Học TậpLớp 7

Em hãy viết một đoạn văn (từ 150- 200 chữ) để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích (40 mẫu)

Em hãy viết một đoạn văn (từ 150- 200 chữ) để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích bao gồm hướng dẫn viết cùng 40 bài mẫu tham khảo do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các em học sinh trau dồi thêm vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngắn ngày một hoàn thiện hơn.

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn (từ 150- 200 chữ) để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích

Em hãy viết một đoạn văn (từ 150- 200 chữ) để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích
Em hãy viết một đoạn văn (từ 150- 200 chữ) để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích

Mục lục

Dàn ý Em hãy viết một đoạn văn (từ 150- 200 chữ) để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích

– Mở đoạn: Giới thiệu chung về văn bản em lựa chọn để tóm tắt.

Bạn đang xem: Em hãy viết một đoạn văn (từ 150- 200 chữ) để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích (40 mẫu)

– Thân đoạn: Tóm tắt thông tin chính (thời gian, không gian, tên nhân vật)

+ Sự kiện 1, chi tiết 1

+ Sự kiện 2, chi tiết 2

+ Sự kiện 3, chi tiết 3

– Kết đoạn: Kết thúc, câu chuyện khép lại

Em hãy viết một đoạn văn (từ 150- 200 chữ) để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích- Mẫu 1

Bằng những lập luận chặt chẽ, tác giả đã chứng minh tự học là một thú vui bổ ích. Tự học được ví như một cuộc du lịch bằng trí óc nhưng say mê gấp trăm lần đi du lịch bằng chân. Và cuộc du lịch ấy cũng tự do, ta muốn đi đâu thì đi, ngừng đâu thì ngừng. Tự học cũng khiến ta hết âu sầu. Quan trọng hơn, tự học là một thú vui thanh nhã, nâng cao tâm hồn con người.

Em hãy viết một đoạn văn (từ 150- 200 chữ) để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích- Mẫu 2

Cô bé quàng khăn đỏ có nguồn gốc từ Ý và nó được kể bởi anh em nhà Grimm vào thế kỉ XIX. Truyện kể về ngày xưa có cô bé luôn ham chơi. Trong một lần, bà cô bé bị ốm và mẹ bảo cô bé mang bánh sang biếu bà. Trước khi đi mẹ cô dặn là nhớ phải đi đường thẳng và không được đi đường vòng vì sẽ gặp nguy hiểm. Nhưng vì quá mải chơi nên cô bé đã quên lời mẹ dặn và đi đường vòng. Cô bé gặp sói. Sói lừa cô bé đi hái hoa, còn nó đến nhà và ăn thịt bà cô bé quàng khăn đỏ. Sau khi ăn thịt bà cô bé, sói mặc đồ của bà cô bé và nằm trên giường chờ cô bé đến để ăn thịt. Khi cô bé đến, sói ăn thịt cả cô bé. Sau đó nó nằm ngủ trên giường. Có một bác thợ săn tốt bụng đi qua thấy sói liền giết nó và cứu hai bà cháu cô bé. Hai bà cháu đoàn tụ với nhau và cô bé quàng khăn đỏ hứa từ nay sẽ không mải chơi quên lời mẹ dặn nữa.

Em hãy viết một đoạn văn (từ 150- 200 chữ) để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích- Mẫu 3

Văn bản Hương khúc đã thể hiện tình cảm của tác giả khi nhớ về chiếc bánh khúc tuổi thơ – một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực dân tộc. Nhân vật “tôi” nhớ lại cảm giác khi được bà cho ăn bánh khúc, nhớ về mùi thơm ngậy của rau khúc đồ chín, mùi của gạo nếp, mùi của nhân đậu xanh, quyện vào mùi hành mỡ. Nhân vật “tôi” nhớ bà từng tỉ mỉ giã rau khúc, trộn rau khúc với bột nếp rồi nhào thành bánh. Nhân vật “tôi” thường ngồi bên bếp lửa cùng bà đồ bánh, căn bếp là nơi ấm áp, tràn ngập thương nhớ của nhân vật “tôi”…

Em hãy viết một đoạn văn (từ 150- 200 chữ) để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích- Mẫu 4

Đọc sách là một con đường quan trọng của học vấn. Sách vở tích luỹ càng nhiều, thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ. Bởi vậy, đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Sách đọc nên chia làm mấy loại. Một loại là sách đọc để có kiến thức phổ thông mà mọi công dân thế giới hiện nay đều phải biết, một loại là sách đọc để trau dồi học vấn chuyên môn.

Em hãy viết một đoạn văn (từ 150- 200 chữ) để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích- Mẫu 5

Văn bản “Xưởng sô-cô-la” của Rô-a Đan đã mang đến cho người đọc những điều thú vị về xưởng sô-cô-la rộng lớn. Truyện kể về việc năm đứa trẻ được tham quan nhà máy làm sô-cô-la. Ông Quơn-cơ đã giới thiệu về nhà máy khiến họ đi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Đầu tiên, họ nhìn thấy ở dưới đáy thung lũng cuộn chảy một dòng sông nâu. Họ còn trông thấy những con thác lớn đang nhào trộn, khuấy đảo sô-cô-la. Không chỉ vậy, ở nơi đây họ được gặp cả những người tí hon.

Em hãy viết một đoạn văn (từ 150- 200 chữ) để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích- Mẫu 6

Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm vốn hiền lành, xinh đẹp lại chăm chỉ. Vốn mồ côi cha mẹ từ sớm, Tấm phải sống cùng dì ghẻ và Cám. Mọi công việc trong nhà đều đến tay nhưng vẫn bị mẹ con Cám ngược đãi, tìm cách hãm hại. Mỗi lần gặp khó khăn, Bụt đều hiện lên giúp đỡ. Bụt giúp Tấm có được cá bống để khi trở về không bị dì ghẻ mắng. Bụt gọi lũ chim sẽ đến nhặt thóc và cho Tấm quần áo đẹp đi dự hội. Sau này, Tấm thử vừa chiếc hài và trở thành hoàng hậu. Nhưng mẹ con Cám vẫn tìm cách hãm hại nàng. Mượn ngày giỗ cha, dì ghẻ gọi Tấm về sai trèo lên cây hái cau xuống cùng cha còn mình thì ở dưới chặt cây. Tấm ngã xuống ao và chết. Dì ghẻ đưa Cám vào cung thay cho Tấm. Sau khi chết, Tấm lần lượt hóa thân thành chim vàng anh. Nhưng đều bị Cám hãm hại nên lần lượt hóa thân thành cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Đến cuối cùng vì “ở hiền gặp lành”, Tấm được trở lại làm người và đoàn tụ với nhà vua. Còn mẹ con Cám thì bị trừng phạt thích đáng.

