Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba (35 mẫu)

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba bao gồm hướng dẫn viết cùng 35 bài mẫu tham khảo do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các em học sinh trau dồi thêm vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngắn ngày một hoàn thiện hơn.

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba

Mục lục

Gợi ý Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba

– Mở đoạn: Giới thiệu nội dung chính của đoạn trích (1) hoặc (4).

– Thân đoạn: Kể lại lần lượt diễn biến của phần đó theo lời kể chuyện của ngôi kể thứ ba.

– Kết đoạn: Chi tiết khép lại nội dung phần.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba- Mẫu 1

Kể lại nội dung phần (1)

Mùa thu năm ngoái, người họa sĩ nhận được một bức thư điện từ làng gửi đến mời ông về dự buổi khánh thành ngôi trường mới. Ông sẽ về làng dạo quanh, ngắm cảnh và vẽ ít bức kí họa. Ở đó ông gặp bà An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va. Bà đã viết cho ông một bức thư khi ông trở về thành phố. Bà An-tư-nai đã nhờ người họa sĩ kể lại câu chuyện cuộc đời bà cho mọi người, nhất là lứa tuổi trẻ. Và ông đã quyết định sẽ kể câu chuyện đó.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba- Mẫu 2

Kể lại nội dung phần (4)

Tôi đã nghĩ rất nhiều về câu chuyện của bà An-tư-nai. Tôi muốn vẽ một bức tranh về câu chuyện của bà với thầy Đuy-sen. Chắc chắn tôi sẽ phải vẽ, dù số phận thật trớ trêu khi đặt cây bút vẽ vào tay tôi. Có thể tôi sẽ vẽ hình ảnh hai cây phong, cũng có thể tôi sẽ vẽ bà An-tư-nai khi còn nhỏ đã trèo lên cây phong và mơ mộng thế nào. Hoặc, tôi sẽ đặt tên bức tranh là “Người thầy đầu tiên”, trong đó có cảnh thầy Đuy-sen bế các bạn nhỏ qua suối mà bên cạnh là đám nhà giàu đang chế giễu ông hay cảnh thầy tiễn An-tư-nai lên tỉnh học. Bức tranh như thế giống như tiếng gọi của thầy Đuy-sen mà đến nay An-tư-nai vẫn còn nghe vẳng lại, sẽ vang dội mãi trong lòng mỗi người.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba- Mẫu 3

Phần đầu đoạn trích là lời bộc bạch của ông họa sĩ, kể về hoàn cảnh mà ông biết đến câu chuyện về thầy Đuy-sen. Trong lần trở về làng tham dự lễ khánh thành ngôi trường mới, ông đã tình cờ được gặp bà viện sĩ Xu-lai-ma-nô-va. Khi bà ấy trở về Mát-xco-va, thì đã viết một lá thư gửi cho ông họa sĩ. Bà đã gửi gắm đến ông câu chuyện về người thầy Đuy-sen vĩ đại, đáng kính, và nhờ ông kể câu chuyện đó cho mọi người. Câu chuyện về người thầy giáo ấy đã khiến ông họa sĩ vô cùng xúc động và quyết định kể lại.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba- Mẫu 4

Người họa sĩ đã nhiều lần vẽ đi vẽ lại bức kí họa. Ông đi đi lại lại trong cảnh tĩnh mịch của buổi lê minh và cứ suy nghĩ mãi, bức tranh của ông mới chỉ là một ý đồ. Ông đã nghĩ ra nhiều ý tưởng để vẽ Người thầy đầu tiên. Đó là vẽ hai cây phong của Đuy-sen và An-tư-nai, hoặc vẽ một đứa bé đi chân không, da rám nắng, hoặc lúc Đuy-sen bế trẻ con qua suối trên những con ngựa nô nê hung dữ, những con người đần độn chế giễu ông, hoặc vẽ người thầy giáo tiễn An-tư-nai lên tỉnh.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba- Mẫu 5

Phần (1) là lời tự thuật của ông họa sĩ, kể về hoàn cảnh và lý do khiến ông quyết định kể câu chuyện về thầy Đuy-sen. Ông ấy vốn đã xa làng nhiều năm, nhưng một hôm lại nhận được bức thư điện từ làng mời trở về tham dự lễ khánh thành ngôi trường mới. Ở đó, ông họa sĩ được gặp bà viện sĩ đáng kính. Khi ông trở về thành phố sau buổi lễ, đã nhận được thư của bà viện sĩ. Trong thư, bà khẩn khoản nhờ ông kể lại câu chuyện về người thầy Đuy-sen đáng kính của mình – một người xứng đáng được mọi người biết đến, đặc biệt là thế hệ trẻ. Nội dung bức thư đã khiến người họa sĩ hết sức xúc động và quyết định phải kể câu chuyện này ngay.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba- Mẫu 6

Mùa thu năm ngoái tôi nhận được một bức điện từ làng tôi gửi đến, mời về dự buổi khánh thành ngôi trường mới do nông trường xây dựng. Cả bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va cũng được mời đến. Tôi nghe nói bà đã về đây một hai hôm rồi đi thẳng lên Mát-xcơ-va. Bà đã gửi một bức thư cho tôi để nhờ chia sẻ về câu chuyện của bà, gắn liền với ngôi trường. Bức thư ấy đã khiến tôi trăn trở mấy ngày hôm nay.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba- Mẫu 7

Mùa thu năm ngoái, anh hoạ sĩ nhận được một bức điện từ làng mình gửi đến. Bà con trong làng đã mời anh về dự buổi khánh thành ngôi trường mới do nông trường xây dựng. Nhận được lời mời, anh lập tức quyết định về làng bởi anh nghĩ làm sao có thể vắng mặt được trong ngày vui của quê hương như thế được. Thế rồi, anh hoạ sĩ quyết định về trước hai ngày để dạo quanh ngắm cảnh và vẽ ít bức kí hoạ. Trong số những người về dự có bà viện sĩ tên là Xu – lai – ma – nô – va. Sau khi xong buổi lễ khánh thành, bà ra đi, anh thì trở lại thành phố. Mấy hôm sau, anh hoạ sĩ nhận được thư của bà, bà nói về việc sẽ ở lại Mát – xcơ – va lâu hơn và trải lòng viết về câu chuyện của chính bà. Đọc xong thư, anh hoạ sĩ đã mang nặng trong lòng những ấn tượng mấy ngày liền, không nghĩ được gì hơn ngoài việc chấp nhận thỉnh cầu của bà An – tư – nai.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba- Mẫu 8

Kể lại nội dung phần (1)

Mùa thu năm ấy anh họa sĩ nhận được một bức điện mời về dự khánh thành ngôi trường mới của làng. Nhận được thư anh rất vui và háo hức. Trong số những người được mời về dự có cả bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va là đồng hương với anh. Kết thúc buổi lễ cả hai cùng trở về thành phố. Bà viện sĩ đã viết thư cho anh nhờ kể lại câu chuyện về thầy Đuy-sen với dân làng và mọi người như một hành động chuộc lỗi. Anh họa sĩ đã mang nặng lòng những ấn tượng của lá thư ấy mấy ngày liền và quyết định thay mặt và An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va kể hết câu chuyện.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba- Mẫu 9

Kể lại nội dung phần (4):

Người họa sĩ mở tung cửa sổ. Một luồng gió lùa vào phòng. Trên bàn là những bản vẽ vẫn còn dang dở. Ông đã nhiều lần vẽ đi vẽ lại từ đầu. Và lần nào ông cũng thấy bức tranh của mình mới chỉ là một ý đồ. Nhiều ý tưởng để vẽ bức tranh “Người thầy đầu tiên” hiện ra. Người họa sĩ sẽ vẽ hai cây phong của Đuy-sen và An-tư-nai, hoặc vẽ một đứa bé đi chân không, da rám nắng, hay lúc Đuy-sen bế trẻ con qua suối trên những con ngựa nô nê hung dữ, những con người đần độn chế giễu ông, hoặc vẽ người thầy giáo tiễn An-tư-nai lên tỉnh.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba- Mẫu 10

