Học TậpLớp 8

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn; trong đó có dùng ít nhất hai từ Hán Việt. Chỉ ra nghĩa của hai từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn văn lớp 8 (9 Mẫu)

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn; trong đó có dùng ít nhất hai từ Hán Việt. Chỉ ra nghĩa của hai từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn văn bao gồm hướng dẫn viết cùng 9 bài mẫu do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là tài liệu hữu ích cho các em học sinh lớp 8 trau dồi vốn từ, củng cố kỹ năng viết đoạn văn ngày một hoàn thiện hơn.

Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn; trong đó có dùng ít nhất hai từ Hán Việt. Chỉ ra nghĩa của hai từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn văn.

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn; trong đó có dùng ít nhất hai từ Hán Việt. Chỉ ra nghĩa của hai từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn văn.
Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn; trong đó có dùng ít nhất hai từ Hán Việt. Chỉ ra nghĩa của hai từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn văn.

Mục lục

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn; trong đó có dùng ít nhất hai từ Hán Việt. Chỉ ra nghĩa của hai từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn văn – Mẫu 1

Qua “Hịch tướng sĩ”, tôi đã có được cảm nhận về tinh thần yêu nước. Bài hịch được Trần Quốc Tuấn viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ hai (1285) nhằm khích lệ tướng sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược (Sách tóm tắt những điều cốt yếu về binh pháp) do chính ông biên soạn, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống lại kẻ thù xâm lược. Chúng ta có thể thấy rõ được tấm lòng yêu nước cũng như tài năng của Trần Quốc Tuấn – vị tướng giặc thiên tài của dân tộc. Đầu tiên, Trần Quốc Tuấn đưa ra những tấm gương thể hiện sự trung thành của các vị tướng thời trước. Sau đó ông nêu lên tội ác của quân giặc, bộc lộ nỗi lòng của mình trước hoàn cảnh của đất nước. Ông chỉ ra sự sai trái trong hành động, suy nghĩ của các tướng sĩ. Cuối cùng là lời kêu gọi tướng sĩ học tập theo “Binh thư yếu lược”. Với lập luận chặt chẽ, lí lẽ rõ ràng và dẫn chứng xác thực, bài hịch đã tạo nên một sức mạnh to lớn, khơi gợi lòng yêu nước và khích lệ tinh thần tướng sĩ.

Bạn đang xem: Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn; trong đó có dùng ít nhất hai từ Hán Việt. Chỉ ra nghĩa của hai từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn văn lớp 8 (9 Mẫu)

Từ Hán Việt: binh pháp (phép dùng binh trong chiến tranh), tài năng (năng lực xuất sắc, khả năng làm giỏi và có sáng tạo trong công việc)

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn; trong đó có dùng ít nhất hai từ Hán Việt. Chỉ ra nghĩa của hai từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn văn – Mẫu 2

Lòng yêu nước là tình cảm thiêng liêng và vô giá của con người. Nhờ thứ tình cảm ấy mà nhân dân ta đã trải qua biết bao sóng gió, thăng trầm, đã từng phải đối mặt với những kẻ thù mạnh nhất thế giới nhưng nhân dân ta chưa bao giờ nao núng. Tấm lòng yêu nước của vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn cũng được thể hiện thật cảm động qua bài Hịch tướng sĩ. Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ hai (1285). Bài hịch là lời kêu gọi ý chí chiến đấu và sự thức tỉnh của tướng lĩnh và binh sĩ trước những hành động ngang ngược, bạo tàn của kẻ thù. Qua đó cũng thể hiện tình yêu nước nồng nàn và lòng căm thù giặc sâu sắc cùng ý chí chiến đấu quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược của Trần Quốc Tuấn.

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn; trong đó có dùng ít nhất hai từ Hán Việt. Chỉ ra nghĩa của hai từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn văn – Mẫu 3

Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn là một tác phẩm chứa đựng những tâm huyết, nỗi niềm của một vị tướng tài một lòng với giang sơn. Mỗi câu chữ, dẫn chứng đều thấm nhuần tình yêu nước và sự quyết tâm chống giặc ngoại xâm của ông. Trước giặc Minh độc ác, tàn bạo, Trần Quốc Tuấn nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, hận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù. Nếu có thể thành công đánh đuổi lũ ngoại xâm kia, thì dù có phải phơi thây ngoài nội cỏ, gói xác trong da ngựa ông cũng vui lòng. Chính vì có lòng căm thù giặc ngút trời như vậy, nên khi thấy tướng sĩ lơ là luyện tập, Trần Quốc Tuấn rất tức giận. Ông lập tức phê phán những kẻ dửng dưng trước tình thế nguy nan của tổ quốc, đồng thời không quên khích lệ tinh thần của tướng sĩ, đánh thức tinh thần yêu nước nồng cháy được ủ truyền qua bao thế hệ. Có thể nói, Hịch Tướng Sĩ đã gói ghém những gì hào hùng, khảng khái và tinh túy nhất của lòng yêu nước và tinh thần chống giặc ngoại xâm trong vị tướng Trần Quốc Tuấn.

