Tổng hợp

Vị thánh nữ trong tứ bất tử là ai? Tứ bất tử là những ai?

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Vị thánh nữ trong tứ bất tử là ai? trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Mục lục

Vị thánh nữ trong tứ bất tử là ai?

Vị thánh nữ trong tứ bất tử là Công chúa Liễu Hạnh.

Vị thánh nữ trong tứ bất tử là ai?
Vị thánh nữ trong tứ bất tử là ai?

Tứ bất tử là những ai?

Trong tư duy của người dân một số quốc gia châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và cả Việt Nam, con số bốn (Tứ) là con số mang tính ước lệ và thường có nhiều ý nghĩa lớn. Người ta cho rằng, mọi cơ cấu giá trị vật chất tinh thần đều bắt đầu từ bộ Tứ, ví dụ như 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông; 4 phương Đông, Tây, Nam, Bắc… Bộ Tứ được coi là những gì tiêu biểu, độc đáo nhất trong một tập hợp và thường mang tính thời đại, chính vì vậy, ngày xưa người ta thường hay có: Tứ trấn, An Nam Tứ đại tài, Tràng An Tứ hổ, Sơn Tây Tứ quý….

Bạn đang xem: Vị thánh nữ trong tứ bất tử là ai? Tứ bất tử là những ai?

Trong văn hóa dân gian và thế giới tâm linh của người Việt, hình ảnh bộ Tứ cũng thường hay xuất hiện, đặc biệt không thể không nhắc đến Tứ bất tử – bốn vị Thánh linh thiêng trường sinh bất tử trong các thần điện Việt Nam. Vậy, Tứ bất tử là những ai?

Theo các tư liệu văn hóa dân gian Việt Nam, Tứ bất tử bao gồm:

  • Tản Viên Sơn Thánh, hay Sơn Tinh: Là vị thần núi Tản Viên (Ba Vì), núi tổ của các núi ở Việt Nam. Tản Viên tượng trưng cho ước vọng chinh phục tự nhiên, chiến thắng thiên tai.
  • Phù Đổng Thiên Vương hay Thánh Gióng: Là anh hùng dân tộc đã có công đánh thắng giặc Ân, giữ yên bờ cõi, là tượng trưng cho tinh thần chống ngoại xâm và sức mạnh tuổi trẻ.
  • Chử Đồng Tử, còn được gọi là Chử Đạo Tổ: Là vị Thánh tượng trưng cho lòng hiếu nghĩa, tình yêu, hôn nhân và sự sung túc, giàu có.
  • Công chúa Liễu Hạnh hay Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Liễu Hạnh: Là vị Thánh tượng trưng cho cuộc sống tinh thần, đức hạnh, trí tuệ, sự thịnh vượng, thơ văn.

Tuy nhiên, trong 4 vị trên thì có 3 vị Thánh đầu tiên xuất hiện từ thời Hùng Vương, chỉ có Mẫu Liễu Hạnh là người duy nhất có thật, mới được đưa vào hệ thống Thần Thánh từ thời Hậu Lê. Trước khi Mẫu Liễu Hạnh xuất hiện thì có ý kiến cho rằng, bên cạnh 3 vị Tản Viên Sơn Thánh, Phù Đổng Thiên Vương, Chử Đạo Tổ thì Tứ bất tử trong tín ngưỡng văn hóa dân gian còn 2 vị khác là Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Minh Không.

Từ Đạo Hạnh còn được gọi là Thánh Láng; Nguyễn Minh Không còn được gọi là Thánh Nguyễn; hai vị này là Thánh Tổ của Phật giáo, đóng vai trò trong Tứ bất tử trước thế kỷ 15 – 16. Thánh Láng và Thánh Nguyễn tượng trưng cho khả năng phi phàm tồn tại trong chính mỗi người nếu được khai phát một cách đúng đắn, họ là đại diện của văn hóa Lý – Trần vốn lấy Phật giáo làm quốc giáo.

Tứ bất tử là những ai?
Tứ bất tử là những ai?

Công chúa Liễu Hạnh là ai?

Nhắc đến Tứ bất tử, nhiều người sẽ thắc mắc không biết trong 4 vị Thánh này, có vị nào là nữ hay không. Câu trả lời tất nhiên là có bởi ông bà ta từ xưa đến nay vốn rất coi trọng công lao của người phụ nữ, đạo Mẫu cũng là một trong số những tín ngưỡng truyền thống, vẫn còn được lưu truyền sau hàng ngàn năm lịch sử của đất nước.

