Học TậpLớp 8

Xem lại khái niệm hài kịch ở phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này

CHUẨN BỊ

Yêu cầu:

– Xem lại khái niệm hài kịch ở phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này

– Khi đọc hiểu văn bản hài kịch, các em cần chú ý:

Bạn đang xem: Xem lại khái niệm hài kịch ở phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này

+Tóm tắt nội dung văn bản (Văn bản kể lại sự việc gì? Sự việc ấy xảy ra trong bối cảnh nào? Cốt truyện có gì đặc biệt?…).

+ Đặc điểm của hài kịch được thể hiện trong văn bản ở những phương diện nào (xung đột, nhân vật, hành động, lời thoại, thủ pháp trào phúng,…)?

+Liên hệ, kết nối với cuộc sống và bản thân để hiểu sâu hơn về nội dung văn bản và hiểu thêm chính mình.

– Đọc trước văn bản Đổi tên cho xã; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Lưu Quang Vũ.

– Đọc nội dung giới thiệu vở kịch Bệnh sĩ sau đây để hiểu bối cảnh của đoạn trích (Đọc nội dung giới thiệu trong SGK Ngữ văn 8 Cánh Diều trang 85)

Lời giải chi tiết:

– Những điều cần chú ý khi đọc tác phẩm:

+ Tóm tắt: Văn bản kể về sự việc xã Cà Hạ sắp được đổi tên, sự việc diễn ra trong buổi công bố tên xã mới vô cùng long trọng. Việc đổi tên xã khiến chính quyền xã phải phân công lại nhiệm vụ cho từng người. Sau khi nghe phân công nhiệm vụ, ông Sửu thắc mắc về nhiệm vụ của mình và được giao cho vị trí chủ nhiệm trung tâm Triệt sản gia súc. Chưa ai hiểu rõ được nhiệm vụ mình được giao là gì, mọi người bàn tán rất nhiều. Kết thúc văn bản là cuộc nói chuyện của ông Nha, ông Thỉnh và Văn Sửa cho thấy sự hài hước, trào phúng của văn bản này.

+ Đặc điểm của hài kịch được thể hiện trong văn bản ở những phương diện

  • Xung đột kịch: xung đột giữa sự thật thà và bệnh ảo tưởng.
  • Nhân vật: các nhân vật có sự không tương xứng giữa bên trong và bên ngoài (Ông Nha tỏ ra hiểu biết nhưng thực chất là người ảo tưởng)
  • Hành động: mâu thuẫn với phẩm chất.
  • Thủ pháp trào phúng: những lời phát biểu của ông chủ tịch xã được phóng đại đến mức khoa trương.

+ Chúng ta cần đồng nhất giữa bên trong và bên ngoài.

– Tác giả: Lưu Quang Vũ sinh tại xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ nhưng quê gốc lại ở quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, là con trai nhà viết kịch Lưu Quang Thuận và bà Vũ Thị Khánh, và tuổi thơ sống tại Phú Thọ cùng cha mẹ. Khi hoà bình lập lại (1954) gia đình ông chuyển về sống tại Hà Nội. Thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật của ông đã sớm bộc lộ từ nhỏ và vùng quê trung du Bắc Bộ đó đã in dấu trong các sáng tác của ông sau này.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Lớp 8

5/5 - (5 bình chọn)



Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button