Kể lại nội dung phần (4):

Câu chuyện của bà viện sĩ Xu-lai-ma-nô-va đã thôi thúc nhân vật tôi vẽ một bức tranh về “Người thầy đầu tiên”. Những ý tưởng hiện lên trong suy nghĩ của họa sĩ. Bức tranh vẽ hai cây phong của Đuy-sen và An-tư-nai. Hay bức tranh vẽ một đứa bé đi chân không, da rám nắng. Ông cũng có thể vẽ thầy Đuy-sen đang bế trẻ con qua suối trên những con ngựa nô nê hung dữ, những con người đần độn chế giễu ông. Và cả khung cảnh người thầy giáo tiễn An-tư-nai lên tỉnh.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba- Mẫu 11

Kể lại nội dung phần (4):

Ông họa sĩ mở cửa sổ. Những trang vẽ nằm trên bàn nhiều ngày. Nhiều ý tưởng để vẽ bức tranh “Người thầy đầu tiên” hiện ra. Ông nghĩ rằng sẽ vẽ hai cây phong của Đuy-sen và An-tư-nai, hoặc vẽ một đứa bé đi chân không, da rám nắng, hay lúc Đuy-sen bế trẻ con qua suối trên những con ngựa nô nê hung dữ, những con người đần độn chế giễu ông, hoặc vẽ người thầy giáo tiễn An-tư-nai lên tỉnh.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba- Mẫu 12

Kể lại nội dung phần (1):

Người họa sĩ nhận được bức thư của dân làng mời về dự lễ khánh thành ngôi trường mới do nông trường xây dựng. Ông định bụng sẽ dạo chơi, ngắm cảnh và vẽ tranh khi trở về thăm làng. Trong số những người được mời có cả bà viện sĩ Xu-lai-ma-nô-va. Sau khi trở về Mát-xcơ-va, nhân vật tôi đã nhận được thư của bà viện sĩ. Trong thư, bà kể về tuổi thơ bất hạnh, về người thầy đầu tiên của mình.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba- Mẫu 13

Kể lại nội dung phần (1):

Mùa thu năm ngoái, người họa sĩ nhận được một bức thư điện từ làng Ku-ku-rêu gửi đến. Bà con trong làng mời ông về dự buổi khánh thành ngôi trường mới do nông trường xây dựng. Người họa sĩ quyết định về làng. Ông định bụng sẽ dạo quanh, ngắm cảnh và vẽ ít bức kí họa. Trong số những người được mời đến có bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va. Bà về đây một hai hôm rồi lên thẳng Mát-xcơ-va. Bà đã viết cho ông một bức thư khi ông trở về thành phố. Bà An-tư-nai đã nhờ người họa sĩ kể lại câu chuyện cuộc đời bà cho mọi người. Và ông đã quyết định sẽ kể câu chuyện đó.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba- Mẫu 14

Kể lại nội dung phần (1):

Vào mùa thu năm ngoái, người họa sĩ nhận đã nhận được bức thư gửi từ làng Ku-ku-rêu. Bà con trong làng mời ông về dự buổi khánh thành ngôi trường mới do nông trường xây dựng. Người họa sĩ đồng ý, dự định sẽ dạo quanh, ngắm cảnh và vẽ ít bức kí họa. Một trong những người được mời về có bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va. Bà về làng ít hôm rồi lên thẳng Mát-xcơ-va. Bà đã viết cho người họa sĩ một bức thư. Bà An-tư-nai đã nhờ người họa sĩ kể lại câu chuyện cuộc về cuộc đời của bà.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba- Mẫu 15

Kể lại nội dung phần (4):

Ông họa sĩ đã nghĩ rất nhiều về câu chuyện của bà An-tư-nai. Ông bỗng nhiên muốn vẽ một bức tranh về câu chuyện của bà với thầy Đuy-sen. Dĩ nhiên ông sẽ phải vẽ, dù cho số phận thật trớ trêu khi đặt cây bút vẽ vào tay ông. Có thể ông sẽ vẽ hình ảnh hai cây phong, cũng có thể ông sẽ vẽ bà An-tư-nai khi còn nhỏ đã trèo lên cây phong và mơ mộng như thế nào. Hoặc ông sẽ đặt tên bức tranh là “Người thầy đầu tiên”, trong đó có cảnh thầy Đuy-sen bế các bạn nhỏ qua suối, mà bên cạnh là đám nhà giàu đang chế giễu thầy, hay là cảnh thầy tiễn An-tư-nai lên tỉnh học. Chắc chắn rằng, bức tranh đó giống như tiếng gọi của thầy Đuy-sen mà đến nay An-tư-nai vẫn còn nghe vẳng lại, nó sẽ vang dội mãi trong lòng mỗi người.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba- Mẫu 16

Kể lại nội dung phần (4):

Người họa sĩ đã phải vẽ lại bức kí họa ấy rất nhiều lần. Ông đi đi lại lại trong cảnh tĩnh mịch với ánh lê minh và cứ suy nghĩ mãi. Bởi vì bức tranh của ông hiện mới chỉ là một ý đồ. Ông đã nghĩ ra khá nhiều ý tưởng để có thể vẽ bức tranh “Người thầy đầu tiên”. Đó là vẽ hai cây phong của Đuy-sen và An-tư-nai, hoặc vẽ một đứa trẻ không chân, da rám nắng, hoặc lúc Đuy-sen bế trẻ con qua suối trên những con ngựa no nê hung dữ, những con người đi qua đang chế giễu thầy… Hoặc không thì vẽ người thầy giáo tiễn An-tư-nai lên tỉnh. Ông muốn bức tranh ấy giống như tiếng gọi của Đuy-sen mà đến nay An-tư-nai vẫn còn nghe vẳng lại và vang dội mãi trong lòng mỗi người.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba- Mẫu 17

Kể lại nội dung phần (1):

Mọi người trong làng tôi kể rằng có một người họa sĩ nhận được một bức điện vào mùa thu năm ngoái. Bức điện ấy mời ông về dự buổi khánh thành ngôi trường mới do nông trường xây dựng. Cả bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va cũng được mời đến. Ông họa sĩ có nghe nói bà đã về đây một hai hôm rồi lại đi thẳng lên Mát-xcơ-va. Bà đã gửi một bức thư cho ông để nhờ chia sẻ về câu chuyện của bà, câu chuyện ấy gắn liền với môi trường. Cũng chính bức thư ấy đã khiến cho ông trăn trở mấy ngày hôm nay. Nhưng rồi ông cũng đã quyết định chia sẻ câu chuyện của bà.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba- Mẫu 18

Kế lại nội dung phần (1):

Vào mùa thu năm ngoái người họa sĩ nhận được một bức thư điện từ làng gửi đến mời ông về dự buổi khánh thành ngôi trường mới. Ống sẽ về dạo quanh làng, ngắm cảnh rồi vẽ ít bức kí họa. Ở đó ông vô tình gặp bà An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va. Bà đã viết cho ông một bức thư khi ông quay trở về thành phố. Bà An-tư-nai đã nhờ người họa sĩ kể lại câu chuyện cuộc đời bà cho mọi người nghe, nhất là lứa tuổi trẻ. Và ông họa sĩ đã quyết định sẽ kể lại câu chuyện đó.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba- Mẫu 19

