Mời các em theo dõi nội dung bài học về Trợ từ là gì? Phân loại trợ từ do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.
Trợ từ là gì?
“Trợ” trong từ điển Hán việt có nghĩa là hỗ trợ, giúp đỡ. Hiểu một cách đơn giản thì trợ từ là những từ thường đi kèm một từ khác trong câu có tác dụng nhằm nhấn mạnh hay biểu thị một sự vật, hiện tượng nào đó được nói đến trong câu.
Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu, dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
Bạn đang xem: Trợ từ là gì? Phân loại trợ từ
Không có một quy định cụ thể là trợ từ phải bổ nghĩa cho phần nào của câu, tùy vào các ngữ cảnh khác nhau mà trợ từ sẽ bổ ngữ cho những trợ từ trong câu. Trợ từ thường đứng đầu câu hoặc đứng giữa câu, nhưng sẽ thường là trước vị trí chủ thể được bổ nghĩa.
Ví dụ: Một số trợ từ phổ biến chúng ta thường gặp trong văn phong giao tiếp hoặc văn viết hàng ngày: “những, chính, đích, ngay, thì, là, chỉ….”
– Chính Huyền đã giới thiệu tôi tới đây.
Trong ví dụ trên phó từ “chính” đóng vai trò bổ trợ cho chủ ngữ của câu là “Huyền”, để nhấn mạnh và khẳng định chính Huyền là người đã giới thiệu tới chứ không phải ai khác. Bỏ phó từ “chính” đi hoàn toàn không làm thay đổi kết cấu hay nội dung của câu.
– Người con gái xinh đẹp kia đích thị là hoa hậu Thùy Tiên.
Nhờ việc bổ sung trợ từ “đích thị” đã tạo sự nhấn mạnh và chú ý hớn đến nội dung vấn đề đang được nói đến. Từ “đích thị” nhấn mạnh hơn cho người nghe về đối tượng đang được nhắc đến. Người nói đã khẳng định một cách chắc chắn người con gái mà xinh đẹp ở kia chỉ có thể là hoa hậu Thùy Tiên chứ không thể là đối tượng nào khác.
Vai trò của trợ từ
Thán từ là các từ hoặc ngữ hoặc từ ngữ dùng trong câu với nhiệm vụ biểu lộ cảm xúc của người nói/người viết. Mục đích chính của từ loại này là biểu cảm một cách ngắn gọn, xúc tích nhưng vẫn đầy đủ ý nghĩa.
Trợ từ có nhiệm vụ làm tăng tính biểu thị, nhấn mạnh về sự vật, sự việc trong câu. Nhiệm vụ chính của từ loại này là nhấn mạnh sức biểu thị của một sự việc hay sự vật nào đó.
Phân loại trợ từ
Trợ từ là từ loại phổ biến thường gặp, trong cuộc sống thường ngày đôi khi chúng ta đang sử dụng trợ từ mà không hay biết mình đang sử dụng chúng. Trợ từ có thể phân loại thành hai nhóm chính: trợ từ để nhấn mạnh và trợ từ để đánh giá sự vật, sự việc, hiện tượng.
Trợ từ để nhấn mạnh: đúng với tên gọi, trợ từ này có vai trò nhằm nhấn mạnh cho một sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó trong câu. Thường là các từ như: “những, cái, thì, mà, là ….”
– Anh ta đã tiêu hết những năm triệu cho buổi mua sắm ngày hôm qua.
– Tôi là học sinh lớp 8A.
– Hoa hậu hòa bình Việt Nam 2022 là Thiên Ân.
Có thể nhận thấy điểm chung những trợ từ nhấn mạnh thì thường đứng trước những danh từ, nhằm nhấn mạnh cho danh từ đó. Ngoài ra, khi sử dụng trợ từ bổ nghĩa, người nghe hay người đọc cũng dễ dàng nắm bắt được thông tin, không bị nhầm lẫn đối tượng đang được đề cập với đối tượng khác.
Trợ từ để đánh giá sự vật, sự việc, hiện tượng: trợ từ này có vai trò đánh giá, xác định về sự vật, sự việc, hiện tượng cái mà được người nói, người viết đang muốn nhắc đến. Thường là các từ như “chính, chính là, đích là…”
– Con chó đã đuổi tôi hôm qua đích thị là con con chó nhà ông An đầu làng.
– Chính Lan đã rủ chúng tôi đi chơi.
– Hà chính là người học giỏi nhất lớp chúng tôi.
Giới thiệu 2 loại Trợ từ
Những từ thường đứng cuối câu và tạo nên ngữ điệu cho câu. Cụ thể với câu nghi vấn sẽ là: à, ư, hả. Còn câu trần thuật là: đi, thôi, mà.
Những từ thêm vào câu nhằm nhấn mạnh một từ hoặc 1 cụm từ nào đó. Ví dụ: Chính tôi cũng không biết cô ấy bỏ đi lúc nào. Ngay cả học sinh giỏi nhất lớp cũng không giải được bài toàn này. Tôi mua những ba bó hoa một lúc.
Cũng giống như câu hỏi “trường từ vựng là gì?”. Trả lời câu hỏi trợ từ là gì không hề dễ vì đây là kiến thức ngữ pháp phức tạp. Học sinh thường nhầm lẫn với phó từ. Để nắm chắc phần nội dung này, các em phải thực hành, làm nhiều bài tập. Như vậy mới có thể rút cho mình kinh nghiệm và hiểu rõ bản chất của nó.
Phân biệt trợ từ, thán từ
Trợ từ | Thán từ | |
Khái niệm | Nhằm biểu thị hoặc nhấn mạnh sự vật, sự việc được nhắc tới trong câu nói. | Nhằm bộc lộ cảm xúc của người nói tới người nghe. |
Vai trò | Giữ vai trò biểu thị hoặc nhấn mạnh sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó đang được nhắc đến. | Vai trò của thán từ là nhằm biểu cảm, bộc lộ tình cảm cảm xúc của người nói, người viết. |
Phân loại | Chia làm hai loại là trợ từ để nhấn mạnh và trợ từ để đánh giá sự vật, sự việc. | Thán từ làm hai loại là thán từ bộc lộ cảm xúc, tình cảm và thán từ gọi đáp. |
Vị trí | Trợ từ có thể được đặt ở đầu câu hoặc ở giữa câu.Trợ từ không tách riêng ra khỏi câu được, nó nằm trong câu để bổ nghĩa cho câu. | Thán từ thường chủ yếu xuất hiện đầu câu và được ngăn cách bởi dấu chấm than hoặc dấu phẩy.Thán từ cũng có thể được tách riêng thành câu đặc biệt để bổ nghĩa cho câu phía sau nó. |
Bài tập liên quan đến trợ từ và thán từ
Bài 1: Trợ từ là gì ví dụ?
Trợ từ là từ ngữ đi kèm trong câu nhằm nhấn mạnh, biểu thị về sự vật, sự việc, hiện tượng, con người được nhắc đến trong quá trình viết hoặc nói.
Ví dụ: Chính thằng Nam đã ăn trộm quả xoài trong vườn.
Bài 2: Hãy đặt 5 câu với 5 thán từ khác nhau.
Lời giải:
- Than ôi! Sao tôi khổ thế này!
- Ô hay! Bác sao lại đi đường đó.
- Eo ôi! Con sâu này đáng sợ quá.
- Vâng! Con đi ngay đây ạ!
- Ôi! Hôm nay trời đẹp quá
Bài 3: Em hãy viết đoạn văn có sử dụng trợ từ thán từ “Chính, ôi, tận”
Bài làm:
Hôm nay, Lan ra vườn để hái rau cho bà. Cô bé nhìn thấy một con chim sơn ca trên cành cây ổi. Chính con chim đó mỗi ngày đều hót bên cạnh cửa sổ phòng cô. Nó thấy lan, lập tức hót ríu rít. Lan liền thốt lên:
- Ôi! Chú chim sơn ca hót mới hay làm sao
Thấy chú chim cứ hót líu lo, Lan đã vào trong bếp lấy cho nó tận ba nắm thóc.
Bài 4: Đặt câu với thán từ: chà, á
Lời giải:
- Chà! Đáng ra tôi nên đi cùng em ấy mới phải.
- Á! Con mèo cào em đau quá.
Bài 5: Đặt câu với trợ từ: những, chính
Lời giải:
- Hôm nay, bé Na ăn những hai bát cơm lớn
- Hồi ấy, tôi nhớ rất rõ chính ba đã trồng cây ổi ở giữa vườn.
Bài 6: Tìm trợ từ thán từ trong văn bản Lão Hạc của Nam Cao
Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi thì khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy, hay bữa trai, bữa ốc. Tôi nói chuyện lão với vợ tôi. Thị gạt phắt đi:
– Cho lão chết! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ! Lão làm lão khổ chứ ai làm lão khổ! Nhà mình sung sướng gì mà giúp lão? Chính con mình cũng đói…
Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương: không bao giờ ta thương… Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi.
Lời giải:
- Trợ từ: chỉ, thì, những
- Thán từ: Chao ôi
Bài 7: Tìm thành phần cảm thán trong các câu sau và nêu ngắn gọn tác dụng của nó?
“Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”
(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)
Trả lời:
– Thán từ được sử dụng trong hai dòng thơ trên chính là thán từ “Ôi”
– Tác dụng: Tác giả bộc lộ niềm xúc động, tự hào về đất nước dân tộc mình. Hàng tre xanh ấy giống như một đội quân danh dự cùng với các loại cây khác giống như người dân từ mọi miền đang tụ họp, sum vầy bên lăng Người để cùng trò chuyện, canh gác cho giấc ngủ ngàn thu của Bác.
Bài 8: Tìm thành phần trợ từ trong các câu sau và nêu ngắn gọn tác dụng của chúng?
a. Trời mưa đường trơn mà Yến vẫn đi học đúng giờ.
b. Hắn chỉ ăn mỗi bát cơm với ít đĩa rau luộc đạm bạc.
c. Tính ra cậu Vàng cậu ấy ăn khỏe hơn cả tôi ông giáo ạ.
d. Rồi cứ mỗi tư rằm, mùng một mặt trăng lại tròn như quả bóng.
Trả lời:
a. Trợ từ “mà” trong câu nhằm nhấn mạnh cho sự việc Yến đi học đúng giờ mặc cho bên ngoài trời mưa và đường trơn.
b. Trợ từ “chỉ” biểu thị sắc thái không bình thường về số lượng, không đạt mức tiêu chuẩn bình thường (quá ít). Từ đó nhấn mạnh diễn đạt cho việc ăn quá ít của hắn
c. Trợ từ “cả” nhấn mạnh vào mức độ cao. Ở đây lão Hạc muốn nhấn mạnh ý diễn đạt với ông giáo rằng cậu Vàng ăn rất khỏe, khỏe hơn cả sức ăn của lão.
d. Trợ từ “cứ” nhấn mạnh thêm vào sắc thái khẳng định, không kể các yếu tố khách quan như thế nào.
***
Trên đây là nội dung bài học Trợ từ là gì? Phân loại trợ từ do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập
- Chi tiết hoặc hình ảnh nào trong văn bản đã để lại trong em những ấn tượng sâu đậm? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) ghi lại ấn tượng ấy lớp 8 (7 Mẫu)
- Trong truyện có nhiều đoạn văn mang tính triết lí về cuộc sống, con người. Em thích nhất đoạn văn nào? Vì sao? lớp 8 (2 Mẫu)
- Tóm tắt truyện Lão Hạc trong khoảng 10-15 dòng lớp 8 (24 Mẫu)
- Việc tái hiện sự khác nhau trong cách nhìn những bức tranh liên quan chặt chẽ đến ý nghĩa của đoạn trích. Em có đồng ý với nhận xét này không? Vì sao? (Trình bày thành một đoạn văn khoảng 8 – 10 dòng) lớp 8 (3 Mẫu)
- Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu ý kiến của em về hiện tượng sử dụng biệt ngữ xã hội trên mạng xã hội hiện nay lớp 8 (6 Mẫu)
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình là một trong những biểu hiện của lòng yêu nước. Viết một đoạn văn khoảng sáu câu, nêu một số việc mà em đã hoàn thành tốt và lí giải vì sao những việc đó có thể thể hiện lòng yêu nước của em lớp 8 (6 Mẫu)
- 1 hải lý bằng bao nhiêu km? Một số quy đổi hải lý thường dùng
- 15 tuổi còn tăng chiều cao được không? Các cách tăng chiều cao ở tuổi 15 cho trẻ hiệu quả
- 2011 là năm con gì? Sinh năm 2011 mệnh gì?
- 50+ Những câu nói hay của thầy Thích Nhất Hạnh về tình yêu và sự thấu hiểu
- 520 nghĩa là gì? Số 520 là ngày gì? Nguồn gốc của con số 520
- 63 trò chơi dân gian ngày Tết hay nhất dành cho Thiếu nhi
- 916 nghĩa là gì? Khi nào thì nên sử dụng con số 916?
- Abigail Western là ai? Câu chuyện về Abigail Western