Học TậpLớp 9Soạn văn 9

Soạn văn 9 bài Chị em Thúy Kiều

ND chính

Đoạn trích đã khắc họa rõ nét chân dung tuyệt mĩ của chị em Thúy Kiều, ca ngợi vẻ đẹp, tài năng và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh của Thúy Kiều, đây là biểu hiện cho cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du.

Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 83 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

Bạn đang xem: Soạn văn 9 bài Chị em Thúy Kiều

– Kết cấu đoạn thơ:

+ Bốn câu đầu: giới thiệu chị em Thúy Kiều

+ Bốn câu tiếp: nhan sắc Thúy Vân

+ Mười hai câu tiếp: nhan sắc và tài năng của Thúy Kiều

+ Bốn câu cuối: cuộc sống của hai chị em Kiều

– Kết cấu này có liên quan đến trình tự miêu tả nhân vật:

+ Tác giả giới thiệu Thúy Vân trước, sau đó giới thiệu Thúy Kiều.

+ Tác giả đã cố ý đảo trật tự: nhân vật trung tâm, quan trọng hơn thì Nguyễn Du dành để giới thiệu sau, với số câu nhiều hơn.

Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 83 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

– Những hình tượng nghệ thuật gợi vẻ đẹp của Thúy Vân: trăng, hoa, ngọc, mây và tuyết.

– Vẻ đẹp của Thúy Vân phúc hậu, đoan trang, quý phái.

– Vẻ đẹp ấy mang tính cách và như dự báo trước số phận: vẻ đẹp của Thúy Vân gợi ra sự hòa hợp, thân thiện với xung quanh: mây thua, tuyết nhường => Số phận của nàng sẽ bình lặng, suôn sẻ.

Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 83 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

* Điểm giống:

– Gợi tả vẻ đẹp của Kiều, tác giả cũng dùng những hình tượng nghệ thuật ước lệ: thu thủy, xuân sơn.

– Chân dung Thúy Kiều cũng là chân dung mang tính cách, số phận: vẻ đẹp của Kiều làm cho tạo hóa phải ghét ghen, đố kị -> dự cảm một số phận éo le, đau khổ, truân chuyên.

* Điểm khác:

– Nguyễn Du đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy, miêu tả Thúy Vân trước để làm nổi bật chân dung Thúy Kiều.

– Nguyễn Du chỉ dành bốn câu thơ để gợi tả Vân, trong khi đó dành tới mười hai câu thơ để cực tả vẻ đẹp của Kiều.

– Vẻ đẹp của Vân chủ yếu là ngoại hình, còn vẻ đẹp của Kiều là cả nhan sắc, tài năng, tâm hồn.

Câu 4

Trả lời câu 4 (trang 83 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

– Tác giả nhấn mạnh vẻ đẹp về tài năng, về tâm hồn của Thúy Kiều:

+ Tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến, gồm đủ cả cầm (đàn), kì (cờ), thi (thơ), họa (vẽ).

+ Tài đàn của nàng đã là sở trường, năng khiếu (nghề riêng), vượt lên trên mọi người (ăn đứt). Cực tả cái tài của Kiều cũng là để ngợi ca cái tâm đặc biệt của nàng. Cung đàn “Bạc mệnh” mà Kiều tự sáng tác chính là ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm.

Câu 5

Câu 5:

Trả lời câu 5 (trang 83 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

– Khi miêu tả, Nguyễn Du đã dự báo số phận của hai người:

+ Vẻ đẹp của Thúy Vân là một vẻ đẹp hiền lành, “mây thua, tuyết nhường” => cuộc đời bình yên, suôn sẻ.

+ Vẻ đẹp của Thúy Kiều làm cho “nghiêng nước, nghiêng thành”,  “hoa ghen, liễn hờn” => cuộc đời nhiều sóng gió.

Câu 6

Câu 6:

Trả lời câu 6 (trang 83 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

– Nguyễn Du đã tập trung cho bức chân dung của Thúy Kiều (vì nàng là nhân vật chính): số câu dành cho Thúy Vân là 4, trong khi số câu dành cho Thúy Kiều là 16. Thúy Vân cũng được nói đến là có sắc, có tài, nhưng Nguyễn Du dành nhiều câu thơ để tả về tài năng của Thúy Kiều.

– Chân dung của Thúy Kiều gây ấn tượng mạnh hơn về sắc, về tài, về tình. Nhưng về hình dáng bên ngoài thì bức chân dung của Thúy Vân cụ thể hơn, giúp người đọc hình dung ra nhân vật rõ nét hơn.

Bài đọc

>> Xem chi tiết: Văn bản Chị em Thúy Kiều

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Soạn văn 9

5/5 - (7 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button