Học TậpLớp 10Vật Lí 10 Cánh Diều

Giải vật lí 10 bài 2 chủ đề 5 trang 100, 101, 102, 103, 104 Cánh Diều

Mời các em theo dõi nội dung bài học hôm nay Giải vật lí 10 bài 2 chủ đề 5 trang 100, 101, 102, 103, 104 cánh diều


Va chạm giữa các vật là hiện tượng thường gặp. Lực gây ra do va chạm có thể rất nhỏ như khi các phân tử không khí va chạm lên da chúng ta, nhưng có thể rất lớn như khi các thiên thạch va chạm với nhau ngoài vũ trụ. Thảo luận, xây dựng phương án thực hành để xác định động lượng, năng lượng của hai xe trước và sau va chạm. : Từ kết quả thí nghiệm của mình, bạn hãy tính động lượng của các xe trước và sau va chạm. So sánh độ thay đổi động lượng của xe 1 và xe 2.

Bạn đang xem: Giải vật lí 10 bài 2 chủ đề 5 trang 100, 101, 102, 103, 104 Cánh Diều

Câu hỏi tr 100

Mở đầu: Va chạm giữa các vật là hiện tượng thường gặp. Lực gây ra do va chạm có thể rất nhỏ như khi các phân tử không khí va chạm lên da chúng ta, nhưng có thể rất lớn như khi các thiên thạch va chạm với nhau ngoài vũ trụ. Ta đã biết rằng động lượng và năng lượng của hệ kín luôn được bảo toàn, tuy nhiên động lượng và năng lượng của từng vật trong va chạm thì có thể thay đổi. Vậy khi các vật va chạm với nhau, động lượng và năng lượng của chúng thay đổi như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Thực hiện thí nghiệm

Lời giải:

Khi các vật va chạm với nhau, động lượng và năng lượng của các vật không thay đổi.

Quan sát, trả lời câu hỏi và thảo luận

Thảo luận, xây dựng phương án thực hành để xác định động lượng, năng lượng của hai xe trước và sau va chạm. Vì sao lại chọn cho các xe đó chuyển động trên giá đỡ nằm ngang?

Lời giải:

Phương án thực hành:

+ Đặt hai xe có khối lượng bằng nhau trên giá đỡ nằm ngang.

+ Cho hai xe va chạm vào nhau. Sau va chạm hai xe chuyển động rời xa nhau

+ Đọc và ghi kết quả của từng xe trước và sau va chạm. Từ đó tính và đánh giá động lượng, năng lượng của hai xe trước và sau va chạm.

Chọn các xe chuyển động trên giá đỡ nằm ngang vì khi các xe chuyển động trên giá đỡ nằm ngang thì thế năng của các xe không thay đổi, vì vậy ta chỉ cần xác định tốc độ của các vật trước và sau khi va chạm.


Câu hỏi tr 101

Quan sát, trả lời câu hỏi hoặc thảo luận

Từ kết quả thí nghiệm của mình, bạn hãy tính động lượng của các xe trước và sau va chạm. So sánh độ thay đổi động lượng của xe 1 và xe 2.

Hướng dẫn giải:

Biểu thức tính động lượng: p = m.v

Trong đó:

+ p: động lượng (kg.m/s)

+ m: khối lượng của vật (kg)

+ v: vận tốc của vật (m/s)

Lời giải:

Khối lượng của hai xe là như nhau và đều có độ lớn là m = 0,245 (kg)

Động lượng của xe 1 trước va chạm: p1 = 0,444.m

Động lượng của xe 1 sau va chạm: p’1 = 0,316.m

=> Độ thay đổi động lượng của xe 1 là: \(\Delta {p_1} = \left| {p_1′ – {p_1}} \right| = 0,444m – 0,316m \approx 0,03(kg.m/s)\)

Động lượng của xe 2 trước va chạm: p2 = 0,316.m

Động lượng của xe 2 sau va chạm: p’2 = 0,438.m

=> Độ thay đổi động lượng của xe 2 là: \(\Delta {p_2} = \left| {p_2′ – {p_2}} \right| = 0,438m – 0,316m \approx 0,03(kg.m/s)\)

=> Độ thay đổi động lượng của xe 1 và xe 2 bằng nhau.

Quan sát, trả lời câu hỏi và thảo luận

Từ kết quả thí nghiệm ở bảng 2.1, vận tốc của xe 1 là +0,444 m/s. Điền dấu đại số của vận tốc, động lượng từng xe vào bảng 2.2.

Hướng dẫn giải:

Biểu thức tính động lượng: p = m.v

Dấu của động lượng phụ thuộc vào dấu của v

Lời giải:

 

Trước va chạm

Sau va chạm

Vận tốc xe 1 (m/s)

+

Vận tốc xe 2 (m/s)

+

Động lượng xe 1 (kg.m/s)

+

Động lượng xe 2 (kg.m/s)

+

Câu hỏi tr 102

Quan sát, trả lời câu hỏi và thảo luận

Từ kết quả thí nghiệm của mình, bạn hãy tính động ănng của từng xe đo trước và sau va chạm. So sánh tổng động năng của hai xe trước và sau va chạm

Hướng dẫn giải:

Động năng của vật là: \({W_d} = \frac{1}{2}m{v^2}\)

Lời giải:

Động năng của xe 1 trước va chạm là: 0,5.0,245.0,4442 = 0,024 (J)

Động năng của xe 1 sau va chạm là: 0,5.0,245.0,3162 = 0,012 (J)

Động năng của xe 2 trước va chạm là: 0,5.0,245.0,3182 =0,012 (J)

Động năng của xe 2 sau va chạm là: 0,5.0,245.0,4382 = 0,024 (J)

=> Tổng động năng của hai xe trước va chạm là: 0,024 + 0,012 = 0,036 (J)

Tổng động năng của hai xe sau va chạm là: 0,012 + 0,024 = 0,036

=> Tổng động năng của hai xe trước va chạm = tổng động năng của hai xe sau va chạm.