Em hãy viết một đoạn văn (từ 150- 200 chữ) để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích- Mẫu 7

Trong kho tàng truyện cổ tích, “Em bé thông minh” là một truyện cổ tích hấp dẫn. Trong truyện, em bé là nhân vật có tài năng hơn người. Mỗi thử thách trong truyện được giải quyết, người đọc lại cảm thấy thật thích thú. Trải qua mỗi thử thách, em bé đều có thể dễ dàng giải quyết một cách tài tình, hợp lí. Trí thông minh của nhân vật có được là từ kinh nghiệm trong cuộc sống, chứ không phải trải qua quá trình học tập. Qua truyện này, nhân dân ta muốn đề cao trí thông minh của con người. Nhưng kết thúc truyện nhà vua đã đón em bé vào cung cho học tập. Thì điều này cũng khẳng định tầm quan trọng của việc giáo dục trong cuộc sống. Sau khi đọc xong truyện, em đã nhận ra nhiều bài học ý nghĩa.

Em hãy viết một đoạn văn (từ 150- 200 chữ) để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích- Mẫu 8

Câu chuyện là lời kể của người bà về một nhân vật tên là Đan-kô. Lúc đó, cuộc sống bộ lạc gặp nhiều khó khăn, nên Đan-kô đã dẫn dắt dân làng băng qua khu rừng để tìm nơi đặt chân mới. Tuy nhiên, hành trình gian khổ kéo dài đã khiến dân làng trở nên tuyệt vọng, quay sang trách móc Đan-kô. Điều đó khiến anh rất đau khổ, phẫn nộ nhưng cũng càng thêm thương hại những con người đó. Vì vậy, Đan-kô đã lấy trái tim của mình ra khỏi lồng ngực, dẫn theo nó dẫn đoàn người chạy ra khỏi khu rừng. Cuối cùng, Đan-kô đã chết ngay sau khi ra khỏi rừng, còn đoàn người kia thì hoàn toàn quên mất sự hi sinh của anh, sung sướng chạy về phía trước.

Em hãy viết một đoạn văn (từ 150- 200 chữ) để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích- Mẫu 9

Truyện kể về số phận đáng thương của cô bé bán diêm đã chết trong đêm giao thừa. Mẹ mất sớm, bà cũng bỏ em mà đi. Gia đình sa sút, em phải sống một mình với người cha nghiện ngập và tàn bạo. Hằng ngày em đi bán diêm để kiếm sống, ngày nào không có tiền mang về, em bị cha đánh đập thậm tệ. Em vẫn còn lag thang trên hè phố, mong ai đó mua giúp em bởi cả ngày em chưa bán được bao diêm nào. Đơn độc, em tìm một góc khuất, nép mình tránh rét. Quá lạnh, em lấy hết can đảm quẹt những que diêm để sưởi ấm. Ánh sáng chói lóa của que diêm đưa em vào những mộng tưởng tuyệt đẹp của những ngày hạnh phúc bên người bà hiền hậu, làm vơi đi cái rét, cái đói, nỗi cô đơn cùng cực. Sáng hôm sau, người ta thấy em đã chết, hai má vẫn còn ửng hồng, khuôn mặt rạng rỡ, đôi môi mỉm cười bên cạnh những hộp diêm đã đốt cháy hết.

Em hãy viết một đoạn văn (từ 150- 200 chữ) để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích- Mẫu 10

Hằng năm, cứ cuối thu là những kỉ niệm của buổi đầu đến trường lại mơn man trong lòng tôi. Con đường đi học vốn rất quen thuộc bỗng trở nên xa lạ. Trong khoảnh khắc cùng mẹ bước đi trên con đường ấy, tôi cảm thấy bản thân đã đổi khác. Khi đến sân trường Mĩ Lí, tôi thấy mình như nhỏ bé và có chút bỡ ngỡ. Đến khi ông đốc gọi tên, tôi lo sợ và nép vào lòng mẹ bật khóc. Những lời an ủi của ông đốc vang lên khiến đám học sinh an tâm hơn, theo thầy giáo bước vào lớp học. Khung cảnh trong lớp dường như quen thuộc, ngay cả người bạn mới. Thầy giáo bắt đầu giảng bài – bài tập đọc: Tôi đi học.

Em hãy viết một đoạn văn (từ 150- 200 chữ) để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích- Mẫu 11

Ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi đã già mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng Ngọc Hoàng bèn sai Thái tử xuống đầu thai làm con. Cậu vừa chào đời thì mẹ mất, cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ nát. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Cậu được dạy đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông. Thạch Sanh bị Lý Thông lợi dụng rủ về sống chung. Nhưng Lý Thông độc ác lừa Thạch Sanh nộp mạng thay mình cho Chằn tinh. Lý Thông cướp công giết Chằn tinh được vua khen ngợi phong làm quận công. Lần nọ, đại bàng đến quắp công chúa đi. Thạch Sanh bèn dùng cung tên bắn đuổi theo, cứu công chúa. Lý Thông lại lần nữa hãm hại Thạch Sanh. Chàng đã dùng tiếng đàn để giải oan, được vua gả công chúa cho. Nhờ niêu cơm ăn mãi không hết và tiếng đàn thần kì, Thạch Sanh đã chiến thắng mười tám nước chư hầu.

Em hãy viết một đoạn văn (từ 150- 200 chữ) để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích- Mẫu 12

Trong tất cả những truyện mà em từng đọc, có lẽ gây ấn tượng với em nhất là truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” của nhà văn Thạch Lam. Câu chuyện kể về chị em Sơn với tấm lòng nhân hậu, yêu thương người khác. Đó là vào một buổi đầu đông, không khí lạnh chợt ùa về trên con ngõ nhỏ. Trong khi Sơn và chị được mặc những chiếc áo ấm và ra ngoài chơi thì đám trẻ con nhà nghèo nơi đây vẫn mặc những bộ quần áo cũ rách nát. Đặc biệt trong số đó là Hiên, nhà nó nghèo lắm, nó đứng co ro bên cột quán và chỉ mặc có manh áo rách tả tơi. Động lòng thương xót chị em Lan và Sơn đã đưa ra quyết định táo bạo: sẽ về nhà ấy chiếc áo của người em đã mất của Sơn và Lam để tặng cho Hiên. Nói là làm, hai chị em về thực hiện ngay kế hoạch. Nhưng rồi điều đó đã bị mẹ Sơn phát hiện ra, nhưng mẹ không trách mắng hai chị em mà cảm thấy hai con mình đúng là đã lớn khôn thật rồi. Quả thật câu chuyện trên vô cùng hay và có ý nghĩa, nó thể hiện tình cảm trong sang, yêu thương, chia sẻ và giúp đỡ người khác.

