Học TậpLớp 7

Viết đoạn văn cảm nhận về văn bản Chó sói và cừu non (11 mẫu)

Viết đoạn văn cảm nhận về văn bản Chó sói và cừu non bao gồm hướng dẫn viết cùng 11 bài mẫu tham khảo do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các em học sinh trau dồi thêm vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngắn ngày một hoàn thiện hơn.

Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận về văn bản Chó sói và cừu non

Viết đoạn văn cảm nhận về văn bản Chó sói và cừu non
Viết đoạn văn cảm nhận về văn bản Chó sói và cừu non

Mục lục

Viết đoạn văn cảm nhận về văn bản Chó sói và cừu non- Mẫu 1

Truyện ngụ ngôn Chó sói và chiên con của La Phông-ten được Tú Mỡ dịch lại dưới thể thơ rất dễ đọc và cảm nhận. Câu chuyện tái hiện lại cuộc trò chuyện của chó sói gian xảo, độc ác và chiên con thông minh, lanh lợi. Dù chó sói bịa đặt ra lý do gì, chiên con cũng nhanh chóng phản biện lại, có bằng chúng rõ ràng để bảo vệ cho bản thân mình. Tuy nhiên, cuối cùng con sói gian ác vẫn mặc kệ tất cả, không thèm đôi co mà ăn thịt chiên con. Từ đó, câu chuyện cho chúng ta hiểu rằng, đối với những kẻ xấu xa, độc ác, thích bịa đặt thì không thể tin tưởng để trao đổi và trò chuyện được.

Bạn đang xem: Viết đoạn văn cảm nhận về văn bản Chó sói và cừu non (11 mẫu)

Viết đoạn văn cảm nhận về văn bản Chó sói và cừu non- Mẫu 2

Một trong những câu chuyện ngụ ngôn mà em rất yêu thích là truyện Chó sói và cừu non của Ê-dốp. Câu chuyện kể rất ngắn gọn về cuộc đối thoại giữa con sói đói và chú cừu non xấu số. Để ăn thịt chú cừu non, con sói đã bịa đặt đủ điều để hòng ép tội chú cừu và hợp thức hóa chuyện ăn thịt chú. Tuy nhiên, chú cừu thông minh đã biện luận và phản biện lại lí lẽ sai trái của sói để bảo vệ bản thân mình. Thế nhưng cuối cùng cừu vẫn bị sói ăn thịt, từ đó chúng ta rút ra được bài học rằng không nên tin tưởng vào lời ngụy biện của những kẻ độc ác, dối trá.

Viết đoạn văn cảm nhận về văn bản Chó sói và cừu non- Mẫu 3

Truyện ngụ ngôn Chó sói và cừu non của Ê-dốp là một câu chuyện với bài học ý nghĩa. Truyện kể về một chú cừu non xấu số, bị con sói theo dõi và ăn thịt. Để ăn thịt cừu, con sói bịa đặt ra những chuyện xấu để vu oan cho cừu, nhưng bị cừu non phản bác lại. Cuối cùng, dù cừu non đã minh oan được cho bản thân, nhưng sói vẫn chẳng thèm nghe, bất chấp vồ lên ăn thịt cừu non. Từ đó, chúng ta nhận ra rằng với những kẻ dối trá, xấu xa thì không thể tin tưởng hay trao đổi được, vì chúng chỉ đưa ra những lời ngụy biện có lợi cho mình và mặc kệ mọi điều đúng đắn.

Viết đoạn văn cảm nhận về văn bản Chó sói và cừu non- Mẫu 4

Chó sói và chiên con (La Phông-ten) là câu chuyện ngụ ngôn em rất yêu thích, vì nó được nhà thơ Tú Mỡ dịch lại ở thể thơ rất dễ đọc. Câu chuyện xuất hiện hai nhân vật đối lập nhau về tính cách là chó sói và chiên con. Chó sói vừa độc ác, nóng nảy lại bịa đặt lung tung, hòng lấy cớ ăn thịt chiên con. Còn chiên con tuy nhỏ bé nhưng rất thông minh, đối mặt với con sói gian ác, chú vẫn bình tĩnh để đối đáp, đưa ra dẫn chứng cụ thể để bảo vệ sự trong sạch của mình. Dù vậy, cuối cùng con sói vẫn mặc kệ tất cả lí lẽ để ăn thịt chiên con, để lại bài học lớn cho các bạn nhỏ, rằng không nên đôi co với những kẻ gian dối, thích bịa đặt.

Viết đoạn văn cảm nhận về văn bản Chó sói và cừu non- Mẫu 5

Tôi rất ấn tượng nhất với văn bản “Chó sói và cừu non” của tác giả Ê-dốp. Truyện đã khắc họa thành công chủ đề qua cuộc đối thọai giữa hai nhân vật. Ở đây, hình ảnh chó sói – đại diện cho kẻ ác, luôn mang dã tâm đi ức hiếp những người yếu thế như cừu non – kẻ yếu. Từ đó, truyện đã nhắc nhở chúng ta về sự công bằng trong cuộc sống. Mỗi người cần phải rút ra bài học về sự cảnh giác trước những kẻ tàn bạo, hống hách.

Viết đoạn văn cảm nhận về văn bản Chó sói và cừu non- Mẫu 6

Văn bản “Chó sói và cừu non” của tác giả Ê-dốp đem đến cho người đọc bài học ý nghĩa. Tác giả đã xây dựng một cuộc đối thoại giữa chó sói và cừu non. Chó sói tìm cách đổ tội cho cừu non làm đục nước suối. Nhưng những lí lẽ của cừu non đưa ra khiến chó sói tức giận. Nó đổ tội cho cả bố của cừu non, rồi vồ lấy chú cừu non để ăn thịt. Ở cuối truyện, tác giả còn rút ra bài học: “Lời ngụy biện nào cũng chỉ có lợi cho bạo chúa” – phê phán những kẻ xấu xa, cậy mạnh để hiếp yếu.

Viết đoạn văn cảm nhận về văn bản Chó sói và cừu non- Mẫu 7

Với văn bản “Chó sói và cừu non”, Ê-dốp đã đem đến một bài học giá trị trong cuộc sống. Truyện kể về cuộc đối thoại giữa chó sói và cừu non. Chó sói đang uống nước thì nhìn thấy một con cừu non. Nó tìm mọi lí do để đổ tội cho cừu non đã làm đục nước suối. Cừu nón tìm cách chứng minh rằng mình không làm điều đó. Nhưng chó sói lại đổ tội cho cả bố của cừu non, rồi vồ lấy chú cừu non để ăn thịt. Ở cuối truyện, tác giả còn rút ra bài học: “Lời ngụy biện nào cũng chỉ có lợi cho bạo chúa”. Hình ảnh chó sói – đại diện cho kẻ ác, luôn mang dã tâm đi ức hiếp những người yếu thế như cừu non – kẻ yếu. Truyện nhắc nhở chúng ta cần cảnh giác trước những kẻ xấu xa, bạo ngược.

Viết đoạn văn cảm nhận về văn bản Chó sói và cừu non- Mẫu 8

Văn bản “Chó sói và chiên con” tuy ngắn gọn nhưng lại gửi gắm bài học sâu sắc. Hai nhân vật chính là chó sói và chiên con đã có cuộc trò chuyện bên dòng suối. Chiên con đang uống nước bên bờ suối thì gặp một con sói. Nó tìm cách hạch sách để có cơ ăn thịt chiên con. Lời thoại góp phần bộc lộ sự hung hăng, độc ác và ngang ngược của chó sói, cũng như sự hiền lành, nhút nhát và yếu đuối của chiên con. Với câu chuyện này, tác giả La Phông-ten muốn phê phán những kẻ thích ỷ mạnh hiếp yếu.

Viết đoạn văn cảm nhận về văn bản Chó sói và cừu non- Mẫu 9

Văn bản “Chó sói và chiên con” kể về cuộc đối thoại giữa chó sói và chiên con. Những câu nói trong cuộc đối thoại đã giúp làm hiện rõ tính cách của nhân vật. Chó sói thì độc ác, xảo quyệt; còn chiên con thì hiền lành, ngây thơ. Sói tìm mọi lí lẽ để đổ tội cho chiên con, với mục đích ăn thịt nó. Qua hình ảnh của hai con vật này, người đọc hiểu ra được bài học về thói ỷ mạnh hiếp yếu trong cuộc sống. Đó là một thói xấu, cần phải lên án và phê phán. Một câu chuyện nhỏ nhưng để lại ý nghĩa sâu sắc.

Viết đoạn văn cảm nhận về văn bản Chó sói và cừu non- Mẫu 10

Truyện ngụ ngôn “Chó sói và chiên con” của La Phông-ten đã gửi gắm bài học giá trị. Nội dung của văn bản kể về cuộc đối thoại giữa chó sói và chiên con ở một dòng suối nọ. Qua lời nói của từng nhân vật, tính cách của sói hiện lên là một kẻ gian manh, độc ác và thích bắt nạt kẻ yếu. Nó dùng mọi lí do dù có vô lí để đội tội cho chiên con. Ngược lại, chiên con lại quá hiền lành, nhút nhát và ngây thơ. Mỗi nhân vật với nét tính cách khác nhau đã góp một phần không nhỏ vào việc thể hiện đề tài của truyện – phê phán thói ỷ mạnh hiếp yếu.

Viết đoạn văn cảm nhận về văn bản Chó sói và cừu non- Mẫu 11

Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông – ten là những hình tượng nghệ thuật vừa cụ thể vừa khái quát. Qua ngòi bút phóng khoáng và tâm hồn nghệ thuật của mình, ông đã khiến chúng có tiếng nói, có cảm xúc, có đời sống tâm hồn như con người, và đồng thời qua đó cũng thể hiện những khía cạnh khác nhau của cuộc sống. Chú cừu non trong bài thơ ngụ ngôn cũng biết “lí sự” đâu ra đó trước lão sói già nham hiểm và độc ác : Chú uống nước phía dưới, làm sao khuấy đục nước ở phía trên nguồn được? Chú còn đang bú tí mẹ, thì làm sao có thể nói xấu lão sói từ… năm ngoái? Điều đó cho ta thấy chú cừu non vừa thông minh lại vừa cứng cỏi trước kẻ thù. Bên cạnh đó, nhà thơ còn thấy được ở những chú cừu sự thân thương và tốt bụng. Nghe tiếng cừu con kêu thì cừu mẹ liền chạy tới, nó có thể nhận ra con mình trong đàn cừu, nó đứng yên trên miền đất lạnh và bùn lầy cho con bú xong, với vẻ nhẫn nhục, mắt nhìn lơ đãng. Có thể nói, hình tượng con cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten còn ngụ ý về tình mẫu tử và đức hi sinh của người mẹ trong cuộc đời. Còn hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten cũng được tác giả nhân cách hóa để bản chất gian ác và điêu trá hiện lên rõ nét. Chó sói vu khống cừu non đến mức trắng trợn và phi lí. Hễ cừu non “cãi” được điều này thì chó sói lại vu cho điều khác, khiến “tội” của cừu non càng ngày càng nặng. Qua “chân dung” của con sói già trong bài thơ, La Phông- ten muốn ám chỉ hạng người xấu xa, độc ác chuyên cậy thế, cậy quyền áp bức kẻ yếu đuối, luôn lấy câu chân lí thuộc kẻ mạnh làm phương châm sống ở đời. Nhưng bên cạnh sự độc ác, nham hiểm, nhà thơ còn nhìn thấy ở chó sói khía cạnh đáng thương. Nó là một tên trộm cướp nhưng khốn khổ và bất hạnh. Mắt thì lấm lét, cơ thể gầy gò, bị truy đuổi. Nó là một gã vô lại, luôn luôn đói dài và luôn luôn bị ăn đòn. Nhà thơ hiểu rằng những tật xấu của chó sói là do nó vụng về, vì chẳng có tài trí gì, nên nó luôn đói meo, và vì đói nên nó hóa rồ. Từ thế giới tự nhiên, chó sói và cừu non đã được nhà thơ La Phông-ten đưa vào thế giới văn chương với tính cách khái quát rõ nét, tiêu biểu cho những hạng người cụ thể trong xã hội.

*****

Trên đây là hơn 11 mẫu Viết đoạn văn cảm nhận về văn bản Chó sói và cừu non lớp 7 do thầy cô biên soạn. Hy vọng nội dung trong bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình đạt điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tậplớp 7

5/5 - (6 bình chọn)


Nguyễn Thanh Tùng

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button