Học TậpLớp 10Sinh học 10 Chân trời sáng tạo

Sinh học 10 Bài 20 Chân trời sáng tạo: Thực hành: Quan sát tiêu bản các kì phân bào nguyên phân và giảm phân | Soạn Sinh 10

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Giải Sinh học 10 Bài 20: Thực hành: Quan sát tiêu bản các kì phân bào nguyên phân và giảm phân

Học sinh viết và trình bày báo cáo theo mẫu:

Bạn đang xem: Sinh học 10 Bài 20 Chân trời sáng tạo: Thực hành: Quan sát tiêu bản các kì phân bào nguyên phân và giảm phân | Soạn Sinh 10

Giải Sinh học 10 Bài 20 (Chân trời sáng tạo): Thực hành: Quan sát tiêu bản các kì phân bào nguyên phân và giảm phân  (ảnh 1)

Trả lời:

BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH QUAN SÁT TIÊU BẢN PHÂN BÀO

Thứ … ngày … tháng … năm …

Nhóm: …               Lớp: …                  Họ và tên thành viên: …

1. Quan sát tiêu bản quá trình nguyên phân

a. Tiến trình thực hiện:

– Dụng cụ: Kính hiển vi, lam kính, lamen, đĩa đồng hồ, kẹp, giấy thấm, kim mũi mác, kim nhọn, dao lam, đèn cồn, tranh ảnh các kì phân bào,…

– Mẫu vật: Rễ củ hành, lá cây thài lài tía (cây lẻ bạn),…

b. Hình ảnh quan sát được:

Hình vẽ

Mô tả các kì quan sát được

Giải Sinh học 10 Bài 20 (Chân trời sáng tạo): Thực hành: Quan sát tiêu bản các kì phân bào nguyên phân và giảm phân  (ảnh 1)

Kì trung gian: Nhiễm sắc thể nhân đôi và ở trạng thái dãn xoắn nên khó quan sát.

Giải Sinh học 10 Bài 20 (Chân trời sáng tạo): Thực hành: Quan sát tiêu bản các kì phân bào nguyên phân và giảm phân  (ảnh 1)

Kì đầu: Các nhiễm sắc thể kép bắt đầu co xoắn.

Giải Sinh học 10 Bài 20 (Chân trời sáng tạo): Thực hành: Quan sát tiêu bản các kì phân bào nguyên phân và giảm phân  (ảnh 1)

Kì giữa: Các nhiễm sắc thể kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Giải Sinh học 10 Bài 20 (Chân trời sáng tạo): Thực hành: Quan sát tiêu bản các kì phân bào nguyên phân và giảm phân  (ảnh 1)

Kì sau: Mỗi nhiễm sắc thể kép tách thành hai nhiễm sắc thể đơn và phân li về hai cực của tế bào.

Giải Sinh học 10 Bài 20 (Chân trời sáng tạo): Thực hành: Quan sát tiêu bản các kì phân bào nguyên phân và giảm phân  (ảnh 1)

Kì cuối: Các nhiễm sắc thể đơn nằm gọn trong nhân, màng nhân xuất hiện, tế bào chất phân chia tạo thành 2 tế bào con.

2. Quan sát tiêu bản quá trình giảm phân

a. Tiến trình thực hiện:

– Dụng cụ: Kính hiển vi, lam kính, lamen, đĩa đồng hồ, kẹp, giấy thấm, kim mũi mác, kim nhọn, dao lam, đèn cồn, tranh ảnh các kì phân bào,…

– Mẫu vật: Hoa hành.

b. Hình ảnh quan sát được:

Hình vẽ

Mô tả các kì quan sát được

Giải Sinh học 10 Bài 20 (Chân trời sáng tạo): Thực hành: Quan sát tiêu bản các kì phân bào nguyên phân và giảm phân  (ảnh 1)

Kì đầu I: Các nhiễm sắc thể bắt đầu co xoắn, các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng tiếp hợp và có thể trao đổi chéo, màng nhân tiêu biến.

Giải Sinh học 10 Bài 20 (Chân trời sáng tạo): Thực hành: Quan sát tiêu bản các kì phân bào nguyên phân và giảm phân  (ảnh 1)

Kì giữa I: Các nhiễm sắc thể tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo.

Giải Sinh học 10 Bài 20 (Chân trời sáng tạo): Thực hành: Quan sát tiêu bản các kì phân bào nguyên phân và giảm phân  (ảnh 1)

Kì sau I: Các nhiễm sắc thể phân li về 2 cực của tế bào.

Giải Sinh học 10 Bài 20 (Chân trời sáng tạo): Thực hành: Quan sát tiêu bản các kì phân bào nguyên phân và giảm phân  (ảnh 1)

Kì cuối I: Hai nhân nằm gọn ở hai cực tế bào, màng nhân bắt đầu xuất hiện, tế bào chất phân chia.

Giải Sinh học 10 Bài 20 (Chân trời sáng tạo): Thực hành: Quan sát tiêu bản các kì phân bào nguyên phân và giảm phân  (ảnh 1)

Kì đầu II: Các nhiễm sắc thể bắt đầu co xoắn, màng nhân tiêu biến (kích thước tế bào nhỏ hơn ở kì đầu I).

Giải Sinh học 10 Bài 20 (Chân trời sáng tạo): Thực hành: Quan sát tiêu bản các kì phân bào nguyên phân và giảm phân  (ảnh 1)

Kì giữa II: Các nhiễm sắc thể tập trung xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.

Giải Sinh học 10 Bài 20 (Chân trời sáng tạo): Thực hành: Quan sát tiêu bản các kì phân bào nguyên phân và giảm phân  (ảnh 1)

Kì sau II: Các nhiễm sắc thể phân li về 2 cực của tế bào (kích thước tế bào nhỏ hơn ở kì sau I).

Giải Sinh học 10 Bài 20 (Chân trời sáng tạo): Thực hành: Quan sát tiêu bản các kì phân bào nguyên phân và giảm phân  (ảnh 1)

Kì cuối II: Hai nhân nằm gọn ở hai cực tế bào, màng nhân bắt đầu xuất hiện, tế bào chất phân chia (kích thước tế bào nhỏ hơn ở kì cuối I).

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 21: Công nghệ tế bào

Ôn tập chương 4

Bài 22: Khái quát về vi sinh vật

Bài 23: Thực hành: Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

Bài 24: Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Sinh học 10 Chân trời sáng tạo

5/5 - (2 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button