Em hãy viết một đoạn văn (từ 150- 200 chữ) để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích- Mẫu 13

Thạch Sanh là truyện cổ tích mà em rất yêu thích. Truyền kể về Thạch Sanh – một con người vô cùng dũng cảm, tài năng. Chàng vốn là con trai của Ngọc Hoàng, được sai đầu thai xuống trần gian làm con trai của một vợ chồng tốt bụng. Đến khi lớn lên, chàng được thiên thần dạy cho đủ phép thần thông, mọi võ nghệ. Sau khi gặp gỡ và kết nghĩa với Lí Thông, Thạch Sanh luôn coi mẹ con họ như người thân. Nhưng vì quá thật thà, chàng bị Lí Thông lợi dụng. Nhờ sự dũng cảm, tài năng mà Thạch Sanh lần lượt hóa giải mọi kiếp nạn: giết chằn tinh, đánh nhau với đại bàng cứu công chúa , cứu con vua Thủy Tề, tự minh oan cho chính mình. Cuối cùng, Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho. Còn về phần Lí Thông lại nhận kết cục cho sự xấu xa, độc ác của mình: bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung. Sau này, Thạch Sanh còn đánh bại mười tám nước chư hầu và được vua truyền ngôi. Kết thúc truyện đã giúp người đọc hiểu được ước mơ của nhân dân ta về cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, người ở hiền gặp lành. Sau khi đọc truyện, em cảm thấy rất ngưỡng mộ, cảm phục tài năng của Thạch Sanh.

Em hãy viết một đoạn văn (từ 150- 200 chữ) để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích- Mẫu 14

Ông khách Bọ Dừa đến một xóm trọ đêm ở Bờ Giậu. Thằn Lằn đã mời Bọ Dừa vào ở trong chiếc bình – nhà của mình. Khi nghĩ đến những lần bị bọn trẻ bắt cóc, bị ám ảnh bởi những không gian tối tăm, ông đã từ chối. Bọ Dừa quyết định sẽ ngủ dưới vòm trúc ở phía xa kia. Nghe xong, Thằn Lằn cáo từ, rồi đến nhà cụ giáo Cóc báo cáo. Đêm hôm đó, khi đang ngủ thì bỗng một giọt sương nhằm trúng cổ ông khách khiến Bọ Dừa nhớ đến quê hương. Sáng hôm sau, Thằn Lằn hỏi thăm. Ông kể lại chuyện đêm qua rồi từ biệt Thằn Lằn để trở về quê sau nhiều năm xa cách.

Em hãy viết một đoạn văn (từ 150- 200 chữ) để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích- Mẫu 15

Trái tim Đan-kô là câu chuyện kể về nhân vật Đan-kô qua lời kể của một người bà. Theo đó, Đan-kô là một người được dân bản rất tin tưởng, ủng hộ. Vì vậy, anh đã nhận sứ mệnh dẫn dắt dân bản vượt qua khu rừng lớn để đến nơi định cư mới. Tuy nhiên, con đường đi kéo dài và gian nan đã khiến dân bản chuyển sang nghi ngờ và trách móc Đan-kô. Hành động đó của họ khiến anh đau khổ và tức giận. Nhưng cùng với đó là sự thương hại dành cho những con người bất hạnh. Vì vậy, Đan-kô đã tự rạch lồng ngực, lấy trái tim của mình ra làm ngọn đuốc dẫn đường, một mạch chạy ra khỏi khu rừng. Dân bản nhờ chạy theo anh, mà thoát ra được khỏi rừng, phấn khởi tìm đến nơi ở mới. Nhưng chẳng ai quan tâm đến Đan-kô đã ra đi, thậm chí có người còn dẫm đạp lên trái tim của anh.

Em hãy viết một đoạn văn (từ 150- 200 chữ) để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích- Mẫu 16

Văn bản Một ngày của Ích-chi-an đã kể về một ngày thú vị người cá Ích-chi-an: anh thích thú bơi lội, rong chơi dưới nước, anh can đảm trước bão giông, sóng dữ và có tấm lòng tốt bụng khi muốn cứu những chú cá gặp nạn. Khi giông tố đã dứt, từng đợt sóng chồm lên và dội xuống như thác. Điều này khiến người bình thường sợ hãi nhưng Ích-chi-an lại thích thú. Sau giông bão, biển lại yên, những chú cá đều bơi ra, Ích-chi-an vui vẻ nhìn đàn cá heo đang đùa giỡn… Ích-chi-an sau đó lang thang tìm kiếm và cứu sống những chú cá, sứa, cua, … sắp chết sau cơn giông.

Em hãy viết một đoạn văn (từ 150- 200 chữ) để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích- Mẫu 17

Văn bản Xưởng Sô-cô-la là hành trình khám phá xưởng sản xuất sô-cô-la của các cậu bé dưới sự dẫn dắt của ông chủ Qươn-cơ. Tại đây, họ được chứng kiên những công trình vĩ đại không tưởng: là dòng sông và con thác sô-cô-la khổng lồ. Ngoài ra, họ còn được chiêm ngưỡng những cánh đồng, cây hoa xinh đẹp có thể ăn được làm từ sô-cô-la. Nhưng bất ngờ nhất, có lẽ chính là cuộc gặp gỡ của các cậu bé với người tí hon Umpơ-Lumpơ đang làm việc ở đây.

Em hãy viết một đoạn văn (từ 150- 200 chữ) để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích- Mẫu 18

“Dòng “Sông đen”” là một trích đoạn nhỏ trong tiểu thuyết “Hai vạn dặm dưới đáy biển” của nhà văn Giuyn Véc-nơ. Đoạn trích kể về việc nhân vật “tôi” – giáo sư A-rô-nắc, cùng Công-xây, Nét-len phát hiện ra những điều kì diệu trong tàu Nau-ti-lớtx sau khi bị rơi xuống biển trong đêm tối. Ban đầu, “tôi” suy nghĩ, cố gắng tìm hiểu bí mật của vị thuyền trưởng Nê-mô thì nhìn thấy tấm bản đồ trên bàn. “Tôi” nhận ra các dòng hải lưu lớn trên thế giới. Khi đang nghiên cứu dòng hải lưu thì thấy nó mất hút giữa biển Thái Bình Dương. Lúc này, “tôi” nhận ra mình đang ở trong con tàu dưới mặt biển. Trái ngược với sự hứng thú, say sưa của “tôi” và Công-xây, Nét-len lại tỏ ra sợ hãi và có ý trốn chạy. Cuối cùng, cả ba được chiêm ngưỡng một cảnh tượng vô cùng huyền diệu qua ô cửa tàu. Câu chuyện khép lại với dòng suy nghĩ của “tôi” cùng sự di chuyển của con tàu Nau-ti-lớtx theo dòng “Sông Đen” chảy xiết.

