Học TậpLớp 3Tiếng Việt lớp 3 - Kết nối tri thức

Bài 21: Nhà Rông trang 96 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống

Khởi động

Quan sát tranh và nói về các cảnh vật được vẽ trong tranh. Cảnh vật đó gợi cho em nghĩ đến nơi nào trên đất đất nước ta? 


Bạn đang xem: Bài 21: Nhà Rông trang 96 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống

Hướng dẫn giải:

Em quan sát tranh để trả lời câu hỏi. 

Lời giải:

Trong tranh có:

– Nhà ngô nhà rông

– Những chú voi

– Người mặc trang phục dân tộc.

Cảnh vật gợi cho em nghĩ đến Tây Nguyên. 

Bài đọc

NHÀ RÔNG

Đến Tây Nguyên, từ xa nhìn vào các buôn làng, ta dễ nhận ra ngôi nhà rông có đôi mái dựng đứng, vươn cao lên trời như một cái lưỡi rìu lật ngược. Nước mưa đổ xuống chảy xuôi tuồn tuột. Buôn làng nào có mái nhà rộng càng cao, nhà càng to, hẳn là nơi đó dân đông, làm ăn được mùa, cuộc sống no ấm. 

Nhà rông là nơi thờ cúng chung, hội họp chung, tiếp khách chung, vui chơi chung của tất cả dân làng. Kiến trúc bên trong nhà rông khá đặc biệt: nhà trống rỗng, chẳng vướng víu một cây cột nào, có nhiều bếp lửa luôn đượm khói, có nơi dành để chiêng trống, nông cụ,… Đêm đêm, bên bếp lửa bập bùng, các cụ già kể lại cho con cháu nghe biết bao kỉ niệm vui buồn ngôi nhà rông đã từng chứng kiến. Vì vậy, nhà rông đối với tuổi thơ trẻ Tây Nguyên thân thương như cái tổ chim êm ấm.

Người Tây Nguyên nào cũng yêu thích nhà rông, ngôi nhà chung có sự góp sức xây dựng của tất cả mọi người.

(Theo Ay Duy và Lê Tấn)

Từ ngữ: 

– Tây Nguyên: vùng cao nguyên thuộc miền Trung, gồm các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.

– Tuồn tuột: thẳng một mạch, như không thể giữ lại, cản lại được.

– Nông cụ: đồ dùng để làm ruộng, làm nương (cuốc, cày, bừa, liềm, hái,…)

Câu 1

Đặc điểm nổi bật về hình dạng của nhà rông ở Tây Nguyên là gì? Câu văn nào trong bài giúp em nhận ra điều đó? 

Hướng dẫn giải:

Em đọc kĩ đoạn văn đầu tiên để tìm câu trả lời cho phù hợp. 

Lời giải:

Ngôi nhà rông có đôi mái dựng đứng, vươn cao lên trời như một cái lưỡi rìu lật ngược. Nước mưa đồ xuống chảy xuôi tuồn tuột. Buôn làng nào có mái nhà rông càng cao, nhà càng to, hẳn là nơi đó dân đông, làm ăn được mùa, cuộc sống no ấm. 

Câu 2

Kiến trúc bên trong nhà rông có gì đặc biệt.  

Hướng dẫn giải:

Em đọc kĩ đoạn văn thứ 2 để tìm câu trả lời cho phù hợp.  

Lời giải:

Kiến trúc bên trong nhà rông có điểm đặc biệt là: nhỏ trống rỗng, chẳng vướng víu một cây cột nào, có nhiều bếp lửa luôn đượm khói, có nơi dành để chiêng trống, nông cụ,.. 

Câu 3

Đóng vai một người dân Tây Nguyên, giới thiệu những hoạt động chung thường diễn ra ở nhà rông.  

Hướng dẫn giải:

Em đọc kĩ đoạn văn thứ 2 và đóng vai để hoàn thành bài tập.

Lời giải:

Nhà rông là nơi tổ chức mọi hoạt động sinh hoạt chung của dân làng chúng tôi. Đêm đêm, bên bếp lửa bập bùng, tôi ngồi nghe các cụ già kể lại biết bao kỉ niệm vui buồn ngôi nhà rông đã từng chứng kiến. Vì vậy, nhà rông đối với tuổi thơ của tôi thân thương như cái tổ chim êm ấm. 

Câu 4

Vì sao người dân Tây Nguyên yêu thích nhà rông?  

Hướng dẫn giải:

Em đọc đoạn cuối của bài đọc để trả lời câu hỏi. 

Lời giải:

Người Tây Nguyên yêu thích nhà rông vì đây là ngôi nhà chung có sự góp sức xây dựng của tất cả mọi người, ở đây chứa nhiều kỉ niệm của mọi người. 

Câu 5

Sắp xếp các ý dưới đây theo trình tự các đoạn trong bài.

a. Tình cảm của người dân Tây Nguyên đối với nhà rông

b. Hình dạng bên ngoài nhà rông

c. Kiến trúc bên trong và những sinh hoạt cộng đồng ở nhà rông. 

Hướng dẫn giải:

Em đọc kĩ lại bài đọc để sắp xếp các ý trong bài cho phù hợp. 

Lời giải:

Sắp xếp theo thứ tự sau: b => c => a. 

Nội dung

Bài đọc thể hiện vẻ đẹp độc đáo của nhà rông ở Tây Nguyên. Tình cảm của người dân Tây Nguyên với mái nhà rông thân thương. 

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Tiếng Việt lớp 3 – Kết nối tri thức

Rate this post


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button