Học TậpLớp 8Soạn Văn 8 Cánh diều

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) về sắc thái nghĩa của từ rượi buồn (buồn rượi) trong bài thơ Nắng mới (11 Mẫu)

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) về sắc thái nghĩa của từ rượi buồn (buồn rượi) trong bài thơ Nắng mới bao gồm dàn ý chi tiết cùng 11 bài mẫu được biên soạn bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh sẽ là tài liệu hữu ích cho các em lớp 8 tham khảo để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình.

Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) về sắc thái nghĩa của từ rượi buồn (buồn rượi) trong bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư và sự phù hợp của từ đó đối với yêu cầu diễn tả tâm trạng của tác giả so với một số từ đồng nghĩa.

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) về sắc thái nghĩa của từ rượi buồn (buồn rượi) trong bài thơ Nắng mới
Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) về sắc thái nghĩa của từ rượi buồn (buồn rượi) trong bài thơ Nắng mới

Mục lục

Dàn ý viết một đoạn văn về sắc thái nghĩa của từ rượi buồn (buồn rượi) trong bài thơ Nắng mới

1. Mở đoạn:

Bạn đang xem: Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) về sắc thái nghĩa của từ rượi buồn (buồn rượi) trong bài thơ Nắng mới (11 Mẫu)

– Giới thiệu về bài thơ “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư.

2. Thân đoạn:

– Từ “rượi buồn”:

  • Chỉ trạng thái buồn của con người.
  • Mang sắc thái ủ rũ.

– Ý nghĩa trong văn bản:

  • Là cảm xúc của tác giả khi nhớ về ngày xưa.
  • Tác giả nhớ về người mẹ và những kí ức khi còn ở bên mẹ.
  • Khơi dậy cảm xúc, sự đồng cảm trong lòng độc giả.

– Điểm đặc biệt so với các từ khác đồng nghĩa:

  • Có rất nhiều từ được dùng để diễn tả nỗi buồn: “buồn bã”, “ưu phiền”, “rầu rĩ”,…
  • Sử dụng từ “rượi buồn” vừa ngắn gọn, cô đọng, vừa diễn tả được đầy đủ trạng thái ủ rũ ở mức độ cao.

3. Kết đoạn:

– Khẳng định lại ý nghĩa của từ “rượi buồn” đối với tác phẩm.

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) về sắc thái nghĩa của từ rượi buồn (buồn rượi) trong bài thơ Nắng mới – Mẫu 1

“Rượi buồn” là từ dùng để chỉ trạng thái cảm xúc của con người. Nó mang nét ủ rũ, ưu phiền, thậm chí còn mang chút nuối tiếc. Trong bài thơ “Nắng mới”, từ này đã được sử dụng để diễn tả tâm trạng, suy tư của tác giả khi nhớ về mẹ và những kí ức ấu thơ đẹp đẽ. Có thể nói, việc đặt từ “rượi buồn” vào câu thơ đã tăng sức biểu cảm cho tác phẩm. Chỉ hai chữ ngắn gọn, cô đọng thôi nhưng vừa nói lên được nỗi buồn, vừa bày tỏ sự nhung nhớ mà nhà thơ muốn hướng đến. Điều này cũng đã chứng tỏ tài năng của Lưu Trọng Lư trong việc lựa chọn và sử dụng từ ngữ.

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) về sắc thái nghĩa của từ rượi buồn (buồn rượi) trong bài thơ Nắng mới – Mẫu 2

Từ “rượi buồn” trong câu thơ “Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng” là một từ đắt giá được nhà thơ Lưu Trọng Lư khéo léo lựa chọn. Thông thường, chúng ta thường sử dụng từ “buồn rượi”, với từ buồn đứng trước, để nhấn mạnh vào trạng thái cảm xúc. Còn nhà thơ lại đảo thành “rượi buồn”, về nghĩa chung vẫn là từ thể hiện trạng thái buồn bà, ủ rũ. Nhưng nhờ từ “rượi” được đảo lên trước với dấu thanh là dấu nặng, đã khiên âm sắc của từ trở nên nặng nề hơn, khiến cảm giác buồn bã cũng theo đó được đề cao. Từ đó, góp phần thể hiện cảm xúc chùng hẳn xuống, nặng trịch nơi lồng ngực của tác giả khi ông nhớ về quá khứ. Nếu quá khứ ông chỉ là đứa trẻ sống vô tư lự bên mẹ, thì nay đã khác. Cuộc sống với biết bao vướng bận, nặng nề, âu sầu đã được gói lại trong từ “rượi buồn”.

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) về sắc thái nghĩa của từ rượi buồn (buồn rượi) trong bài thơ Nắng mới – Mẫu 3

Với bài thơ “Nắng mới”, tác giả đã diễn tả thành công nỗi nhớ về mẹ, về tuổi thơ của mình. Từ “rượi buồn” được ông sử dụng hết sức khéo léo, tinh tế. Nó không chỉ nói lên trạng thái u sầu của con người mà còn thể hiện được sự nhớ nhung, cảm xúc hoài niệm đối với “thời dĩ vãng” tươi đẹp. Nếu thay thế bằng những từ như “u hoài”, “rầu rĩ”, “buồn bã”,…, câu thơ sẽ khó mà lột tả hết được tâm trạng, suy tư của tác giả. Vậy nên, việc sử dụng từ “rượi buồn” là vô cùng phù hợp.

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) về sắc thái nghĩa của từ rượi buồn (buồn rượi) trong bài thơ Nắng mới – Mẫu 4

Có rất nhiều từ ngữ miêu tả cảm xúc buồn của con người trong đó có từ “rượi buồn” mà tác giả Lưu Trọng Lư đã sử dụng trong bài thơ “Nắng mới” của mình. Rượi buồn chỉ một nỗi buồn ủ rũ và mênh mang, nỗi buồn ấy như bao trùm lấy không gian, thời gian và cảnh vật. Gợi ra tâm trạng của người con khi nhớ về người mẹ quá cố. Có rất nhiều từ ngữ thể hiện nỗi buồn nhưng từ “rượi buồn” là phù hợp hơn cả trong việc bộc lộ cảm xúc của tác giả.

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) về sắc thái nghĩa của từ rượi buồn (buồn rượi) trong bài thơ Nắng mới – Mẫu 5

Bài thơ “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư là một tác phẩm vô cùng xuất sắc. Để diễn tả những cảm xúc khi nhớ về quá khứ, tác giả đã sử dụng từ “rượi buồn”. Đây là từ dùng để chỉ trạng thái ủ rũ của con người. Trong tác phẩm, từ này giúp nhà thơ bộc lộ rõ nét sự nhớ nhung, hoài niệm về tuổi thơ bên mẹ. Ông nhớ mẹ, nhớ những kỉ niệm thuở vô ưu vô lo. Qua đó, khơi gợi lòng đồng cảm của độc giả.

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) về sắc thái nghĩa của từ rượi buồn (buồn rượi) trong bài thơ Nắng mới – Mẫu 6

Rượi buồn là tính từ miêu tả trạng thái buồn và lộ vẻ ủ rũ. Trong bài thơ Nắng mới, tác giả giả Lưu Trọng Lư đã sử dụng nó nhằm bộc bạch trạng thái, cảm xúc buồn bã của mình khi nhớ về quá khứ. Đó là quá khứ khi tác giả còn nhỏ, có mẹ, còn được vô tư, chưa phải vướng víu bận suy nghĩ về điều gì. Từ “rượi buồn” khơi dậy trong lòng bạn đọc những cảm xúc buồn man mác, những nỗi thớ về quá khứ xưa, về người mẹ của mình.

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) về sắc thái nghĩa của từ rượi buồn (buồn rượi) trong bài thơ Nắng mới – Mẫu 7

Từ rượi buồn trong bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư là một từ đặc biệt, mang nhiều sắc thái nghĩa. Rượi là một loài côn trùng nhỏ, thường bay lượn quanh những chỗ ẩm ướt, bẩn thỉu. Rượi buồn là một cách nói ẩn dụ, chỉ sự lẫn lộn giữa sự sống và cái chết, giữa niềm vui và nỗi buồn. Tác giả dùng từ này để diễn tả tâm trạng của mình khi nhớ lại mẹ đã khuất, trong những ngày nắng mới hắt bên song. Từ rượi buồn cho thấy sự trái ngược giữa ánh nắng tươi sáng và bóng tối của quá khứ, giữa tiếng gà trưa gáy vui vẻ và tiếng lòng thổn thức của con. Từ rượi buồn cũng thể hiện sự nhớ nhung đau đớn, không thể quên được hình ảnh mẹ yêu trong ánh trưa hè.