Công chúa Liễu Hạnh hay Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Liễu Hạnh chính là nhân vật nữ duy nhất trong Tứ bất tử. Bà đã được các triều đại phong kiến từ thời nhà Hậu Lê đến thời Nguyễn cấp nhiều Sắc, tôn phong là “Mẫu nghi thiên hạ – Mẹ của muôn dân”, “Chế Thắng Hòa Diệu đại vương” và cuối cùng quy y cửa Phật theo lối bán tu rồi thành đạo là Mã Vàng Bồ Tát. Lễ hội Thánh Mẫu Liễu Hạnh thường được tổ chức vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch hằng năm tại nhiều tỉnh phía Bắc.

Thánh Mẫu Liễu Hạnh xuất hiện vào thời Hậu Lê, khá muộn so với những vị Thánh còn lại nhưng lại là người được nhân dân dày công xây dựng hình ảnh và tôn thờ nhất. Thánh Mẫu Liễu Hạnh chính là một biểu tượng thể hiện cho khát vọng được tự do, được giải phóng khỏi những ràng buộc, lễ giáo phong kiến của người phụ nữ và khát vọng có được hạnh phúc gia đình.

Mặc dù trước kia, người Việt cổ đã có Tam tòa Thánh Mẫu gồm: Mẫu Cửu Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải (3 vị Mẫu trị vì Trời, Rừng, Nước), tuy nhiên, những vị Thánh này vẫn rất xa vời với ước nguyện và tín ngưỡng dân gian. Bên cạnh đó, thời đại Hậu Lê là một giai đoạn lịch sử đặc biệt khi càng về sau, các đời vua Lê càng trở nên mục nát, nhiều phe phái nổi lên tranh giành quyền lực khiến cho xã hội loạn lạc, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, vào thời đại này, nước ta bị Nho giáo ảnh hưởng rất lớn khiến cho thân phận người phụ nữ bị rẻ rúng, coi thường. Người dân cần có một bậc Thánh vừa uy linh, vừa gần gũi với đời sống nhân sinh, vừa thể hiện tinh thần phản kháng của người dân với chính quyền phong kiến và có tiếng nói đòi bình đẳng của người phụ nữ. Những ước vọng ấy đã hun đúc nên hình tượng Thánh Mẫu Liễu Hạnh – Thượng Thiên Thánh Mẫu của dân.

Lý giải về Tứ bất tử

Trong tư duy của người Việt, con số bốn mang tính ước lệ và có ý nghĩa lớn. Việc chọn lấy 4, trong toàn thể của một tập hợp là chọn lấy những gì tiêu biểu nhất, độc đáo nhất và có tính thời đại. Từ bất tử cũng là một tập hợp như vậy.

Trước hết, nói về con số bốn (tứ). Trong tư duy của người Việt, con số này mang tính ước lệ và có ý nghĩa lớn. Tứ (bốn) là một hằng số được dùng để khái quát về một phạm trù nào đó. Ví dụ: Tứ trấn, An Nam tứ đại tài, Tràng An tứ hổ, Sơn Tây tứ quý, Mỗ-La-Canh-Cót tứ danh hương v.v.. Có thể thấy rằng mọi cơ cấu giá trị vật chất tinh thần nhiều khi được bắt đầu bằng “bộ tứ”.Và việc chọn lấy 4, trong toàn thể của một tập hợp là chọn lấy những gì tiêu biểu nhất, độc đáo nhất và có tính thời đại. Từ bất tử cũng là một tập hợp như vậy.

Thánh Tản Viên

Theo các nhà nghiên cứu (Lê Đức Thịnh 2001, Trần Ngọc Thêm 2001), Thánh Tản Viên được coi là vị thánh được nhắc tới đầu tiên. Trong tâm thức dân gian của người Việt, Tản Viên là vị thánh biểu đạt cho những khả năng to lớn và vĩnh viễn của cộng đồng trong lao động sáng tạo ra nguồn của cải vô tận và trong chiến đấu chống thiên tai (lũ lụt) để bảo vệ cuộc sống chung.

Tuy nhiên, đã có hai quan niệm và cách giải thích nguồn gốc của vị Thánh này.

Các học giả thời phong kiến (các sử gia, các nhà trước tác) cho Tản Viên là “hạo khí anh linh của trời đất sinh ra” (Kiều Phú, trong Lĩnh Nam chích quái), hoặc cho “Tản Viên là 1 trong 50 người con của Lạc Long Quân, Âu Cơ theo cha xuống biển ” (đúng ra thì phải là chắt khoảng đời thứ 19). Các tác giả  Lịch triều Hiến chương (Phan Huy Chú) và Việt sử Thông giám cương mục … cũng đều có những quan niệm tương tự.

