Hóa học 10 Kết nối tri thứcHọc TậpLớp 10

Giải Hóa 10 Bài 14 trang 68, 69 Kết nối tri thức

Mời các em theo dõi nội dung bài học hôm nay Giải hóa 10 bài 14 trang 68, 69 Kết nối tri thức


Dãy các chất nào dưới dây mà tất cả các phân tử đều có liên kết ion?
A. Cl2, Br2, I2, HCl.
B. Na2O, KCl, BaCl2, Al2O3.
C. HCl, H2S, NaCl, N2O
C. MgO, H2SO4, H3PO4, HCl.
Dãy các chất nào dưới đây mà tất cả các phân tử đều có liên kết cộng hóa trị không phân cực?
A. N2, CO2, Cl2, H2.
B. N2, Cl2, H2, HCl.
C. N2, HI, Cl2, CH4
D. Cl2, O2, N2, F2.

Bạn đang xem: Giải Hóa 10 Bài 14 trang 68, 69 Kết nối tri thức

Bài tập 1

Câu 1. Dãy các chất nào dưới dây mà tất cả các phân tử đều có liên kết ion?

A. Cl2, Br2, I2, HCl.                                       

B. Na2O, KCl, BaCl2, Al2O3.

C. HCl, H2S, NaCl, N2O                                

D. MgO, H2SO4, H3PO4, HCl.

Hướng dẫn giải:

Liên kết ion thường là liên kết giữa 1 kim loại điển hình và 1 phi kim điển hình. Hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử lớn hơn hoặc bằng 1,7.

Lời giải:

A. loại do liên kết trong Cl2 là liên kết cộng hóa trị.

C. loại do liên kết trong HCl là liên kết cộng hóa trị.

D. loại do liên kết trong HCl là liên kết cộng hóa trị.

=> Đáp án B.

Bài tập 2

Câu 2. Dãy các chất nào dưới đây mà tất cả các phân tử đều có liên kết cộng hóa trị không phân cực?

A. N2, CO2, Cl2, H2.                                       

B. N2, Cl2, H2, HCl.

C. N2, HI, Cl2, CH4                                        

D. Cl2, O2, N2, F2.

Hướng dẫn giải:

Liên kết cộng hóa trị được hình thành do sự góp chung electron của 2 nguyên tử, cặp electron đó không lệch về phía nguyên tử nào. Tất cả các phân tử được hình thành từ 2 nguyên tử giống nhau đều tạo liên kết cộng hóa trị không phân cực.

Lời giải:

Đáp án D là các phân tử được tạo bởi các nguyên tử giống nhau

=> Hiệu độ âm điện = 0

Đáp án D

Bài tập 3

Câu 3. Viết công thức cấu tạo và công thức Lewis của các phân tử sau: PH3, H2O, C2H6. Trong phân tử nào có liên kết phân cực mạnh nhất?

Hướng dẫn giải:

– Từ công thức electron, ta thay thế cặp electron chung thành các gạch nối thu được công thức Lewis. Từ công thức Lewis, chỉ giữ lại các gạch nối còn các cặp electron không tham gia liên kết sẽ không viết.

– Trong phân tử, khi hai nguyên tử liên kết cộng hóa trị với nhau, liên kết đó sẽ lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.

Lời giải:

+ PH3

 

CT Lewis                                               CT cấu tạo

+ H2O

 

CT Lewis                                               CT cấu tạo

+ C2H6

 

CT Lewis                                                 CT cấu tạo

Giữa 3 phân tử H2O, PH3 và C2H6, nguyên tử O có độ âm điện lớn hơn cả nên liên kết trong H2O là phân cực mạnh nhất.

Bài tập 4

Câu 4. Dựa vào giá trị độ âm điện của các nguyên tử trong bảng 6.2, xác định loại liên kết trong phân tử các chất: CH4, CaCl2, HBr, NH3.

Hướng dẫn giải:

Lời giải:

– Hiệu độ âm điện của C và H là 2,55 – 2,2 = 0,35 nên liên kết C – H trong phân tử CH4 là liên kết cộng hóa trị không phân cực.

– Hiệu độ âm điện của Clvà Ca là 3,16 – 1,1 = 2,06 nên liên kết Ca – Cl trong phân tử CaCllà liên kết ion.

–  Hiệu độ âm điện của Br và H là 2,96 – 2,2 = 0,76 nên liên kết H – Br trong phân tử HBr là liên kết cộng hóa trị phân cực .

–  Hiệu độ âm điện của N và H là 3,04 – 2,2 = 0,84 nên liên kết N – H  trong phân tử NH3 là liên kết cộng hóa trị phân cực.

Bài tập 5

Câu 5. Cho dãy các oxide sau: Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7.

a) Độ phân cực của các liên kết trong dãy các oxide trên thay đổi như thế nào?

b) Dựa vào giá trị độ âm điện của các nguyên tố trong Bảng 6.2, cho biết loại liên kết ( ion, cộng hóa trị phân cực, cộng hóa trị không phân cực) trong từng phân tử oxide.

Hướng dẫn giải:

a) Các nguyên tử trong nguyên tố có hiệu độ âm điện càng lớn thì càng phân cực. Đối với các oxide, khi nguyên tố còn lại có độ âm điện càng lớn thì độ phân cực càng mạnh.

Trong 1 chu kì, độ âm điện tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

b)

Lời giải:

a)

Độ âm điện sắp xếp theo chiều tăng dần của các nguyên tố: Na, Mg, Al, Si, P, S, Cl.

=> Độ phân cực của các liên kết trong dãy Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7 tăng dần.

b)

Bài tập 6

Câu 6.

a) Cho dãy các phân tử C2H6, CH3OH, NH3. Phân tử nào trong dãy có thể tạo liên kết hydrogen? Vì sao?

b) Vẽ sơ đồ biểu diễn liên kết hydrogen giữa các phân tử đó?

Hướng dẫn giải:

a)

 Liên kết hydrogen được hình thành dựa trên hai điều kiện:

– Nguyên tử hydrogen liên kết với các nguyên tử có độ âm điện lớn như F, O, N,…

– Nguyên tử F, O, N…. liên kết với hydrogen phải có ít nhất một cặp electron hóa trị chưa liên kết.

b)

Liên kết hydrogen được biểu diễn bằng dấu ba chấm (…)

Lời giải:

a)

Liên kết hydrogen được hình thành dựa trên hai điều kiện:

– Nguyên tử hydrogen liên kết với các nguyên tử có độ âm điện lớn như F, O, N,…

– Nguyên tử F, O, N…. liên kết với hydrogen phải có ít nhất một cặp electron hóa trị chưa liên kết.

Phân tử có thể tạo liên kết hydrogen là CH3OH, NH3 do O và N còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết.

b)

Câu 6 trang 224 SGK Hóa học 11 Nâng cao | SGK Hóa học lớp 11 Nâng cao 

Liên kết hydrogen giữa các phân tử CH3OH

 

Liên kết hydrogen giữa các phân tử NH3

Hy vọng với nội dung trong bài Giải hóa 10 bài 14 trang 68, 69 Kết nối tri thức

do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn để từ đó hoàn thành tất cả các bài tập trong SGK.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Hóa học 10 Kết nối tri thức

5/5 - (1 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button