui tươi, trong trẻo. Đồng dao mùa xuân của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm lại một lần nữa ngân lên khúc ca về người lính – bộ đội cụ Hồ. Họ – những thanh niên còn rất “xuân” bởi “Chưa một lần yêu/ Cà phê chưa uống/ Còn mê thả diều”. Họ – để lại tuổi thanh xuân của mình nơi chiến trường, gác lại cuộc đời của mình trong hình ảnh người lính giản dị, khiêm nhường, hiền lành với “Ba lô con cóc/ Tấm áo màu xanh/ Cái cười hiền lành”. Họ – đã rất kiên cường xông pha qua bao trận mạc, hy sinh anh dũng để giành lại độc lập tự do cho dân tộc, để trở thành ngọn lửa mà đồng đội luôn đem theo bên mình: “Anh thành ngọn lửa/ Bạn bè mang theo”. Trên đôi “vai đầy núi non”, ta thấy cả giang sơn, cả dân tộc, cả tương lai nước nhà. Sự hi sinh của những người lính đã hóa bất tử, họ mãi mãi sống với non sông, với thanh xuân còn non trẻ, với lòng biết ơn, thương nhớ của đồng đội, nhân dân và đất nước. Bài thơ là khúc đồng dao về tuổi thanh xuân của người lính, về sự bất tử của hình anh người lính trẻ. Hình ảnh các anh còn sống mãi trong trái tim nhân dân như mùa xuân trường tồn cùng vũ trụ. Qua đó, nhà thơ ca ngợi những người anh hùng trẻ tuổi, bày tỏ sự ghi nhớ, biết ơn sự hi sinh của các anh. Tác giả sử dụng hình thức của đồng dao để lưu truyền mãi trong những thế hệ sau lời ngợi ca, lòng biết ơn những người lính trẻ đã dâng hiến mùa xuân cuộc đời mình kết thành những mùa xuân vĩnh cửu cho dân tộc, đất nước.

Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn – Mẫu 41

Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh giúp người đọc thấy được sự biến chuyển đầy tinh tế của cảnh vật trong không gian cuối hạ đầu thu. Mùa thu được nhà thơ cảm nhận qua từng giác quan như khứu giác (hương ổi), xúc giác (gió se), thị giác (sương chùng chình). Từ đó, những tín hiệu đặc trưng nhất của mùa thu cũng lần lượt xuất hiện. Dưới mặt đất, dòng chảy của con sông trở nên chậm hơn, không cuồn cuộn như lúc hè về. Trên bầu trời, từng đàn chim sải cánh bay bắt đầu trở nên vội vã, âu lo tìm về phương nam tránh cái lạnh. Đám mây của mùa hạ nay đã “vắt nửa mình sang thu”, nửa nghiêng về mùa hạ, nửa lại nghiêng về mùa thu. Dường như, những sự vật thiên nhiên trong bài thơ đã được tác giả thổi vào đó những hành động của con người. Ở hai khổ thơ đầu, tác giả bộc lộ cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên. Thì đến khổ thơ cuối, dòng cảm xúc ấy chuyển sang suy tư, triết lý. Những hiện tượng thiên nhiên như “nắng”, “mưa”, “sấm” là biểu tượng cho những biến cố xảy đến với con người trong cuộc sống. Còn “hàng cây đứng tuổi” chính là hình ảnh của những con người đã từng trải, đã bước qua thời tuổi trẻ. Triết lí mà nhà thơ muốn gửi gắm là những con người từng trải khi gặp phải sóng gió sẽ biết cách đối diện, đương đầu một cách bình thản, trưởng thành hơn. Như vậy, bài thơ đã gợi lên những cảm nhận tinh tế về sự chuyển biến của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu. Và từ những tín hiệu của mùa thu đến khung cảnh thiên nhiên lúc vào thu, tác giả đã có những suy tư sâu sắc về cuộc đời.

Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn – Mẫu 42

Khi đọc bài thơ “Lời của cây” do nhà thơ Trần Hữu Thung sáng tác, em không khỏi ấn tượng trước lời thơ giản dị và hình ảnh thơ gần gũi, trong sáng. Thông qua quá trình phát triển của hạt mầm, tác giả đã thể hiện tình yêu thiên nhiên, thái độ trân trọng, nâng niu vẻ đẹp của đất trời. Biện pháp tu từ nổi bật được tác giả thường xuyên sử dụng trong tác phẩm là nhân hóa: “Hạt nằm lặng thinh”, “Mầm đã thì thầm/ Ghé tai nghe rõ”, “Mầm tròn nằm giữa/ Vỏ hạt làm nôi/ Nghe bàn tay vỗ/ Nghe tiếng ru hời…”, “Rằng các bạn ơi/ Cây chính là tôi/ Nay mai sẽ lớn/ Góp xanh đất trời” đã cho em thấy quá trình sinh trưởng và phát triển của một hạt mầm bé nhỏ vươn lên thành cây “góp xanh đất trời”. Đồng thời, ông khắc họa hình ảnh hạt mầm như những cậu bé, cô bé ngày ngày thì thầm, tâm sự với mọi người về sự trưởng thành của bản thân khiến em không khỏi thích thú. Bên cạnh đó, biện pháp ẩn dụ “giọt sữa” cũng được nhà thơ vận dụng để gợi tả đầy chân thực hình ảnh hạt cây nảy mầm và nhú ra khỏi sự bảo bọc, khoác lên mình một bộ áo màu trắng đục như giọt sữa. Từ đó, thể hiện cái nhìn tinh tế, tấm lòng yêu thương, trân trọng của tác giả dành cho hạt mầm. Khổ thơ cuối cùng: “Rằng các bạn ơi/ Cây chính là tôi/ Nay mai sẽ lớn/ Góp xanh đất trời” cũng chính là lời của tác giả. Thông qua lời của hạt mầm, ông muốn thể hiện khát vọng được cống hiến cho sự phát triển của quê hương, đất nước. Ước muốn ấy đã thôi thúc em sống có ích, có ý nghĩa cho cuộc đời. Bài thơ chủ yếu được ngắt theo nhịp 2/2 và cách gieo vần chân “mầm” – “thầm”, “mình” – “thinh”, “giông” – “hồng”, “bé” – “bẹ”, “ơi” – “trời” góp phần tạo nên sự nhịp nhàng trong tiết tấu của bài thơ, từ đó gợi tả được quá trình lớn lên từng ngày của hạt mầm. Bằng thể thơ bốn chữ ngắn gọn, từ ngữ gợi hình gợi cảm, hình ảnh thơ giản dị, gần gũi, biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh đã làm nổi bật sức sống tiềm tàng của thiên nhiên. Qua đó thể hiện khát vọng sống cống hiến, yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước của nhà thơ Hữu Thung.

*****

Trên đây là 42 bài mẫu Chủ đề bản tin học tập Ngữ văn tháng này của trường em là: Vẻ đẹp của những bài thơ. Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn. Hãy thực hiện dự định của mình và gửi đoạn văn đến ban biên tập bản tin. do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng, dựa vào đây các em sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình.

Bài học được biên soạn bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học Tậplớp 7

5/5 - (54 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button