Trong khi đó theo quan niệm của mọi người, được thể hiện qua các bản thần thích thần phả ở các làng trong vùng Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh (Hà Tây, Hà Nội, Vĩnh Phú) thì Thánh Tản Viên lại là người có thực, xuất thân từ tần lớp nghèo khổ trong dân chúng. Chàng tên thực là Nguyễn Tuấn, có tài “hô phong hoán vũ”, dũng cảm, được Hùng Vương kén làm rể, gả con gái Mỵ Nương. Sau đó, Thủy Tinh vì không được chọn, đã nổi giận đem binh đến đánh, xảy ra các cuộc chinh chiến trong nhiều năm trời. Rốt cuộc, Thủy Tinh luôn là kẻ bại trận…

Quan niệm này phù hợp với những quan niệm chung đã có về các thánh bất tử trong tâm thức dân gian, bởi vì chính quan niệm ấy đã tạo nên một hình tượng “Thánh Tản Viên” có tính nhất quán và hoàn chỉnh.

Lý giải về Tứ bất tử
Lý giải về Tứ bất tử

Thánh Gióng

Thánh Gióng là một vị Thánh quá quen thuộc với nhân dân ta. Truyền thuyết này gắn bó và lưu truyền với mọi thế hệ người Việt. Thông qua một câu chuyện một đứa trẻ kì lạ, lên 3 rồi mà chẳng biết nói cười gì cả. Vậy mà khi giặc Ân từ phương Bắc tới thì cậu bé tầm thường kia bỗng nhiên đổi khác, đứng dậy nói năng hết sức dõng dạc và mau chóng lớn thành một tráng sĩ. Vị tráng sĩ này cưỡi ngựa sắt, đội nón sắt, cầm gậy sắt … một mình xông ra giữa trận tiền. Đánh tan giặc Ân, vị anh hùng bỏ lại tất cả, một mình một ngựa bay thẳng lên trời.

Trong tâm thức của người dân đất Việt, Thánh Gióng là hào khí của bản hùng ca hoành tráng từ ngàn xưa vọng lại. Niềm tự hào, kính trọng về sức mạnh đoàn kết của dân tộc trong việc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Bên cạnh đó, còn là bản tình ca tuyệt đẹp về tình mẫu tử, về trách nhiệm của mỗi con người đối với tổ quốc.

Chử Đồng Tử

Huyền thoại Chử Đồng Tử (Chử Đạo Tổ) là câu chuyện của Đạo Giáo, Đạo Thần Tiên, một tín ngưỡng vốn du nhập từ bên ngoài vào nước ta từ rất sớm. Cốt lõi huyền thoại cũng như tín ngưỡng Chử Đạo Tổ là tín ngưỡng Đạo giáo mang màu sắc tín ngưỡng dân gian thuần Việt. Chử Đồng Tử chính là người đi tiên phong trong cuộc thụ phép thần tiên để tế độ và truyền dạy cho người khác.

Chử Đồng Tử đi vào tâm thức dân gian không chỉ là người con hiếu thảo, nhân ái, mà còn là biểu tượng của một chí hướng phát triển cộng đồng: mở mang khai phá đồng bằng trũng lầy thành cánh đồng tốt tươi, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải và phát triển các ngành nghề khác, đặc biệt nghề buôn bán. Chử Đồng Tử và Tiên Dung đã mở một hướng mới cho sự phát triển dân tộc, tạo nên sự giao lưu giữa dân tộc và cộng đồng bên ngoài.

Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Trong những huyền thoại của dân tộc, dân gian vẫn tin rằng Liễu Hạnh là con gái của Ngọc Hoàng; vì phạm lỗi bị đầy xuống trần gian.

Trong hệ thống điện thần Việt Nam, Liễu Hạnh là một trong tứ bất tử, là vị thánh của tín ngưỡng tứ phủ, mà bản chất của nó là tín ngưỡng thờ Mẫu, một tín ngưỡng có cội nguồn lâu đời và độc đáo của Việt Nam.

Trong tiềm thức của nhân dân, Liễu Hạnh là một vị thần, một biểu tượng của khát vọng tự giải phóng, nhất là phụ nữ muốn thoát khỏi sự ràng buộc của xã hội, của lễ giáo phong kiến, khát vọng vươn tới đạt được những ước vọng của hạnh phúc gia đình. Đó cũng là ý thức hệ nhân sinh của người dân Việt Nam đã được ký thác niềm tin vào biểu tượng người mẹ.

Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không, Liễu Hạnh và quá trình hội nhập vào Tứ bất tử:

Theo nghiên cứu của TS Nguyễn Xuân Diện, trước kia, khi Liễu Hạnh chưa xuất hiện (giáng thế) thì Từ Đạo Hạnh hoặc Nguyễn Minh Không là một trong Tứ bất tử. Khi Liễu Hạnh “giáng sinh” vào khoảng thế kỷ XVI cũng chính là lúc ý thức hệ Nho giáo ở nước ta đang đi vào con đường suy thoái. Thực trạng xã hội loạn lạc, chiến tranh giết tróc, làm cho nhân dân vô cùng cực khổ, khao khát cháy bỏng về một cõi tâm linh an lạc, siêu thoát.

Liễu Hạnh “giáng thế” đáp ứng nhu cầu thỏa mãn tâm linh của mọi giai tầng trong xã hội, phù hợp với tâm thức dân gian Việt Nam. Nếu so với Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không thì sự phụng thờ Liễu Hạnh bắt nguồn sâu xa từ trong tín ngưỡng thuần Việt của tâm thức dân gian, rồi lại xâm thực và hòa đồng vào tín ngưỡng Tứ phủ, nên tín ngưỡng này mang nhiều hơi hướng thời đại, cập nhật và phù hợp với thực tại.

Từ đó đến nay, tín ngưỡng Tam phủ rồi Tứ phủ luôn luôn là một trong những trung tâm tín ngưỡng của tâm thức dân gian. Ảnh hưởng của tín ngưỡng Mẫu Liễu Hạnh mang tính bao trùm, có phạm vi rộng lớn hơn so với ảnh hưởng của Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không là điều đã khẳng định trong dân gian.

Qua thời gian, cùng với sự xuất hiện những yếu tố mới, mang tính thời đại về tư tưởng, triết lý, quan niệm thì niềm tin, tín ngưỡng, quan niệm về Tứ bất tử có sự thay đổi, dẫn đến việc Thánh Mẫu Liễu Hạnh thay thế Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không, đứng vào hàng Tứ bất tử như là một tất yếu.

Tứ Thánh bất tử và tín ngưỡng người Việt

Tứ Thánh bất tử hay Tứ bất tử là tên gọi 4 vị Thánh được tín ngưỡng dân gian Việt Nam thờ cúng gồm: Tản Viên Sơn Thánh, Phù Đổng Thiên Vương, Chử Đồng Tử và Liễu Hạnh Công chúa. Mỗi vị tượng trưng cho một khát vọng và tinh thần của dân tộc Việt. Trong sử sách ghi chép có chỗ khác nhau về vị Thánh thứ tư, nhưng từ thời Hậu Lê, Tứ bất tử được định hình như trên và gắn chặt với lịch sử của Thăng Long Hà Nội. Ngày xuân kể lại truyền thuyết về tứ Thánh bất tử để mỗi người, đặc biệt lớp trẻ thêm tự hào khí thiêng sông núi và tín ngưỡng của ông cha.Theo nhiều công trình nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian, Thánh Mẫu Liễu Hạnh xuất hiện muộn nhất trong Tứ Thánh bất tử. Bà xuất hiện vào thời Hậu Lê, nhưng là vị Thánh được người dân dày công xây dựng và tôn thờ nhất. Trước đó trong xã hội xuất hiện rất nhiều vị nữ Thánh. Tập trung và nổi tiếng nhất là Tam tòa Thánh Mẫu: Mẫu Cửu Thiên, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải trị vì miền Trời, miền Rừng và miền Nước. Tuy nhiên các Thánh trên rất xa vời với mọi ước nguyện và tín ngưỡng của dân gian. Hơn thế các triều chính thời Hậu Lê  là một giai đoạn đặc biệt. Người ta bảo rằng đó là thời vua không ra vua. Vua mà nợ như chúa Chổm. Đã có vua lại còn có chúa. Chúa xuất hiện cả ở đàng Trong đàng Ngoài đối nghịch nhau… khiến cho xã hội loạn lạc, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, lắm khi oan khiên chồng chất. Thân phận người phụ nữ bị coi thường…Người dân cần có một bậc Thánh vừa uy linh, vừa gần gũi với đời sống nhân sinh, vừa thể hiện tinh thần phản kháng của người dân với chính quyền phong kiến đặc biệt trong đó có tiếng nói đòi bình đẳng của người phụ nữ. Ước vọng ấy đã hun đúc qua nhiều thời gian và hình tượng Thánh Mẫu Liễu Hạnh ra đời. Mẫu Liễu Hạnh thâu gom được cả ước vọng của người dân về Tam tòa Thánh Mẫu trong hình tượng một Thượng Thiên Thánh Mẫu của dân.

