Học TậpKHTN 6 Kết nối tri thứcLớp 6

KHTN 6 Bài 2 Kết nối tri thức: An toàn trong phòng thực hành | Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 2: An toàn trong phòng thực hành

Bạn đang xem: KHTN 6 Bài 2 Kết nối tri thức: An toàn trong phòng thực hành | Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6

Câu hỏi trang 11 Khoa học tự nhiên 6: Theo em, những hoạt động nào trong phòng thực hành ở hình bên là không an toàn?

Tài liệu THCS Bình Chánh

Trả lời:

Những hoạt động trong phòng thực hành ở hình bên không an toàn là:

– Không sử dụng các dụng cụ bảo hộ (kính bảo vệ mắt, găng tay lấy hoá chất, khẩu trang thí nghiệm, …) khi làm thí nghiệm.

– Ăn, uống, nô đùa khi đang cầm hóa chất trên tay.

– Tự ý làm thí nghiệm khi chưa có sự hướng dẫn của giáo viên.

– Đổ lọ hóa chất ra mặt bàn.

Câu hỏi trang 11 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Em hãy cho biết mỗi biển báo dưới đây có ý nghĩa gì? Cả 3 biển báo này có đặc điểm gì chung?

Tài liệu THCS Bình Chánh

Trả lời:

– Biển báo a: Cấm sử dụng nước uống.

– Biển báo b: Cấm lửa.

– Biển báo c: Cấm ăn uống, đùa nghịch trong phòng thí nghiệm; không nếm thử hoặc ngửi hóa chất.

Cả 3 biển báo này có đặc điểm chung: Đều là biển báo cấm.

Câu hỏi 1 trang 12 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Tại sao cần đeo kính bảo vệ mắt, đeo găng tay và mặc áo choàng (nếu có) khi làm thí nghiệm với hóa chất?

Trả lời:

Cần đeo kính bảo vệ mắt, đeo găng tay và mặc áo choàng (nếu có) khi làm thí nghiệm với hóa chất, vì:

– Phòng thực hành là nơi chứa các thiết bị, dụng cụ, mẫu vật, hoá chất, … để giáo viên và học sinh có thể thực hiện các thí nghiệm, các bài thực hành. Vì vậy, đây cũng là nơi có nhiều nguồn gây nguy cơ mất an toàn cho giáo viên và học sinh.

=> Nếu không đeo kính bảo vệ mắt, đeo găng tay và mặc áo choàng (nếu có) khi làm thí nghiệm với hóa chất, có thể sẽ xảy ra những sự việc nguy hiểm: hóa chất bắn vào mắt, bỏng hóa chất, bỏng nhiệt,….

Câu hỏi 2 trang 12 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT:

a) Tại sao chúng ta cần phân biệt được những kí hiệu cảnh báo nguy hiểm trong phòng thực hành?

Tài liệu THCS Bình Chánh

    b) Hãy chỉ ra nội dung cảnh báo về chất độc, chất ăn mòn, chất độc sinh học, điện cao thế, ứng với mỗi kí hiệu trong hình dưới đây.

Trả lời:

a)     Chúng ta cần phân biệt được những kí hiệu cảnh báo nguy hiểm trong phòng thực hành để có thể nhận biết được nguy hiểm và có thể bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm đó.

b)    – Cảnh báo về chất độc: hình c.

– Cảnh báo về chất ăn mòn: hình b.

– Cảnh báo về chất độc sinh học: hình d.

– Cảnh báo về điện cao thế: hình a.

Câu hỏi trang 12 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Vẽ hai cột, cột (1) là “An toàn” và cột (2) là “Không an toàn” trên Phiếu học tập. Sắp xếp các tình huống dưới đây (chỉ cần ghi a, b, c, …) vào đúng cột.

a) Thực hiện theo chỉ dẫn cho giáo viên. Báo cáo với giáo viên ngay nếu thấy mối nguy hiểm (một sự cố bất thường, làm nứt, vỡ dụng cụ thủy tinh, đổ tràn hóa chất ra bàn, …).

b) Dùng tay kiểm tra mức độ nóng của vật khi đang đun.

c) Ngửi hoặc nếm để tìm hiểu xem hóa chất có mùi, vị lạ không.

d) Đọc kĩ nhãn ghi trên mỗi lọ chứa hóa chất. Cẩn thận khi làm thí nghiệm với các hóa chất có tính ăn mòn. Rửa tay kĩ sau khi xử lí hóa chất.

e) Cẩn thận khi cầm đồ thủy tinh, dao và các dụng cụ sắc nhọn khác.

g) Luôn rửa tay bằng xà phòng sau khi chạm vào thực vật hoặc động vật.

h) Dọn dẹp và cất thiết bị sau khi hoàn thành thí nghiệm. Vứt bỏ chất thải thí nghiệm đúng nơi quy định.

Trả lời:

An toàn

Không an toàn

a, d, e, g, h

b,c

 

Câu hỏi trang 12 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành. Thực hiện được các quy định an toàn trong phòng thực hành.

Trả lời:

Ví dụ: Một số kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành:

Tài liệu THCS Bình Chánh

 

Bài giảng Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 3: Sử dụng kính lúp

Bài 4: Sử dụng kính hiển vi quang học

Bài 5: Đo chiều dài

Bài 6: Đo khối lượng

Bài 7: Đo thời gian

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: KHTN 6 Kết nối tri thức

5/5 - (1 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button