Nhân dịp nông trường hoàn thiện ngôi trường mới, người họa sĩ được người làng gửi bức điện mời. Anh không ngần ngại thu xếp công việc quay về làng. Ngoài mục đích tham dự buổi lễ, anh dự định đi dạo và vẽ ít bức tranh kí họa. Ở đó, anh có cơ hội gặp bà viện sĩ An-tư-nai. Sau khi trở về thành phố, anh nhận được bức thư của An-tư-nai kể về câu chuyện của mình với thầy Đuy-sen. Từ lúc đọc thư, anh không thể không suy nghĩ về câu chuyện mà bà đã kể. Chính vì vậy, anh thay mặt An-tư-nai kể với tất cả mọi người.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba- Mẫu 20

Người họa sĩ nhận được bức điện mời dự buổi khánh thành trường của bà con trong làng vào một ngày cuối thu. Anh lập tức sắp xếp công việc để trở về quê hương. Tại đây, anh có dịp gặp gỡ viện sĩ An-tư-nai. Sau mấy hôm lên thành phố, anh nhận được thư của An-tư-nai. Trong thư, bà kể lại những điều tốt đẹp của thầy Đuy-sen mà trước nay người họa sĩ chưa từng biết. Mang nặng trong lòng ấn tượng về lá thư ấy, anh quyết định thay mặt bà An-tư-nai kể lại câu chuyện về người thầy đầu tiên của làng.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba- Mẫu 21

Vào mùa thu năm ấy, sau khi ngôi trường đã hoàn thiện, người họa sĩ nhận được bức điện mời của bà con trong làng. Anh nhanh chóng thu xếp công việc và trở về trước mấy hôm. Tại đây, anh có cơ hội gặp bà viện sĩ An-tư-nai và nhận được bức thư của bà sau khi đã quay lại thành phố. Bà nhờ anh kể lại câu chuyện về thầy Đuy-sen. Kể từ ngày đọc thư, tâm trí anh trĩu nặng và quyết định thay mặt An-tư-nai kể hết sự việc.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba- Mẫu 22

Người hoạ sĩ và bà viện sĩ An-tư-nai cùng được mời về dự buổi khánh thành ngôi trường mới do nông trường xây dựng. Sau khi trở lại Mát-xcơ-va, bà An-tư-nai đã gửi bức thư cho người hoạ sĩ để kể câu chuyện về thầy Đuy-sen. Bà viện sĩ khẩn khoản nhờ người hoạ sĩ làm cách nào để mọi người cùng biết câu chuyện về người thầy đáng kính. Sau khi biết rõ câu chuyện về tình thầy trò cao đẹp của bà An-tư-nai và thầy Đuy-sen, người hoạ sĩ đã băn khoăn, trăn trở vẽ một bức tranh về người thầy đầu tiên của ngôi làng.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba- Mẫu 23

Phần 4 là dòng cảm xúc, suy nghĩ của ông họa sĩ sau khi kể xong câu chuyện về thầy giáo Đuy-sen. Những cảnh tượng trong câu chuyện cứ hiện hữu trong tâm trí ông, đánh thức khát khao sáng tạo của một người họa sĩ. Nhưng khi cầm bút lên, ông lại chần chừ, vì không biết chọn khoảnh khắc nào để vẽ, bởi cảnh tượng nào cũng thật ý nghĩa. Ông cũng băn khoan và tự ti vì sợ chẳng thể truyền thần được người thầy giáo Đuy-sen vĩ đại kia. Nhưng rồi, cuối cùng người họa sĩ vẫn quyết định phải vẽ, và vẽ ngay vì sợ linh cảm trôi qua mất. Chính linh cảm của người họa sĩ đã giúp ông chọn ra cảnh tượng thầy Đuy-sen tiễn A-tư-nai lên tỉnh để vẽ lại.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba- Mẫu 24

