Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu lên bài học cho bản thân mình từ câu chuyện trên, trong đoạn văn có sử dụng thành ngữ ếch ngồi đáy giếng (27 mẫu)

Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu lên bài học cho bản thân mình từ câu chuyện trên, trong đoạn văn có sử dụng thành ngữ ếch ngồi đáy giếng bao gồm hướng dẫn viết cùng 27 bài mẫu tham khảo do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các em học sinh trau dồi thêm vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngắn ngày một hoàn thiện hơn.

Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu lên bài học cho bản thân mình từ câu chuyện trên, trong đoạn văn có sử dụng thành ngữ ếch ngồi đáy giếng

Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu lên bài học cho bản thân mình từ câu chuyện trên, trong đoạn văn có sử dụng thành ngữ ếch ngồi đáy giếng
Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu lên bài học cho bản thân mình từ câu chuyện trên, trong đoạn văn có sử dụng thành ngữ ếch ngồi đáy giếng

Mục lục

Dàn ý Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu lên bài học cho bản thân mình từ câu chuyện trên, trong đoạn văn có sử dụng thành ngữ ếch ngồi đáy giếng

– Mở đoạn: Giới thiệu về câu chuyện và thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng”

– Thân đoạn:

+ Bài học rút ra từ câu chuyện: Từ những hiểu biết hạn hẹp, dễ trở nên nông cạn, chủ quan, kiêu ngạo sẽ phải trả giá rất đắt.

+ Liên hệ bản thân: Bản thân em sẽ cố gắng khiêm tốn, chăm chỉ học hỏi, hòa đồng cùng bạn bè, thầy cô giáo để ngày càng hoàn thiện bản thân.

– Kết đoạn: Cảm nhận về câu chuyện và câu thành ngữ.

Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu lên bài học cho bản thân mình từ câu chuyện trên, trong đoạn văn có sử dụng thành ngữ ếch ngồi đáy giếng- Mẫu 1

“Ếch ngồi đáy giếng” là một truyện ngụ ngôn mang lại nhiều bài học giá trị. Chú ếch sống trong cái giếng lâu ngày, nó nhìn mọi thứ bên ngoài chỉ qua miệng cái giếng nhỏ bé. Ếch cứ nghĩ mình là một vị chúa tể còn bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung. Đến khi trời làm mưa to, đưa ếch ra ngoài, nó vẫn quen thói cũ đi lại nghênh ngang. Hậu quả là ếch bị một con trâu đi qua giẫm bẹp. Truyện đã nêu lên bài học về môi trường sống nhỏ bé khiến tầm nhìn trở nên hạn hẹn, đồng thời phê phán những người kiêu ngạo, coi thường người khác. Như vậy, mỗi người đừng sống như ếch ngồi đáy giếng để rồi phải nhận lấy hậu quả cho bản thân.

Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu lên bài học cho bản thân mình từ câu chuyện trên, trong đoạn văn có sử dụng thành ngữ ếch ngồi đáy giếng- Mẫu 2

Truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” đã đem đến cho mỗi người bài học quý giá. Nội dung kể về một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, xung quanh nó chỉ toàn những con vật nhỏ bé. Ếch cứ tưởng bản thân nó to bằng trời. Một năm nọ, trời làm mưa to đưa ếch ra bên ngoài. Quen thói cũ, nó đi nghênh ngang khắp nơi, rồi đưa cặp mắt lên nhìn bầu trời, không thèm để ý đến xung quanh nên bị một con trâu đi ngang qua giẫm chết. Qua đây, chúng ta rút ra được rằng môi trường sống nhỏ bé sẽ khiến tầm nhìn trở nên hạn hẹp. Truyện phê phán những kẻ hiểu biết nông cạn mà lại huênh hoang như con ếch ngồi đáy giếng. Từ đó, con người rút ra được bài học cần phải biết nhìn xa trông rộng dù hoàn cảnh và môi trường sống có giới hạn, không nên chủ quan, kiêu ngạo và coi thường những người xung quanh.

Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu lên bài học cho bản thân mình từ câu chuyện trên, trong đoạn văn có sử dụng thành ngữ ếch ngồi đáy giếng- Mẫu 3

Sau khi đọc xong truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng, em hiểu được mỗi người đều có sự hạn chế của bản thân, dù cho họ có là người hiểu biết đến đâu. Cũng chính vì vậy mà em cảm thấy cần phải trau dồi kiến thức, kỹ năng, phát triển bản thân hàng ngày, không ngừng. “Ếch ngồi đáy giếng” không chỉ là tên một câu chuyện ngụ ngôn mà nó đã trở thành một thành ngữ để nói đến những người như chú ếch trong truyện. Đã có người từng nói: “Ai cũng là con ếch, chỉ khác nhau cái giếng mà thôi”. Em rất tâm đắc với câu nói đó. Cũng vì vậy, em sẽ cố gắng trau dồi bản thân nhiều hơn.

Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu lên bài học cho bản thân mình từ câu chuyện trên, trong đoạn văn có sử dụng thành ngữ ếch ngồi đáy giếng- Mẫu 4

Ếch ngồi đáy giếng là một thành ngữ quen thuộc để chỉ những kẻ tự cao tự đại, luôn coi mình là cái rốn của vũ trụ để rồi phải nhận kết cục không tốt đẹp. Khi học xong bài học Ếch ngồi đáy giếng em đã rút ra cho mình được nhiều bài học bổ ích. Một trong những bài học đó là con người càn không ngừng học hỏi, trau dồi vốn kiến thức, mở rộng tầm mắt ra thế giới xung quanh, đi nhiều, gặp gỡ nhiều để hiểu biết nhiều hơn, trưởng thành hơn bởi kiến thức là vô bờ. Mỗi ngày chúng ta lại khám phá them những điều mới mẻ trong kho tang tri thức bất tận của nhân loại.

Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu lên bài học cho bản thân mình từ câu chuyện trên, trong đoạn văn có sử dụng thành ngữ ếch ngồi đáy giếng- Mẫu 5

Kho tàng văn học Việt Nam rất phong phú và đa dạng, trong đó em thích nhất truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng. Bởi lẽ, thông qua nhân vật ếch em rút ra được nhiều bài học cho bản thân mình. Đó là môi trường sống nhỏ hẹp, tù túng, không giao lưu làm hạn chế hiểu biết về thế giới xung quanh. Từ những hiểu biết hạn hẹp, dễ trở nên nông cạn, chủ quan, kiêu ngạo sẽ phải trả giá rất đắt. Bản thân em sẽ cố gắng khiêm tốn, chăm chỉ học hỏi, hòa đồng cùng bạn bè, thầy cô giáo để ngày càng hoàn thiện bản thân. Đồng thời, đứng trước những vấn đề đơn giản cũng sẽ không chủ quan mà phải luôn luôn cẩn thận, không được giống như những kẻ “ếch ngồi đáy giếng” có tí thành tích là ra oai, không chịu cố gắng.

Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu lên bài học cho bản thân mình từ câu chuyện trên, trong đoạn văn có sử dụng thành ngữ ếch ngồi đáy giếng- Mẫu 6

Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng không chỉ mang lại tiếng cười mà còn để lại bài học đích đáng cho những kẻ hống hách “xem trời bằng vung” như là chú ếch. Chú ếch sống lâu ngày trong giếng cứ nghĩ bầu trời bé như một cái vung, chú nghĩ rằng những con vật tồn tại xung quanh chỉ có cua, ốc, nhái mà không nghĩ rằng tất cả đó chỉ là một phần rất nhỏ của cuộc sống và môi trường. Nơi chú ếch đang sống có các con vật nhỏ bé mà chỉ cần nghe thấy tiếng kêu chú ếch đã khiếp sợ, điều này đã khiến chú trở nên kiêu căng. Tính cách ấy khiến ếch coi trời bằng vung, khinh đời và nghĩ mình là một vị chúa tể. Đến một ngày khi trời mưa lớn, nước dâng cao đưa ếch ra khỏi cái đáy giếng nhỏ bé đó thì mọi chuyện đảo lộn hết. Môi trường sống thay đổi không còn là phạm vi nhỏ hẹp nữa đòi hỏi ếch phải thay đổi, tuy nhiên ếch vẫn nghĩ rằng mặt đất kia cũng giống như đáy giếng. Câu chuyện về chú ếch cũng nhằm phê phán những người có thói tự kiêu, khuyên răn con người nên mở rộng hơn tầm nhìn hạn hẹp của mình. Tác giả đặt bối cảnh vào nhân vật để nêu lên ý nghĩa tượng trưng qua những hình ảnh hiện thực. Tiếng kêu của ếch thì âm vang mà giếng lại quá nhỏ không đủ để cho ếch nhận ra sự hống hách và kém hiểu biết thái quá của chính mình. Chính vì vậy cơn mưa hay con trâu không chỉ là nguyên nhân trực tiếp gây nên cái chết của ếch mà chính và thói chủ quan không coi ai ra gì của nó gián tiếp gây nên.

Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu lên bài học cho bản thân mình từ câu chuyện trên, trong đoạn văn có sử dụng thành ngữ ếch ngồi đáy giếng- Mẫu 7

Khi đọc truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”, tôi đã nhận được bài học vô cùng ý nghĩa trong cuộc sống. Nhân vật chính trong truyện là một chú ếch sống trong cái giếng đã rất lâu. Những loài vật sống cùng chú chỉ nhỏ bé như cua, ốc, nhái. Mỗi khi ếch cất tiếng kêu “ộp… ộp…” là khiến cho chúng sợ hãi. Vì vậy, ếch luôn nghĩ rằng bầu trời chỉ nhỏ bé như một chiếc vung, còn nó thì oai phong như một vị chúa tể. Ếch không biết rằng cái giếng chỉ là một phần nhỏ của thế giới rộng lớn. Chỉ đến một ngày nọ, khi trời mưa lớn, làm nước trong giếng dâng cao đưa ếch ra ngoài. Mọi thứ xung quanh đều thay đổi, duy chỉ có ếch vẫn quen thói cũ đi lại nghênh ngang để rồi cuối cùng bị một con trâu đi ngang qua giẫm bẹp. Có thể thấy rằng kết cục của ếch đến từ tầm nhìn hạn hẹp, thói kiêu ngạo. Giếng sâu, tiếng kêu của ếch thì âm vang mà giếng lại quá nhỏ không đủ để cho ếch nhận ra sự hống hách và kém hiểu biết của bản thân. Chính vì vậy, cơn mưa hay con trâu không phải là nguyên nhân gây nên cái chết của ếch mà chính và thói chủ quan không coi ai ra gì của nó gián tiếp gây nên. Bài học rút ra từ câu chuyện là môi trường sống nhỏ bé sẽ khiến tầm nhìn trở nên hạn hẹp. Từ đó, truyện phê phán những kẻ hiểu biết nông cạn mà lại huênh hoang. Con người cần phải biết nhìn xa trông rộng dù môi trường sống có giới hạn và không nên chủ quan, kiêu ngạo như ếch ngồi đáy giếng mà có thái độ coi thường. Một câu chuyện ngắn gọn nhưng gửi gắm bài học lớn lao.

Câu văn sử dụng thành ngữ: Con người cần phải biết nhìn xa trông rộng dù môi trường sống có giới hạn và không nên chủ quan, kiêu ngạo như ếch ngồi đáy giếng mà có thái độ coi thường.

Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu lên bài học cho bản thân mình từ câu chuyện trên, trong đoạn văn có sử dụng thành ngữ ếch ngồi đáy giếng- Mẫu 8

“Ếch ngồi đáy giếng” là một truyện ngụ ngôn vô cùng giá trị. Nội dung của truyện kể về một chú ếch sống trong cái giếng nhỏ bé. Ếch luôn nhìn bầu trời qua miệng giếng nên nghĩ rằng bầu trời chỉ nhỏ bé như một chiếc vung. Cùng sống với ếch cũng chỉ có những loài sinh vật như nhái, cua, ốc và mỗi khi nó cất tiếng kêu đều khiến chúng hoảng sợ. Ếch không chỉ có tấm nhìn hạn hẹp mà còn có tính kiêu căng, ngạo mạn. Với chi tiết này, truyện muốn phê phán những kẻ có tầm nhìn hạn hẹp, suy nghĩ nông cạn. Đặc biệt, truyện trở nên thú vị hơn khi xảy ra tình huống vào một ngày nọ, trời mưa lớn khiến cho nước trong giếng dâng cao đưa ếch ra ngoài. Dù môi trường xung quanh thay đổi, nhưng ếch vẫn quen thói cũ, cất tiếng kêu ộp ộp, đưa cặp mắt nhâng nháo nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý xung quanh. Hậu quả là ếch bị một con trâu đi ngang qua giẫm bẹp. Kết cục của ếch chính là lời cảnh tỉnh cho những kẻ có lối sống ếch ngồi đáy giếng. Từ đó, ông cha ta muốn gửi gắm lời khuyên rằng chúng ta cần có tầm nhìn xa trông rộng dù môi trường sống có giới hạn. Đồng thời, mỗi người không nên chủ quan, kiêu ngạo mà coi thường những người xung quanh. Tóm lại, truyện “Ếch ngồi đáy giếng” đã để lại bài học vô cùng giá trị cho mỗi người.

Câu văn sử dụng thành ngữ: Kết cục của ếch chính là lời cảnh tỉnh cho những kẻ có lối sống ếch ngồi đáy giếng.

Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu lên bài học cho bản thân mình từ câu chuyện trên, trong đoạn văn có sử dụng thành ngữ ếch ngồi đáy giếng- Mẫu 9

Trong tiết sinh hoạt cuối tuần qua, cô giáo đã kể cho chúng em nghe câu chuyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”. Đây là một câu chuyện rất hay và đặc sắc, để lại nhiều ấn tượng đối với em. Câu chuyện kể về một con ếch sống lâu ngày trong cái giếng bỏ hoang, xung quanh nó chỉ toàn những con vật nhỏ bé, nó xưng vương, xưng bá nghĩ mình là to nhất, nó nhìn bầu trời qua cái miệng giếng nhỏ và nghĩ thế giới bên ngoài cũng như vậy. Một năm trời mưa to, nước trong giếng đầy, đưa ếch ra ngoài, theo thoi quen huênh hoang của mình, ếch bị một con trâu đi qua dẫm bẹp. Kết thúc câu chuyện cô giáo dặn dò chúng em: Qua câu chuyện, cô muốn nói với các em rằng thế giới rất rộng lớn, môi trường sống sẽ ảnh hưởng tới tầm nhìn của các em, câu chuyện phê phán những con người có hiểu biết nông cạn nhưng lại ra vẻ ta đây. Chúng ta cần biết nhìn xa trông rộng, ham học hỏi, không ỷ thế mình hiểu biết mà khinh thường người khác.

Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu lên bài học cho bản thân mình từ câu chuyện trên, trong đoạn văn có sử dụng thành ngữ ếch ngồi đáy giếng- Mẫu 10

Câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng đã để lại cho tôi nhiều bài học về cách ứng xử và việc phải nỗ lực không ngừng để vươn lên trong cuộc sống. Đầu tiên, hình tượng chú ếch kiêu ngạo coi trời bằng vung nhắc nhở tôi về việc phải không ngừng cố gắng để mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết đồng thời tôn trọng mọi người xung quanh. Chúng ta nên đi nhiều hơn, học nhiều hơn để tích lũy thêm kinh nghiệm, vốn sống, thay đổi cách nhìn nhận về mọi thứ và dẹp bỏ thói ếch ngồi đáy giếng, học cách yêu thương khiêm tốn trước người khác.

Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu lên bài học cho bản thân mình từ câu chuyện trên, trong đoạn văn có sử dụng thành ngữ ếch ngồi đáy giếng- Mẫu 11

Qua truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng, em cảm nhận được rõ ràng một bài học đắt giá đó chính là đừng bao giờ huênh hoang, kiêu ngạo “coi trời bằng vung” bởi vì không gian mà chúng ta đang sống vẫn còn rất nhỏ, cũng giống như chú ếch ở dưới miệng giếng kia vậy. Chỉ vì hoang tưởng ngốc nghếch của mình mà chú ếch đã bị con trâu dẫm bẹp. Một cái kết thật bi thương và cay đắng để lại một bài sâu sắc về thiếu tầm nhìn và hiểu biết. Mà qua đó, em cũng nhận thấy rằng phải luôn phát triển bản thân, sống khiêm nhường và không bao giờ tự coi mình là chúa tể hay quá tự cao mà không chịu học hỏi và tiếp thu kiến thức để rồi kết cục trở nên giống với chú ếch ngạo mạn kia.

Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu lên bài học cho bản thân mình từ câu chuyện trên, trong đoạn văn có sử dụng thành ngữ ếch ngồi đáy giếng- Mẫu 12

Trong giờ ra chơi Lan và Hoàng tranh luận nhau về ý nghĩa của câu chuyện “Ếch ngồi đáy giếng”. Lan cho rằng câu chuyện khuyên mọi người nên sống và làm tốt việc ở nơi mình sống, không nên xông pha thế giới ngoài kia. Hoàng cho rằng câu chuyện giúp chúng ta nhìn nhận về một cách sống không kiêu căng, phản ánh cách sống chỉ biết nhìn qua chiếc miệng giếng nhỏ hẹp. Cả hai tranh luận đúng lúc cô giáo dạy văn đi qua, hai bạn đem những thắc mắc ra hỏi cô giáo. Cô giáo nói: “Trong câu chuyện này, bạn Hoàng đang hiểu rất đúng ý nghĩa của chuyện, qua câu chuyện ông cha ta muốn phê phán những con người chỉ có kiến thức thiển cận nhưng hay ra vẻ ta đây huênh hoang. Đồng thời là sự nhắc nhở không nên quá kiêu ngạo vì kiến thức là vô bờ bến, chúng ta không thể biết được ngoài kia có bao nhiêu người giỏi hơn chúng ta, tầm hiểu biết của họ nhiều hơn chúng ta, nên việc cố gắng trau dồi, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết là vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Nếu chúng ta không ra sức học hỏi chính chúng ta sẽ bị xã hội đào thải, dẫm bẹp như chú ếch trong câu chuyện, vì quá kiêu ngạo nên đã bị con trâu giẫm chết. Môi trường sống sẽ ảnh hưởng tới cách sống và tầm nhìn của mỗi người, thế giới không ngừng vận động và phát triển, nếu cứ giữ một quan niệm bảo thủ, chắc chắn chúng ta sẽ bị tụt hậu so với xã hội. Các em nên cố gắng tìm hiểu, khi biết rồi cũng không nên quá kiêu căng như chú ếch trong câu chuyện nhé”.

Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu lên bài học cho bản thân mình từ câu chuyện trên, trong đoạn văn có sử dụng thành ngữ ếch ngồi đáy giếng- Mẫu 13

Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” là một trong những câu chuyện mang cho tôi rất nhiều bài học. Thông qua truyện, người xưa khuyên chúng ta dù sống trong hoàn cảnh nào thì vẫn phải cố gắng học tập để mở rộng tầm nhìn và tầm hiểu biết tránh cách đánh giá, kết luận vội vàng phiến diện, nông cạn. Chúng ta không chỉ học tập ở nhà trường, mà còn phải học nhiều điều trong cuộc sống. Bên cạnh trường học còn có trường đời. Trường đời là biển cả bao la về tri thức và kinh nghiệm. Chúng ta phải biết khắc phục những hạn chế của mình và không ngừng học hỏi tích lũy kinh nghiệm để có được trình độ học vấn cao và tầm nhìn sâu rộng. Đồng thời không nên chủ quan, kiêu ngạo vì sự chủ quan, kiêu ngạo sẽ dẫn đến thất bại trong sự nghiệp và trong cuộc đời. Chúng ta nên suy ngẫm kĩ về bài học của câu truyện chớ nên tự biến mình thành “Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung”.BÀICâu chuyện Ếch ngồi đáy giếng nói về một chú ếch huênh hoang, cứ tưởng mình là trung tâm của vũ trụ. Vì sống lâu ngày trong đáy giếng, xung quanh ếch lâu nay chỉ có một vài con vật nhỏ bé, mà tiếng ếch kêu “Ồm ộp” vang động trong giếng nên ếch ta cứ tưởng “bầu trời trên đầu bé chỉ bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể”. Điều đó chứng tỏ môi trường, hoàn cảnh sống của ếch rất nhỏ hẹp, tầm nhìn, sự hiểu biết của ếch cũng rất nông cạn, thiếu chính xác. Bầu trời bao la, rộng mênh mông như thế mà ếch ta tưởng nó chỉ bằng chiếc vung. Thế giới bên ngoài cũng vô cùng rộng lớn, phong phú như thế mà ếch ngỡ chỉ có vài con vật nhỏ bé, yếu đuối hơn mình. Ở trong đáy giếng lâu ngày, do tầm nhìn, sự hiểu biết hạn chế, lại có một chút năng lực là kêu “Ồm ộp” trong giếng, được thành giếng cộng hưởng khiến tiếng kêu âm vang lên một chút nên chú ếch kia nhiễm bệnh chủ quan, kiêu ngạo, huênh hoang, cho mình là chúa tể muôn loài. Đúng là kẻ “coi trời bằng vung” như thành ngữ cha ông ta thường nói. Nhưng rồi, hoàn cảnh sống của ếch thay đổi. Sau một trận mưa to, nước giếng dềnh lên, đưa ếch lên khỏi đáy giếng tiếp xúc với thế giới bao la. Vậy mà chú ta vẫn không thay đổi tính tình. Nó cứ “nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh”. Hậu quả là ếch “bị một con trâu đi qua dẫm bẹp”. Từ câu chuyện một chú ếch ngồi trong đáy giếng, nhân dân ta ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, đồng thời khuyên nhủ chúng ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.

Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu lên bài học cho bản thân mình từ câu chuyện trên, trong đoạn văn có sử dụng thành ngữ ếch ngồi đáy giếng- Mẫu 14

Truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” là văn bản đặc sắc, ẩn chứa nhiều bài học ý nghĩa. Truyện kể về con ếch sống trong chiếc giếng suốt thời gian dài. Vì chỉ nhìn trời qua miệng giếng nên ếch luôn cho mình là nhất. Chính vì vậy, khi ra khỏi giếng, ếch đã bị con trâu giẫm bẹp vì thói nghênh ngang, coi trời bằng vung. Thông qua văn bản, em nhận thấy bản thân cần phải sống khiêm tốn. Đồng thời chăm chỉ mở mang tầm hiểu biết, không nên cho mình tài giỏi, hơn người. Nếu không, chúng ta sẽ mãi chỉ là những kẻ “ếch ngồi đáy giếng”.

Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu lên bài học cho bản thân mình từ câu chuyện trên, trong đoạn văn có sử dụng thành ngữ ếch ngồi đáy giếng- Mẫu 15

Đọc truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”, em cảm thấy đây là một tác phẩm vô cùng ý nghĩa khi đã phê phán những kẻ nông cạn nhưng hay cao ngạo, ra oai. Chắc chắn trong xã hội này không thiếu những người như chú ếch trong truyện. Chính vì vậy, để không tự biến mình thành kẻ “ếch ngồi đáy giếng”, chúng ta cần có thái độ sống khiêm nhường. Đặc biệt, phải thường xuyên học hỏi, mở mang tầm hiểu biết, không diễu võ dương oai với mọi người.

Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu lên bài học cho bản thân mình từ câu chuyện trên, trong đoạn văn có sử dụng thành ngữ ếch ngồi đáy giếng- Mẫu 16

Chú ếch trong truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” thật đáng phê phán. Vì sống trong giếng quá lâu nên ếch ta không hề biết đến sự rộng lớn bên ngoài. Ếch luôn nghênh ngang, coi mình là nhất. Năm nọ, mưa to, nước dâng cao đưa ếch ta ra ngoài. Quen thói cũ, ếch không thèm để ý xung quanh. Bởi vậy, ếch đã bị chú trâu giẫm chết. Em thấy rằng, bản thân mình không nên có thái độ như vậy. Chúng ta cần sống khiêm tốn, biết mình ở vị trí nào. Đồng thời, không ngừng học hỏi, mở mang kiến thức. Có như vậy, mỗi người mới không trở thành những kẻ “ếch ngồi đáy giếng”.

Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu lên bài học cho bản thân mình từ câu chuyện trên, trong đoạn văn có sử dụng thành ngữ ếch ngồi đáy giếng- Mẫu 17

“Ếch ngồi đáy giếng” là một câu chuyện đầy ý nghĩa. Thông qua nhân vật con ếch, tác giả dân gian muốn phê phán những kẻ ngu dốt nhưng lại hay diễu võ dương oai. Kết cục bi thảm của chú ếch cũng chính là hậu quả của thói huênh hoang, ngu dốt. Có lẽ, cuộc sống không thiếu những kẻ “ếch ngồi đáy giếng” như vậy. Từ câu chuyện, em nhận ra rằng bản thân cần phải học tập, trau dồi, mở mang kiến thức hơn nữa.

Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu lên bài học cho bản thân mình từ câu chuyện trên, trong đoạn văn có sử dụng thành ngữ ếch ngồi đáy giếng- Mẫu 18

Sau khi đọc truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”, em nhận thấy trong cuộc sống không hề thiếu những người như vậy. Rất nhiều người như chú ếch kia, luôn cho mình là nhất và nhìn đời qua “miệng giếng nhỏ xinh”. Kết cục bi thảm của ếch cũng là do thói huênh hoang, tự cao tự đại đem lại. Bởi vậy, nếu không muốn tự biến mình thành kẻ “ếch ngồi đáy giếng” thì chúng ta cần phải rèn luyện cho mình thái độ sống khiêm nhường. Đồng thời, không ngừng học hỏi, mở mang tầm hiểu biết.

Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu lên bài học cho bản thân mình từ câu chuyện trên, trong đoạn văn có sử dụng thành ngữ ếch ngồi đáy giếng- Mẫu 19

Từ câu chuyện trên, em nhận thấy tất cả mọi người, không ai là hoàn hảo, bạn có thể giỏi cái này mà không giỏi cái kia, trong khi người kia lại giỏi cả hai hoặc ngược lại. Ai cũng vậy, đều không hoàn hảo. Vậy thì tại sao chúng ta cứ phải so bì, hơn thua với người khác? Nó chỉ khiến chúng ta mệt mỏi hơn. Vì vậy, thay vì thế, chúng ta hãy tự hoàn thiện bản thân mình bằng cách nâng cao tầm hiểu biết, tri thức của mình, công nhận mọi người và nên biết lắng nghe từ xung quanh. Đừng biến bản thân mình thành Ếch ngồi đáy giếng mà nhận lấy hậu quả xấu.

Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu lên bài học cho bản thân mình từ câu chuyện trên, trong đoạn văn có sử dụng thành ngữ ếch ngồi đáy giếng- Mẫu 20

Từ câu chuyện trên, em nhận thấy tất cả mọi người, không ai là hoàn hảo, bạn có thể giỏi cái này mà không giỏi cái kia, trong khi người kia lại giỏi cả hai hoặc ngược lại. Ai cũng vậy, đều không hoàn hảo. Vậy thì tại sao chúng ta cứ phải so bì, hơn thua với người khác? Nó chỉ khiến chúng ta mệt mỏi hơn. Vì vậy, thay vì thế, chúng ta hãy tự hoàn thiện bản thân mình bằng cách nâng cao tầm hiểu biết, tri thức của mình, công nhận mọi người và nên biết lắng nghe từ xung quanh. Đừng biến bản thân mình thành Ếch ngồi đáy giếng mà nhận lấy hậu quả xấu.

Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu lên bài học cho bản thân mình từ câu chuyện trên, trong đoạn văn có sử dụng thành ngữ ếch ngồi đáy giếng- Mẫu 21

Câu chuyện “Ếch ngồi đáy giếng” cho ta một cách nhìn nhận về cách sống phù hợp, không như chú ếch kiêu ngạo trong câu truyện trên. Câu chuyện phản ánh cách đánh giá thế giới bên ngoài chỉ qua cái miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch. Qua chú ếch kia, dân gian nhằm phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp hay huênh hoang, khoác loác, luôn cho mình là đúng. Đồng thời khuyên mọi người cố gắng mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của mình, không nên chủ quan, kiêu ngạo. Qua đó cũng cho ta thấy những người “ếch ngồi đáy giếng” như vậy cuối cùng sẽ có một kết cục không đẹp như việc ếch ra ngoài thì bị trâu dẫm bẹp còn với chúng ta thì sao, nếu không có tầm hiểu biết ra ngoài sẽ bị chê cười, xa lánh. Vì vậy hãy vì cuộc sống của mình, tìm hiểu, tìm hiểu và tìm hiểu… để trở thành một người giỏi giang và hiểu biết.

Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu lên bài học cho bản thân mình từ câu chuyện trên, trong đoạn văn có sử dụng thành ngữ ếch ngồi đáy giếng- Mẫu 22

Thông qua truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng vừa học đã giúp em rút ra được nhiều bài học cho bản thân mình. Đó là môi trường sống nhỏ hẹp, tù túng, không giao lưu làm hạn chế hiểu biết về thế giới xung quanh. Từ những hiểu biết hạn hẹp, dễ trở nên nông cạn, chủ quan, kiêu ngạo sẽ phải trả giá rất đắt. Bản thân em sẽ cố gắng khiêm tốn, chăm chỉ học hỏi, hòa đồng cùng bạn bè, thầy cô giáo để ngày càng hoàn thiện bản thân. Đồng thời, đứng trước những vấn đề đơn giản cũng sẽ không chủ quan mà phải luôn luôn cẩn thận, không được giống như những kẻ “ếch ngồi đáy giếng” có tí thành tích là ra oai, không chịu cố gắng.

Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu lên bài học cho bản thân mình từ câu chuyện trên, trong đoạn văn có sử dụng thành ngữ ếch ngồi đáy giếng- Mẫu 23

Từ câu chuyện trên, em rút ra những bài học giá trị về học tập, nhận thức cho bản thân mình. Kiêu căng, ngạo mạn, cứ “ếch ngồi đáy giếng” thì chúng ta mãi mãi không thể tiến bộ, không thể phát triển bản thân. Kiến thức trên thế giới này là bao la, điều ta cần làm là phải học tập kiến thức một cách chăm chỉ. Đặc biệt, phải quan sát, học hỏi từ mọi người xung quanh mình. Chúng ta nhất định không được kiêu ngạo, cho rằng bản thân hơn người. Bởi, cư xử hoặc có suy nghĩ sai lệch thì chờ đợi ta là hậu quả đáng buồn.

Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu lên bài học cho bản thân mình từ câu chuyện trên, trong đoạn văn có sử dụng thành ngữ ếch ngồi đáy giếng- Mẫu 24

Câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng đã để lại cho tôi nhiều bài học về cách cư xử và việc phải cố gắng không ngừng để tiến bước trong cuộc sống. Đầu tiên, hình tượng chú ếch ngạo mạn đã nhắc nhở tôi về việc phải không ngừng nỗ lực để mở rộng tầm nhìn, tầm kiến thức đồng thời tôn trọng mọi người chung quanh. Chúng ta nên đi nhiều hơn, học nhiều hơn để có thêm kinh nghiệm, vốn sống, thay đổi cách nhìn về mọi chuyện và dẹp bỏ thói kiêu căng tự mãn, học cách yêu khiêm nhường trước người xung quanh.

Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu lên bài học cho bản thân mình từ câu chuyện trên, trong đoạn văn có sử dụng thành ngữ ếch ngồi đáy giếng- Mẫu 25

Đọc câu chuyện “Ếch ngồi đáy giếng” mang lại cho chúng ta rất nhiều ý nghĩa. Mỗi người chúng ta sinh ra không ai là hoàn hảo, ai cũng có những điểm mạnh và điểm yếu, chúng ta cần tìm ra những điểm mạnh của bản thân và phát huy chúng, đồng thời khắc phục những hạn chế, yếu kém của bản thân. Không vì cái tôi quá cao mà nghĩ thế giới này chỉ nhỏ bằng “chiếc miệng giếng” như chú ếch trong câu chuyện. Có câu nói rất hay rằng “bạn cố gắng leo lên đỉnh núi cao như vậy, không phải để người khác nhìn thấy và ngưỡng mộ mà để bạn có thể nhìn thấy toàn bộ thế giới từ trên cao”. Kiến thức của con người là vô hạn, con người không thể tiếp thu hết được tri thức của nhân loại, nên đừng suy nghĩ việc chúng ta giỏi một lĩnh vực nào đó là chúng ta giỏi nhất trên thế giới. Chúng ta không nên sống giống như chú ếch trong câu chuyện, tưởng chừng mình làm vua muôn loài nhưng thực ra cũng chỉ là một sinh vật nhỏ bé. Sự kiêu ngạo ấy là con dao hai lưỡi giết chết chúng ta. Chúng ta cần học tập, tìm hiểu nhiều hơn, học chưa bao giờ là đủ, chúng ta cũng không nên quá kiêu ngạo, thể hiện những gì mình biết, bởi ngoài kia còn biết bao người giỏi và xuất sắc hơn chúng ta.

Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu lên bài học cho bản thân mình từ câu chuyện trên, trong đoạn văn có sử dụng thành ngữ ếch ngồi đáy giếng- Mẫu 26

Trong các câu chuyện bà em kể cho em trước khi đi ngủ, em thích nhất là câu chuyện “Ếch ngồi đáy giếng” . Chú ếch sống trong một cái giếng lâu ngày, nó nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nhỏ bé. Ếch nghĩ mình là một vị chúa tể bầu trời nên nó mang tâm thế đó ra ngoài miệng giếng mà không biết rằng thế giới trên miệng giếng đầy rẫy những hiểm nguy và hậu quả ngay lập tức đến với ếch đó là ếch bị một con trâu đi qua dẫm bẹp. Bà thường khuyên nhủ em hãy mạnh dạn bước ra thế giới bên ngoài với tâm thế luôn muốn học hỏi, tiếp thu, không kiêu căng, tỏ ra mình thông thái bởi việc học chưa bao giờ có giới hạn, thế giới luôn vận động và phát triển, con người chúng ta cũng cần nâng cấp bản thân nếu không muốn bị lạc hậu.

Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu lên bài học cho bản thân mình từ câu chuyện trên, trong đoạn văn có sử dụng thành ngữ ếch ngồi đáy giếng- Mẫu 27

Câu chuyện ‘ Ếch ngồi đáy giếng ‘ nói về ếch nghĩ thế giới bé nhỏ như cái giếng của nó nên nó đã ngông cuồng và kết cục đã bị chết . Câu chuyện cũng khuyên chúng ta hãy bớt cái thói hung hăng mà nên từ tốn , cẩn trọng để không như con ếch kia . Chúng ta hãy nên sống bình thường , không coi thường người khác không sẽ có ngày bị quả báo . Từ đó dân gian đã có câu tục ngữ ‘ Ếch ngồi đáy giếng ‘ để nhắc nhở mọi thế hệ.

*****

Trên đây là hơn 27 mẫu Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu lên bài học cho bản thân mình từ câu chuyện trên, trong đoạn văn có sử dụng thành ngữ ếch ngồi đáy giếng lớp 7 do thầy cô biên soạn. Hy vọng nội dung trong bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình đạt điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tậplớp 7

5/5 - (14 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *