Tổng hợp

OEM là gì? Sự khác biệt giữa OEM với kinh doanh truyền thống

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu OEM là gì trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Mục lục

OEM là gì?

OEM là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Original Equipment Manufacturer”, dịch là “Nhà sản xuất thiết bị gốc”. Hiểu nôm na, hàng OEM là mặt hàng được sản xuất bởi một nhà máy hoặc doanh nghiệp chuyên thực hiện các công việc như cung ứng sản phẩm và sản xuất theo đơn đặt hàng của đơn vị đối tác.

Ví dụ thực tế nhất là Apple và Foxconn. Trong đó, Apple là khách hàng, là bên chịu trách nhiệm nghiên cứu, phát triển công nghệ và phân phối sản phẩm, còn Foxconn chính là công ty OEM, là bên sản xuất sản phẩm cho Apple có trụ sở ở nhiều nơi như Đài Loan, Trung Quốc, Ấn Độ,..

Bạn đang xem: OEM là gì? Sự khác biệt giữa OEM với kinh doanh truyền thống

Hiện nay, các mặt hàng OEM đã được sử dụng phổ biến và lưu hành rộng rãi trên thị trường hàng hóa. Những mặt hàng OEM mà chúng ta dễ thấy nhất đó là những mặt hàng tiêu dùng như khăn giấy, bình nước giữ nhiệt, các vật dụng trong nhà bếp.

Ngoài ra hàng OEM còn bao gồm quần áo, phụ kiện thời trang, đồ nội thất,… với chất lượng tốt và có giá thành phải chăng. Vì thế người dùng có thể hoàn toàn tin tưởng vào những mặt hàng này vì thông thường chúng đều được ghi rõ và chính xác thông tin về thương hiệu cũng như công ty, doanh nghiệp sản xuất ra nó.

OEM là gì?
OEM là gì?

Yêu cầu về hàng hóa OEM

Hàng hóa OEM cần đảm bảo đầy đủ các yêu cầu của bên đặt hàng và phải được sản xuất theo quy trình tuân thủ các quy định về chất lượng và bảo mật kinh doanh.

Các mặt hàng OEM thường có nhiều loại khác nhau. Tất nhiên, mỗi loại sẽ có một mức giá khác nhau. Hiện tại, hàng OEM thường được gia công ở nước thứ 3. Các sản phẩm OEM có chất lượng rất tốt nên được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng.

Nếu công ty đặt hàng OEM, bạn cần đảm bảo 2 yêu cầu quan trọng nhất đó là:

  • Nhà nhập khẩu OEM cần cung cấp thông tin về số lượng muốn đặt và yêu cầu sản phẩm cần gia công.
  • Bên đặt hàng cũng không được phép tự ý bán các mặt hàng OEM ra ngoài thị trường dưới dạng bán rời hoặc bán riêng các phụ kiện, linh kiện hay bộ phận.

Sự khác biệt giữa OEM với kinh doanh truyền thống

Đối với phương thức kinh doanh truyền thống, các hoạt động nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh sản phẩm sẽ được công ty trực tiếp quản lí. Chính vì thế việc công ty đầu tư một dây chuyền sản xuất có quy mô, nhân lực và  hệ thống quản lý là điều cần thiết.

Còn đối với các công ty sản xuất theo mô hình OEM thì chỉ cần thuê một công ty khác tiến hành gia công, lắp ráp, sản xuất sản phẩm. Bên cạnh đó, dây chuyền sản xuất của công ty OEM có thể sản xuất hàng hóa cho nhiều đối tác khác nhau. Việc này sẽ giúp tối ưu hóa nguồn lực, chi phí cũng như thời gian cho cả công ty OEM và khách hàng.

Phân biệt OEM, ODM và OBM

OEM, ODM và OBM là ba khái niệm được dùng phổ biến trong ngành nhưng lại rất hay bị nhầm lẫn. Sau đây là những khác biệt giữa 3 khái niệm này.

OEM

OEM là viết tắt của Original Equipment Manufacturer, đây là cụm từ dùng để chỉ những công ty, công xưởng sản xuất hàng hóa theo các thiết kế và các thông số kỹ thuật đã được đặt trước cho các công ty khác.

ODM

ODM viết tắt của Original Design Manufacturing, nó dùng để chỉ về hình thức kinh doanh chuyên thiết kế sản phẩm theo đơn đặt hàng.

Khác biệt giữa OEM và ODM đó là công ty sản xuất OEM chỉ sản xuất hay gia công sản phẩm, còn công ty ODM chỉ thiết kế và xây dựng các sản phẩm theo yêu cầu. Những công ty ODM đảm nhận một phần không nhỏ trong quá trình sản xuất.