Phần 1 là lời mở đầu của người họa sĩ, giới thiệu về hoàn cảnh mà ông biết đến câu chuyện mình sắp kể. Sau nhiều năm rời xa làng mình, người họa sĩ nhận được bức thư điện từ làng, mời ông trở về tham dự buổi khánh thành ngôi trường mới được xây dựng . Trước một dịp trọng đại như thế, ông họa sĩ hăm hở trở về làng từ sớm để ngắm cảnh và vẽ ít bức kí họa. Tại sự kiện đó, ông gặp lại bà viện sĩ Xu-lai-ma-nô-va. Sau cuộc gặp đó, ông trở về thành phố và ít hôm sau nhận được thư của bà viện sĩ. Bà đã khẩn khoản nhờ ông kể cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ ngày nay được biết đến câu chuyện về người thầy giáo tuyệt vời của bà: thầy Đuy-sen. Bức thư ấy đã khiến người họa sĩ vô cùng ấn tượng và quyết định kể lại câu chuyện đó.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba- Mẫu 25

Phần 1 văn bản Người thầy đầu tiên kể về lý do mà ông họa sĩ quyết định kể về thầy giáo Đuy-sen cho mọi người cùng nghe. Đó là do ông nhận được một lá thư từ viện sĩ A-tư-nai – người ông gặp được trong buổi lễ khánh thành trường học mới ở quê nhà. Trong bức thư, A-tư-nai khẩn khoản nhờ ông hoa sĩ kể cho mọi người cùng biết về người thầy vĩ đại và đáng kính của mình. Các chi tiết trong bức thư đã làm người họa sĩ vô cùng xúc động, và quyết định phải kể lại ngay câu chuyện này. Ông muốn cho những người trẻ bây giờ được biết về người giáo viên Đuy-sen tuyệt vời đó.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba- Mẫu 26

Phần 4 là những lời tự thuật, diễn biến trong thế giới nội tâm của người họa sĩ sau khi kể xong câu chuyện về thầy Đuy-sen theo lời nhờ cậy của bà viện sĩ. Câu chuyện ấy đã tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ, cảm xúc và tác phẩm mà ông sáng tạo nên. Những bức tranh của ông hướng về người thầy Đuy-sen vĩ đại và cô học trò An-tư-nai. Những cung bậc cảm xúc khác nhau cứ đan xen, lồng ghép khiến người họa sĩ mãi vẫn chưa thể vẽ nên một tác phẩm hoàn chỉnh. Bởi ông sợ mình không lột tả được hết sự lớn lao của người thầy đầu tiên ấy. Rồi bởi vì ông không biết phải vẽ gì để tái hiện lại những suy tư trong mình về người thầy Đuy-sen, về người học trò An-tư-nai, về hai cây phong. Cuối cùng, người họa sĩ đã quyết định vẽ lại khoảnh khắc cuối cùng khi lần cuối cùng thầy Đuy-sen gọi tên cô học trò nhỏ của mình – khoảnh khắc âm vang mãi, mở ra vô cùng những chiều hướng của cảm xúc trong lòng ông.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba- Mẫu 27

Tác phẩm Người thầy đầu tiên là một câu chuyện dài, được chia thành nhiều phân đoạn. Trong đó phần 1 được xem như mở bài của cả tác phẩm. Nội dung chính của phần 1 là lời tự thuật của ông họa sĩ về lý do mà ông quyết định kể về thầy giáo Đuy-sen – một người thầy đáng kính. Theo đó, sau nhiều năm rời xa quê hương, ông họa sĩ cũng quyết định trở về làng nhân dịp khánh thành trường học mới. Trong sự kiện đó, ông họa sĩ được gặp A-tư-nai – một viện sĩ danh giá. Sau đó, bà A-tư-nai đã viết thư, khẩn khoản nhờ ông giúp mình kể cho mọi người biết về thầy Đuy-sen – một người giáo viên vĩ đại, đáng kính. Đọc bức thư đó, người họa sĩ vô cùng xúc động, lập tức quyết định kể lại câu chuyện về người thầy giáo ấy ngay.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba- Mẫu 28

