Học TậpLớp 7

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường (35 mẫu)

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường bao gồm hướng dẫn viết cùng 35 bài mẫu tham khảo do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các em học sinh trau dồi thêm vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngắn ngày một hoàn thiện hơn.

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường

Mục lục

Gợi ý Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường

– Mở đoạn: Giới thiệu về thành ngữ “Đẽo cày giữa đường”.

Bạn đang xem: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường (35 mẫu)

– Thân đoạn:

+ Về nội dung: Trình bày được nội dung hoàn chỉnh có liên quan trực tiếp đến thành ngữ “Đẽo cày giữa đường”.

+ Về hình thức: Đoạn văn đủ số câu theo yêu cầu, đúng ngữ pháp, tập trung vào chủ đề, đảm bảo sự liền mạch, tránh các lỗi về chính tả và dùng từ. Trong đoạn phải có thành ngữ “Đẽo cày giữa đường”.

– Kết đoạn: Cảm nhận về câu thành ngữ.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường- Mẫu 1

Trong cuộc sống, rất nhiều người không có chính kiến, dễ bị lung lay bởi lời nói của người khác và rơi vào tình trạng “đẽo cày giữa đường”. Điều đó khiến cho con người dễ gặp phải thất bại, mất đi sự tự tin vào bản thân. Chính vì vậy, chúng ta cần phải nỗ lực học tập, trau dồi kiến thức để tạo nên một nền tảng vững chắc cho những quan điểm của bản thân. Bên cạnh đó, mỗi người cũng cần tích cực học hỏi những kĩ năng mềm, rèn luyện tâm lí và bản lĩnh vững vàng để đương đầu với mọi thử thách. Điều này sẽ hỗ trợ chúng ta trong con đường chinh phục thành công.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường- Mẫu 2

Thành ngữ “Đẽo cày giữa đường” nhằm phê phán những người không có chính kiến, dễ bị tác động và thay đổi theo quan điểm của người khác. Không chỉ vậy, thành ngữ còn muốn khuyên con người ta cần phải biết phân tích và đánh giá một vấn đề, có chính kiến của bản thân. Không chỉ đúng đắn trong quá khứ, mà đến ngày nay thành ngữ này vẫn vẹn nguyên giá trị. Liên hệ với đối tượng học sinh, chúng ta cần có quan điểm riêng, tránh “gió chiều nào theo chiều ấy”. Mỗi người nếu không muốn “đẽo cày giữa đường”, cần phải nỗ lực học hỏi, trau dồi kiến thức. Chỉ có như thế, ta mới có một nền tảng vững vàng cho những suy nghĩ, quyết định của mình, từ đó mà sẽ không lung lay trước vô vàn ý kiến của người khác. Như vậy, câu thành ngữ trên tuy ngắn gọn nhưng thật giàu ý nghĩa.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường- Mẫu 3

Từ truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”, chúng ta đã rút ra một bài học giá trị. Anh chàng thợ mộc trong truyện chỉ vì nghe theo lời khuyên của mọi người, đẽo ra những chiếc cày không thể sử dụng được. Cuối cùng, mọi vốn liếng, của cải đều “đi đời nhà ma”. Bài học ở đây là c on người cần có chính kiến của bản thân, khi được góp ý cần suy nghĩ và xem xét, cần xác định được mục tiêu của bản thân.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường- Mẫu 4

Thành ngữ “Đẽo cày giữa đường” muốn phê phán những người không có chính kiến, dễ dàng bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người khác. Từ đó, thành ngữ này muốn nhắc nhở chúng ta cần có chính kiến của bản thân, khi được góp ý cần suy nghĩ và xem xét, cần xác định được mục tiêu của bản thân. Đối với mỗi học sinh cần phải biết suy nghĩ, chủ động trong mọi việc. Đồng thời, chúng ta cần tích cực học tập, rèn luyện để hoàn thiện bản thân. Như vậy, mỗi người mới đạt được những điều mà bản thân mong muốn.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường- Mẫu 5

Chuyện “Đẽo cày giữa đường” kể về một người thợ mộc đã dốc hết vốn để mua gỗ làm nghề đẽo cày. Cửa hàng của anh ta nằm ngay bên vệ đường nên có nhiều người thường vào xem. Một hôm, có ông cụ nói rằng phải đẽo cày cho cao, cho to mới dễ cày. Người thợ mộc thấy có lí liền làm theo. Lại có bác nông dân ghé vào bảo phải đẽo cày thấp hơn, nhỏ hơn mới dễ cày. Người thợ mộc cũng cho là phải. Lần khác, một người đến nói với người thợ mộc, ở miền núi người ta phá hoang toàn cày bằng voi, phải đẽo cày to gấp đôi, gấp ba kiểu gì cũng bán hết được nhiều lãi. Người thợ mộc nghe được nhiều lãi, liền đem hết số gỗ còn lại đẽo thành loại cho voi cày. Cuối cùng, chẳng có ai đến mua cày của anh ta, toàn bộ vốn liếng đều tiêu tan. Câu chuyện đã gửi gắm bài học giá trị cho con người. Chúng ta cần có chính kiến, tránh bị tác động bởi những người xung quanh. Muốn như vậy, mỗi người cần phải tích cực học tập nâng cao kiến thức và kĩ năng để làm cơ sở cho quan điểm của cá nhân; rèn luyện bản lĩnh và sự tự tin để không bị tác động bởi yếu tố xung quanh.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường- Mẫu 6

Hôm nay là ngày lễ hallowen do trường em tổ chức. Trường yêu cầu mỗi học sinh phải chuẩn bị các trang phục phù hợp với nội dung, ý nghĩa của ngày này. Chúng em đều vô cùng háo hức, chuẩn bị từ quần áo, giày dép và các phụ kiện như: đèn bí đỏ, mũ phù thủy, chổi… Em được mẹ chuẩn bị cho rất nhiều quần áo, đúng 7 giờ, Lam và Hoa đã đến nhà rủ. Thấy em mặc bộ quần áo bí đỏ, Lam nói: “Tớ thấy bộ này không hợp với cậu lắm, nó quá màu mè”. Em liền thay bộ thứ hai, Hoa lại nói “Bộ đồ này quá tối, cậu sẽ không được nổi bật”. Thấy vậy, mẹ em nói “Con không nên Đẽo cày giữa đường như vậy, con mặc bộ đồ nào cũng được miễn sao con thấy tự tin và thoải mái thì bộ đồ đó chắc chắn sẽ đẹp”.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường- Mẫu 7

“Đẽo cày giữa đường” là một truyện ngụ ngôn rất độc đáo, ấn tượng có ý răn dạy về việc tiếp thu ý kiến của người khác. Anh chàng thợ mộc nọ bỏ ra ba trăm quan tiền để mua gỗ làm nghề đẽo cày bán. Công việc làm ăn tưởng chừng thông đồng bén giọt, nào ngờ một tình huống đặc biệt xuất hiện: mỗi người đi qua góp ý và ai nói gì anh ta cũng làm theo, nghe theo sự phán xét của nhiều người nên cuối cùng cày không bán được, vốn liếng đi đời nhà ma! Thông qua câu chuyện ông cha ta muốn khuyên nhủ mọi người hãy giữ vững quan điểm lập trường kiên định, bền gan bền trí để đạt được mục tiêu của chính mình, không giao động và phải biết lắng nghe ý kiến người khác một cách chọn lọc, có cân nhắc, có suy nghĩ đúng đắn.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường- Mẫu 8

Từ truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”, chúng ta đã rút ra một bài học giá trị. Anh chàng thợ mộc trong truyện chỉ vì nghe theo lời khuyên của mọi người, đẽo ra những chiếc cày không thể sử dụng được. Cuối cùng, mọi vốn liếng, của cải đều “đi đời nhà ma”. Bài học ở đây là c on người cần có chính kiến của bản thân, khi được góp ý cần suy nghĩ và xem xét, cần xác định được mục tiêu của bản thân. Câu chuyện ngụ ngôn ngắn gọn, nhưng giàu giá trị.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường- Mẫu 9

Có một lần, em và mẹ đi chợ để chọn những chiếc váy xòe xếp li cho em. Những chiếc váy có rất nhiều màu sắc: nào là màu hồng, màu be, màu đỏ,… Em chỉ được chọn hai chiếc nên phân vân mãi. Cô bán hàng thì bảo em chọn một cái màu đỏ và một cái màu xanh. Một chị cũng đến chọn váy bảo, em nên chọn cái màu be và màu hồng. Mỗi người một ý, em không biết phải nghe theo ai. Mẹ đã bảo em đừng như Đẽo cày giữa đường, phải có chính kiến của mình. Vậy là em đã chọn được hai chiếc váy mà mình thích, chúng có màu hồng và màu xanh.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường- Mẫu 10

Thành ngữ là những tập hợp từ cố định, đã được người ta quen dùng mà bản thân nó phản ánh rất nhiều mặt, khía cạnh của đời sống. Đối với thành ngữ Việt Nam, chúng ta có thể kể đến: Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Già néo đứt giây… Trong đó, Đẽo cày giữa đường là một thành ngữ có hàm ý chỉ và phê phán những người không có chủ kiến, luôn bị động, hay thay đổi theo quan điểm của người khác để từ đó khuyên con người nên có được suy nghĩ riêng và sự quyết đoán. Ngày nay, thành ngữ này vẫn còn nguyên giá trị. Bởi lẽ, cuộc sống luôn có những biến động và ngã rẽ, đòi hỏi chúng ta phải có được những quyết định mang tính quyết đoán và bản lĩnh. Khi đó, chắc chắn ta không thể Đẽo cày giữa đường.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường- Mẫu 11

Đẽo cày giữa đường là một thành ngữ có hàm ý chỉ và phê phán những người không có chủ kiến, luôn bị động, hay thay đổi theo quan điểm của người khác. Thành ngữ này cũng khuyên con người ta cần phải biết phân biệt phải trái, đúng sai, có được chính kiến của mình. Không chỉ thời xưa, mà đến ngày nay thành ngữ này vẫn vẹn nguyên giá trị. Đối với các bạn học sinh, để nhìn nhận rõ ràng vấn đề và có quan điểm riêng, không dễ bị lung lay bởi những ý kiến trái chiều của người khác là một thách thức. Muốn trở thành người có chủ kiến, không Đẽo cày giữa đường, chúng ta cần phải nỗ lực học hỏi, trau dồi kiến thức. Chỉ có như thế, ta mới có một nền tảng vững vàng, đúng đắn cho những suy nghĩ, quyết định của mình, cũng từ đó mà sẽ không lung lay trước vô vàn ý kiến của người khác.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường- Mẫu 12

Ý kiến của mỗi con người về một vấn đề nào đó trong cuộc sống rất quan trọng. Bản thân chúng ta sẽ tự quyết định được tương lai, sự thành công, hạnh phúc hay là khổ đau. Con người ai cũng có cuộc sống riêng, có suy nghĩ riêng, đó chính là điểm khác nhau tạo nên sự độc đáo mỗi người trong cuộc sống này. Vậy mà vẫn còn có rất nhiều con người sống không có ý kiến cá nhân, sống Đẽo cày giữa đường, phó mặc cuộc sống tươi đẹp này cho sự hèn nhát. Mỗi người phải học cách chủ động và có chính kiến của mình trong bất cứ công việc nào đừng để những lời nói bên ngoài ảnh hưởng tới công việc mà bạn là người hiểu rõ nhất. Hãy luôn tin vào chính bản thân mình thành công sẽ chờ bạn ở cuối con đường.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường- Mẫu 13

Thành ngữ Đẽo cày giữa đường được xuất hiện từ câu chuyện cùng tên của một người thợ cày. Anh đã bỏ ra ba trăm quan tiền mua gỗ đề làm cái nghề này. Vì cửa hàng ở bên đường nên hàng ngày cửa hàng anh đón tiếp rất nhiều vị khách. Khi có người bảo anh đẽo cày cho cao, cho to thì anh làm theo. Một lần khác, có vị khách bảo anh đẽo cày nhỏ, thấp, anh cũng làm theo. Để rồi có một lần, một người bảo anh đẽo thật cao, to gấp đôi, gấp ba bình thường để có thể bán được nhiều, anh làm cày to gấp năm, gấp bảy. Cuối cùng, anh không bán được cái cày nào và cơ đồ sạt nghiệp vì nghe theo rất nhiều lời khuyên khác nhau.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường- Mẫu 14

Hôm nay là ngày lễ Halloween do trường em tổ chức. Trường yêu cầu mỗi học sinh phải chuẩn bị các trang phục phù hợp với nội dung, ý nghĩa của ngày này. Chúng em đều vô cùng háo hức, chuẩn bị từ quần áo, giày dép và phụ kiện như bí đỏ, mũ phù thủy, chổi,… Em được mẹ chuẩn bị cho rất nhiều quần áo, đúng 7 giờ, Lam và Hoa đến nhà rủ em cùng đi. Thấy em mặc bộ quần áo bí đỏ, Hoa liền nói: “Tớ thấy bộ này không hợp với cậu lắm, nó quá màu mè.” Em liền thay bộ khác, Hoa lại nói “Bộ này màu tối quá, nhìn cậu sẽ không được nổi bật”. Mẹ em thấy vậy liền nói “Con không nên Đẽo cày giữa đường như vậy, con có thể mặc bộ đồ con thích nhất, tự tin nhất và phù hợp với con thì con sẽ đẹp nhất.”

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường- Mẫu 15

Trong cuộc sống con người bất kể làm việc gì dù lớn hay nhỏ, dù đại sự hay chuyện vặt vãnh nếu không có chính kiến thì sớm muộn cũng thất bại. Và chẳng nói đâu xa câu chuyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” chính là một ví dụ điển hình về chính kiến khiến nhiều người phải suy ngẫm.Câu chuyện ngụ ngôn kể về một anh chàng có được một khúc gỗ lớn. Anh ta định đẽo nó thành một chiếc cày để tăng năng suất lao động hay bán đi kiếm lời. Thế nhưng chẳng biết do chủ quan hay yếu tố nào đó anh ta quyết định ngồi giữa đường để đẽo cày. Nhưng cũng chính vì không biết giữ chính kiến của mình mà từ một khúc gỗ to anh có đã biến thành một cục gỗ vô dụng. Mỗi người qua đường một ý kiến, và ý kiến nào anh chàng cũng thấy đúng và làm theo. Rồi đến lúc chẳng còn lại gì nữa, và thất bại.Thế mới biết rất chính kiến có vai trò vô cùng quan trọng đối với bất cứ ai và bất cứ việc gì. Con người có chính kiến và bảo vệ chính kiến của mình đến cùng thì mới có thể thành công được. Bởi lẽ trong cuộc sống có rất nhiều ý kiến trái chiều, mới người yêu thì cũng có đến chín người ghét…nếu bạn không giữ vững tư tưởng dễ bị lung lay thì chẳng mấy chốc mà suy sụp.Quay trở lại câu chuyện anh đẽo cày trên giá như anh có chính kiến của mình không chịu tác động của người này người kia thì rất có thể thành quả của anh đã vô cùng ngọt ngào rồi. Con người sinh ra không phải ai cũng có một trí tuệ siêu phàm, một cái nhìn bao quát tất cả. Thế nhưng dù có ở trong bất kì hoàn cảnh nào thì kiên định phải đứng đầu. Phải biết bảo vệ ý kiến của mình đến cùng. Sự bảo vệ ý kiến này không phải mang tính tiêu cực là bảo thủ mà nên biết tiếp thu cái đúng, sửa chữa cho hoàn hảo đồng thời loại bỏ cái sai lệch.Trong một tập thể thì biết dung hòa ý kiến bản thân với tập thể không phải nhất nhất nghe theo ý mình vì nó sẽ biến bạn trở nên chuyên quyền và độc đoán. Những người chuyên quyền độc đáo sẽ khó được thành công và dễ bị cô lập.Cuộc sống của con người chỉ sống có một lần vì thế thật đáng tiếc nếu chúng ta không sống vì mình. Sống chỉ nghe theo ý kiến của người khác sẽ biến chúng ta thành những người thụ động và ỉ lại, thiếu đi sự sáng tạo. Vì vậy chúng ta hãy trở thành những người vừa có chính kiến chủ quan vừa biết tiếp thu những cái mới một cách có chọn lọc nhất.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường- Mẫu 16

Một khi đã có được chính kiến của mình thì vốn tri thức và bản lĩnh sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu một cách dễ dàng mà không lo không biết rằng mình có đang trong tình trạng “đẽo cày giữa đường không?”. Bản lĩnh là biết nhận định đúng sai, tính logic của từng góp ý cảm nhận để chắt lọc thật chính xác những điều hay lẽ phải, không bị xu hướng hay ảnh hưởng khác tác động đến quyết định của mình. Nhưng một khi đã quyết định làm thì dám chịu trách nhiệm bản thân. Câu chuyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” đã đem đến bài học sâu sắc cho chúng ta. Rằng mỗi người phải học cách chủ động, có chính kiến trong bất cứ công việc nào, đừng để những lời nói bên ngoài ảnh hưởng tới công việc mà bạn là người hiểu rõ nhất. Hãy luôn tin vào chính bản thân mình thành công sẽ chờ bạn ở cuối con đường.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường- Mẫu 17

Trong kho tàng thành ngữ đồ sộ của dân tộc ta, em đặc biệt yêu thích câu thành ngữ “Đẽo cày giữa đường”. Câu thành ngữ này xuất phát từ câu chuyện ngụ ngôn cùng tên, kể về một người thợ vì nghe ai góp ý cũng tin và làm theo, cuối cùng đẽo ra một mớ cày chẳng ra gì, không thể bán được. Từ đó, ra đời câu thành ngữ “Đẽo cày giữa đường” chỉ những người sống không có chính kiến, lại thiếu thường thức, hiểu biết, không chịu tư duy và suy nghĩ trước khi hành động. Hậu quả của thói xấu này sẽ dẫn đến kết cục như người thợ đẽo cày trong câu chuyện ngụ ngôn, táng gia bại sản. Qua đó, khuyên nhủ chúng ta, khi đứng trước những ý kiến của người khác, phải có tư duy độc lập, biết lắng nghe, soi chiếu xem ý kiến nào phù hợp, ý kiến nào không, dựa trên tình hình thực tế. Sau đó mới thực hiện, chứ không phải ai nói gì cũng nghe, cũng làm. Bài học sâu sắc ấy, đến tận bây giờ vẫn còn vẹn nguyên giá trị như thuở ban đầu.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường- Mẫu 18

Nhiều người ban đầu rất hăm hở thực hiện mục tiêu nhưng do những tác động khiến họ lung lay, dẫn đến thất bại. Ông cha ta đã có chuyện “Đẽo cày giữa đường” để khuyên dạy chúng ta nên tin tưởng vào chính bản thân. Câu chuyện kể về anh nông dân, đã có thể hoàn thiện cày theo ý muốn nhưng ai nói gì cũng làm theo, rồi cái cày chỉ còn một mẩu gỗ bé, mất thời gian, công sức, bị chê cười. Qua đó ông cha ta muốn khuyên ta hãy giữ vững quan điểm để đạt được mục tiêu. Ai cũng phải có chính kiến. Giữ vững lập trường khác với thái độ không chịu tiếp thu đến sự thất bại. Dù vẫn tiếp thu ý kiến nhưng ta cần biết chọn lọc để bổ trợ cho ý tưởng của mình. Khi đã có được chính kiến thì tri thức, bản lĩnh sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu. Bản lĩnh là biết nhận định đúng sai, biết chắt lọc những điều hay lẽ phải, không bị gì làm lung lay. Câu chuyện đã đem đến bài học sâu sắc. Ai cũng phải có chính kiến, đừng để lời nói khác ảnh hưởng tới. Hãy luôn tin vào chính mình!

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường- Mẫu 19

Trong cuộc sống, chúng ta rất dễ gặp những người sống thiếu chủ kiến, lại cả tin, không có tư duy độc lập, ai nói gì cũng nghe, ai chỉ gì cũng làm theo. Những kẻ như thế, ông bà ta thường gọi là kẻ “đẽo cày giữa đường”. “Đẽo cày giữa đường” là một thành ngữ có từ xưa, gắn với câu chuyện ngụ ngôn cùng tên. Chuyện kể về một người thợ gỗ, nghe ai đi qua góp ý cũng tin ngay, chẳng hề suy nghĩ gì, cuối cùng đẽo ra những chiếc cày kì dị, không bán được cái nào, mất đi cả cơ nghiệp. Từ đó, ông bà ta muốn mượn hình ảnh anh ta để răn dạy con cháu, chớ có cả tin, phải có chính kiến của mình. Đứng trước các góp ý khác nhau, thì phải phân tích, soi xét với tình huống cụ thể xem đã hợp lí chưa, rồi mới áp dụng. Có vậy, mới không rơi vào tình huống bi đát như anh thợ đẽo cày trong truyện ngụ ngôn xưa.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường- Mẫu 20

Trong kho tàng ca dao, thành ngữ, tục ngữ của Việt Nam, em ấn tượng nhất với câu thành ngữ “Đẽo cày giữa đường”. Đây là câu chuyện về người thợ mộc ngồi ở cửa hàng ven đường đẽo một cái cày. Do nghe và chỉnh sửa quá nhiều theo lời nhận xét của những người đi đường nên anh ta đã tiêu tan cơ nghiệp. Câu chuyện nhắc nhở chúng ta phải có chính kiến riêng, không nên ai nói cũng nghe. Tuy vậy, ta cũng cần linh hoạt, không nên quá cứng nhắc, phủ nhận hết những ý kiến của mọi người xung quanh. Mọi người nhận xét là có ý tốt, bản thân ta cũng cần biết chọn lọc những lời nhận xét, góp ý đó sao cho phù hợp nhất, giúp ích được nhiều nhất cho cuộc sống và công việc của chính mình.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường- Mẫu 21

Bạn Minh lớp em bị mọi người nhận xét là “đẽo cày giữa đường” vì bạn rất dễ xao động trước ý kiến của người khác. Trong giờ học toán, Minh làm bài rất nhanh. Lúc hỏi đáp án, thấy các bạn ra khác mình nên Minh hì hụi sửa theo, dẫn đến những lần làm đúng rồi sửa lại thành sai. Sau nhiều lần như vậy, Minh đã sửa được thói quen ấy. Cả lớp rất vui vì bạn đã thay đổi tích cực hơn.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường- Mẫu 22

Cuối tuần trước, mẹ dẫn em tới một buổi học làm đồ thủ công để phát triển sự tập trung. Ở đó, em đã được hướng dẫn để làm ra một số món đồ trang sức như khuyên tai, nhẫn, vòng tay,… từ gỗ, vỏ sò. Ban đầu, em định làm một chiếc khuyên tai bằng vỏ sò, nhưng bạn bên cạnh lại gợi ý cho em làm một cái vòng tay từ đá và ngọc trai. Thấy bạn làm đẹp nên em cũng nghe theo. Rồi có bạn khác lại hỏi sao em không làm vòng cổ cho đẹp và tinh tế. Em thấy bạn nói đúng nên chuyển qua làm vòng cổ. Cuối cùng, khi nhìn lại, em thấy chiếc khuyên tai ban đầu vẫn là đẹp và đơn giản nhất. Tuy nhiên, lúc đó đã hết giờ nên em không thể làm lại được nữa. Mẹ bảo rằng em đúng là “đẽo cày giữa đường”, thử bao nhiêu thứ nhưng kết quả vẫn không có sản phẩm mang về. Đây quả là một bài học đáng nhớ đối với em. Câu chuyện nhắc nhở bản thân em phải có quyết định, chính kiến của riêng mình.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường- Mẫu 23

Tuần vừa rồi, trường em có tổ chức chương trình văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11. Em được phân công lên biểu diễn một tiết mục múa đại diện cho lớp. Hôm đó, mẹ mặc cho em một chiếc váy công chúa rất xinh. Mẹ còn đính thêm một chiếc kẹp tóc ngôi sao ở trên đầu cho em. Trước giờ biểu diễn, em nghe theo bạn cùng bàn búi tóc lên. Một lúc sau, bạn khác lại khuyên em nên tết tóc hai bên cho nữ tính và phù hợp hơn với chiếc kẹp trên đầu. Em chạy đi tìm cô giáo để nhờ cô tết tóc hộ mình. Cô giáo nghe xong thì bảo em rằng: “Con như vậy là đang “đẽo cày giữa đường đấy”. Dù để tóc như nào thì trông con cũng vẫn rất xinh xắn. Bây giờ con chỉ nên chọn một kiểu thôi nhé! Chúng ta sắp đến lúc lên sân khấu rồi đó.”. Nghe cô nói, em quyết định sẽ để tóc như ban đầu mẹ làm và lên biểu diễn. Tiết mục diễn ra rất thành công và em đã có được những bức ảnh đẹp.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường- Mẫu 24

Người xưa, ông cha có câu thành ngữ “Đẽo cày giữa đường” để răn dạy mọi người phải có chính kiến riêng, không nên vì những lời nói bên ngoài mà làm ảnh hưởng đến công việc của bản thân. Thật vậy, đó là câu chuyện về một người thợ mộc bỏ tiền ra mua gỗ về đẽo thành chiếc cày rồi đem đi bán. Mỗi lần nhận được lời nhận xét từ người khác, anh thợ mộc đều làm theo. Kết quả anh ta chẳng bán được cái cày nào mà gỗ thì cũng hỏng bỏ hết. Vậy nên, trong cuộc sống, ta phải tự rèn luyện cho mình sự độc lập, tự chủ và niềm tin vào bản thân, không vì ý kiến của người khác mà làm hỏng đi công việc của mình.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường- Mẫu 25

Thành ngữ “Đẽo cày giữa đường” là một biểu đạt đầy ý nghĩa, mang trong đó sự phê phán những người thiếu chính kiến, dễ dàng bị ảnh hưởng và thay đổi quan điểm dưới tác động của người khác. Thông qua câu nói này, chúng ta không chỉ nhấn mạnh về sự cần thiết của việc phân tích và đánh giá một vấn đề mà còn ám chỉ rằng con người cần phải có quan điểm riêng, đề cao chính kiến của bản thân. Thành ngữ này vẫn rất phù hợp và có giá trị ngày nay. Trong bối cảnh xã hội đa dạng về quan điểm và thông tin tràn ngập từ nhiều nguồn khác nhau, khả năng tự suy nghĩ và có quan điểm riêng trở nên cực kỳ quan trọng. Đặc biệt, nói đến đối tượng học sinh, nó càng thêm quan trọng hơn. Chúng ta cần khuyến khích học sinh phát triển khả năng phân tích, đánh giá, và xây dựng quan điểm của họ. Điều này sẽ giúp họ tránh “đẽo cày giữa đường,” tức là không bị dao động dưới áp lực ý kiến của người khác. Để tránh tình trạng này, mỗi người cần phải tự nỗ lực học hỏi và trau dồi kiến thức. Chỉ có thông qua việc này, ta mới có thể xây dựng một nền tảng kiến thức và chính kiến vững chắc. Điều này sẽ giúp ta không bị lay động trước mọi ý kiến đối lập và giữ vững quan điểm của mình. Như vậy, dù câu thành ngữ này rất ngắn gọn, nó chứa đựng một thông điệp sâu sắc và hữu ích về vai trò của chính kiến và khả năng đánh giá trong cuộc sống của con người.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường- Mẫu 26

Chuyện “Đẽo cày giữa đường” kể về một người thợ mộc, người đã dùng hết số vốn để mua gỗ và làm nghề đẽo cày. Cửa hàng của anh ta nằm sát bên đường, thu hút nhiều người đi qua và ghé vào xem sản phẩm của anh. Một ngày nọ, một ông cụ ghé qua và cho rằng để dễ cày, cày phải cao và lớn hơn. Người thợ mộc quyết định nghe theo ý kiến này và làm ra những chiếc cày cao lớn. Tuy nhiên, sau đó, một người nông dân khác lại đến và khẳng định rằng để cày đất hiệu quả, cày phải thấp hơn, nhỏ hơn. Người thợ mộc cũng quyết định làm theo ý kiến này và chuyển sang sản xuất những chiếc cày nhỏ hơn. Lần sau, lại có một người đến và kể về việc ở miền núi, người ta cày bằng voi, vì vậy cày phải to hơn, gấp đôi hoặc gấp ba lần so với thông thường để có lãi nhiều hơn. Người thợ mộc đã quyết định làm như vậy. Cuối cùng, sau khi đã dùng hết số gỗ và thời gian để sản xuất các loại cày khác nhau, chẳng có ai đến mua sản phẩm của anh ta. Toàn bộ vốn và công sức đã bị tiêu tan mà không đạt được bất kỳ lợi nhuận nào. Chúng ta cần có chính kiến và không nên để bị tác động bởi ý kiến của người khác, đặc biệt là khi chúng hoàn toàn trái ngược nhau. Để tránh trở thành “người đẽo cày giữa đường,” chúng ta cần tích cực học tập và xây dựng kiến thức, làm cơ sở cho quan điểm và quyết định của chúng ta.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường- Mẫu 27

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường chứng kiến nhiều người tỏ ra thiếu chính kiến và dễ dàng bị chi phối bởi ý kiến và lời nói của người khác. Họ dường như “đẽo cày giữa đường,” mất đi khả năng quyết định và không biết nên theo đuổi quan điểm của mình. Tình trạng này có thể dẫn đến thất bại và làm suy giảm sự tự tin của họ. Vì vậy, quan điểm về việc xây dựng chính kiến và nền tảng kiến thức vững chắc trở nên vô cùng quan trọng. Để tránh tình trạng “đẽo cày giữa đường,” chúng ta cần phải nỗ lực học hỏi và trau dồi kiến thức. Kiến thức giúp ta hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh, từ đó xác định được quan điểm của mình trong các vấn đề quan trọng. Ngoài ra, việc rèn luyện kỹ năng mềm, tăng cường tâm lý mạnh mẽ, và phát triển bản lĩnh là rất cần thiết. Những yếu tố này giúp chúng ta duy trì sự mạnh mẽ trước các thách thức của cuộc sống. Chúng ta cần phải tự tin và sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn để chinh phục thành công và thực hiện những mục tiêu của mình. Tóm lại, thông điệp từ câu nói “đẽo cày giữa đường” nhắc nhở chúng ta về sự quan trọng của chính kiến, khả năng đánh giá, và nền tảng kiến thức vững chắc. Điều này giúp chúng ta tránh bị đánh lừa và duy trì sự tự tin trong cuộc sống.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường- Mẫu 28

Bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” là một bài học quý báu về việc phát triển chính kiến và khả năng ra quyết định của con người. Chúng ta không nên chỉ đơn thuần lắng nghe ý kiến của người khác mà còn cần biết đánh giá và lựa chọn những góp ý đó sao cho phù hợp với mục tiêu và giá trị cá nhân. Bài học này có áp dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là đối với học sinh và người trẻ. Việc phát triển khả năng đánh giá và ra quyết định đúng đắn là một phần quan trọng của sự trưởng thành và thành công. Đồng thời, việc xây dựng chính kiến cá nhân giúp chúng ta tự tin hơn trong việc đối mặt với những thách thức và quyết định trong cuộc sống. Vì vậy, việc học từ bài học của anh chàng thợ mộc trong truyện là cách để chúng ta tránh bị “đẽo cày giữa đường” và thúc đẩy sự phát triển và thành công của bản thân.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường- Mẫu 29

Thành ngữ “Đẽo cày giữa đường” nêu lên một tình huống mà nhiều người có thể đối mặt trong cuộc sống: sự thiếu quyết đoán và chính kiến trong việc ra quyết định. Thông qua câu chuyện này, chúng ta nhận thấy rằng việc lắng nghe ý kiến của người khác có thể quan trọng, nhưng cũng cần phải biết đánh giá và xem xét những góp ý đó để đưa ra quyết định cuối cùng phù hợp với mục tiêu và giá trị cá nhân. Đối với học sinh, thành ngữ này mang ý nghĩa quan trọng. Họ cần phải phát triển khả năng tự suy nghĩ, tự đánh giá, và có chính kiến của riêng mình. Điều này không chỉ giúp họ tránh bị “đẽo cày giữa đường” mà còn giúp họ xây dựng một cơ sở vững chắc cho sự phát triển và thành công cá nhân trong tương lai. Đồng thời, việc tích cực học tập và rèn luyện bản thân là cách để họ đạt được những ước mơ và mục tiêu của mình.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường- Mẫu 30

Trong cuộc sống, nhiều người thường dễ bị lạc hướng và mất đi hướng dẫn trong quyết định của mình. Họ trở nên như người thợ mộc trong câu chuyện “Đẽo cày giữa đường,” lúc nào cũng lắng nghe ý kiến của người khác mà quên mất mục tiêu của bản thân. Kết quả là họ cuối cùng cũng không thể hoàn thành công việc gì đáng kể và tuột mất cơ hội quý báu. Điều quan trọng là chúng ta cần duy trì chính kiến và tự tin trong quyết định của mình, tránh bị lôi kéo bởi ý kiến của người khác, đặc biệt là khi chúng không hợp với mục tiêu cá nhân. Thành ngữ “Đẽo cày giữa đường” thường được dùng để chỉ những người thiếu quyết đoán và thái độ chần chừ trước mọi lời khuyên từ người khác. Cuộc sống đầy những yếu tố đa dạng và thông tin liên tục thay đổi, vì vậy, việc duy trì chính kiến và tự tin trong quyết định của mình trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Chúng ta cần phải biết lắng nghe và học hỏi từ người khác, nhưng đồng thời cũng cần giữ vững quyết định của bản thân để không bị “đẽo cày giữa đường.” Điều này sẽ giúp chúng ta đạt được mục tiêu và thành công trong cuộc sống.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường- Mẫu 31

Câu chuyện “Đẽo cày giữa đường” thật sự là một truyện ngụ ngôn sâu sắc về việc tiếp thu ý kiến của người khác. Anh chàng thợ mộc đầu tư một số tiền lớn để mua gỗ và làm nghề đẽo cày. Ban đầu, công việc này có vẻ khá tương đồng và đơn giản, nhưng sau đó, anh chàng này đã trở thành nạn nhân của sự phân tâm và phân bua từ mọi phía. Mỗi người đi ngang qua cửa hàng của anh đều đưa ra lời khuyên khác nhau về cách đẽo cày. Những lời khuyên đó có thể có ý tốt, nhưng anh lại không tự tin vào quyết định của mình và quá chăm sóc ý kiến của người khác. Kết quả là anh đã thay đổi cách đẽo cày nhiều lần theo ý kiến của họ. Điều này đã khiến cho sản phẩm của anh trở nên kỳ quái và không thể sử dụng được. Bài học mà câu chuyện muốn gửi gắm là sự quan trọng của việc duy trì quyết định và chính kiến của bản thân. Chúng ta cần biết lắng nghe ý kiến của người khác, nhưng cũng cần phải có khả năng lọc lựa và cân nhắc trước khi quyết định. Đừng để mình trở thành người “đẽo cày giữa đường,” lúc nào cũng bị xao lẫn và thay đổi quyết định theo ý người khác. Hãy tự tin và kiên định trong quyết định của mình, đồng thời biết lắng nghe ý kiến xây dựng và hữu ích từ những người có kinh nghiệm.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường- Mẫu 32

Đẽo cày giữa đường là tác phong của rất nhiều người. Việc hành xử theo cách đẽo cày giữa đường sẽ khiến chúng ta không thể tự bảo vệ chính kiến của bản thân. Nếu cứ trong trạng thái bị tác động bởi mọi người, về lâu dài, rất khó để chúng ta có thể phát triển bản thân. Ta cần phải có niềm tin vào bản thân mình và quyết tâm đến cùng trong công việc. Ý kiến của mọi người xung quanh chỉ mang tính tham khảo. Bởi, không ai chịu trách nhiệm cho cuộc đời bạn ngoài chính bản thân bạn.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường- Mẫu 33

Trong cuộc sống, thành ngữ “đẽo cày giữa đường” được sử dụng để chỉ những người sống không có chính kiến của chính bản thân mình, lắng nghe không biết chọn lọc. Thật vậy, câu chuyện về anh chàng đẽo cày giữa đường nhưng lắng nghe và làm theo ý kiến của tất cả mọi người không biết chọn lọc. Hậu quả là hỏng khúc gỗ và chẳng thể đẽo được cái cày như ý. Bài học rút ra từ đây đó chính là cần phải biết lắng nghe chọn lọc, phải biết cân nhắc, xem xét xem ý kiến nào hợp với mình thì áp dụng. Mỗi cá nhân trong đời sống đều cần có quan điểm riêng của bản thân, biết lắng nghe, học hỏi nhưng không nên ba phải, cái gì cũng nghe theo.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường- Mẫu 34

Từ truyện ” Đẽo cày giữa đường ” , đã giúp chúng ta hiểu ra một bài học rất giá trị.Anh chàng thợ mộc trong câu truyện chỉ vì nghe theo lời khuyên của mọi người mà đã đẽo ra đường những chiếc cày không thể hoạt động được.Và kết quả, mọi vốn liếng, tài sản đều không cánh mà bay hết đi.Qua câu truyện này giúp ta hiểu rằng :” Chúng ta phải tự có chính kiến của bản thân, khi được ai góp ý cần xem xét kĩ lưỡng trước khi đồng ý thực hiện theo lời khuyên của họ, tự xác định được mục tiêu của bản thân.Câu truyện ngụ ngôn tuy ngắn gọn nhưng lại chứa một ý nghĩa sâu sắc và rất giàu giá trị.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường- Mẫu 35

Câu châm ngôn “Hãy biết hoài nghi cho tất cả” là một câu châm ngôn hay khuyên nhủ mỗi người chúng ta cần phải biết suy nghĩ phản biện, toàn diện cho mọi vấn đề trong cuộc sống. Trong cuộc sống, chắc hẳn đã có rất nhiều lần chúng ta phải lắng nghe ý kiến của những người xung quanh. Thật vậy, việc lắng nghe ý kiến xung quanh mọi người là việc làm vô cùng quan trọng để chúng ta có thể hoàn thành thật tốt việc mà mình đang làm và hoàn thiện bản thân mình hơn. Đặc biệt, lời khuyên và góp ý của những người đi trước có kinh nghiệm sẽ giúp chúng ta tránh được những sai lầm không đáng có. Tuy nhiên, nếu như chúng ta lắng nghe một cách không chọn lọc, lắng nghe tất cả ý kiến một cách mù quáng thì chắc chắn đó là điều không nên. Ta cần lắng nghe có chọn lọc, đồng thời kết hợp với vốn hiểu biết của bản thân. Người xưa có câu “Đẽo cày giữa đường”. Nếu ta lắng nghe ý kiến không có chọn lọc thì ta dễ trở thành kẻ ba phải, không có chính kiến và chẳng làm được việc gì nên hồn.

*****

Trên đây là hơn 35 mẫu Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường lớp 7 do thầy cô biên soạn. Hy vọng nội dung trong bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình đạt điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tậplớp 7

5/5 - (8 bình chọn)


Nguyễn Thanh Tùng

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button