OBM

OBM, viết tắt của từ Original Brand Manufacturer, chỉ nhà sản xuất của thương hiệu gốc. Những nhà sản xuất này không thực hiện thiết kế hay sản xuất sản phẩm, mà họ sẽ chịu trách nhiệm phát triển và duy trì thương hiệu và tạo ra uy tín tiêu dùng đối với khách hàng. Công ty OBM sẽ có thể thuê công ty OEM và ODM để hỗ trợ công việc tạo ra sản phẩm cuối.

Phân biệt OEM, ODM và OBM
Phân biệt OEM, ODM và OBM

Hàng OEM tốt không?

Nhìn chung các mặt hàng OEM đều tốt, nằm ở mức 9/10 so với các mặt hàng chính hãng bởi vì đây là mặt hàng được sản xuất theo yêu cầu của hãng và dựa trên tiêu chuẩn chất lượng cũng như được dán tem chính hãng.

Về giá thành, các mặt hàng OEM sẽ có giá thành thấp hơn hàng chính hãng do độ tính xảo cùng tính bền sẽ kém hơn một chút nhưng nhìn chung là một chín một mười so với hàng chính hãng bởi vì các linh kiện, nguyên liệu đều có nguồn gốc từ nhà sản xuất chính hãng.

Lưu ý khi mua hàng OEM

Khi muốn mua một mặt hàng OEM, bạn nên trang bị kiến thức về loại mặt hàng này vì ở Việt Nam ranh giới giữa hàng OEM và hàng FAKE rất mong manh. Vì thế, các bạn có thể bị người bán lừa. Để tránh việc mua nhầm hàng FAKE thì các bạn có thể tìm mua những mặt hàng ở những nơi uy tín như siêu thị, cửa hàng lớn,… và hãy kiểm tra hàng kĩ trước khi mua.

Qua những chia sẻ trên, Bách hóa XANH hy vọng đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về hàng OEM là gì cũng như hàng OEM có tốt không. Hãy vận dụng những kiến thức cơ bản trên cho lĩnh vực kinh doanh hoặc đơn giản là hỗ trợ công cuộc “săn hàng chuẩn giá hịn” bạn nhé!

Lợi ích của mô hình sản xuất hàng OEM

Mô hình sản xuất hàng OEM (Original Equipment Manufacturer) đem lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp. Dưới đây là chi tiết về các lợi ích chính của mô hình này:

– Làm mới cho sản phẩm: Một trong những lợi ích quan trọng của mô hình OEM là tạo cơ hội để công ty thỏa sức triển khai ý tưởng mới cho sản phẩm. Bằng cách hợp tác với một đơn vị sản xuất OEM, công ty có thể áp dụng những ý tưởng sản phẩm, thiết kế hay kinh doanh mới một cách linh hoạt. Điều này giúp công ty cải thiện và làm mới sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường nhanh chóng.

– Kết hợp nhiều ý tưởng: Mô hình OEM cho phép kết hợp nhiều ý tưởng khác nhau vào quá trình sản xuất. Bằng cách mix nhiều ý tưởng đã thực hiện với nhau, công ty có thể đáp ứng yêu cầu đặc thù và đa dạng của bên đối tác. Kết quả là tạo ra sản phẩm độc đáo và khác biệt trên thị trường.

– Đơn giản hóa quy trình: Mô hình OEM giúp đơn giản hóa quy trình sản xuất. Thay vì phải tự mình sản xuất từ đầu, công ty có thể nhờ một đơn vị OEM chuyên nghiệp thực hiện công đoạn sản xuất. Điều này giúp giảm bớt quy trình, công đoạn phức tạp và tập trung vào các hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp. Quy trình đơn giản hóa cũng dẫn đến giảm chi phí sản xuất, phù hợp với những doanh nghiệp mới thành lập (startup) có nguồn vốn hạn chế.

– Tận dụng chuyên môn và kỹ năng: Hợp tác với một đơn vị OEM chuyên nghiệp cho phép công ty tận dụng chuyên môn và kỹ năng của đối tác. Công ty không cần phải đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng, máy móc và nguồn nhân lực để sản xuất, mà có thể tin tưởng vào khả năng sản xuất của đơn vị OEM đã có kinh nghiệm và hiểu rõ ngành công nghiệp tương ứng.