Từ Hán Việt có trong đoạn văn:

  • tâm huyết: những gì chân thành nhất xuất phát từ tận đáy lòng
  • phê phán: nhận định cái sai, cái chưa đúng và chỉ trích nó

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn; trong đó có dùng ít nhất hai từ Hán Việt. Chỉ ra nghĩa của hai từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn văn – Mẫu 4

Trần Quốc Tuấn là vị tướng tài ba của dân tộc. Ông có một trái tim yêu nước thiết tha, điều đó được thể hiện rõ nhất qua từng lời, từng chữ trong bài Hịch tướng sĩ đó ông viết. Thấy đất nước lầm than, nhân dân khốn cùng, ông không khỏi xót xa “nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”. Càng yêu nước ông cành căm phẫn bọn giặc giày xéo Tổ quốc mình, sẵn sàng hy sinh cả bản thân để dành lại tự do cho dân tộc. Thấy quân sĩ, tướng lĩnh lơ là việc luyện tập, ông thẳng thắng phê phán, đồng thời cũng khích lệ tinh thần đấu tranh của binh sĩ mình đứng lên cứu nước. Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn thật đáng trân trọng và tự hào, ông là gương sáng cho bao thế hệ sau noi theo. Biết phấn đấu và có trách nhiệm với quê hương, Tổ quốc mình.

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn; trong đó có dùng ít nhất hai từ Hán Việt. Chỉ ra nghĩa của hai từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn văn – Mẫu 5

Đọc “Hịch tướng sĩ”, tôi đã có những bài học giá trị. Bài hịch được Trần Quốc Tuấn sáng tác trước cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ hai (1285) nhằm khích lệ tướng sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược (Sách tóm tắt những điều cốt yếu về binh pháp) do chính ông biên soạn, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống lại kẻ thù xâm lược. Với lĩ lẽ chặt chẽ, dẫn chứng xác đáng, bài hịch đã thức tỉnh sự tự ý thức, trách nhiệm của binh sĩ, để họ tự nhìn nhận lại bản thân từ đó thay đổi suy nghĩ và hành động của mình. Trong tác phẩm, Trần Quốc Tuấn đã nêu ra vô cùng cụ thể những tội ác của kẻ thù xâm lược, giúp tôi thấy được cảnh ngộ đất nước. Ngoài ra, tôi cảm nhận được tình yêu nước, lòng căm thù giặc sâu sắc của Trần Quốc Tuấn – một vị tướng đáng ngưỡng mộ và tôn trọng. “Hịch tướng sĩ” quả là một văn bản giàu giá trị, ý nghĩa.

Từ Hán Việt: xâm lược (xâm phạm, chiếm đoạt), xác đáng (đúng đắn, phải lẽ)

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn; trong đó có dùng ít nhất hai từ Hán Việt. Chỉ ra nghĩa của hai từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn văn – Mẫu 6

Lòng yêu nước được thể hiện muôn màu, muôn vẻ. Khi học xong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, em cảm nhận được tấm lòng yêu nước, thương dân của người con, người anh hùng lẫy lừng của dân tộc. Thấy giặc giày xéo đất nước, nhân dân khổ cực, ông không cầm được nước mắt. Bóng quân thù còn chưa sạch, ông ngày đêm không ngủ, ruột đau như cắt, lo lắng cho vận mệnh, quốc gia dân tộc . Vì đất nước, ông chẳng màng thân mình “dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong dã ngựa, ta cũng yên lòng”. Không chỉ vậy, Trần Quốc Tuấn còn là người hết lòng với binh sĩ, xem họ như anh em ruột thịt mà nhắc nhở, bảo ban. Ông cũng thẳng thắn phán những khuyết điểm của binh sĩ để cảnh tỉnh họ, đồng thời dùng lời lẽ chân thành, tha thiết để khích lệ ý thức chiến đấu và trách nhiệm. Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được lan toả từ người cầm quân đến kẻ binh sĩ, từ người lãnh đạo đến nhân dân khắp chốn. Dù cho lúc bấy giờ hay mãi về sau thì tấm lòng yêu nước, thương dân của Trần Quốc Tuấn mãi là niềm tự hào, là gương sáng cho bao thế hệ như chúng em học tập và noi theo.

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn; trong đó có dùng ít nhất hai từ Hán Việt. Chỉ ra nghĩa của hai từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn văn – Mẫu 7

Bài Hịch tướng sĩ đã cho em thấy tấm lòng yêu nước đầy thiết tha của người anh hùng Trần Quốc Tuấn. Chứng kiến quân giặc bạo tàn, xâm chiếm nước nhà, chứng kiến những khổ đau, giày xéo mà nhân dân phải gánh chịu ông không khỏi xót xa. Đất nước nguy nan, người anh hùng ấy chưa một giờ bình an, tâm trí vẫn đau đáu nỗi lo cho dân, cho nước. Ông mong muốn thông qua bài hịch có thể kêu gọi ý chí chiến đấu và sự thức tỉnh của tướng lĩnh và binh sĩ trước những hành động ngang ngược, tàn ác của kẻ thù. Từ đó, thể hiện một lòng yêu nước nồng nàn, lòng căm phẫn, thù giặc sâu sắc cùng với một lòng quyết tâm đánh đuổi quân giặc trả lại một đất nước hòa bình.

– Từ Hán Việt: anh hùng, bạo tàn, hòa bình.

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn; trong đó có dùng ít nhất hai từ Hán Việt. Chỉ ra nghĩa của hai từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn văn – Mẫu 8

Bài Hịch này được viết ra từ tấm lòng của một vị chủ soái yêu nước thiết tha. Lòng yêu nước là gốc rễ của mỗi lời văn. Vì yêu nước mà ông đề cao lòng trung nghĩa, tinh thần xả thân cứu nước của các anh hùng dũng sĩ. Vì yêu nước mà ông căm giận quân giặc đến quên ăn, quên ngủ, ngày đêm chỉ nung nấu mưu đồ “xả thịt lột da” quân thù. Vì yêu nước mà ông thấm thía nỗi nhục vô vọng. Vì yêu nước mà ông kịch liệt phê phán thói ăn chơi hưởng lạc và thái độ vô trách nhiệm của một số tướng sĩ. Vì yêu nước mà ông thấy được viễn cảnh thê thảm khi non sông bị gót thù giày xéo. Vì yêu nước mà ông khích lệ quân sĩ phải thức tỉnh trước nỗi nguy biến của non sông, từ đó biết chăm lo luyện tập võ nghệ, đạo binh để có thể thắng quân thù và thực tế là dân tộc ta đã thắng. Lòng yêu nước thấm vào từng câu, từng chữ nên đã thực sự làm rung chuyển lòng người. Không phải chỉ người đương thời đọc sách Hịch mới thấy được cổ vũ, khích lệ mà đến bây giờ, chúng ta đọc lại vẫn thấy xao động tâm can. Chính lòng yêu nước được diễn đạt bằng một cách viết hay đã khiến cho bài Hịch này mãi mãi còn là một áng văn bất hủ.

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn; trong đó có dùng ít nhất hai từ Hán Việt. Chỉ ra nghĩa của hai từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn văn – Mẫu 9

Trong bài hịch, Trần Quốc Tuấn đã trực tiếp bộc bạch lòng yêu nước và tinh thần căm thù giặc, ở đoạn văn: “Ta thường…vui lòng”. Cách biểu hiện tâm trạng của tác giả vẫn nằm trong lối diễn tả bằng ước lệ, khoa trương quen thuộc của văn học cổ, nhưng vẫn tạo được hiệu quả cao, truyền cho người đọc những cảm xúc mạnh mẽ. Sở dĩ có được hiệu quả ấy, vì tác giả đã truyền vào những ước lệ những nỗi niềm trăn trở, những tình cảm mạnh mẽ, tha thiết của mình. Ớ đây, cách nói quá, cực tả đã phát huy tác dụng biểu cảm cao độ. “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối” là thể hiện nỗi trăn trở, day dứt đến thành ám ảnh trong mọi lúc, cả bữa ăn lẫn giấc ngủ, cả đêm lẫn ngày. “Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” là hình ảnh diễn tả nỗi đau xót lớn lao từ trong cõi lòng được biểu hiện ra cả bên ngoài thành dòng nước mắt đầm đìa. Nỗi đau trong lòng đã được thể hiện thành nỗi đau rất cụ thể của cơ thể, của thần xác. Còn lòng căm thù và ý chí tiêu diệt giặc thì được thể hiện một cách mạnh mẽ bằng những hình ảnh: “…xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Điển tích “Da ngựa bọc thây” vốn quen thuộc trong văn chương cổ để nói về kẻ làm tướng sẵn sàng nhận cái chết ngoài mặt trận, thì với Trần Quốc Tuấn đã được tăng cấp lên thành”., trăm thân này phơi bày nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng” – Nghĩa là sẵn sàng chết đến trăm lần, nghìn lần miễn là tiêu diệt được quân giặc.

– Bộc bạch: phơi bày, bộc lộ.

– Điển tích: những tích truyện cổ xưa, kể về những tấm gương hiếu thảo, anh hùng…

*****

Trên đây là 9 bài mẫu Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn; trong đó có dùng ít nhất hai từ Hán Việt. Chỉ ra nghĩa của hai từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn văn lớp 8 do thầy cô trường Bình Chánh biên soạn. Hy vọng dựa vào đây, các em sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để hoàn thành tốt bài tập của mình. Chúc các em hoàn thành tốt bài tập của mình với điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh 

Chuyên mục: Học tập, Lớp 8

5/5 - (7 bình chọn)


Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button