Học Tập

Công thức tính GDP – GDP Việt Nam đứng thứ bao nhiêu trên thế giới?

Mời các em theo dõi nội dung bài học về Công thức tính GDP – GDP Việt Nam đứng thứ bao nhiêu trên thế giới? do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.

Mục lục

GDP bình quân đầu người là gì?

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được tạo ra của nền kinh tế trong một Khoảng thời gian nhất định (quý, năm).

Còn tính GDP bình quân đầu người bằng cách chia GDP trong năm cho dân số trung bình trong năm tương ứng.

Bạn đang xem: Công thức tính GDP – GDP Việt Nam đứng thứ bao nhiêu trên thế giới?

GDP bình quân đầu người có thể tính theo giá hiện hành, tính theo nội tệ hoặc ngoại tệ (tính bằng Đồng Việt Nam (VND), Đô la Mỹ (USD)); cũng có thể tính theo giá so sánh để tính tốc độ tăng (Căn cứ: Nghị định 94/2022/NĐ-CP)

GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2022 là khoảng 4.110 USD. Mục tiêu đến năm 2025, GDP bình quân đầu người dự kiến đạt 4.700 – 5.000 USD.

GDP bình quân đầu người là gì?
GDP bình quân đầu người là gì?

Công thức tính GDP

Hiện nay có 03 cách tính GDP thông nhất được áp dụng. Tuy nhiên, dù theo cách nào thì kết quả cũng như nhau.

Phương pháp sản xuất

Xét về góc độ sản xuất, tổng sản phẩm quốc nội chính là tổng tất cả giá trị gia tăng của nền kinh tế một nước trong một thời gian nhất định.

  • GDP = Gía trị tăng thêm + Thuế nhập khẩu

​Trong đó giá trị tăng thêm của từng ngành kinh tế có thể là thu nhập của người sản xuất, tiền công, bảo hiểm, khấu hao tài sản cố định, thuế sản xuất, giá trị thặng dư…

Phương pháp sử dụng cuối cùng

Xét về góc độ sử dụng hay chi tiêu, GDP bao gồm tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình, tiêu cùng cuối cùng của chính phủ, tích lũy tài sản và chênh lệch xuất – nhập khẩu của một đất nước.

  • GDP = C + I + G +NX

​Trong đó:

​- C : Tổng giá trị tiêu dùng cho sản phầm và dịch vụ của các hộ gia đình trong quốc gia đó

– I : Tổng giá trị tiêu cùng của các nhà đầu tư

– G : Tổng giá trị chi tiêu của chính phủ

– NX : Xuất khẩu ròng

Phương pháp thu nhập

Xét về góc độ thu nhập, GDP gồm thu nhập của người lao động, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định dùng cho sẩn xuất và giá trị thặng dư sản xuất trong kỳ của một đất nước.

  • GDP = W + R + I + Pr + Ti + De

Trong đó:

– W: Tiền lương

– R: Tiền thuê

– I: Tiền lãi

– Pr: Lợi nhuận

– Ti: Các khoản thuế dịch vụ, hàng hóa bán trên thị trường và trợ cấp của chính phủ cho sản xuất (thuế gián thu ròng)

– De: Khấu hao tài sản cố định

Công thức tính GDP
Công thức tính GDP

GDP bình quân đầu người là gì?

GDP bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia trong năm chia cho dân số trung bình trong năm tương ứng.

Là một trong những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng phản ánh kết quả sản xuất tính bình quân đầu người trong một năm. Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người còn là chỉ tiêu được dùng để đánh giá sự phát triển kinh tế theo thời gian và so sánh quốc tế.

Công thức tính GDP bình quân đầu người

Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người tính bằng ngoại tệ được tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái (thực tế) và tỷ giá sức mua tương đương.

Phân biệt giữa GDP bình quân đầu người và Thu nhập bình quân đầu người

Như vậy, chỉ tiêu thu nhập gồm 4 khoản thì 3 khoản (1), (2) và (3) đã được tính trong GDP, tương ứng với chỉ tiêu thu nhập của người lao động và thu nhập hỗn hợp. Khoản (4) là phần thu nhập từ sở hữu và thu chuyển nhượng sẽ không được tính trong chỉ tiêu GDP.

Chỉ tiêu GDP bình quân đầu người ngoài các khoản (1), (2) và (3) còn khác chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người ở điểm trong GDP còn bao gồm thuế sản phẩm, khấu hao tài sản cố định và thặng dư sản xuất.

Mối quan hệ giữa GDP và thu nhập bình quân đầu người được thể hiện ở sơ đồ sau:

Các câu hỏi thường gặp

Thu nhập bình quân đầu người trong tiếng Anh là gì?

Thu nhập bình quân đầu người trong tiếng Anh là : Income per capita.

Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam là bao nhiêu

Theo báo cáo khảo sát mức sống dân cư năm 2021 của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân đầu người/tháng của Việt Nam trong năm 2021 (theo giá hiện hành) đạt 4,2 triệu đồng và giảm 1% so với năm 2020 (tương đương giá trị 420.000 nghìn đồng/tháng).

Trong đó, thu nhập bình quân ddaaud người ở khu vực thành thị đạt gần 5,4 triệu đồng và cao gấp gần 1,5 lần khu vực nông thôn xấp xỉ 3,5 triệu đồng.

Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết trước năm 2019 thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng, tuy nhiên do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, thu nhập đã có xu hướng giảm dần. Do đó, tốc độ giảm thu nhập ở khu vực thành thị nhiều hơn so với khu vực nông thôn. Cụ thể, thu nhập bình quân một người/tháng ở khu vực thành thị giảm 3,6% so với năm 2020, trong khi thu nhập bình quân ở khu vực nông thôn không thay đổi đáng kể.

