Tổng hợp

Tai nạn lao động là gì? Mức hưởng chế độ tai nạn lao động

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Tai nạn lao động là gì trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Mục lục

Tai nạn lao động là gì?

Tai nạn lao động là sự cố rủi ro bất ngờ xảy ra trong quá trình lao động gây thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng người lao động, gắn với việc thực hiện công việc, nghĩa vụ lao động.

Tai nạn lao động luôn là nội dung không thể thiếu trong pháp luật lao động của hầu hết các nước. Ở Việt Nam, được coi là tai nạn lao động trong các trường hợp: tai nạn xảy ra trong giờ làm việc, tại nơi làm việc; tai nạn xảy ra ngoài giờ làm việc, ngoài nơi làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động; tai nạn xảy ra trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc của người lao động. Nguyên nhân của tai nạn lao động chủ yếu là do an toàn lao động không đảm bảo hoặc do các nguồn nguy hiểm trong sản xuất gây ra, hậu quả của nó là người lao động bị suy giảm khả năng lao động hoặc tử vong. Vì vậy, người sử dụng lao động luôn luôn phải có trách nhiệm ngăn ngừa, bồi thường, trả các chỉ phí cấp cứu, điều trị và tiền lương trong thời gian điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động. Người lao động bị tai nạn lao động được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Bạn đang xem: Tai nạn lao động là gì? Mức hưởng chế độ tai nạn lao động

Ngoài ra theo khoản 8 điều 3 của Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định về khái niệm tai nạn lao động như sau:

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Tai nạn lao động là gì?
Tai nạn lao động là gì?

Phân loại tai nạn lao động

Tai nạn lao động làm chết người lao động (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động chết người) là tai nạn lao động mà người lao động bị chết thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Chết tại nơi xảy ra tai nạn;

– Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu;

– Chết trong thời gian Điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y;

– Người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án đối với trường hợp mất tích.

Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nặng) là tai nạn lao động làm người lao động bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nhẹ) là tai nạn lao động không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Thời gian, nội dung khai báo tai nạn lao động

– Khi biết tin xảy ra tai nạn lao động chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên, người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn phải khai báo theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 34 Luật an toàn vệ sinh lao động như sau:

Điều 34: Khái báo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động

1. Việc khai báo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động thực hiện như sau…..

b) Đối với các vụ tai nạn quy định tại điểm a khoản này làm chết người hoặc làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên thì người sử dụng lao động có trách nhiệm khai báo ngay với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi xảy ra tai nạn; trường hợp tai nạn làm chết người thì phải đồng thời báo ngay cho cơ quan Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);…..

– Khai báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) với Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra tai nạn; trường hợp tai nạn làm chết người đồng thời báo ngay cho cơ quan Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Công an cấp huyện);

– Nội dung khai báo theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

– Khi biết tin xảy ra tai nạn lao động chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên trong các lĩnh vực phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 34 của Luật an toàn vệ sinh lao động ngoài việc thực hiện khai báo theo quy định của luật chuyên ngành, người sử dụng lao động của cơ sở để xảy ra tai nạn phải khai báo như sau:

– Khai báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) với Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra tai nạn và với Bộ quản lý ngành lĩnh vực đó theo thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 21 Nghị định này, trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác; trường hợp tai nạn làm chết người thì phải đồng thời báo ngay cho Công an cấp huyện;

– Nội dung khai báo được thực hiện theo mẫu quy định tại  Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

– Khi xảy ra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động, thì việc khai báo theo quy định tại điểm d khoản 1 điều 34 Luật an toàn vệ sinh lao động được thực hiện như sau:

– Ngay sau khi biết sự việc người lao động bị chết hoặc bị thương nặng do tai nạn lao động, gia đình nạn nhân hoặc người phát hiện có trách nhiệm khai báo ngay với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi xảy ra tai nạn lao động;

– Khi nhận được tin xảy ra tai nạn lao động làm chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên, Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi xảy ra tai nạn phải báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) với Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Công an cấp huyện theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

Trong phạm vi trách nhiệm của mình, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết tin báo về tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, thông báo kết quả giải quyết tin báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã báo tin khi có yêu cầu và phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người đã báo tin.

Thời gian, nội dung khai báo tai nạn lao động
Thời gian, nội dung khai báo tai nạn lao động

Trách nhiệm của NSDLĐ đối với người lao động bị tai nạn lao động

Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

– Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

– Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

+ Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

+ Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;

+ Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

– Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

– Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

+ Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

+ Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

– Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;

– Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;

– Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;

– Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;

– Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này;

– Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.

– Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết các khoản 3, 4 và 5 Điều này

Mức hưởng chế độ tai nạn lao động

Trường hợp đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động, người lao động sẽ được nhận những khoản tiền và quyền lợi sau:

* Do người sử dụng lao động chi trả

Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 đã quy định cụ thể trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn lao động như sau:

– Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định:

+ Kịp thời sơ cứu, cấp cứu và tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động.

+ Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động như sau:

  • Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả đối với người lao động tham gia BHYT;
  • Trả phí khám giám định mức suy giảm KNLĐ đối với những trường hợp kết luận suy giảm KNLĐ dưới 05% do người sử dụng lao động giới thiệu đi khám giám định tại Hội đồng giám định y khoa;
  • Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia BHYT.

– Tiền lương: Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động.

– Bồi thường cho người bị tai nạn lao động không do lỗi của họ gây ra:

+ Ít nhất 1,5 tháng lương nếu suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng lương nếu suy giảm KNLĐ từ 11% đến 80%;

+ Ít nhất 30 tháng lương cho người lao động bị suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết.

– Trợ cấp cho người bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính mình gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% các mức nêu trên ứng với mức suy giảm KNLĐ.

– Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc.

* Do Qũy tai nạn lao động chi trả

Tùy thuộc vào mức độ suy giảm KNLĐ mà người lao động được hưởng các chế độ do Qũy tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thuộc Qũy bảo hiểm xã hội (BHXH) chi trả như sau:

– Trợ cấp một lần (suy giảm từ 05% – 30%):

+ Suy giảm 05% hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 01% thì hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;

+ Hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH: Từ 01 năm trở xuống được 0,5 tháng, cứ thêm mỗi năm được thêm 0,3 tháng tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

Căn cứ: Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động

– Trợ cấp hằng tháng (suy giảm từ 31% trở lên):

+ Suy giảm 31% hưởng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 01% thì hưởng thêm 02% mức lương cơ sở;

+ Hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH: Từ 01 năm trở xuống được 0,5%, cứ thêm mỗi năm được thêm 0,3% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

Căn cứ: Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động

– Tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình:

Người lao động bị tai nạn lao động mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp tiền để mua các phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật và theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn, kỹ thuật như: Tay giả, máng nhựa tay, chân giả, máng nhựa chân; nẹp đùi, nẹp cẳng chân, áo chỉnh hình,…

Căn cứ: Điều 51 Luật An toàn, vệ sinh lao động

– Trợ cấp phục vụ (suy giảm từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống, mù hai mắt, cụt, liệt hai chi hoặc bị tâm thần):

Mức trợ cấp/tháng = Mức lương cơ sở = 1,49 triệu đồng/tháng.

(Mức lương cơ sở áp dụng năm 2021: 1,49 triệu đồng)

Căn cứ: Điều 52 Luật An toàn, vệ sinh lao động

– Trợ cấp một lần khi chết:

Mức trợ cấp một lần = 36 x Mức lương cơ sở = 53.640.000 đồng.

Căn cứ: Điều 53 Luật An toàn, vệ sinh lao động

– Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị:

Mức trơ cấp mỗi ngày = 30% x Mức lương cơ sở

Trong đó, số ngày nghỉ dưỡng sức:

+ Tối đa 10 ngày nếu suy giảm KNLĐ từ 51% trở lên;

+ Tối đa 07 ngày nếu suy giảm KNLĐ từ 31% – 50%;

+ Tối đa 05 ngày nếu suy giảm KNLĐ từ 15% – 30%.

Căn cứ: Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động

– Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động khi trở lại làm việc:

+ Mức hỗ trợ tối đa là 50% mức học phí, nhưng không quá 15 lần mức lương cơ sở;

+ Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là hai lần và chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần/năm.

Căn cứ: Điều 55 Luật An toàn, vệ sinh lao động

Lưu ý: Mức hỗ trợ này áp dụng cho người lao động bị suy giảm KNLĐ từ 31% trở lên, được sắp xếp công việc mới phù hợp với sức khỏe, nguyện vọng nhưng cần phải đào tạo nghề để chuyển đổi (theo Điều 12 Nghị định 88/2020/NĐ-CP).

Mức hưởng chế độ tai nạn lao động
Mức hưởng chế độ tai nạn lao động

Trường hợp không được hưởng chế độ tai nạn lao động

Khoản 3 Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động nêu rõ, người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Theo đó, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây, người lao động sẽ không được hưởng chế độ tai nạn lao động:

– Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;

– Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;

– Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.

Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động

Căn cứ Quyết định 222/QĐ-BHXH ban hành ngày 25/2/2021, hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động lần đầu bao gồm:

– Bản chính văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (mẫu 05A-HSB) của đơn vị sử dụng lao động.

– Bản sao Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động (trường hợp điều trị nội trú).

– Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ của Hội đồng giám định y khóa hoặc bản sao Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (tương đương mức suy giảm KNLĐ 61%), nếu giám định y khoa mà tỷ lệ suy giảm KNLĐ cao hơn 61% thì hồ sơ hưởng chế độ có thêm Biên bản giám định y khoa.

– Chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng về trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt (nếu có).

– Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa (trường hợp thanh toán phí giám định y khoa).

Thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động

Theo Điều 59 Luật An toàn, vệ sinh lao động và Quyết định 222/QĐ-BHXH, người lao động muốn được hưởng chế độ tai nạn lao động cần phối hợp với người sử dụng lao động để thực hiện thủ tục hưởng như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.

Người lao động cần phối hợp với người sử dụng lao động để chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ nói trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.

Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH nơi đóng BHXH trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động.

Hình thức nộp:

– Qua giao dịch điện tử.

– Qua dịch vụ bưu chính công ích.

– Trực tiếp tại cơ quan BHXH.

Bước 3: Cơ quan BHXH tiếp nhận và giải quyết hồ sơ.

Thời hạn giải quyết: Tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Bước 4: Nhận kết quả.

Người sử dụng lao động nhận kết quả giải quyết trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc giao dịch điện tử.

Người lao động được nhận tiền trợ cấp thông qua tài khoản cá nhân hoặc trực tiếp tại cơ quan BHXH (trợ cấp 01 lần) hoặc qua bưu điện.

Thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động
Thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Tai nạn lao động là gì?. Mọi thông tin trong bài viết Tai nạn lao động là gì? Mức hưởng chế độ tai nạn lao động đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (2 bình chọn)

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button