Học TậpKHTN 6 Kết nối tri thứcLớp 6

KHTN 6 Bài 13 Kết nối tri thức: Một số nguyên liệu | Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Mục lục Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 13: Một số nguyên liệu

Bạn đang xem: KHTN 6 Bài 13 Kết nối tri thức: Một số nguyên liệu | Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6

Câu hỏi mở đầu trang 46 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Con người chế biến các nguyên liệu tự nhiên hay nhân tạo để làm ra những sản phẩm mới. Em hãy kế ra một số ví dụ về việc chế biến nguyên liệu thành sản phẩm mới mà em biết.

Trả lời:

Ví dụ biến thân cây mía thành đường; biến mủ cây cao su thành cao su; biến đất sét thành gốm, từ đất đá, cát sản xuất ra xi măng, thủy tinh, gạch, ngói,từ đá vôi tao ra vôi sống,…

Câu hỏi trang 46 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Hãy tìm hiểu và cho biết quặng bauxite (bôxit) được dùng làm nguyên liệu để sản xuất chất gì.

Trả lời:

Quặng bauxite (bôxit) được dùng làm nguyên liệu để sản xuất nhôm.

Hoạt động 1 trang 47 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Tìm hiểu tính chất của đá vôi

Chuẩn bị: 1 viên đá vôi, dung dịch hydrochloric acid (axit clohidric), 1 ống hút hoặc pipet, 1 chiếc đĩa,1 chiếc đinh sắt.

Tiến hành:

1. Dùng đinh sắt vạch mạnh lên bề mặt viên đá vôi. Quan sát hiện tượng

2. lấy ống hút hoặc pipet nhỏ từng giọt hydrochloric acid lên một viện đá vôi. Quan sát hiện tượng.

Trả lời câu hỏi:

a) Đá vôi có dễ dàng bị đinh sắt làm trầy xước không

b) Khi nhỏ acid vào đá vôi, em quan sát thấy hiện tượng gì?

Trả lời:

a) Đá vôi dễ dàng bị đinh sắt làm trầy xước

b) Khi nhỏ acid vào đá vôi, em quan sát thấy hiện tượng đá vôi tan dần, sủi bọt khí.

Câu hỏi trang 47 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT:

1. Hãy nêu một số tính chất và ứng dụng của đá vôi trong nông nghiệp và công nghiệp.

Trả lời: Vì thành phần hóa học chính của đá vôi là CaCO3 nên có một số tính chất:

– Tác dụng với axit mạnh và giải phóng carbon dioxide

– Khi bị nung nóng, giải phóng khí carbon dioxide và tạo vôi sống

Ứng dung:

– Đá vôi được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp xây dựng, cẩm thạch hoặc là thành phần cấu thành của xi măng hoặc sản xuất ra vôi. 

– Đá vôi được sử dụng rất nhiều trong ngành sơn

– Đá vôi là chất xử lý môi trường nước

– Đá vôi thường được sử dụng rộng rãi trong y tế với vai trò là thuốc bổ sung khẩu phần canxi giá rẻ, chất khử chua.

– Bên cạnh đó thì đá vôi còn được biết đến là chất làm trắng trong việc tráng men đồ gốm sứ. Và bột vôi cũng được gọi là đá phấn vì đây là thành phần chính của phấn viết bảng.

2. Hãy tìm hiểu và cho biết tác hại của việc khai thác đá vôi đối với môi trường.

Trả lời:  Tác hại của việc khai thác đá vôi đối với môi trường:

– Khai thác đá vôi tạo ra rất nhiều bụi, cùng với khí thải từ các phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị thi công gây ô nhiễm không khí.

– Gây ô nhiễm nguồn nước, thay đổi pH nước

– Tác động tiêu cực tới môi trường, ảnh hưởng tới cấu trúc địa tầng, địa chất từ đó có ảnh hưởng tới hệ thống nước ngầm khu vực, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường

Hoạt động 2 trang 48 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT:

1. Em hãy tìm hiểu về các mỏ quặng ở Việt Nam thông qua các phương tiện thông tin và cho biết các quặng này chứa các khoáng chất gì và ứng dụng của nó.

Trả lời:

 Ví dụ: mỏ quặng sắt Thạch Khê Hà Tĩnh: chứa 61.35% Fe, 0.207% Mn, 5.4% SiO2, 1.79% Al2O3, 0.86% CaO, 1.2% MgO, 0.27% TiO2, 0.04% P, 0.148% S. Góp phần giúp phát triển ngành sắp thép Việt Nam.

2. Tìm hiểu và trao đổi với bạn bè về tác động môi trường trong các vùng có khai thác quặng mà em biết.

Trả lời:  Việc khai thác quặng tác động tiêu cực tới môi trường trong các vùng có quặng: ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, làm sạt lở đất,cạn kiệt tài nguyên, …

Em có thể 1 trang 48 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT:

Đề xuất các hành động để bảo vệ tài nguyên rừng và biển của Việt Nam.

– Bảo vệ tài nguyên rừng:

+ Không chặt phá rừng, không đốt rừng làm nương rẫy

+ Không khai thác tài nguyên rừng trái phép, không săn bắt động vật quí hiếm

+ Tuyên truyền mọi người trồng cây gây rừng

– Bảo vệ tài nguyên biển:

+ Không vứt rác thải trên bờ biển

+ Hạn chế việc xả nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp gây ô nhiễm nguồn nước

+ Không đánh bắt các loài động vật quí hiếm dưới biển

 

Bài giảng Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 14: Một số nhiên liệu

Bài 15: Một số lương thực, thực phẩm

Bài 16: Hỗn hợp các chất

Bài 17: Tách chất khỏi hỗn hợp

Bài 18: Tế bào – Đơn vị cơ bản của sự sống

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: KHTN 6 Kết nối tri thức

5/5 - (3 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button