Tổng hợp

Thất tịch là ngày gì? Lễ thất tịch nên làm gì?

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Thất tịch là ngày gì? trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Mục lục

Thất tịch là ngày gì?

Ngày lễ Thất tịch, còn gọi Tết ngâu hay ngày ông Ngâu bà Ngâu, là ngày 7/7 âm lịch hàng năm, gắn liền với sự tích Ngưu Lang và Chức Nữ. Đây được coi là ngày lễ tình nhân của các nước phương Đông.

Thất tịch 2023 sẽ rơi vào thứ ba, tức ngày 22/8 dương lịch.

Bạn đang xem: Thất tịch là ngày gì? Lễ thất tịch nên làm gì?

Thất tịch là ngày gì?
Thất tịch là ngày gì?

Nguồn gốc ngày lễ Thất tịch

Lễ Thất tịch có nguồn gốc từ Trung Quốc, xuất phát từ câu chuyện Ngưu Lang và Chức Nữ.

Tương truyền, Ngưu Lang là một chàng trai chăn trâu tuy nghèo nhưng rất chăm chỉ. Nhờ tính cách thiện lương, Ngưu Lang có được tình cảm của nàng tiên dệt vải Chức Nữ, con gái út của Vương Mẫu Nương Nương, chuyên dệt các đám mây ngũ sắc trên bầu trời.

Hai người đã kết duyên vợ chồng, trải qua những năm tháng hạnh phúc bên nhau và có được 2 người con, một trai một gái.

Một ngày kia, Chức Nữ phải trở về thiên đình theo lệnh của Ngọc Đế. Ngưu Lang đau khổ đuổi theo nhưng bị chặn lại bởi con sông Thiên Hà, ranh giới giữa hai cõi phàm tiên. Thế rồi, Ngưu Lang nhất định ở đó chờ đợi, mãi không chịu rời đi.

Từ đó, bên cạnh sông Thiên Hà có thêm một vì sao, mọi người gọi đó là sao Ngưu Lang. Cảm thương tấm chân tình của Ngưu Lang, Vương Mẫu đồng ý cho họ mỗi năm vào ngày Thất tịch được gặp nhau một lần.

Theo tiếng Hán, thất là “bẩy”, tịch là “chiều tối”. Vậy thất tịch có nghĩa là “chiều tối ngày mùng 7 âm lịch”. Trung Quốc xem ngày Thất tịch là ngày lễ quan trọng, còn có tên gọi là lễ Khất Xảo.

Vào đêm mùng 7/7 âm lịch, những người phụ nữ cầu nguyện để có được đôi bàn tay khéo léo. Trong ngày này, các cô gái trẻ trưng bày các vật dụng nghệ thuật tự tạo để cầu mong lấy được ông chồng tốt.

Với nguồn gốc câu chuyện về tình yêu cảm động, ngày mùng 7/7 âm lịch dần trở thành ngày lễ tình nhân của phương Đông.

Ngày lễ Thất tịch tại Nhật Bản được gọi là lễ Tanabata. Vào ngày này, người Nhật sẽ viết mong ước của mình vào những mảnh giấy đầy màu sắc Tanzaku rồi treo lên cành trúc trước cửa nhà để cầu mong may mắn, vụ mùa bội thu và sự thịnh vượng. Các bạn trẻ cũng tới các đền thờ trong ngày lễ Tanabata để cầu nguyện, mong tìm được ý trung nhân.

Nguồn gốc ngày lễ Thất tịch
Nguồn gốc ngày lễ Thất tịch

Tại Hàn Quốc, lễ Thất tịch còn được gọi là lễ Chilseok. Trong lễ hội Chilseok, người Hàn Quốc sẽ tắm với mong muốn đem lại một sức khỏe tốt. Ngoài ra, họ còn ăn mì và bánh nướng. Chilseok được biết đến như là lễ hội để thưởng thức đồ ăn làm từ lúa mì bởi sau ngày lễ Chilseok, những cơn gió lạnh sẽ làm hỏng hương vị của lúa mì.

Ở Việt Nam, ngày lễ Thất tịch còn được gọi là ngày “ông Ngâu bà Ngâu”. Các đôi lứa yêu nhau thường đến chùa, làm lễ và cầu mong cho tình duyên bền vững, son sắt.

Ngoài ra, người ta còn truyền tai nhau, ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất tịch cũng là một cách để cầu nhân duyên may mắn.

Vào ngày này trời thường mưa, người ta gọi là mưa ngâu, mưa là nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi gặp nhau. Dân gian có câu: “Đồn rằng tháng 7 mưa ngâu, Con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền”.

Nếu trời không mưa, các đôi thường cùng nhau ngắm sao Ngưu Lang – Chức Nữ và thề hẹn. Đêm Thất tịch, chòm sao Chức Nữ sẽ sáng vô cùng. Người ta tin rằng hai người yêu nhau nếu cùng ngắm sao Ngưu Lang – Chức Nữ trong đêm mùng 7/7 thì sẽ mãi mãi bên nhau.

Ý nghĩa ngày lễ Thất tịch

Ý nghĩa ngày lễ Thất tịch ở Trung Quốc

Lễ thất tịch tiếng Trung là 七夕节 / Qīxì jié /. Ngoài ra, ngày lễ Thất tịch Trung Quốc còn có thể được gọi bằng nhiều tên gọi khác như:

  • Khất Xảo Tiết (乞巧節): Lễ hội để thể hiện tài năng.
  • Thất Thư Đản (七姐誕): Sinh nhật của người chị thứ bảy.

Xảo Tịch (巧夕): Ngày mà đôi nam nữ tặng nhau những chuỗi hạt Hồng Đậu tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu.
Mỗi khi đến ngày lễ Thất Tịch ở Trung Quốc, những người phụ nữ sẽ cầu nguyện cho đôi mình có bàn tay khéo léo vào đêm 7/7 âm lịch. Ngày này, các cô gái trẻ thường bày biện đồ những món đồ nghệ thuật để cầu mong lấy được người chồng tốt.

Vào ngày lễ này, mọi người ở Trung Quốc thường sẽ ăn các món ăn phổ biến như sủi cảo, xảo tô, gà, chè đậu đỏ với mong muốn tay chân trở nên nhanh nhẹn, khéo léo hơn và đặc biệt là nâng cao kỹ năng thêu thùa ở người con gái.

Ý nghĩa ngày lễ Thất tịch ở Trung Quốc
Ý nghĩa ngày lễ Thất tịch ở Trung Quốc

Ý nghĩa ngày Thất tịch ở Hàn Quốc

Trong văn hóa Hàn Quốc, ngày lễ Thất Tịch được gọi là lễ Chilseok. Các hoạt động và ý nghĩa của Thất Tịch cũng khác với văn hóa Trung Quốc.

Chilseok là thời điểm mùa nóng qua đi và mùa mưa bắt đầu nên những hạt mưa rơi vào ngày đó được gọi là nước Chilseok. Ngoài ra còn có thêm nhiều bí ngô, dưa chuột và dưa hấu trong lễ hội.

Người Hàn Quốc thường đi tắm trong ngày lễ này với mong muốn mang lại sức khỏe tốt và ăn bánh mì nướng trong lễ Chilseok.

Ý nghĩa ngày Thất tịch ở Nhật Bản

Ở Nhật Bản, ngày lễ Thất Tịch được gọi là Tanabata, và vào ngày này, người Nhật thường viết những điều ước của họ lên những dải giấy Tanzaku. Sau đó treo nó lên cành tre trước cửa nhà và cầu chúc những điều may mắn, thuận lợi, mùa màng bội thu, thịnh vượng.

Giới trẻ Nhật Bản cũng đến thăm đền thờ trong lễ Tanabata và mong sớm tìm được nửa kia.

Ý nghĩa ngày Thất tịch ở Việt Nam

Ngày lễ Thất Tịch ở Việt Nam hay được gọi là ông Ngâu bà Ngâu. Gọi là như vậy vì trong ngày ngày thường xảy ra hiện tượng mưa ngâu.

Tương truyền, mưa là giọt nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi họ gặp nhau. Dân gian có câu “Đồn rằng tháng 7 mưa ngâu, con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền”.

Hàng năm, vào ngày 7/7 âm lịch, một buổi lễ được tổ chức ở chùa Hà để cầu tình duyên, con cái và gia đình hạnh phúc. Người ta tin rằng nếu hai người yêu nhau cùng đi ngắm sao Ngưu Lang Chức Nữ vào đêm 7/7 sẽ mãi mãi bên nhau.

Ngày Lễ Thất Tịch Nên Làm Gì Để Gặp May Mắn?

Đi chùa cầu duyên, cầu bình an

Vào ngày Thất tịch 7/7 âm lịch, nhiều người thường đi chùa khấn Phật để cầu bình an cho người thân, gia đình. Bên cạnh đó, sau những ngày học tập, làm việc căng thẳng mệt mỏi thì đến chùa còn giúp bạn tĩnh tâm, mang lại cảm giác thư thái, thanh tịnh.

Ngoài ra, đây cũng là dịp để những cặp đôi có thể cầu nguyện cho tình yêu thêm bền chặt; những bạn còn độc thân thì cầu đường tình duyên gặp thuận lợi, may mắn.

Ăn chè đậu đỏ

Có nhiều lời đồn cho rằng ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất tịch thì những người “ế” sẽ gặp được “nửa kia” của mình. Còn đôi lứa đang yêu nhau thì ăn chè đậu đỏ sẽ giúp tình yêu của họ thêm gắn bó, lãng mạn, hạnh phúc.

Ăn chè đậu đỏ vao Thất Tịch
Ăn chè đậu đỏ vao Thất Tịch

Bên cạnh đó, chè đậu đỏ cũng là món ăn chứa nhiều dinh dưỡng, thơm ngon, ngọt bùi, thanh mát, giải nhiệt ngày nắng nóng hiệu quả.

Làm việc tốt tích đức

Ngày lễ Thất tịch có ý nghĩa tâm linh đặc biệt nên muốn gặp may mắn, bình an trong ngày này thì bạn nên làm nhiều việc thiện. Những công việc tốt đẹp cũng sẽ giúp bạn tích đức nhiều hơn trong tương lai đấy.

Tặng quà cho người mình yêu thương

Ngày Thất tịch còn được coi là ngày của các cặp đôi. Vì thế, việc tặng quà cho “người ấy” vào ngày này là cách để thể hiện tình yêu thương rõ nhất. Các cặp đôi nên dành tặng cho nhau những món quà ý nghĩa mà đối phương thích để gia tăng thêm tình cảm nhé.

Ngày Lễ Thất Tịch Không Nên Làm Gì Để Tránh Xui Xẻo?

Không nên tổ chức đám cưới

Bắt nguồn từ sự tích Ngưu Lang Chức Nữ được gặp nhau một ngày 7/7 âm lịch trong một năm, đoàn tụ chưa được bao lâu đã phải xa cách, mang theo nhiều nhung nhớ, đợi chờ. Vì vậy, nhiều người quan niệm rằng ngày Thất tịch không may mắn để tổ chức.

Không nên xây nhà, mua xe

Ngày 7/7 thường có mưa ngâu, gây khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ thi công nhà cửa. Ngoài ra, theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch còn là tháng cô hồn, thời điểm ma quỷ được thả tự do, đến nhân gian quấy phá. Do đó, nhiều người sẽ kiêng làm những việc trọng đại, bỏ ra một số tiền lớn như xây nhà, mua xe.

Không làm những việc xấu

Không làm những việc xấu gây hại cho mọi người là việc mà ai cũng nên làm không chỉ riêng vào ngày Thất tịch. Tuy nhiên, vào ngày này bạn nên đặc biệt chú ý đến hành động của mình, không làm những điều xấu để tích đức, giúp cầu bình an, may mắn cho bản thân và gia đình.

Ngoài ra, theo dân gian, tránh làm những điều xấu xa trong ngày này cũng sẽ giúp con đường tình duyên của bạn may mắn, thuận lợi hơn.

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Thất tịch là ngày gì? Mọi thông tin trong bài viết Thất tịch là ngày gì? Lễ thất tịch nên làm gì? đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyện mục Tổng hợp

5/5 - (12 bình chọn)

Nguyễn Thanh Tùng

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button