Phần (1) là lời tự thuật của ông họa sĩ, kể về hoàn cảnh và lý do khiến ông quyết định kể câu chuyện về thầy Đuy-sen. Ông ấy vốn đã xa làng nhiều năm, nhưng một hôm lại nhận được bức thư điện từ làng mời trở về tham dự lễ khánh thành ngôi trường mới. Ở đó, ông họa sĩ được gặp bà viện sĩ đáng kính. Khi ông trở về thành phố sau buổi lễ, đã nhận được thư của bà viện sĩ. Trong thư, bà khẩn khoản nhờ ông kể lại câu chuyện về người thầy Đuy-sen đáng kính của mình – một người xứng đáng được mọi người biết đến, đặc biệt là thế hệ trẻ. Nội dung bức thư đã khiến người họa sĩ hết sức xúc động và quyết định phải kể câu chuyện này ngay.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba- Mẫu 29

Phần đầu đoạn trích là lời bộc bạch của ông họa sĩ, kể về hoàn cảnh mà ông biết đến câu chuyện về thầy Đuy-sen. Trong lần trở về làng tham dự lễ khánh thành ngôi trường mới, ông đã tình cờ được gặp bà viện sĩ Xu-lai-ma-nô-va. Khi bà ấy trở về Mát-xco-va, thì đã viết một lá thư gửi cho ông họa sĩ. Bà đã gửi gắm đến ông câu chuyện về người thầy Đuy-sen vĩ đại, đáng kính, và nhờ ông kể câu chuyện đó cho mọi người. Câu chuyện về người thầy giáo ấy đã khiến ông họa sĩ vô cùng xúc động và quyết định kể lại.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba- Mẫu 30

Phần 4 là có thể xem là kết bài của tác phẩm Người thầy đầu tiên. Ở đây, người họa sĩ đã kể xong câu chuyện về người thầy Đuy-sen, bởi vậy, trong ông bỗng bùng lên nguồn linh cảm mãnh liệt, thôi thúc ông phải sáng tác. Tuy nhiên, người họa sĩ ấy lại chần chừ và có chút e ngại, vì không biết nên vẽ lại điều gì, bởi có quá nhiều cảm xúc và suy nghĩ đang chạy trong đầu ông. Và cũng vì chút tự ti khiến ông lo sợ mình không thể truyền tải được hết những tình cảm về người thầy vĩ đại đó. Nhưng rồi, người họa sĩ đã lấy lại được bình tĩnh và tự tin để bắt đầu sáng tác. Ông lựa chọn cảnh thầy Đuy-sen tiễn A-tư-nai lên tỉnh học để khắc họa lại trên trang giấy. Bởi có lẽ đó là hình ảnh cô đọng và giàu ý nghĩa nhất, mang tính cột mốc đối với cả thầy Đuy-sen, cô bé A-tư-nai và cả người đọc.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba- Mẫu 31

Sau khi kể xong câu chuyện về thầy giáo Đuy-sen, người họa sĩ bắt đầu một hành trình sáng ác mới. Tuy nhiên giờ đây, mọi ý đồ của ông đều xoay quanh về câu chuyện về người thầy tuyệt vời ấy. Người họa sĩ ấy bỗng cảm thấy lo lắng, băn khoan, khi e ngại rằng mình không đủ khả năng để vẽ lại những bức hình đủ sức chuyển tải các hình ảnh tuyệt vời đó. Nhưng rồi chính ông cũng rạo rực, khát khao, thôi thúc mình được sáng tạo, được vẽ lại câu chuyện về người thầy giáo ấy. Bao hình ảnh, khung cảnh cứ xuất hiện, khiến ông khó lòng chọn lựa. Cuối cùng, ông đã quyết định vẽ lại cảnh lần cuối cùng thầy giáo Đuy-sen gọi tên cô học trò nhỏ của mình “An-tư-nai”.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba- Mẫu 32

