Học TậpLớp 6Soạn văn 6 Kết nối tri thức

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 61 SGK Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu 1

Lựa chọn từ ngữ

Câu 1 (trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Bạn đang xem: Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 61 SGK Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

Hướng dẫn giải:

Suy nghĩ kĩ và thực hiện từng yêu cầu.

Lời giải:

a. Không nên vì từ “vẻ” lột tả đầy đủ và đúng nhất vẻ riêng của mỗi người trong phong cách. Còn từ “kiểu” chỉ để nói một kiểu loại nào đó, không có giá trị nhiều trong cách diễn đạt.

b.

– Từ khuất được dùng trong câu “Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn phù hợp hơn.

– Vì so với từ “mất” và “chết” thì từ “khuất” là cách nói giảm, nói tránh, bớt đi sự đau đớn, buồn bã. Còn từ “hi sinh” chỉ dùng cho những người có công trạng nào đó với cộng đồng. Từ “từ trần” dùng khi người đó vừa mất, còn ở đây bà mẹ đã khuất từ nhiều năm trước nên dùng từ “khuất” là hợp lý nhất.

c. Từ “xúc động” được chọn hợp lý hơn vì xúc động là từ ngữ giàu giá trị tạo hình, thể hiện rõ và đẹp nhất trạng thái của con người.

Câu 2

Câu 2 (trang 62 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Hướng dẫn giải:

Thử ghép từng từ và chọn từ phù hợp nhất.

Lời giải:

a. phản ứng 

b. hoàn hảo

c. quan sát.

d. nỗ lực

Câu 3

Lựa chọn cấu trúc câu

Câu 3 (trang 62 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ câu hỏi và lần lượt trả lời.

Lời giải:

a.

– Ý nghĩa cụm từ in đậm: là trạng ngữ xác định thời gian và phương tiện được nói đến trong câu.

– Nếu bỏ cụm từ in đậm, câu trên sẽ là: Tôi đoán bạn có thể nói rằng bài tập là một kỉ niệm khó quên.

=> Ý nghĩa câu này khác với câu trên vì câu trên khi chưa bỏ thành phần in đậm, người đọc hiểu rằng người viết đang nói về những điều đã xảy ra trong quá khứ.

b.

– Câu trên nếu đổi lại sẽ không phù hợp vì nó làm thay đổi ý nghĩa của câu.

– Bởi vì:

+ Cậu đã đứng lên trả lời câu hỏi: chỉ hành động đứng dậy và sau đó mới trả lời câu hỏi của cậu học sinh.

+ Cậu đã trả lời câu hỏi và đứng lên: ý chỉ cậu trả lời câu hỏi xong xuôi mới đứng lên.

c.

– Không thể sử dụng câu trên để thay thế vì nó làm thay đổi ý nghĩa của câu.

– Ý nghĩa:

+ “Đến cuối tiết học, cậu tiến lên phía trước và bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng“: cậu bé tiến lên trước để gần thầy giáo hơn rồi bắt tay thầy.

+ “Đến cuối tiết học, cậu bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng và tiến lên phía trước“: cậu bé bắt tay thầy giáo rồi tiến lên phía trước để làm một việc gì đó khác.

Câu 4

Câu 4 (trang 62 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Hướng dẫn giải:

Em đọc kĩ các câu thay đổi xem có gì khác về mặt ý nghĩa và trả lời.

Lời giải:

a.

– Câu gốc: Tôi không rõ tại sao cậu lại làm thế; có lẽ cậu thực sự có điều gì đó muốn nhắn nhủ với chúng tôi.

=> Nhấn mạnh thắc mắc của người viết không hiểu vì sao cậu bạn mình lại làm việc như vậy.

– Câu thay đổi: Có lẽ cậu thực sự có điều gì đó muốn nhắn nhủ với chúng tôi, tôi không rõ tại sao cậu lại làm thế.

=> Nhấn mạnh suy đoán của người viết về cậu bạn của mình về việc cậu có gì đó muốn nhắn nhủ.

b.

– Câu gốc: Tuy nhiên, đây không phải là điều quá nghiêm trọng, và càng không phải là căn bệnh” hết cách chữa.

=> Nhấn mạnh cách nhìn nhận của người viết, đây không phải là điều nghiêm trọng.

– Câu thay đổi: Tuy nhiên, đây không phải là “căn bệnh” hết cách chữa và càng không phải là điều quá nghiêm trọng.

=> Nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của sự vật được nói đến trong câu.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Soạn văn 6 Kết nối tri thức

5/5 - (1 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button