Em hãy viết một đoạn văn (từ 150- 200 chữ) để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích- Mẫu 19

Văn bản đã nêu lên ba bước quan trọng nhất để gọt nên một củ thủy tiên đẹp. Đầu tiên, người chơi phải chọn được một củ thủy tiên đẹp và chuẩn bị đủ các dụng cụ cắt gọt. Sau đó, đem củ thủy tiên đi ngâm nước và thay nước thường xuyên cho đến khi đủ điều kiện để gọt tỉa. Người chơi cần có sự khéo léo và tỉ mẩn để dùng dao gọt tỉa vỏ củ, bao mầm, đồng thời tỉa bỏ những bẹ và mầm củ xấu. Cuối cùng là công đoạn thủy dưỡng thủy tiên để củ phát triển tốt và cho hoa đẹp. Lúc này, tùy vào nhu cầu mà người chơi có thể thúc hoặc hãm để hoa nở đúng thời gian mong muốn.

Em hãy viết một đoạn văn (từ 150- 200 chữ) để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích- Mẫu 20

Trái tim Đan-kô là câu chuyện kể về người đàn ông vĩ đại Đan-kô. Anh được người dân bản tin tưởng và mong muốn được đi cùng trong hành trình tìm bến đỗ mới. Tuy nhiên, việc băng qua khu rừng nguy hiểm kéo dài đã khiến họ thay đổi, chuyển sang trách móc Đan-kô. Điều đó khiến Đan-kô vừa phẫn nộ lại vừa thương hại những con người này. Vì vậy, anh đã dùng trái tim cháy bỏng của mình để dẫn đường cho họ thoát khỏi khu rừng. Nhưng cuối cùng, khi đạt được mục đích, những con người ấy lại mặc kệ anh chết ở bìa rừng, thậm chí là dẫm đạp lên trái tim của anh.

Em hãy viết một đoạn văn (từ 150- 200 chữ) để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích- Mẫu 21

Một trong những truyện cổ tích mà em rất yêu thích là Thạch Sanh. Từ nhỏ đến lớn, em đã được nghe bà kể và thuộc lòng câu chuyện này. Truyện kể về cuộc đời của chàng Thạch Sanh. Là con trai của Ngọc Hoàng nhưng được sai đầu thai xuống trần gian làm con trai của một vợ chồng tốt bụng. Lớn lên, chàng được thiên thần dạy cho đủ phép thần thông, mọi võ nghệ. Thạch Sanh gặp gỡ, kết nghĩa huynh đệ với Lí Thông. Nhưng chàng không biết rằng, Lí Thông chỉ âm mưu lợi dụng lòng tốt của mình. Năm lần bảy lượt, Thạch Sanh bị lừa: cướp công giết chằn tinh, hay giết đại bàng cứu công chúa. Sau đó, chàng còn bị Lí Thông nhốt lại dưới hang của đại bàng. Bằng tài năng, sự dũng cảm mà Thạch Sanh lần lượt hóa giải mọi kiếp nạn. Cuối cùng, Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho, đánh bại mười tám nước chư hầu và được truyền ngôi vua. Còn về phần Lí Thông lại nhận kết cục cho sự xấu xa, độc ác của mình: bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung. Câu chuyện kết thúc có hậu giống như rất nhiều truyện cổ tích khác. Kết thúc của chàng Thạch Sanh gợi cho người đọc hiểu được ước mơ của nhân dân ta về cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, người ở hiền gặp lành. Em rất ngưỡng mộ và yêu thích nhân vật Thạch Sanh.

Em hãy viết một đoạn văn (từ 150- 200 chữ) để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích- Mẫu 22

Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, em rất thích truyện Cây khế. Như mọi câu chuyện cổ tích khác, “Cây khế” được bắt đầu bằng cụm từ “ngày xửa ngày xưa” và “ở một nhà kia” chỉ thời gian trong quá khứ và không gian không xác định. Tiếp đến tác giả dân gian bắt đầu giới thiệu những nhân vật chính trong truyện – đó là hai anh em. Cha mẹ mất sớm, họ cùng nhau làm lụng vất vả nên cũng đủ ăn. Nhưng từ khi có vợ, người anh đâm ra lười biếng. Người anh sợ rằng em tranh giành của cải, liền bàn với vợ cho người em ra ở riêng, và chỉ chia cho em một gian nhà lụp xụp, ở trước cửa có một cây khế ngọt. Kể từ đó, vợ chồng người em chăm sóc cho cây khế tươi tốt. Đến mùa, khế ra rất nhiều quả. Bỗng một hôm có con chim lạ đến ăn khế chín suốt một tháng trời. Người vợ lo lắng, liền cầu xin chim đừng ăn khế nữa. Chim thần đáp lại: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng”. Hai vợ chồng người em làm theo lời chim. Hôm sau, chim đưa người em ra đảo lấy vàng và trở về. Từ đó, người em trở nên giàu có. Qua đây, tác giả dân gian muốn gửi gắm bài học rằng nếu chăm chỉ làm lụng mới có thành quả tốt, và người hiền lành tốt bụng sẽ được đền đáp xứng đáng. Còn về phần người anh, sau khi nghe tin em trai bỗng trở nên giàu có, liền vội đến hỏi chuyện. Nghe em kể hết đầu đuôi, người anh liền gạ đổi hết gia sản để lấy túp lều và cây khế. Đến mùa khế chín, chim lại đến ăn và trả lời như người em kể. Hai vợ chồng người anh tham lam may cái túi to gấp ba lần. Đến nơi, người anh cố nhặt vàng và kim cương cho thật đầy. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Người anh bị ngọn sóng cuốn đi với tay nải vàng và châu báu đầy người, còn chim thì lại vùng lên bay về núi rừng. Kết cục này là xứng đáng với kẻ tham lam, lười biếng. Cốt truyện đơn giản, cách kể chuyện gần gũi nhưng gửi gắm bài học ý nghĩa cho mỗi người.