– Tăng cường hiệu suất và linh hoạt: Mô hình OEM cho phép công ty tăng cường hiệu suất và linh hoạt trong sản xuất. Công ty có thể tập trung vào việc phân phối, tiếp thị và xây dựng thương hiệu trong khi đồng thời sử dụng dịch vụ sản xuất OEM để nhanh chóng đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiến độ giao hàng.

– Mở rộng quy mô sản xuất: Khi sử dụng mô hình OEM, công ty có thể mở rộng quy mô sản xuất một cách linh hoạt mà không cần đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng và tài sản cố định. Điều này giúp công ty tận dụng cơ hội thị trường và mở rộng sự hiện diện của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Mô hình sản xuất hàng OEM mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, bao gồm khả năng làm mới sản phẩm, kết hợp nhiều ý tưởng, đơn giản hóa quy trình, tận dụng chuyên môn và kỹ năng, tăng cường hiệu suất và linh hoạt, cũng như mở rộng quy mô sản xuất một cách linh hoạt.

Lợi ích của mô hình sản xuất hàng OEM
Lợi ích của mô hình sản xuất hàng OEM

Những thắc mắc về hàng OEM

Chất lượng hàng OEM có tốt không? Có nên sử dụng không?

Nhìn chung hàng OEM là tốt, tầm 9/10 so với hàng chính hãng vì đây là hàng được sản xuất theo yêu cầu của hãng và dựa trên tiêu chuẩn chất lượng cũng như tem chính hãng.

Về giá thành, hàng OEM sẽ có giá thấp hơn hàng chính hãng do độ tinh xảo và độ bền, nhưng nhìn chung là một chín một mười so với hàng chính hãng vì các linh kiện, nguyên vật liệu,… đều được lấy từ nhà sản xuất gốc.

Như Mua bán đã phân tích ở trên, các loại hàng hóa OEM thường được sản xuất từ các nhà máy, xí nghiệp. Tuy nhiên chúng không có thương hiệu rõ ràng mà chỉ được gắn mác OEM. Do đó, giá thành của hàng OEM thường thấp hơn rất nhiều so với hàng chính hãng.

Việc sử dụng các mặt hàng OEM được coi là an toàn và hợp pháp, nhằm mang đến giá cả cạnh tranh nhất. Khi mua hàng OEM, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể.

Nhưng khi gặp bất kỳ vấn đề gì về sản phẩm, bạn phải chấp nhận rủi ro là sẽ không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào từ nhà cung cấp.

Việc này có thể xử lý tốt nếu bạn rảnh về kỹ thuật và công nghệ. Và nếu bạn không am hiểu về lĩnh vực này thì nên suy nghĩ kỹ trước khi quyết định mua hàng OEM.

Cách phân biệt hàng OEM với loại hàng khác

Bạn cần biết rằng hàng chính hãng phải được sản xuất từ chính nguồn gốc của nhà sản xuất, không qua bất kỳ khâu trung gian nào. Các mặt hàng chính hãng sẽ thưởng giá cao hơn các mặt hàng được chuyển giao công nghệ.

Còn những mặt hàng chính hãng sẽ có chất lượng đảm bảo và được bảo hành đầy đủ theo quy định của nhà sản xuất. Đối với các sản phẩm OEM, các sản phẩm sẽ không được sản xuất bởi cùng một nhà sản xuất.

Đây là sản phẩm do một bên trung gian khác sản xuất, sau đó dán thương hiệu của bên đặt hàng lên trước khi tung ra thị trường. Vì vậy, nhiều người dùng khi mua phải những sản phẩm này bị hiểu nhầm là hàng không chính hãng.

Nhưng hàng OEM thường cũng tốt như hàng chính hãng nên bạn không cần quá lo lắng. Chưa kể, giá của hàng OEM thậm chí còn rẻ hơn giá của nhà sản xuất chính hãng tới 60-70%. Vì vậy bạn nên cân nhắc có nên mua hàng OEM hay không.

Hiện nay, nhiều thương hiệu đã lợi dụng hàng OEM để làm hàng giả, hàng nhái kém chất lượng, thu lợi nhuận cao. Những mặt hàng này khi bán ra thị trường sẽ có giá cao ngang ngửa với hàng chính hãng nhưng chất lượng rất kém.

Với khả năng làm giả tinh vi như hiện nay, chúng ta sẽ rất khó phân biệt được đâu là hàng chính hãng và hàng OEM. Thậm chí, hàng nhái đôi khi còn giống và đẹp hơn hàng thật 100%.

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về OEM là gì. Mọi thông tin trong bài viết OEM là gì? Sự khác biệt giữa OEM với kinh doanh truyền thống đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (1 bình chọn)

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button