Toán lớp 5 trang 45, 46 Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải Toán lớp 5 trang 45, 46 Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân
Bạn đang xem: Toán lớp 5 trang 45, 46 Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân
Toán lớp 5 trang 45 Bài 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
a) 4 tấn 562kg = … tấn;
b) 3 tấn 14kg = …tấn;
c) 12 tấn 6kg = …tấn;
d) 500kg = … tấn.
Lời giải
a) 4 tấn 562kg = 4,562 tấn
b) ) 3 tấn 14kg = 3,014 tấn
c) 12 tấn 6kg =12,006 tấn
d) 500kg = 0,5 tấn
Toán lớp 5 trang 46 Bài 2: Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân:
a) Có đơn vị đo là ki–lô–gam:
2kg 50g; 45kg 23g; 10kg 3g; 500g.
b) Có đơn vị đo là tạ:
2 tạ 50kg; 3 tạ 3kg; 34 kg; 450kg
Lời giải
a) 2,05kg; 45,023kg; 10,003kg; 0,5kg.
b) 2,5 tạ; 3,03 tạ; 0,34 tạ; 4,5 tạ.
Toán lớp 5 trang 46 Bài 3: Trong vườn thú có 6 con sư tử. Trung bình mỗi ngày có một con ăn hết 9kg thịt. Hỏi cần bao nhiêu tấn thịt để nuôi số sư tử đó trong 30 ngày?
Lời giải
Trong một ngày 6 con sư tử ăn hết số thịt là:
9 × 6 = 54 (kg)
Trong 30 ngày 6 con sư tử ăn hết số thịt là:
54 × 30 = 1620 (kg)
Đổi: 1620 kg = 1,62 tấn
Đáp số: 1,62 tấn thịt
Bài giảng Toán lớp 5 trang 45, 46 Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân
Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 5 hay, chi tiết khác:
Toán lớp 5 trang 47 Viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân
Toán lớp 5 trang 47 Luyện tập chung
Toán lớp 5 trang 48 Luyện tập chung
Toán lớp 5 trang 48, 49 Luyện tập chung
Toán lớp 5 trang 50 Cộng hai số thập phân
————————————————————————————–
Bài tập Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân
Giải Vở bài tập Toán lớp 5 trang 52, 53 Viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân
Giải Sách bài tập Toán lớp 5 Viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân
Viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân lớp 5
Bài tập Viết các đơn vị đo đại lượng dưới dạng số thập phân
————————————————————————————
Lý thuyết Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân lớp 5
1. Ôn tập bảng đơn vị đo khối lượng
Nhận xét: Trong bảng đơn vị đo khối lượng, hai đơn vị đo liền nhau hơn (kém) nhau 10 lần, tức là:
– Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé;
– Đơn vị bé bằng 1/10 đơn vị lớn.
2. Cách viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân
Phương pháp chung:
– Xác định hai đơn vị đo khối lượng đã cho là gì và tìm được mối liên hệ giữa chúng.
– Viết số đo khối lượng đã cho thành phân số thập phân hoặc hỗn số có phần phân số là phân số thập phân.
– Viết phân số hoặc hỗn số vừa tìm được thành số thập phân gọn nhất.
Ví dụ 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 5 tấn 246kg = … tấn.
Phương pháp:
– Xác định hai đơn vị đo khối lượng đã cho (tấn và kg) và tìm mối liên hệ giữa chúng:
1 tấn = 1000kg hay 1kg = 1/1000 tấn.
– Đổi số đo khối lượng đã cho thành hỗn số có phần phân số là phân số thập phân.
– Đổi hỗn số vừa tìm được thành số thập phân gọn nhất.
Cách giải:
Theo bảng đơn vị đo khối lượng ta có 1 tấn = 1000kg hay 1kg tấn.
Nên 5 tấn 246kg = tấn = 5,246 tấn
Vậy 5 tấn 246kg = 5,246kg.
Ví dụ 2: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 12kg 8g = …kg
Cách giải:
Theo bảng đơn vị đo khối lượng ta có 1kg = 1000g hay 1g = 1/1000 kg.
Nên 12kg 8g = kg = 12,008kg
Vậy 12kg 8g = 12,008kg.
Ví dụ 3: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 135kg = … tạ
Phương pháp:
– Xác định hai đơn vị đo khối lượng đã cho (tạ và kg) và tìm mối liên hệ giữa chúng:
1 tạ = 100kg hay 1kg = 1/100 tạ.
– Đổi 135kg = 100kg + 35kg, sau đó đổi 100kg sang đơn vị tạ rồi làm tiếp tương tự như những ví dụ bên trên.
Cách giải:
Cách 1: 135kg = 100kg + 35kg = 1 tạ 35kg = tạ = 1,35 tạ
Vậy 135kg = 1,35 tạ.
Cách 2: Xác định các đơn vị nằm giữa tạ và ki-lô-gam: tạ, yến, kg.
Ta có bảng sau:
Đề bài yêu cầu đổi sang đơn vị là tạ nên ta đặt dấu phẩy sau số 1.
Vậy 135kg = 1,35 tạ.
Lưu ý: Ta có thể áp dụng cách 2 đối với bài viết các số đo độ dài hoặc số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
Cách giải nhanh: Khi đổi đơn vị đo khối lượng, ta dời dấu phẩy lần lượt sang phải (nếu đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ) hoặc sang bên trái (nếu đổi từ đơn vị nhỏ ra đơn vị lớn) một chữ số cho mỗi hàng đơn vị.
Ví dụ: 1,23kg = 12,3hg (đổi từ đơn vị lớn là kg ra đơn vị nhỏ hơn là hg và hai đơn vị này liền nhau trong bảng đơn vị nên ta dời dấu phẩy một hàng sang bên phải).
12,3kg = 0,123 tạ (đổi từ đơn vị bé là kg sang đơn vị lớn hơn là tạ và trong bảng đơn vị ta có thứ tự kg, yến, tạ nên ta dời dấu phẩy hai hàng sang bên trái).
Ví dụ 4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 6,4kg = …kg…dag.
Phương pháp:
– Xác định hai đơn vị đo khối lượng đã cho (kg và dag) và tìm mối liên hệ giữa chúng: 1kg = 100dag hay 1dag = 1/100 kg.
– Viết 6,4kg dưới dạng hỗn số có phần phân số là phân số thập phân.
– Tách hỗn số thành phần nguyên và phần phân số, hai thành phần đều có đơn vị là kg
– Chuyển phần phân số với đơn vị là kg sang đơn vị dag.
Cách giải:
Vậy 6,4kg = 6kg40dag.
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Toán lớp 5
- Hãy viết một bài văn (khoảng 400 chữ) kể lại một trải nghiệm giúp tâm hồn em trở nên phong phú hơn (35 mẫu)
- Viết một đoạn văn khoảng 5 câu Tả một buổi chiều tối hoặc một đêm yên tĩnh ở vùng biển hoặc ở một làng quê (20 mẫu)
- Viết một đoạn văn khoảng 5 câu Tả một đám trẻ đang chơi đùa hoặc đang chăn trâu, chăn bò (15 mẫu)
- Hãy kể lại một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam (17 mẫu)
- Em hãy lập chương trình cho hoạt động Thăm các chú công an giao thông hoặc công an biên phòng (5 mẫu)
- Em hãy lập chương trình cho hoạt động Phát thanh tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy (7 mẫu)