Tổng hợp

Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc nào? Giá trị lễ hội Lồng Tồng

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc nào? trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Mục lục

Lễ hội Lồng Tồng là gì? Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc nào?

Lễ hội Lồng tồng cũng thường gọi là Lễ hội xuống đồng, là một lễ hội của dân tộc Người Tày, cũng là nét quy tụ những sắc thái văn hóa đặc trưng nhất của các dân tộc như: Nùng, Dao, Sán Chỉ…. Được xem là hoạt động tín ngưỡng cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no. Nơi tổ chức tại những ruộng tốt nhất, to nhất. Vẫn chưa có tài liệu nào nghiên cứu, khẳng định lễ hội này có từ bao giờ. Nhưng chắc chắn rằng, khởi nguồn của lễ hội phải được sinh ra từ xã hội của người Tày khi đã sống thành làng bản quần cư trong cộng đồng.

Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc nào?
Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc nào?

Thời gian tổ chức Lễ hội Lồng Tồng

Tùy theo từng nơi, ấn định cho phù hợp với địa hình. Các địa phương gần nhau thì có thể thỏa thuận chọn ngày khác nhau để có điều kiện giao lưu, trao đổi. hàng năm tại chiêm hóa thường tổ chức lễ hội vào mùng 8 tháng giêng

Bạn đang xem: Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc nào? Giá trị lễ hội Lồng Tồng

Chuẩn bị cho lễ hội

Trước ngày hội, các gia đình đều quét dọn nhà cửa, xóm bản sạch sẽ, chuẩn bị lương thực để đón khách. Vào ngày lễ xuống đồng, ngoài đồng của Bản, mỗi gia đình chuẩn bị một mâm cỗ theo khả năng. Mang hàm ý phô bày sự khéo léo của người phụ nữ trong việc nội trợ, nấu nướng các món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh giầy, chè lam, bánh bỏng… Trên mỗi mâm đều có một chiếc bánh hình bông hoa nhiều màu sắc. Lễ khấn cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt được thực hiện do các thầy tào tiến hành.

Mâm cúng, có gà luộc, có bánh chưng, thịt lợn, trứng luộc nhuộm phẩm màu, xôi đỏ, xôi vàng tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng, cho âm dương, trên mỗi đĩa xôi có một con én màu đỏ làm bằng giấy đậu lên, những mơ ước, những khát vọng về cuộc sống ấm no, sinh sôi nảy nở, an lành đều được gửi gắm tất cả vào trong đó.

Về lễ vật cúng tế, tộc người Tày chuẩn bị rất chu đáo cẩn thận, tất cả những người tham gia cũng như vật dùng đều phải sạch sẽ; các món ăn phải ngon, tinh túy, cầu kỳ, đẹp mắt như: Bánh khảo (sla cao) làm từ gạo nếp, lạc, vừng, đường được rang lên và xay thành bột; bánh bỏng (pẻng khô) cũng từ gạo nếp với nhựa cây khoai ngứa được đồ lên thành xôi rồi đưa vào cối giã bằng tay; ngoài ra còn có 2 loại bánh bỏng (thóc théc, khẩu sli) cũng được làm từ gạo nếp nhưng cách chế biến khác nhau; bánh chè lam (pẻng khinh); bánh chưng Tày (pẻng tổm, khẩu tổm); gà cúng phải là gà sống thiến béo có chân, đầu, mào đỏ đẹp; lợn đen tế phải từ 50kg trở lên; ngoài ra còn có thêm các loại sản phẩm nông nghiệp do dân bản trồng trọt, chăm sóc và các dụng cụ lao động sản xuất.v.v.

Chuẩn bị cho lễ hội Lồng Tồng
Chuẩn bị cho lễ hội Lồng Tồng

Ngoài những món cúng truyền thống, mâm cúng ngày hôi còn được chuẩn bị khá công phu, nhà không có điều kiện thì vài chục món, còn nhà khá giả thì làm đến hàng trăm món. Trên mỗi mâm cỗ còn có thêm đôi quả còn được làm bằng vải màu, trong nhồi cát và bông, có tua rua nhiều màu sặc sỡ.
Thông thường lễ hội diễn ra trên những thửa ruộng, cánh đồng hay bãi đất rộng nhưng tại Phú Đình lễ hội được tổ chức tại sân vận động xã. Ngay từ sáng sớm, các gia đình cùng nhau đội mâm cúng ra khu đất định sẵn để làm lễ xuống đồng, quện trong bước chân là những câu hát Sli mượt mà cầu chúc 1 năm mưa thuận gió hòa.

Khi cỗ được bày xong, thầy cúng có uy tín được dân làng tiến cử sẽ bắt đầu phần lễ với nghi lễ của dân tộc Tày, xin Thành hoàng làng mở hội, tạ Thiên Địa, cầu Thần Nông, thần Núi, thần Suối…ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, ấm no hạnh phúc…

Trong lễ cấu mùa này, nghi thức xuống đồng đóng một vai trò quan trọng – một người đàn ông to khỏe, đức độ, cày giỏi, làm ăn giỏi nhất làng và một con trâu tốt nhất được chọn để vạch những đường cày đầu tiên của vụ mới, mở đầu cho một mùa sản xuất bội thu.

Hoạt động trong lễ hội

Lễ hội được khởi nguồn từ trong cộng đồng của người Tày và thường được tổ chức ở những ruộng đất tốt nhất, to nhất trong bản làng.

Với phần Lễ của hội Lồng Tồng thì phải chuẩn bị một mâm cỗ với đầy đủ các sản vật của địa phương do chính những bàn tay khéo léo, chịu thương, chịu khó của nhân dân các dân tộc làm ra đem dâng lên trời đất, thần linh. Đặc biệt, còn có những hạt giống, theo quan niệm của bà con nơi đây, hạt giống tạo nên mùa màng, tạo ra sản phẩm lương thực cho con người.

Hoạt động trong lễ hội
Hoạt động trong lễ hội

Sau lễ cúng thần linh, trời đất, Ban tổ chức thực hiện nghi thức cày “Tịch điền” để lấy may, lấy phúc, dân khang, vật thịnh.

Lễ hội Lồng Tồng thường có hai phần là phần lễ và phần hội. Lễ hội bắt đầu khi chiêng trống nổi lên, rồi các bô lão và tráng đinh rước Thần Nông và Thành Hoàng từ đình ra ruộng, còn các gia đình thì rước cỗ bày ra trên bãi hội.

Người chủ trì hội xướng bài mo cúng chư thần rồi tuyên bố phá cỗ. Gia đình nào có cỗ thịnh soạn và mời được nhiều khách dự hội đến thưởng thức cỗ nhà mình thì xem đó là điều may mắn cho cả năm. Có nơi các vị bô lão được mời đi thưởng cỗ, có thanh niên gái trai đi theo múa hát, chúc cho từng gia đình vạn sự tốt lành.

Cùng với các hoạt động rước lễ, lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian như đánh yến, kéo co, đẩy gậy, đi kà kheo, bắt cá suối, thi cấy nhanh và không thể thiếu những làn điệu then mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Tày ở các địa phương đến giao lưu.

Trong các trò vui chơi của người Tày, trò hát then, Sli, lượn thu hút nhiều khách thập phương hơn cả. Các trò này được kéo dài từ lúc bắt đầu cho đến lúc kết thúc lễ hội, được đưa vào nhà và khắp thôn bản đều hát; nội dung hát chủ yếu là hát giao duyên, hát chúc tụng, hát mừng xuân mới, đặc biệt các đôi trai gái thanh niên tìm hiểu nhau sau này trở thành vợ chồng…

Đặc biệt, hấp dẫn và khó nhất là phần thi Tung còn; để chiến thắng, người chơi phải ném quả còn trúng vòng tròn được bọc giấy đỏ tâm vàng treo trên ngọn tre cao vút. Hàng trăm người chơi, may mắn chỉ có 1, 2 người tung còn trúng điểm. Người Tày quan niệm, nếu quả còn trúng đích khiến miếng giấy bọc trên đó bị thủng thì năm đó dân bản được thần thánh ban ơn, mọi việc đều may mắn, suôn sẻ…

Giá trị lễ hội Lồng Tồng

Lễ hội Lồng tồng của người Tày là một nghi thức đặc trưng của văn hóa vùng, mang tính chất tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng cầu mưa, tín ngưỡng thờ mặt trời. Chứa đựng nhiều hoạt động tín ngưỡng dân gian, và cũng chính là Lễ hội cầu mưa của người làm nghề nông là nghề truyền thống của dân tộc Tày, Nùng với các nội dung chào mừng mùa xuân mới, mừng vụ mùa trước cho mùa vụ sau bội thu, cho mọi người, mọi nhà khỏe mạnh ấm no, hạnh phúc, bản làng yên vui.

Trò chơi ném còn của người Tày là một trong những trò chơi phổ biến của các lễ hội dân gian của người Tày ở Định Hoá, Thái Nguyên. Nó luôn là người bạn chung thủy để chia sẻ niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống của người dân. Cùng với các trò chơi khác của người Tày và các loại hình nghệ thuật khác của những dân tộc anh,em.

Giá trị lễ hội Lồng Tồng
Giá trị lễ hội Lồng Tồng

Có thể nói ném còn đã trở thành một thực thể trong đời sống tinh thần, một thành phần có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu bộc lộ tình cảm của những người dân Tày yêu thích các trò chơi dân gian. Thông qua ném còn người dân thể hiện tín ngưỡng phồn thực,cầu may, trở thành một phần không thể thiếu được trong đời sống tinh thần người Tày. Nét đẹp văn hoá của đồng bào Tày qua Trò chơi ném còn cần được giữ gìn, lưu truyền và phát triển để không bị mai một theo thời gian.

Để khôi phục, bảo tồn trò chơi ném còn của dân tộc cũng góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Không những vậy, nó còn đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa, nghệ thuật của nhân dân.

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc nào? Mọi thông tin trong bài viết Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc nào? Giá trị lễ hội Lồng Tồng đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyện mục Tổng hợp

5/5 - (4 bình chọn)

Nguyễn Thanh Tùng

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button