Theo vùng miền, thu nhập bình quân khu vực Đông Nam Bộ là cao nhất đạt gần 5,6 triệu đồng/người/tháng và thấp nhất là vùng Trung du và miền núi phía Bắc với 2,8 triệu đồng/người/tháng.

Trên thực tế, nhóm hộ giàu nhất chiếm 20% có thu nhập bình quân 9,2 triệu đồng/tháng và cao gấp gần 8 lần so với nhóm hộ nghèo nhất (nhóm gồm 20% dân số nghèo nhất).

Theo báo cáo, cơ cấu thu nhập đang chuyển dịch theo hướng ngày càng tiến bộ hơn. Hiện, tỷ trọng các khoản thu từ tiền công, tiền lương có xu hướng tăng dần từ năm 2010 đến nay (từ 45% năm 2010 lên đến 57% năm 2021). Ngược lại, tỷ trọng thu từ hoạt động tự làm nông – lâm nghiệp – thủy sản có xu hướng ngày càng giảm (từ 20% năm 2010 xuống còn 11% năm 2021).

GPD Việt Nam đứng thứ bao nhiêu trên toàn thế giới?
GPD Việt Nam đứng thứ bao nhiêu trên toàn thế giới?

GPD Việt Nam đứng thứ bao nhiêu trên toàn thế giới?

Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đứng thứ 7 trong số 11 nước Đông Nam Á và thứ 130 trên 195 nước được Ngân hàng Thế giới thống kê, xếp hạng, theo số liệu vừa được ngân hàng này cập nhật vào đầu tháng 7.

Mặc dù chưa lọt vào nửa trên trong nhóm các nước Đông Nam Á, song số liệu của Ngân hàng Thế giới cho thấy các chỉ số của Việt Nam đã tiến thêm được 2 bậc trên bình diện toàn cầu, trong khi các nước ASEAN – chỉ trừ Singapore – đều tụt vài bậc.

Bộ chỉ số WDI của Ngân hàng Thế giới tập hợp các chỉ số phát triển quan trọng, lấy thông tin từ các nguồn quốc tế được công nhận chính thức, và nó thể hiện dữ liệu cập nhật nhất và chính xác nhất có thể có được về tỉnh hình phát triển toàn cầu.

Các số liệu mới cập nhật cho thấy thu nhập bình quân đầy người của Việt Nam, theo cách tính thông thường, đạt mức cao hơn một chút so với ngưỡng thu nhập trung bình thấp nhất thế giới, nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với ngưỡng thu nhập trung bình cao.

Theo Tổng cục Thống kê, GDP Việt Nam trong năm 2022 đạt 409 tỷ USD. Còn theo IMF, con số này nhỉnh hơn một chút là 413,81 tỷ USD.

Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 5. Việt Nam xếp sau Indonesia (1,29 nghìn tỷ USD), Thái Lan (534,76 tỷ USD), Malaysia (434,06 tỷ USD), Singapore (423,63 tỷ USD) và xếp ngay trên Philippines (401,66 tỷ USD).

Trên thế giới, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 37 về quy mô kinh tế. Indonesia đứng thứ 17, Thái Lan đứng thứ 26, Malaysia đứng thứ 35, Singapore đứng thứ 36.

Theo IMF, năm 2023, Việt Nam sẽ đứng thứ ba Đông Nam Á về quy mô kinh tế. Cụ thể, GDP đạt 469,62 tỷ USD, tăng trưởng 6,2%. Việt Nam xếp sau Indonesia (1.390 tỷ USD, tăng trưởng 5%) và Thái Lan (580,69 tỷ USD, tăng trưởng 3,7%). Việt Nam vượt qua Malaysia (467,46 tỷ USD, tăng trưởng 4,4%), Singapore (447,16 tỷ USD, tăng trưởng 2,3%), Philippines (425,66 tỷ USD, tăng trưởng 5%). Khi đó, Việt Nam sẽ là quốc gia có quy mô kinh tế lớn thứ 35 thế giới, Malaysia và Singapore lùi xuống đứng thứ 36 và 37.

Theo HSBC, kinh tế Việt Nam cũng được dự báo có mức tăng trưởng đứng đầu khu vực. Nhưng mức tăng chỉ 5,8% so với cùng kỳ (thấp hơn dự báo IMF). Đứng thứ hai là Philippines với tăng trưởng GDP năm 2023 được dự báo ở mức 4,8%. Với 4,3%, Indonesia đứng thứ ba về tăng trưởng trong ASEAN-6. Theo sau là Thái Lan, Malaysia và Singapore, với dự báo lần lượt ở mức 4,1%; 4% và 2,1%.

Tính riêng quý I/2023, HSBC dự báo tăng trưởng GDP Philippines cao nhất ASEAN-6, ước đạt 5,3%. Đứng thứ hai là Việt Nam, với GDP quý I/2023 tăng 5% so với cùng kỳ. Với 4,9%, Malaysia là được dự báo tăng trưởng kinh tế cao thứ ba ASEAN-6. Theo sau là Indonesia, Thái Lan và Singapore với dự báo lần lượt ở mức 4,1%; 3,6% và 1,7%.

***

Trên đây là nội dung bài học Công thức tính GDP – GDP Việt Nam đứng thứ bao nhiêu trên thế giới? do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập

5/5 - (4 bình chọn)

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button