Tứ Thánh bất tử và tín ngưỡng người Việt
Tứ Thánh bất tử và tín ngưỡng người Việt

Xuất thân kỳ ảo mà gần gũi

Truyền thuyết về cuộc đời Thánh Mẫu Liễu Hạnh gắn chặt với không gian địa lý từ  Đèo Ngang, Quảng Bình trở ra tới miền cực Bắc Việt Nam. Hầu như tỉnh thành nào cũng có đền thờ Mẫu Liễu Hạnh, nhưng ba địa phương có các công trình thờ tự Mẫu Liễu quan trọng nhất là phủ Dầy, Nam Định; Tây Hồ Hà Nội và đền Sòng, Thanh Hóa.

Theo các bi ký, tài liệu được lưu giữ tại Ban quản lý di tích – danh thắng tỉnh Nam Định thì sự xuất hiện của Thánh Mẫu được ghi chép khá chi tiết đầy mầu sắc kỳ ảo. Mẫu Liễu Hạnh sau khi chào đời được đặt tên là Phạm Tiên Nga. Vào đầu thời Hậu Lê ở xã Vỉ Nhuế, huyện Đại An, phủ Nghĩa Hưng, trấn Sơn Nam ( Nam Định ngày nay) ông Phạm Huyền Viên một nông dân hiền lành phúc hậu kết hôn cùng bà Đoàn Thị Hằng, người cùng thôn. Hai ông bà ăn ở phúc đức nhưng ngoài 40 tuổi vẫn chưa có con. Bỗng một đêm ông nằm mộng thấy có thiên sứ báo cho biết Ngọc Hoàng sẽ cho con gái thứ hai là Hồng Liên xuống đầu thai. Đủ ngày đủ tháng, vào ngày 6 tháng 3 năm Quý Sửu, trên trời bỗng tỏa ánh hào quang rực rỡ, bà Hằng sinh một bé gái. Hai ông bà rất mừng và đặt tên là Phạm Tiên Nga.

Là người con gái rất xinh đẹp, hiếu thảo nhưng đã 30 tuổi Phạm Tiên Nga vẫn ở vậy phụng dưỡng cha mẹ. Bao nhiêu người con trai xin được gá nghĩa nhưng Tiên Nga một mực chối từ. Năm Phạm Tiên Nga 30 tuổi thì cha mất, hai năm sau người mẹ cũng quy tiên. Ba năm để tang cha mẹ, lúc ấy đã 35 tuổi, Phạm Tiên Nga chu du làm việc thiện cứu giúp dân nghèo. Năm 1473, thời Hồng Đức vào rạng sáng ngày 2 tháng 3 lúc ấy đã 40 tuổi bà hóa về trời. Sự tích này được người dân Vỉ Nhuế lập đền thờ gọi là Phủ Quảng Cung.

Về trời nhưng do thương nhớ cha mẹ cùng quê hương bản quán, năm 1557 bà Phạm Tiên Nga giáng sinh lần thứ hai tại thôn Vân Cát, xã An Thái (huyện Vụ bản, Nam Định ngày nay). Lần giáng sinh này bà kết hôn với ông Trần Đào, sinh được hai người con một trai một gái. Nhưng mới 20 tuổi bà qua đời vào ngày 3 tháng 3 năm 1577. Triều đình và người dân lập đền thờ bà ở Phủ Dầy, Thiên Hương, Vụ Bản, Nam Định.

Lần thứ ba bà giáng trần vào năm 1650 tại xã Hà Thái, Hà Trung, Thanh Hóa vào ngày 10 tháng 10 và tái duyên với ông Trần Đào lúc ấy cũng đầu thai là Mai Thanh Lâm. Hai ông bà sinh thêm được một người con trai. Ngày 23 tháng chạp năm 1668, bà về trời. Lúc ấy bà 18 tuổi. Người dân trong vùng xây đền thờ bà gọi là Phủ Sòng Sơn, còn gọi là đền Sòng.

Cứu nhân độ thế

Cách bài trí trong các đền thờ Mẫu thường có một tượng hoặc ba tượng. Vị trí trung tâm là tượng Mẫu Liễu Hạnh, còn gọi là Thánh Mẫu. Nếu ba tượng thì tượng giữa thường mặc áo đỏ là Mẫu Liễu Hạnh, hai bên là mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải. Cũng có nơi cho rằng dù mang tên gì thì cũng là hiện thân của Thánh Mẫu. Sau khi mãn tang cha mẹ, Phạm Tiên Nga chu du làm việc thiện cứu vớt chúng sinh và trở thành Thánh Mẫu- Mẹ của muôn dân. Thời Lê Mạt ngoài cuốn “Truyền kỳ tân phả” mô tả về các hành động giúp dân của Thánh Mẫu, nữ sĩ Đoàn Thị Điểm còn viết cuốn “Vân Cát thần nữ” để tôn vinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong hành trình cứu nhân độ thế. Chuyện kể ly kỳ hấp dẫn thậm chí Mẫu có khả năng siêu phàm để giúp đời. Vì thế Mẫu Liễu Hạnh là một hình tượng hoàn chỉnh phù hợp với ước vọng của người dân về một vị Thánh vừa gần gũi vừa oai linh luôn đứng về phía chính nghĩa, bênh vực người nghèo và đề cao vai trò người phụ nữ.

Trong hành trình chu du giúp đời, Thánh Mẫu đã trừng trị không ít kẻ tham quan, ô lại làm điều thất đức. Có lúc Mẫu biến hóa thành một thiếu nữ vô cùng xinh đẹp, giỏi cầm kỳ thi họa; có lúc lại biến thành một bà lão nghèo; khi biến thành người bình thường đi vãn cảnh…Chuyện dân gian còn kể chi tiết việc Mẫu biến thành một thiếu nữ xinh đẹp mở quán bán nước tại Đèo Ngang. Một Hoàng tử con vua đã được lập làm Đông cung thế tử nghe tin liền đem quân lính tìm đến hòng chiếm lấy người đẹp. Mẫu biết trước nên đã tìm cách cảnh cáo vị Hoàng tử này. Nhưng vốn kiêu ngạo nghĩ mình sắp kế nghiệp làm vua thì mình thích gì đều phải được như thế, Hoàng tử đốn mạt nọ đã cho quân lính bao vây quán nước của thiếu nữ và giở trò đồi bại. Anh ta đã bị Mẫu bắt con khỉ cái biến thành hình hài của mình khiến cho chàng hoàng tử này chết ngất. Bọn lính xông vào cứu chủ cũng bị đánh cho tan tác. Sau sự kiện ấy, Mẫu hóa thành người hành hương đi khắp nơi để làm việc thiện. Mẫu Liễu Hạnh đến Lạng Sơn và gặp đoàn sứ thần Đại Việt sang bang giao với  triều đình phương Bắc. Chủ phái bộ là Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan. Mẫu đã đối đáp thơ phú với vị này, hai người tỏ ra rất quý mến nhau. Họ hẹn một năm nữa gặp lại ở Thăng Long để đàm đạo thơ phú. Đúng hẹn Mẫu Liễu Hạnh và Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan cùng một vài nhà thơ khác đã có cuộc giao lưu tại một bán đảo trên Hồ Tây. Ngày nay nơi ấy có đền thờ Mẫu gọi là Phủ Tây Hồ.

Những nơi có đền thờ chính của Mẫu đều gắn với một sự tích nào đó. Như vậy người dân đã sáng tạo ra một vị Thánh như vai trò của một người mẹ. Rất mực thủy chung, đảm đang hiền thục nhưng cũng hết sức kiên cường để làm chỗ dựa tâm linh trong cuộc sống. Chính vì vậy dù xuất hiện sau nhưng truyền thuyết và sự linh ứng của Mẫu đã lan truyền rất nhanh trong dân gian. Mẫu hiện diện ở mọi nơi mọi lúc sẵn sàng phù giúp lời cầu xin của chúng sinh. Cũng vì thế Mẫu Liễu Hạnh là vị Thánh gần gụi nhất với người dân trong Tứ Thánh bất tử và đại diện cho ước vọng của con người mỗi khi cuộc sống gặp những khó khăn, rủi ro hay bất công.

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Vị thánh nữ trong tứ bất tử là ai. Mọi thông tin trong bài viết Vị thánh nữ trong tứ bất tử là ai? Tứ bất tử là những ai? đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (11 bình chọn)

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button