Em hãy viết một đoạn văn (từ 150- 200 chữ) để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích- Mẫu 23

Truyện Thánh Gióng là tác phẩm lớn đầu tiên về đề tài giữ nước và chống xâm lược. Trước hết thì ở Thánh Gióng hội tụ những đặc điểm giản dị mà phi thường, thể hiện lí tưởng của nhân dân về người anh hùng cứu nước. Đó là chi tiết về sự ra đời và lớn lên kì lạ của Gióng. Ở Gióng có cả sức mạnh thể lực, tinh thần và ý chí phi thường. Tuy Thánh Gióng có nguồn gốc thần thánh nhưng vẫn có những những cái bình thường của người trần thế như: Gióng là một con người của làng Phù Đổng, nước Văn Lang, đời Hùng Vương thứ sáu, Gióng cũng nằm trong bụng mẹ, cũng ăn cơm, cũng mặc quần áo của dân làng. Gióng 3 tuổi vẫn chưa lớn cứ như đứa trẻ một tuổi. Ở Gióng thấy được cả thể lực và ý chí chiến đấu phi thường. Khi chưa có giặc Gióng chỉ là đứa trẻ nằm im không biết nói, không cười. Khi nghe tiếng gọi của non sông, Gióng lớn nhanh như thổi và cất lời nhận nhiệm vụ, đánh tan giặc Ân. Đánh Thắng trận, Gióng đã bay về trời. Thánh Gióng chính là biểu tượng cho sức mạnh của nhân dân trong công cuộc giữ nước

Em hãy viết một đoạn văn (từ 150- 200 chữ) để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích- Mẫu 24

Lão Hạc có một hoàn cảnh gia đình bất hạnh: vợ lão mất sớm, còn một người con trai thì anh ta vì phẫn chí mà bỏ đi cao su. Lão Hạc còn lại một mình với một mảnh vườn và một con chó vàng. Con chó ấy là của anh con trai để lại, lão cưng chiều nó như con, luôn miệng gọi “cậu Vàng”. Nhưng cuộc sống khốn khó, lão bán chó để dành mảnh vườn cho con dù vô cùng đau khổ, dằn vặt. Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn. Không muốn phiền đến mọi người, lão từ chối hết thảy sự giúp đỡ của ông giáo. Một hôm, lão xin Binh Tư một ít bả chó nói là muốn bẫy một con chó lạc. Ông giáo rất thất vọng khi nghe chuyện ấy. Nhưng rồi lão Hạc bỗng nhiên chết – cái chết thật dữ dội, đau đớn. Ông giáo hiểu ra tất cả, vô cùng đau đớn nghĩ về cái chết của lão Hạc và chiêm nghiệm về cuộc đời.

Em hãy viết một đoạn văn (từ 150- 200 chữ) để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích- Mẫu 25

Văn bản Bàn về đọc sách được trích trong cuốn Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách – Bắc Kinh, 1995 do Trần Đình Sử dịch. Bài viết nêu lên tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách. Sách là kho tàng quý báu, cất giữ những di sản tinh thần của nhân loại đã thu lượm, nung nấu mấy ngàn năm qua. Là cột mốc trên con đường tiến hoá của nhân loại. Sách đã ghi chép cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ được qua từng thời đại. Đọc sách là con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức.Là sự chuẩn bị để có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, phát hiện thế giới mới. Đọc sách chính là lấy thành quả của nhân loại trong quá khứ làm xuất phát điểm để phát hiện cái mới của thời đại này. Trong tình hình hiện nay, sách vở ngày càng nhiều thì việc chọn sách, cách đọc sách cần có hiệu quả.

Em hãy viết một đoạn văn (từ 150- 200 chữ) để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích- Mẫu 26

Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Từ xưa đến này, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng là tinh thần ấy lại kết thành một làn sóng mạnh mẽ. Lịch sử dân tộc đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại của Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi… Ngày này, đồng bào ta cũng xứng đáng với tổ tiên ngày trước. Từ các cụ già đến trẻ nhỏ, từ kiều bào nước ngoài đến đồng bào bị tạm chiếm đều chung một lòng yêu nước ghét giặc. Tinh thần yêu nước giống như các thứ của quý, mà bổn phận của nhân dân là phải làm cho tinh thần ấy đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

Em hãy viết một đoạn văn (từ 150- 200 chữ) để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích- Mẫu 27

Văn bản Bàn về đọc sách được trích trong cuốn Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách – Bắc Kinh, 1995 do Trần Đình Sử dịch. Bài viết nêu lên tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách. Sách là kho tàng quý báu, cất giữ những di sản tinh thần của nhân loại đã thu lượm, nung nấu mấy ngàn năm qua. Là cột mốc trên con đường tiến hoá của nhân loại. Sách đã ghi chép cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ được qua từng thời đại. Đọc sách là con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức. Là sự chuẩn bị để có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, phát hiện thế giới mới. Đọc sách chính là lấy thành quả của nhân loại trong quá khứ làm xuất phát điểm để phát hiện cái mới của thời đại này. Trong tình hình hiện nay, sách vở ngày càng nhiều thì việc chọn sách, cách đọc sách cần có hiệu quả.

Em hãy viết một đoạn văn (từ 150- 200 chữ) để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích- Mẫu 28

Trong văn bản “Đừng từ bỏ cố gắng”, tác giả Trần Thị Cẩm Quyên đã có những lập luận hết sức thuyết phục, chặt chẽ xung quanh sự cố gắng và những thất bại trong cuộc sống. Mở đầu văn bản, tác giả trích câu văn của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm nhằm dẫn dắt vào vấn đề mà mình muốn bàn luận. Đi sâu vào nội dung văn bản, tác giả tiếp tục triển khai vấn đề qua bốn lí lẽ. Lí lẽ thứ nhất là lời khẳng định của tác giả về việc con người cần cố gắng theo đuổi mục tiêu, lí tưởng trong cuộc sống và lí do con người cần phải đứng lên từ những vấp ngã, thất bại. Tiếp đến, tác giả đưa ra những dẫn chứng về các tấm gương tiêu biểu như Thomas Edison, Nick Vujicic, George Eliot để tăng sức thuyết phục cho những lập luận của mình. Cuối cùng, tác giả đưa ra một số lời khuyên, giải pháp để con người có thể cố gắng hơn trong cuộc sống.

Em hãy viết một đoạn văn (từ 150- 200 chữ) để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích- Mẫu 29

Ông khách Bọ Dừa đến một xóm trọ đêm ở Bờ Giậu. Thằn Lằn đã mời Bọ Dừa vào ở trong chiếc bình – nhà của mình. Khi nghĩ đến những lần bị bọn trẻ bắt cóc, bị ám ảnh bởi những không gian tối tăm, ông đã từ chối. Bọ Dừa quyết định sẽ ngủ dưới vòm trúc ở phía xa kia. Nghe xong, Thằn Lằn cáo từ, rồi đến nhà cụ giáo Cóc báo cáo. Đêm hôm đó, khi đang ngủ thì bỗng một giọt sương nhằm trúng cổ ông khách khiến Bọ Dừa nhớ đến quê hương. Sáng hôm sau, Thằn Lằn đến hỏi thăm. Ông Bọ Dừa kể lại chuyện đêm qua rồi từ biệt Thằn Lằn để trở về quê sau nhiều năm xa cách.

Em hãy viết một đoạn văn (từ 150- 200 chữ) để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích- Mẫu 30

Sáng hôm ấy, Phrăng đến lớp muộn, ngạc nhiên khi lớp học trở nên yên lặng khác thường. Thầy Ha-men thông báo với cả lớp đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Phrăng thấy tiếc nuối và ân hận vì bấy lâu nay đã bỏ phí thời gian, trốn học đi chơi và ngay sáng nay thôi, cậu cũng phải đấu tranh mãi mới quyết định đến trường. Buổi học diễn ra thật trang nghiêm từ tiết tập đọc, tập viết rồi tiết lịch sử. Thầy Ha-men đã nói những điều sâu sắc về tiếng Pháp. Khi đồng hồ điểm mười hai giờ cũng là lúc buổi học kết thúc. Thầy Ha-men xúc động không nói nên lời. Cuối cùng, thầy viết thật to lên bảng: “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”.

Em hãy viết một đoạn văn (từ 150- 200 chữ) để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích- Mẫu 31

Chị Blăng-sốt bị một người đàn ông lừa dối, sinh ra Xi-mông. Chính vì vậy, Xi-mông trở thành một cậu bé không có bố. Khi đến trường, cậu bị bạn bè trêu chọc. Cậu buồn bực, lang thang ra bờ sông, chỉ muốn chết đi cho xong. Ở đây, cậu đã gặp bác thợ rèn Phi-líp. Bác đã nghe Xi-mông kể chuyện cậu bị bắt nạt. Bác Phi-líp đã hứa sẽ cho cậu bé một ông bố, rồi đưa Xi-mông về nhà. Về đến nhà, Xi-mông nằng nặc đòi bác thợ rèn làm bố của mình khiến cho chị Blăng-sốt cảm thấy ngượng ngùng. Xi-mông hỏi và biết được tên bác thợ rèn là Phi-líp. Ngày hôm sau đến trường, khi bọn trẻ trêu chọc, Xi-mông đã tự tin nói rằng mình có bố, bố của mình tên là Phi-líp. Cậu đưa con mắt thách thức chúng, sẵn sàng chịu hành hạ còn hơn là bỏ chạy cho đến khi thầy giáo giải thoát cho Xi-mông trở về nhà.

Em hãy viết một đoạn văn (từ 150- 200 chữ) để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích- Mẫu 32

Đoạn trích “Xưởng Sô-cô-la” kể về hành trình cậu bé Charlie vào khám phá xưởng sản xuất sô-cô-la. Mở đầu văn bản là cảnh ông Quơn-cơ giới thiệu cho những đứa trẻ về trung tâm thần kinh của nhà máy. Đứng trước không gian kì diệu với những cánh đồng xanh rờn, ống thủy tinh khổng lồ và dòng sông nâu, đám trẻ và chín người lớn không khỏi ngạc nhiên, trầm trồ. Họ trở nên bối rối, sững sờ, không nói nên lời. Khi đi tham quan, một đứa trẻ tên Vơ-ru-ca Sót đã phát hiện ra sự xuất hiện của người tí hon bên trong nhà máy. Tất cả mọi người thi nhau bàn luận, nói chuyện rất sôi nổi về người tí hon. Văn bản kết thúc bằng câu khẳng định của ông Quơn-cơ “Họ là người Umpơ-Lumpơ”.

Em hãy viết một đoạn văn (từ 150- 200 chữ) để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích- Mẫu 33

Văn bản Bàn về nhân vật Thánh Gióng đã thể hiện góc nhìn của tác giả về nhân vật Thánh Gióng. Đây là một tác phẩm văn học dân gian lớn viết về đề tài giữ nước, chống giặc ngoại xâm. Tác phẩm đã xây dựng được hình tượng người anh hùng phi thường với vẻ đẹp lí tưởng và vẻ đẹp bình dị. Thánh gióng hội tụ những đặc điểm phi thường, thể hiện lí tưởng của nhân dân qua sự kiện ra đời, lớn lên và đi đánh giặc. Thánh Gióng đồng thời mang vẻ đẹp của con người trần thế qua thời đại, lai lịch, nguồn gốc xuất thân. Gióng chính là đại diện của những anh hùng, đồng thời thể hiện sức mạnh của nhân dân, lòng nồng nàn yêu nước trong công cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc Việt Nam ta. Sọ Dừa là truyện cổ tích mà em rất yêu thích. Sọ Dừa khi sinh ra đã có ngoại hình kỳ lạ không tay không chân, tròn như một quả dừa. Nhưng chàng lại có những phẩm chất tốt đẹp. Với tấm lòng hiếu thảo, Sọ Dừa đã nhờ mẹ xin vào nhà phú ông chăn bò thuê để phụ giúp mẹ. Ba cô con gái nhà phú ông thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Nhưng chỉ có cô út với tấm lòng nhân hậu là đối đãi tử tế với Sọ Dừa. Phát hiện Sọ Dừa không phải người trần, cô út đem lòng yêu mến. Hai người nên duyên vợ chồng, sống với nhau rất hạnh phúc. Sọ Dừa thi đỗ trạng nguyên, được vua cử đi xứ. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một con dao, hai quả trứng gà, dặn luôn mang bên người. Lại nói hai cô chị vì muốn thay thế em gái làm bà trạng, tính kệ hãm hại em khiến cô rơi xuống biển. Nhờ những đồ vật chồng đưa cho, cô thoát chết và chờ được ngày chồng đến cứu. Trải qua nhiều sóng gió, cuối cùng hai vợ chồng Sọ Dừa có được cuộc sống hạnh phúc. Qua truyện Sọ Dừa, nhân dân ta đã gửi gắm ước mơ về một cuộc sống công bằng, cái thiện chiến thắng cái ác. Nhân vật Sọ Dừa đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người đọc.

Em hãy viết một đoạn văn (từ 150- 200 chữ) để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích- Mẫu 34

Sọ Dừa – truyện cổ tích đã đem đến cho em nhiều bài học ý nghĩa. Câu chuyện mở đầu bằng một sự ra đời thật kì lạ của nhân vật Sọ Dừa. Nhân vật được xây dựng với một ngoại hình kì dị, xấu xí. Bởi Sọ Dừa đại diện cho nhân vật có số phận bất hạnh. Sau khi lớn lên, Sọ Dừa xin mẹ cho đi chăn bò ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi, con nào con nấy bụng no căng. Ba cô con gái nhà phú ông thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Chỉ có cô út là đối xử tử tế với chàng. Phát hiện Sọ Dừa không phải người trần, cô út đem lòng yêu mến. Cuối mùa ở, Sọ Dừa đòi mẹ đến hỏi con gái phú ông làm vợ. Phú ông đưa ra lễ vật thách cưới rất nặng. Đến ngày cưới, Sọ Dừa đã chuẩn bị đủ lễ vật cho mẹ mang sang nhà phú ông. Trong ngày cưới, Sọ Dừa trở về hình dáng con người là một chàng trai khôi ngô tuấn tú khiến tất cả mọi người đều kinh ngạc, còn hai cô chị thì vừa ghen vừa tức. Sự hóa thân trở lại làm người của Sọ Dừa cho thấy ước mơ của nhân dân về một cuộc sống công bằng. Người ở hiền ắt sẽ có được cuộc sống hạnh phúc. Nhưng tác giả dân gian lại tiếp tục đặt hai nhân vật vào một thử thách. Cuộc sống của hai vợ chồng Sọ Dừa rất hạnh phúc, Sọ Dừa học hành chăm chỉ đỗ trạng nguyên và được vua cử đi sứ. Trước ngày lên đường, chàng đưa cho vợ một con dao, hai quả trứng gà, dặn luôn mang bên người. Lại nói hai cô chị vì muốn thay thế em gái làm bà trạng, tính kệ hãm hại em khiến cô rơi xuống biển. Nhờ những đồ vật chồng đưa cho, cô thoát chết. Thuyền Sọ Dừa đi ngang qua đảo hoang, hai vợ chồng đoàn tụ. Truyện đã đem đến cho người đọc bài học ý nghĩa về cách sống.

Em hãy viết một đoạn văn (từ 150- 200 chữ) để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích- Mẫu 35

Tấm Cám là một truyện cổ tích mà em yêu thích nhất. Ở đoạn đầu truyện, các tác giả dân gian giúp người đọc hiểu hơn về hoàn cảnh sống của nhân vật. Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm mồ côi cha mẹ từ sớm, nên phải ở cùng dì ghẻ. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả nhưng vẫn bị mẹ con Cám ngược đãi. Lời giới thiệu không chỉ gọn, rõ mà còn khiến người đọc đồng cảm với số phận đắng cay của nhân vật Tấm. Câu chuyện tiếp tục được gợi mở với nhiều tình huống xảy ra. Ít lâu sau, nhà vua mở hội, dì ghẻ trộn lẫn thóc với gạo, bắt Tấm ở nhà nhặt xong mới được đi. Bụt hiện lên nhờ đàn chim nhặt thóc, giúp Tấm có quần áo đẹp đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài. Nhà vua nhặt được, đem lòng yêu mến người mang hài, truyền cho ai đi vừa sẽ lấy làm vợ. Duy chỉ có Tấm đi vừa nên trở thành vợ vua. Đến ngày giỗ cha, Tấm về cúng giỗ thì bị mẹ con Cám bày mưu giết chết. Thật tức giận biết bao trước sự độc ác của mẹ con Cám! Sau đó, Tấm lần lượt hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Một hôm, có bà hàng nước đi quả thấy quả thị liền bảo: “Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi, chứ bà không ăn”. Bà lão vừa dứt lời thì quả thi rơi xuống. Kỳ lạ là từ đó, cứ mỗi lần đi chợ về, bà lão đều thầy nhà cửa sạch sẽ, cơm nước tinh tươm. Bà quyết tâm rình xem thì phát hiện ra nàng Tấm xinh đẹp từ quả thị bước ra. Bà lão rón rén lại gần rồi xé nát vỏ quả thị. Từ đó Tấm ở với bà hàng nước. Một hôm, nhà vua đi qua ghé vào thấy miếng trầu têm cánh phượng giống của Tấm, liền gặng hỏi bà lão. Tấm và nhà vua gặp lại nhau. Khi trở về hoàng cung, Cám thấy chị xinh đẹp hơn xưa liền hỏi Tấm. Cám làm theo thì chết bỏng. Tấm sai người đem xác Cám đi làm mắm rồi đem cho dì ghẻ. Dì ghẻ biết mắm được làm từ xác của con mình thì lăn đùng ra chết. Kết thúc của chuyện đã giúp người đọc hiểu được ước mơ của nhân dân về sự công bằng. “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo” là bài học thấm thía mà truyện cổ tích Tấm Cám muốn nhắn nhủ người nghe, người đọc.

Em hãy viết một đoạn văn (từ 150- 200 chữ) để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích- Mẫu 36

Truyện kể về số phận đáng thương của cô bé bán diêm đã chết trong đêm giao thừa. Trước đây, cô bé từng có một gia đình thật hạnh phúc. Thế nhưng, hạnh phúc ấy chẳng kéo dài bao lâu. Mẹ mất sớm, bà cũng bỏ em mà đi. Gia đình sa sút, em phải sống một mình với người cha nghiện ngập và tàn bạo. Nơi em ở là một căn gác xép tồi tàn, ẩm thấp và dơ bẩn. Hằng ngày em đi bán diêm để kiếm sống. Số tiền có được đều bị người cha lấy mất để uống rượu. Ngày nào không có tiền mang về, em bị cha đánh đập thậm tệ khiến em sợ lắm, nhiều lúc không dám về nhà. trông đêm giao thừa năm ấy, khi tất cả mọi người đều trở về quây quần bên gia đình đón đợi giao thừa thì em vẫn còn lag thang trên hè phố, mong ai đó mua giúp em bởi cả ngày em chưa bán được bao diêm nào. Đơn độc, em tìm một góc khuất, nép mình tránh rét. Quá lạnh, em lấy hết can đảm quẹt những que diêm để sưởi ấm. Ánh sáng chói lóa của que diêm đưa em vào những mộng tưởng tuyệt đẹp của những ngày hạnh phúc bên người bà hiền hậu, làm vơi đi cái rét, cái đói, nỗi cô đơn cùng cực. Sáng hôm sau, người ta thấy em đã chết, hai má vẫn còn ửng hồng, khuôn mặt rạng rỡ, đôi môi mỉm cười bên cạnh những hộp diêm đã đốt cháy hết.

Em hãy viết một đoạn văn (từ 150- 200 chữ) để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích- Mẫu 37

Đoạn trích “Trái tim của Đan-kô” là câu chuyện xung quanh chàng Đan-kô tốt bụng, hào hiệp. Đan-kô dẫn đoàn người vào rừng. Rừng rậm u tối khiến mọi người sợ hãi, trách mắng anh. Thế nhưng, anh vẫn vui vẻ, hăng hái. Một ngày nọ, thời tiết trở nên khắc nghiệt, mưa to bão lớn. Ai nấy đều rúm ró và trở nên tức giận, cho rằng mọi chuyện là do Đan-kô. Họ mắng nhiếc, chửi bới anh. Mặc dù rất tức giận nhưng anh đã nhanh chóng nuốt uất ức vào trong. Đan-kô đã có một hành động vô cùng quyết liệt là xé toang lồng ngực của mình, tay giơ cao trái tim cháy rực, soi đường cho mọi người. Sau khi trải qua quãng đường dài nguy hiểm và đi đến vùng thảo nguyên tươi đẹp, bát ngát, Đan-kô gục xuống và qua đời. Đoàn người ấy cứ tiến lên mà không biết rằng Đan-kô đã chết. Thậm chí, có người còn giẫm nát trái tim anh.

Em hãy viết một đoạn văn (từ 150- 200 chữ) để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích- Mẫu 38

Truyện “Cây khế” là một truyện rất quen thuộc, mà tôi rất yêu thích. Truyện kể về hai anh em nhà nọ, cha mẹ mất sớm. Họ chăm lo làm lụng nên cũng đủ ăn. Nhưng từ khi có vợ, người anh đâm ra lười biếng. Hai vợ chồng người em cố gắng làm lụng. Thấy thế, người anh sợ em tranh công, bàn với vợ cho vợ chồng người em ra ở riêng. Người anh chia cho em một gian nhà lụp xụp, ở trước cửa có một cây khế ngọt. Quanh năm, vợ chồng người em chăm sóc cho cây khế tươi tốt. Đến mùa, khế ra rất nhiều quả. Bỗng một hôm có con chim lạ đến ăn khế chín. Ròng rã một tháng trời, ngày nào chim cũng đến ăn. Người vợ đợi chim ăn xong liền xin nó đừng ăn nữa. Chim thần đáp lại: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng”. Hai vợ chồng người em làm theo lời chim. Hôm sau, chim đưa người em ra đảo lấy vàng và trở về. Từ đó, người em trở nên giàu có. Câu chuyện về người em giúp chúng ta nhận ra bài học rằng nếu chăm chỉ làm lụng mới có thành quả tốt, và người hiền lành tốt bụng sẽ được đền đáp xứng đáng. Về phần người anh, sau khi nghe tin em trai bỗng trở nên giàu có, liền vội đến hỏi chuyện. Nghe em kể hết đầu đuôi, người anh liền gạ đổi hết gia sản để lấy túp lều và cây khế. Đến mùa khế chín, chim lại đến ăn và trả lời như người em kể. Hai vợ chồng người anh tham lam may cái túi to gấp ba lần. Đến nơi, người anh cố nhặt vàng và kim cương cho thật đầy. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Người anh bị ngọn sóng cuốn đi với tay nải vàng và châu báu đầy người, còn chim thì lại vùng lên bay về núi rừng. Kết cục của người anh giúp chúng ta nhận ra rằng kẻ tham lam, lười biếng sẽ chịu hậu quả. Như vậy, truyện đã để lại bài học giàu giá trị nhân văn cho mỗi bạn đọc.

Em hãy viết một đoạn văn (từ 150- 200 chữ) để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích- Mẫu 39

“Một ngày của Ích-chi-an” là trích đoạn trong tác phẩm “Người cá” của nhà văn A-léc-xăng-đơ Rô-ma-nô-vich Bê-li-ép. Đúng như nhan đề, văn bản đã kể lại một ngày vô cùng thú vị của Ích-chi-an. Khi trời vừa tờ mờ sáng, Ích-chi-an đi xuống biển và bơi lội với tư cách là một người cá. Thay vì sợ hãi trước cảnh giông tố, Ích-chi-an lấy làm thích thú, phấn khởi. Như thể hiểu được đặc tính của từng loại sóng, Ích-chi-an vui đùa trong các lớp sóng gần bờ. Sau giông bão, biển trở về trạng thái yên bình. Ích-chi-an ra sức tận hưởng bầu không khí trong lành mà biển cả đem lại và nô đùa với những loài cá. Khi ngày chuyển về chiều, Ích-chi-an không quay về nhà mà tiếp tục cứu giúp những người bạn ở biển cần đến sự giúp đỡ. Cuối cùng, Ích-chi-an quay trở về vào ban đêm. Anh đã ngủ say ở trên giường theo lệnh cha.

Em hãy viết một đoạn văn (từ 150- 200 chữ) để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích- Mẫu 40

Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, em thích nhất là truyện Em bé thông minh. Truyện kể về việc một ông vua nọ muốn tìm người tài cứu nước nên đã sai viên quan đi dò la khắp nơi. Một hôm nọ, viên quan đi qua cánh đồng ở một làng kia, thấy bên vệ đường có hai cha con đang làm ruộng, viên quan liền lại gần và hỏi người cha rằng trâu của ông một ngày cày được bao nhiêu đường. Người cha chưa biết trả lời thế nào thì đứa con đã hỏi lại viên quan rằng ngựa của ông ta một ngày đi được mấy bước. Quan nghe đến đấy thì nghĩ bụng đã tìm ra nhân tài, liền về bẩm báo với nhà vua. Vua nghe chuyện thấy mừng nhưng vẫn muốn thử tài cậu bé một lần nữa. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực ra lệnh phải nuôi cho ba con trâu đẻ thành chín con, năm sau đem nộp bằng không cả làng phải chịu tội. Cậu bé thấy vậy bảo làng giết thịt trâu và đồ hai thúng gạo nếp ăn còn mình cùng cha lên kinh đô gặp vua. Đến hoàng cung, cậu bé đã thuyết phục vua hiểu rõ lí do trâu đực không thể đẻ con và được vua ban thưởng hậu hĩnh. Lúc bấy giờ, nước láng giềng muốn xâm lược nước ta, để dò xét họ liền sai sứ giả mang một cái vỏ ốc vặn dài hai đầu với lời thách đố xuyên được sợi chỉ qua. Vua sai viên quan đến hỏi cậu bé và câu đố được giải khiến sứ giả nước láng giềng kinh ngạc. Những thử thách được tạo ra nhằm giúp nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất và trí thông minh của mình. Đến cuối câu chuyện, em bé được phong làm trạng nguyên, và sống ở một dinh thự cạnh hoàng cung để tiện hỏi han. Đó là phần thưởng xứng đáng mà cậu bé nhận được. Truyện đề cao trí thông minh được đúc kết từ kinh nghiệm thực tế trong đời sống, giúp người đọc hiểu rõ tầm quan trọng việc tích lũy kiến thức từ đời sống.

*****

Trên đây là hơn 40 mẫu Em hãy viết một đoạn văn (từ 150- 200 chữ) để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích lớp 7 do thầy cô biên soạn. Hy vọng nội dung trong bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình đạt điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tậplớp 7

Rate this post


Nguyễn Thanh Tùng

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button