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) về sắc thái nghĩa của từ rượi buồn (buồn rượi) trong bài thơ Nắng mới – Mẫu 8

Bài thơ “Nắng mới” không chỉ thành công ở mặt nội dung mà còn là minh chứng cho tài năng sử dụng ngôn ngữ của tác giả. Từ “rượi buồn” được ông đưa vào hết sức khéo léo, tinh tế. Nó vừa cô đọng, ngắn gọn, vừa lột tả được tâm trạng và suy nghĩ nhà thơ muốn truyền tải. Đó là nỗi buồn, sự u sầu cùng thái độ nhung nhớ, tiếc nuối những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ bên mẹ. Có rất nhiều từ khác để diễn tả cảm xúc này, nhưng sự lựa chọn của Lưu Trọng Lư quả thật vô cùng phù hợp.

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) về sắc thái nghĩa của từ rượi buồn (buồn rượi) trong bài thơ Nắng mới – Mẫu 9

Trong bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư, sự phù hợp trong việc sử dụng các từ ngữ nhằm bộc lộ được tâm tư, tình cảm của chủ thể trữ tình là rất cần thiết. Như trong câu thơ “Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng”, sắc thái nghĩa của từ rượi buồn (buồn rượi) mang ý nghĩa chỉ nỗi buồn, đầy ủ rũ với mức độ cao. Nếu thay từ “rượi buồn” thành các từ đồng nghĩa như “âu sầu”, “rầu rĩ” hay “buồn bã”, nó sẽ không lột tả rõ được tâm trạng, cảm xúc của tác giả khi nghĩ về người mẹ của mình.

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) về sắc thái nghĩa của từ rượi buồn (buồn rượi) trong bài thơ Nắng mới – Mẫu 10

Từ rượi buồn phù hợp với yêu cầu diễn tả tâm trạng của tác giả hơn một số từ đồng nghĩa khác, như buồn bã, buồn phiền, buồn rầu… Bởi vì từ rượi buồn có sức mạnh biểu cảm cao, tạo nên một hình ảnh sống động và đậm chất nghệ thuật. Từ rượi buồn cũng mang tính sáng tạo và độc đáo, không phải là một từ thông dụng trong ngôn ngữ thơ. Từ rượi buồn là một minh chứng cho khả năng sử dụng ngôn ngữ giàu tưởng tượng và giàu cảm xúc của Lưu Trọng Lư.

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) về sắc thái nghĩa của từ rượi buồn (buồn rượi) trong bài thơ Nắng mới – Mẫu 11

Trong bài “Nắng mới”, nhà thơ Lưu Trọng Lư đã sử dụng rất thành công từ “rượi buồn”. Đây là từ dùng để diễn tả trạng thái cảm xúc của tác giả khi nghĩ về mẹ, về những năm tháng tuổi thơ tươi đẹp, bình yên. Trên thực tế, có rất nhiều từ khác để diễn tả nỗi buồn như “rầu rĩ”, “u sầu”,… Nhưng nếu thay “rượi buồn” bằng những từ đó, ta lại thấy mất đi sắc thái ủ rũ, nhớ nhung mà tác giả muốn thể hiện. Có thể nói, chỉ với hai chữ ngắn gọn, Lưu Trọng Lư đã chứng minh được tài năng trong cách sử dụng ngôn từ của mình.

*****

Trên đây là 11 bài mẫu Viết một đoạn văn về sắc thái nghĩa của từ rượi buồn (buồn rượi) trong bài thơ Nắng mới do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng, dựa vào đây các em sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình.

Bài học được biên soạn bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học Tậplớp 8

5/5 - (6 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button