Ở phần (4), người họa sĩ đã chia sẻ những cung bậc cảm xúc đọng lại trong mình sau khi kể chuyện về thầy Đuy-sen. Người họa sĩ ấy nhận ra rằng, mọi tác phẩm mà mình muốn vẽ và đang vẽ đều chịu ảnh hưởng của những cảm xúc về người thầy Đuy-sen và cô học trò An-tư-nai.Câu chuyện ấy khiến ông muốn vẽ ngay một tác phẩm nhưng lại lo lắng rằng mình không thể lột tả được hết những tình cảm đó. Rồi ông lại tự tin hơn, rằng mình chắc chắn có thể vẽ được, truyền được những tình cảm ấy. Những khoảnh khắc ấm áp, tràn ngập tình người trong câu chuyện luôn phiên chạy qua trong đầu người họa sĩ như ánh đèn kéo quân. Cuối cùng, dừng lại trong tâm trí người họa sĩ là hình ảnh lần cuối cùng thầy Đuy-sen cất tiếng gọi tên cô học trò nhỏ An-tư-nai của mình.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba- Mẫu 33

Người họa sĩ mở tung cửa sổ. Lòng dạ anh bồn chồn không yên, cứ đi đi lại lại với những suy nghĩ vẩn vơ về bức vẽ và cảm thấy nó chỉ là một ý đồ. Anh nhất định phải vẽ bức tranh dành cho người thầy đầu tiên của làng nhưng cảm xúc ngập tràn băn khoăn, lo lắng. Anh suy tư rất nhiều về nội dung của bức tranh. Cuối cùng, anh quyết định vẽ một bức tranh giống như tiếng gọi của thầy Đuy-sen mà đến nay An-tư-nai vẫn còn nghe thấy.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba- Mẫu 34

Anh họa sĩ đi đi lại lại và không ngừng suy nghĩ về bức tranh vừa khởi công. Dù đã phác thảo nhiều lần nhưng anh vẫn luôn cảm thấy thấy bức tranh của mình chỉ mới là một ý đồ. Nhiều ý tưởng hiện lên trong tâm trí người họa sĩ, anh nghĩ rằng mình nên vẽ về: hai cây phong của thầy Đuy-sen và An-tư-nai; một đứa bé đi chân không, da rám nắng; cảnh thầy Đuy-sen bế trẻ con qua suối. Hoặc anh sẽ vẽ người thầy tiễn An-tư-nai lên tỉnh. Người họa sĩ mong muốn bức tranh mình vẽ ra giống “tiếng gọi của thầy Đuy sen mà đến nay An-tư-nai vẫn còn nghe vẳng lại, sẽ vang dội mãi trong lòng mỗi người”.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba- Mẫu 35

Để vẽ bức tranh Người thầy đầu tiên, người họa sĩ đã vẽ rất nhiều lần. Mở tung cửa sổ, đi tìm nguồn cảm hứng mới cho chính mình, vậy nhưng, suy nghĩ, suy nghĩ mãi, ông chỉ cảm thấy bức tranh chỉ mới là một ý đồ. Ông lên rất nhiều ý tưởng cho bức vẽ. Hay là vẽ hai cây phong của Đuy-sen và An-tư-nai; có một đứa bé đi chân không, da rám nắng, để nó trèo lên cao và nhìn cành phong với đôi mắt hân hoan trong cõi xa xăm kì ảo? Hay là vẽ Đuy-sen bế trẻ con qua suối bên cạnh những con ngựa no nê hung dữ, những con người đần độn, mũ lông cáo đỏ đi qua đang chế giễu. Hoặc là cảnh người thầy giáo tiễn An-tư-nai lên tỉnh?

*****

Trên đây là hơn 35 mẫu Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba lớp 7 do thầy cô biên soạn. Hy vọng nội dung trong bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình đạt điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tậplớp 7

5/5 - (16 bình chọn)
Mục nhập này đã được đăng trong Lớp 7. Đánh dấu trang permalink.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *