Học TậpLớp 4

Góc tù là gì? Cách xác định giá trị góc của góc tù

Mời các em theo dõi nội dung bài học về Góc tù là gì? Cách xác định giá trị góc của góc tù do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.

Mục lục

Góc tù là gì?

Góc tù là góc được tạo nên bởi 2 đoạn thẳng hoặc 2 đường thẳng nằm trong cùng mặt phẳng cắt nhau một góc lớn hơn 90°.

Cũng như giá trị góc tù trong tam giác lớn hơn góc vuông và nhỏ hơn tổng góc trong của hình tam giác là 180°.

Bạn đang xem: Góc tù là gì? Cách xác định giá trị góc của góc tù

Góc tù là gì?
Góc tù là gì?

Đặc điểm, tính chất của góc nhọn

Theo định nghĩa góc tù thường sẽ có những đặc điểm tính chất sau đây:

  • Góc từ luôn có giá trị góc nhỏ hơn 180° và lớn hơn góc vuông: 90° < góc tù < 180°.

  • Trong hình học, không có hình học phẳng nào tồn tại góc tù.

Cách xác định giá trị góc của góc tù

Để có thể xác định được giá trị đo góc có phải góc tù không, mọi người có thể dựa vào những cách sau đây:

Kết hợp tính chất và thước đo góc để xác định giá trị góc tù. (ảnh: sưu tầm internet)

Áp dụng tính chất của góc

Dựa vào tính chất của góc tù, nếu mọi người nhận thấy góc đó có góc lớn hơn góc vuông 90° nhưng nhỏ hơn góc bẹt 180° có thể xác định đó là góc tù.

Sử dụng thước đo góc hoặc êke

Eke hoặc thước đo góc chính là những công cụ hỗ trợ xác định giá trị của một góc chính xác nhất bằng bao nhiêu độ. Ta có thể dùng thước để thực hiện đo giá trị của góc, nếu lớn hơn 90° và nhỏ hơn 180° chính là góc tù.

Các dạng toán về góc tù

Trong chương trình toán học bậc tiểu học, các bé sẽ được làm quen và giải các dạng bài tập liên quan tới góc tù như sau:

Dạng 1: Nhận biết góc tù với các góc khác

Phương pháp giải: Ta sẽ dựa vào tính chất, định nghĩa của góc tù để nhận biết với các góc khác chính xác.

Ví dụ: Trong các hình sau, đâu là góc tù?

Giải: Dựa vào tính chất của góc tù là góc 90° < góc tù < 180°, ta thấy:

Hình 1: Số đo góc = 0

Hình 2: Số đo góc < 90°

Hình 3: Số đo góc = 90°

Hình 4: Số đo góc > 90°

=> Hình 4 là góc tù.

Dạng 2: Viết tên các góc tù trong hình cho trước

Phương pháp giải: Ta sẽ dựa vào tính chất của góc để đọc chính xác tên góc và các cạnh liên quan.

Ví dụ: Viết tên góc tù và các cạnh của hình chính xác

Giải: Hình trên có góc tù đỉnh A, cạnh Ax và Ay

Dạng 3: Vẽ hình tương ứng với góc tù

Phương pháp giải: Dựa vào yêu cầu của đề bài, để các em dùng thước đo góc hoặc eke để vẽ góc tù tương ứng với số đo góc tương ứng đưa ra.

Ví dụ: Vẽ góc tù đỉnh O, cạnh Ox, Oy với số đo góc tương ứng bằng 130 độ.

Giải:

Bước 1: Ta vẽ đường thẳng Oy

Bước 2: Dùng thước đo góc đặt ngang bằng đường thẳng Oy, điểm 0 độ trên thước sẽ đặt ngay tâm O.

Bước 3: Tiến hành xác định điểm 130 độ trên thước tương ứng

Bước 4: Nối đỉnh O tới điểm đã xác định ở bước 3 sẽ được đường thẳng Ox.

Bước 5: Ta được góc nhọn yOx = 130 độ.

Bài tập về góc tù (có đáp án)

Bài tập tự luyện số 1

Câu 1: Trong hình dưới đây góc B , được tạo từ BA và BC là góc nhọn đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 2: Góc đỉnh A cạnh AE và AH là góc gì ??

A. Góc nhọn

B. Góc tù

C. Góc vuông

Câu 3: Trong hình dưới đây có bao nhiêu góc nhọn :

A. 4

B. 5

C. 6

Câu 4: Trong hình dưới đây có bao nhiêu góc vuông :

A. 1

B. 2

C. 3

Câu 5: Trong hình dưới đây có bao nhiêu góc tù :

A. 0

B. 1

C. 2

Câu 6: Trong hình dưới đây có 2 góc vuông đúng hay sai ?

A. Đúng

B. Sai

Phần đáp án

1. B

2. A

3. C

4. B

5. A

6. A

Bài tập tự luyện số 2

Bài 1: Cho 3 góc: Góc tù, góc bẹt, góc nhọn.

a) Góc nào lớn nhất? Góc nào nhỏ nhất?

b) Hai góc tù có thể bằng một góc bẹt được không? Tại sao?

Bài 2: Vẽ 3 tam giác sao cho:

a) Có 3 góc đều nhọn

b) Có 1 góc vuông.

c) Có 1 góc tù

d) Tam giác có góc vuông thì có mấy góc nhọn?

e) Tam giác có góc tù thì có mấy góc nhọn?

Bài 3: Vẽ hai góc vuông có chung đỉnh. Có mấy cách vẽ?

Bài 4: Hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành mấy góc vuông? Vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau rồi đọc tên các góc vuông được tạo thành.

Bài 5: Cho đường thẳng a, b. Trên đường thẳng đó lấy 2 điểm M và N. Qua M và N hãy vẽ hai đường thẳng cùng vuông góc với đường thẳng a, b đã cho.

Bài 6: Vẽ hình vuông có cạnh là 3cm.

Bài 7: Vẽ hình chữ nhật có chiều dài là 5cm, chiều rộng là 4cm. Ghi tên các cặp cạnh song song với nhau.

Bài 8: Vẽ hai đường thẳng song song với nhau.

Bài 9: Vẽ tam giác có 3 góc nhọn ABC. Từ A vẽ đường cao AH của tam giác đó.

Bài 10: Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 8cm, chiều rộng 6cm. Xác định điểm M và N là trung điểm của hai chiều rộng. Nối M với N. Viết tên các đoạn thẳng song song với nhau.

Đáp án

Bài 1:

a) Góc lớn nhất là góc bẹt, góc nhỏ nhất là góc nhọn vì: góc nhọn < góc vuông < góc tù < góc bẹt.

b) Tổng của hai góc tù lớn hơn góc bẹt vì góc bẹt = 2 góc vuông

Góc tù lớn hơn góc vuông nên góc tù + góc tù > 2 góc vuông.

Bài 2:

a) Tam giác có 3 góc nhọn

b) Tam giác có góc vuông

c) Tam giác có góc tù

d) Tam giác có góc vuông thì có 2 góc nhọn

e) Tam giác có góc tù thì có 2 góc nhọn.

Bài 3: Giải: Có 3 cách vẽ dưới đây:

Hình a hai góc ACB và BCD có chung đỉnh C.

Hình b hai góc ABC và DBE có chung đỉnh B.

Hình c hai góc ABC và EBG có chung đỉnh B.

Bài 4:

Hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông như hình b bài 119 lên trên. Đó là các góc: ABC; CBE; EBD; DBA.

Bài 5:

Bài 6:

Bạn đọc tự vẽ. Nhớ phải dùng ê ke để vẽ góc vuông và đo cạnh đủ 3cm.

Bài 7:

Bạn đọc tự vẽ. Nhớ đặt tên hình. Chẳng hạn, hình chữ nhật ABCD thì có cạnh AB song song với cạnh CD, cạnh BC song song với cạnh DA.

Bài 8:

Gợi ý: Vẽ như hình ở bài 121 hoặc như hình bên thì hai đường thẳng đi qua P và Q song song với nhau.

Bài 9:

– Đặt một cạnh góc vuông của êke  sắt với đáy BC của tam giác ABC

– Cạnh góc vuông còn lại của êke đi qua đỉnh A. Kẻ đoạn thẳng (theo cạnh êke) từ A xuống đáy BC. Đoạn thẳng đó chính là đường cao AH. Nhớ ghi dấu góc vuông tại H.

Bài 10:

Gợi ý: Chẳng hạn, hình chữ nhật ABCD có chiều rộng là BC và AD thì BC song song AD và AB, MN, CD song song với nhau.

Bài tập tự luyện số 3

Câu 1: Hình 1 có:

A. Góc bẹt đỉnh A, cạnh AM, AN

B. Góc nhọn đỉnh A, cạnh AM, AN

C. Góc tù đỉnh A, cạnh AM, AN

D. Góc vuông đỉnh A, cạnh AM, AN

Câu 2: Hình 2 có:

A. Góc bẹt định B, cạnh BK, BI

B. Góc nhọn định B, cạnh BK, BI

C. Góc tù đỉnh B, cạnh BK, BI

D, Góc vuông đỉnh B, cạnh BK, BI

Câu 3: Hình 3 có:

A. Góc bẹt đỉnh D, cạnh DE, DG

B. Góc nhọn đỉnh D, cạnh DE, DG

C. Góc tù đỉnh D, cạnh DE, DG

D. Góc vuông đỉnh D, cạnh DE, DG

Câu 4: Hình 4 có

A. Góc bẹt đỉnh C, cạnh CQ, CP

B. Góc nhọn đỉnh C, cạnh CQ, CP

C. Góc tù đỉnh C, cạnh CQ, CP

D. Góc vuông đỉnh C, cạnh CQ, CP

Từ các hình 1,2,3,4 hãy điền các từ lớn hơn, bé hơn hoặc bằng thích hợp vào chỗ trống trong câu 5 – 8

Câu 5: Góc đỉnh A ……….. hai góc vuông

A. lớn hơn

B. bé hơn

C. bằng

Câu 6: Góc đỉnh B……….. góc đỉnh D

A. lớn hơn

B. bé hơn

C. bằng

Câu 7: Góc đỉnh B ………. góc đỉnh C

A. lớn hơn

B. bé hơn

C. bằng

Câu 8: Góc đỉnh D……….. góc đỉnh C

A. lớn hơn

B. bé hơn

C, bằng

Câu 9: Cho hình vẽ như bên dưới:

Trong hình vẽ trên có:

A. 1 góc tù, 1 góc nhọn, 1 góc vuông

B. 1 góc vuông, 2 góc nhọn

C. 1 góc vuông, 2 góc tù

D. 1 góc tù, 2 góc nhọn

Cho hình vẽ trả lời câu hỏi từ 10-12:

Câu 10: Trong hình có mấy góc vuông:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 11: Trong hình có mấy góc nhọn:

A, 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 12: Trong hình có mấy góc bẹt?

A. 1

B. 2

C, 3

D. 4

Câu 13: Cho hình vẽ

Trong hình có bao nhiêu góc tù:

A. 2

B.3

C.4

D. 5

Câu 14: Cho hình vẽ:

Hình dưới trên có bao nhiêu góc nhọn? Bao nhiêu góc vuông?

A. 9 góc nhọn, 2 góc vuông

B. 8 góc nhọn, 1 góc vuông

C. 8 góc nhọn, 2 góc vuông

D. 7 góc nhọn, 3 góc vuông

Câu 15: Cho hình vẽ:

Số góc nhọn có trong hình vẽ trên là:

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Bài tập tự luyện số 4

Câu 1: Góc ICK là góc gì?

A. Góc nhọn

B. Góc tù

C. Góc vuông

D. Góc bẹt

Câu 2: Góc MON là …. . Điền câu thích hợp vào chỗ chấm:

A. Góc vuông đỉnh O, cạnh OM; ON

B. Góc nhọn đỉnh O, cạnh OM; ON

C. Góc tù đỉnh O, cạnh OM; ON

D. Góc tù đỉnh M, cạnh OM; ON

Câu 3: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng ?

A. Góc tù là góc bé hơn góc vuông, góc nhọn lớn hơn góc vuông, góc bẹt bằng hai góc vuông.

B. Góc nhọn bé hơn góc vuông, góc tù bằng hai góc vuông, góc bẹt lớn hơn góc vuông.

C. Góc nhọn nhỏ hơn hoặc bằng góc vuông, góc tù lớn hơn góc vuông, góc bẹt lớn hơn góc vuông.

D. Góc tù hơn hơn góc vuông nhưng bé hơn góc bẹt, góc nhọn bé hơn góc vuông, góc bẹt bằng hai góc vuông.

Câu 4: Trong các tam giác sau, tam giác nào có ba góc nhọn ?

A. Tam giác ABC

B. Tam giác MNP

C. Tam giác DEG

D. Cả ba tam giác trên.

Câu 5: Trong hình bên có số góc tù là:

A. 4

B. 7

C. 6

D. 5

Câu 6: Có bao nhiêu góc tù trong hình vẽ dưới đây ?

A. 2

B. 1

C. 3

D. 4

Câu 7: Trong hình thang sau, em hãy chỉ ra góc, đỉnh, cạnh của góc tù.

A. góc tù ABC, đỉnh A, cạnh BA; BC

B. góc tù ABC, đỉnh B, cạnh BA; BC

C. góc tù ABC, đỉnh A, cạnh AB; AC

D. góc tù ABC, đỉnh C, cạnh BC ; BA

Câu 8: Trong hình bên có số góc nhọn là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Bài tập tự luyện số 5

Câu 1: Điền số thích hợp vào ô trống:

Trong các góc đã cho có  góc nhọn,  góc tù

Trả lời:

Nhìn hình vẽ ta thấy:

Góc đỉnh A cạnh AB, AC là góc nhọn.

Góc đỉnh O cạnh OP, OQ là góc tù.

Góc đỉnh H cạnh HI, HK là góc vuông.

Góc đỉnh G cạnh GD, GC là góc bẹt.

Góc đỉnh T cạnh TU, TV là góc nhọn.

Góc đỉnh E cạnh EM, EN là góc tù.

Do đó, trong các góc đã cho có 2 góc nhọn, 2 góc tù.

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống lần lượt từ trái sang phải là 2;2.

Câu 2: Điền số thích hợp vào ô trống:

Trong hình đã cho ta thấy có  góc vuông,  góc nhọn.

Trả lời:

Nhìn hình vẽ ta thấy:

Góc đỉnh O cạnh OP, OQ là góc vuông.

Góc đỉnh P cạnh PO, PQ là góc nhọn.

Góc đỉnh Q cạnh QO, QP là góc nhọn.

Vậy trong các góc đã cho có 1 góc vuông, 2 góc nhọn.

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống lần lượt từ trái sang phải là 1;2.

Câu 3: Cho hình vẽ như bên dưới:

Trong hình vẽ trên có:

A. 1 góc tù, 1 góc nhọn, 1 góc vuông

B. 1 góc vuông, 2 góc nhọn

C. 1 góc vuông, 2 góc tù

D. 1 góc tù, 2 góc nhọn

Trả lời:

Nhìn hình trên ta đếm được:

– 2 góc nhọn:

+ Góc nhọn đỉnh A; cạnh AO, AB.

+ Góc nhọn đỉnh B; cạnh BA, BO.

– 1 góc tù đỉnh O; cạnh OA, OB.

Vậy hình đã cho có 1 góc tù, 2 góc nhọn.

Chọn đáp án D

Câu 4: Điền số thích hợp vào ô trống:

Trong hình trên ta thấy có  góc vuông,  góc nhọn,  góc bẹt.

Trả lời:

Nhìn trong hình trên ta đếm được:

– 3 góc vuông:

+ Góc vuông đỉnh G; cạnh GH và GK.

+ Góc vuông đỉnh I; cạnh IG và IH.

+ Góc vuông đỉnh I; cạnh IG và IK.

– 4 góc nhọn:

+ Góc nhọn đỉnh G; cạnh GH và GI.

+ Góc nhọn đỉnh G; cạnh GI và GK.

+ Góc nhọn đỉnh H; cạnh HG và HK.

+ Góc nhọn đỉnh K; cạnh KG và KH.

– 1 góc bẹt: góc bẹt đỉnh I; cạnh IK và IH.

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống lần lượt từ trái sang phải là 3;4;1.

Câu 5: Điền số thích hợp vào ô trống:

Trong hình đã cho có  góc bẹt,  góc tù.

Trả lời:

Trong hình đã cho có:

– 5 góc tù:

+ Góc tù đỉnh A; cạnh AD và AB.

+ Góc tù đỉnh B; cạnh BA và BC.

+ Góc tù đỉnh H; cạnh HB và HG.

+ Góc tù đỉnh G; cạnh GD và GH.

+ Góc tù đỉnh G; cạnh GA và GC.

– 2 góc bẹt:

+ Góc bẹt đỉnh H; cạnh HB và HC.

+ Góc bẹt đỉnh G; cạnh GC và GD.

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống lần lượt từ trái sang phải là 2;5.

Bài tập tự luyện số 6

Câu 1:  Điền tên góc phù hợp dưới mỗi hình:

Trả lời:

Câu 2: Cho hình vẽ như sau:

Góc đã cho có đỉnh là:

A. Đỉnh O

B. Đỉnh M

C. Đỉnh N

D. Tất cả các đán án trên đều đúng.

Trả lời:

Quan sát hình trên ta thấy góc đã cho có đỉnh O, cạnh OM và ON.

Chọn đáp án A

Câu 3: Trong hình dưới đây, góc đỉnh O cạnh OA và OB là góc nhọn. Đúng hay sai?

Trả lời:

Nhìn hình trên ta thấy góc đỉnh O cạnh OA và OB là góc nhọn.

Vậy khẳng định đã cho là đúng.

Câu 4: Cho hình vẽ như sau:

Góc đỉnh A là góc gì?

A. Góc nhọn

B. Góc tù

C. Góc vuông

D. Góc bẹt

Trả lời:

Quan sát hình vẽ ta thấy góc đỉnh A cạnh AB, AC là góc tù.

Chọn đáp án B

Câu 5: Cho hình vẽ như sau:

Góc đã cho có cạnh là:

A. Cạnh HDC

B. Cạnh DH, HC

C. Cạnh DH, DC

D. Cạnh DC, HC

Trả lời:

Quan sát hình vẽ ta thấy góc đã cho có đỉnh D, cạnh DH, DC.

Chọn đáp án C

***

Trên đây là nội dung bài học Góc tù là gì? Cách xác định giá trị góc của góc tù do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập

5/5 - (9 bình chọn)


Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button