Câu hỏi tr 103

Quan sát, trả lời câu hỏi và thảo luận

Trong va chạm hoàn toàn mềm, hãy thảo luận và cho biết phần động năng bị giảm đã chuyển thành dạng năng lượng nào?

Hướng dẫn giải:

Vận dụng kiến thức đã học

Lời giải:

Trong va chạm hoàn toàn mềm, phần động năng bị giảm đã chuyển thành các dạng năng lượng khác như năng lượng nhiệt, năng lượng âm thanh, năng lượng do biến dạng …

Luyện tập: Hãy thảo luận để tìm hiểu các hiện tượng thực tế sau:

Câu 1: Giải thích tại sao khi bắt bóng thì thủ môn phải co tay, cuộn người lại?

Lời giải:

Khi bắt bóng thì thủ môn phải co tay, cuộn người lại để thời gian va chamh giữa bóng và tay người được kéo dài thêm, nhờ vậy làm giảm lực mà tay người tác dụng lên quả bóng. Cách này đỡ đau tay hơn và giúp người bắt bóng không bị tuột tay.

Câu 2: Hãy dựa vào các hiểu biết về động lượng và lực trong hiện tượng va chạm để giải thích tác dụng của túi khí ô tô giúp giảm chấn thương của người trong xe ô tô xảy ra va chạm?

Lời giải:

Tác dụng của túi khí: Khi xảy ra va chạm, túi khí trong các ô tô được thiết kế sẽ bung ra rất nhanh, ngay sau khi bung lại được tự động xả khí để đỡ được người ngồi trong xe. Nhờ túi khi đỡ, chuyển động phần đầu người sẽ có thêm thời gian giảm vận tốc, lực xuất hiện có giá trị nhỏ, giúp giảm chấn thương. Đồng thời, túi khí hấp thụ động năng của người, chuyển thành dạng năng lượng khác.

Câu 3: Tại sao khi thả quả bóng xuống mặt sàn, khi nảy lên, bóng không thể lên tới độ cao ban đầu?

Lời giải:

Khi thả quả bóng xuống mặt sàn, khi nảy lên, bóng không thể lên tới độ cao ban đầu vì trong quá trình chuyển hóa, cơ năng của quả bóng đã chuyển thành nhiệt năng. Cơ năng không được bảo toàn, vì vậy quả bóng không nảy lên được độ cao ban đầu.

Câu hỏi tr 104

Quan sát, trả lời câu hỏi và thảo luận

Tại sao nếu người lớn bế em bé ngồi ở ghế trước xe ô tô, khi xảy ra va chạm, em bé có thể bị chấn thương nghiêm trọng mặc dù người lớn đã cài dây đai an toàn và túi khí hoạt động bình thường

Lời giải:

Nhờ có túi khí đỡ, chuyển động phần đầu người sẽ có thêm thời gian giảm vận tốc, lực xuất hiện có giá trị nhỏ, giúp giảm chấn thương. Tuy nhiên nếu người ngồi phía trước bế em bé thì thời gian giảm vận tốc sẽ không có, lực xuất hiện lớn và em bé lại là người ngồi trước người lớn nên em bé sẽ bị gặp chấn thương nặng nếu xảy ra va chạm.

Vận dụng

Bạn cần sử dụng một quả bóng nhỏ như quả bóng tennis đặt bên trên một quả bóng chuyền hơi và thả rơi hệ hai quả bóng từ một độ cao nhỏ, sau khi quả bóng chuyền va chạm với mặt đất, hãy quan sát và ghi nhận chiều cao đạt được của các quả bóng. Chú ý chỉ tiến hành tại nơi rộng rãi.

Dựa vào định luật bảo toàn động lượng và bảo toàn năng lượng, thảo luận để giải thích kết quả tại sao quả bóng nhỏ có thể đạt được độ cao khá lớn so với độ cao khi thả hai quả bóng.

Lời giải:

Khi đặt quả bóng nhỏ lên quả bóng chuyền hơi, cho hệ hai quả bóng rơi xuống đất. Lúc quả bóng chuyền hơi rơi xuống đất, động năng của quả bóng chuyền hơi cực đại. Khi quả bóng chuyền hơi bật lên, lúc này quả bóng nhỏ vẫn đang trong trạng thái rơi xuống thì bất ngờ gặp quả bóng chuyền đi lên, sau khi xảy ra va chạm giữa hai quả bóng, quả bóng tennis được cung cấp một năng lượng từ quả bóng chuyền, dẫn đến quả bóng tennis có thể đạt được độ cao khá lớn.

 

Lí thuyết

>> Xem chi tiết: Lí thuyết Bài 2 Động lượng và năng lượng trong va chạm – Vật lí 10

Hy vọng với nội dung trong bài Giải vật lí 10 bài 2 chủ đề 5 trang 100, 101, 102, 103, 104 cánh diều

do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn để từ đó hoàn thành tất cả các bài tập trong SGK.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Vật Lí 10 Cánh Diều

Rate this post


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button