Học Tập

CH2=CH2 → (-CH2-CH2-)n

Mời các em theo dõi nội dung bài học CH2=CH2 → (-CH2-CH2-)n do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Mục lục

CH2=CH2 → (-CH2-CH2-)n

CH2=CH2 → (-CH2-CH2-)n được THCS Bình Chánh biên soạn hướng dẫn các bạn học sinh biết viết phương trình phản ứng từ C2H4 tạo ra PE (nhựa polietylen). Hy vọng tài liệu giúp các bạn học sinh học tập tốt hơn.

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số câu hỏi liên quan:

Bạn đang xem: CH2=CH2 → (-CH2-CH2-)n

1. Phương trình phản ứng điều chế nhựa PE từ C2H4 

Nhựa PE hay còn gọi là polietilen (−CH2−CH2−)n

nCH2 = CH2\overset{t^{\circ } ,xt,p}{\rightarrow}(−CH2−CH2−)n

2. Điều kiện điều chế nhựa PE từ C2H4

Nhiệt độ cao, áp suất cao và xúc tác thích hợp.

3. Cách thực hiện phản ứng điều chế nhựa PE từ C2H4 

Ở nhiệt độ cao, áp suất cao và xúc tác thích hợp, các phân tử eten kết hợp lại với nhau thành phân tử có mạch rất dài và phân tử khối lớn là poli etilen (PE).

4. Hiện tượng nhận biết phản ứng C2H4 ra PE

Sản phẩm thu được có mạch rất dài và phân tử khối lớn.

5. Kiến thức về etilen

5.1. Tính chất vật lí

Etilen là chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí và ít tan trong nước.

5.2. Cấu tạo phân tử

Trong phân tử etilen C2H4, có một liên kết đôi giữa hai nguyên tử cacbon.
Trong liên kết đôi có một liên kết kém bền. Liên kêt này dễ đứt ra trong các phản ứng hóa học.
Những hiđrocacbon mạch hở, trong phân tử có một liên kết đôi như etilen gọi là anken, có công thức chung CnH2n với n > 2.

5.3. Tính chất hóa học

a) Tác dụng với oxi:

Khi đốt trong oxi, etilen cháy tạo thành khí CO2 và H2O, tỏa nhiều nhiệt.

C2H4 + 3O2 → 2CO2 + 2H2O

b) Tác dụng với dung dịch brom (hay nước brom, có màu vàng da cam)

Ở phản ứng này, một liên kết kém bền trong liên kết đôi bị đứt ra và phân tử etilen kết hợp thêm một phân tử brom. Phản ứng trên gọi là phản ứng cộng.
Ngoài brom, trong những điều kiện thích hợp, etilen còn có phản ứng cộng với một số chất khác, như hidro, …

Phương trình hóa học

CH2= CH2 + Br2 → Br – CH2 – CH2 – Br

c) Phản ứng trùng hợp

Khi có xúc tác và nhiệt độ thích hợp, liên kết kém bền trong phân tử etilen bị dứt ra làm cho các phân tử etilen kết hợp với nhau, tạo thành chất có phân tử lượng rất lớn gọi là polime.

Phương trình hóa học

….+ CH2= CH2 + CH2= CH2 +….→ ….- CH2– CH2 – CH2– CH2-….

6. Một số bài tập liên quan

Bài 1. Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon.

B. Trong các hợp chất hữu cơ, cacbon luôn có hóa trị IV.

C. Mỗi hợp chất hữu cơ có một trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

D. Trong hợp chất hữu cơ, oxi có hóa trị I hoặc

Xem đáp ánĐáp án D

Bài 2: Phát biểu nào sau đây không chính xác

A. Điều chế etilen trong phòng thí nghiệm bằng cách đun etylic với H2SO4 đặc tới khoảng 170oC

B. Tất cả các ancol khi đun nóng với H2SO4 đặc tới khoảng 170oC đều thu được anken

C. Đun nóng ancol với H2SO4 đặc ở nhiệt độ khoảng 140oC sẽ thu được ete

D. Ở nhiệt độ cao, áp suất cao và xúc tác thích hợp, các phân tử eten kết hợp lại với nhau thành phân tử có mạch rất dài và phân tử khối lớn là poli etilen (PE)

Xem đáp ánĐáp án B

Một vài ancol, chẳng hạn CH3OH hoặc (CH3)3C-CH2OH. Không có phản ứng tách nước tạo anken (mà chỉ tạo este)

Bài 3: Tiến hành trùng hợp 26 gam stiren, hỗn hợp sau phản ứng tác dụng với 500 ml dung dịch Br2 0,15M, cho tiếp dung dịch KI dư vào thu được 3,175 gam Iot. Khối lượng polime tạo ra là:

A. 12,5.

B. 24.

C. 16.

D. 19,5.

Xem đáp ánĐáp án D

Có nStiren = 0,25 mol; nBr2 = 0,075 mol; nI2 = 0,0125

Stiren + Br2 → Stiren-Br2 (1)

Br2 + 2KI → 2KBr + I2 (2)

⇒ nBr2 dư = nI2 = 0,0125 mol

⇒ nBr2 (1) = nStiren dư =0,0625 mol

⇒ mpolime = mStiren ban đầu – mStiren dư = 19,5 g

Bài 4: Khi tiến hành đồng trùng hợp buta-1,3-đien và acrilonitrin thu được một loại cao su buna-N chứa 8,69% nitơ. Tính tỉ lệ số mol buta-1,3-đien và acrolonitrin trong cao su

A. 1:2

B. 1:1

C. 2:1

D. 3:1

Xem đáp ánĐáp án C

Ta xét 1 mắt xích cao su buna N có 1 nguyên tử N => M = (14 : 8,69) . 100 = 161.

Ta có Mbuta-1,3-dien = 54; Macrilonitrin = 53 => nbuta – 1,3 – đien : nacrilonitrin = 2 : 1

Bài 5: Trùng hợp 5,6 lít (đktc) propilen, nếu hiệu suất 80%, khối lượng polime thu được là:

A. 10,5 gam

B. 8,4 gam

C. 7,4 gam

D. 9,5 gam

Xem đáp ánĐáp án B

Số mol C2H4 0,25 mol → khối lượng = 0,25.42 = 10,5gam

H = 80% => khối lượng polime là 10,5.0,8 = 8,4 gam

Bài 6: Người ta trùng hợp 0,1 mol vinyl clorua với hiệu suất 90% thì số gam PVC thu được là :

A. 7,520.

B. 5,625.

C. 6,250.

D. 6,944.

Xem đáp ánĐáp án B

CH2=CHCl → [CH2–CHCl]n

Khối lượng PVC thu được là 62,5 . 0,1 .90% = 5,625g

Bài 7: Từ 4 tấn C2H4 có chứa 30% tạp chất có thể điều chế bao nhiêu tấn PE? (Biết hiệu suất phản ứng là 90%)

A. 2,55

B. 2,8

C. 2,52

D. 3,6

Xem đáp ánĐáp án C

Bảo toàn C => phản ứng tỉ lệ 1:1

Khối lượng PE thu được là: 4 . 0,7 . 0,9 = 2,52 tấn

Câu 8. Chất nào sau đây có khả năng trùng hợp thành cao su?

A. CH2=C(CH3)CH=CH2

B. CH3 – C(CH3)=C=CH2

C. CH3 – CH2 – C ≡ CH

D. CH3 – CH = CH – CH3

Xem đáp ánĐáp án A:CH2=C(CH3)CH=CH2

Câu 9. Công thức cấu tạo của tơ nilon – 6,6 là:

A. [ – NH – (CH2)4 – NH – CO – (CH2)4 – CO – ]n

B. [ – NH – (CH2)6 – NH – CO – (CH2)4 – CO – ]n

C. [ – NH – (CH2)6 – NH – CO – (CH2)6 – CO – ]n

D. [ – NH – (CH2)4 – NH – CO – (CH2)6 – CO – ]n

Xem đáp ánĐáp án B: [ – NH – (CH2)6 – NH – CO – (CH2)4 – CO – ]n

Câu 10. Đồng trùng hợp đivinyl và stiren thu được cao su Buna-S có công thức cấu tạo là :

A. (–CH2–CH=CH–CH2–CH(C6H5)–CH2–)n.

B. (–C2H–CH–CH–CH2–CH(C6H5)–CH2–)n.

C. (–CH2–CH–CH=CH2–CH(C6H5)–CH2–)n.

D. (–CH2–CH2–CH2–CH2–CH(C6H5)–CH2–)n.

Xem đáp ánĐáp án A

Câu 11. Etilen có tính chất vật lý nào sau đây?

A. là chất khí không màu, không mùi, tan nhiều trong nước, nhẹ hơn không khí.

B. là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.

C. là chất khí màu vàng lục, mùi xốc, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.

D. là chất khí không màu, mùi hắc, tan trong nước, nặng hơn không khí.

Xem đáp ánĐáp án B:  là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.

Câu 12. Khí CH4 và C2H4 có tính chất hóa học giống nhau là

A. tham gia phản ứng cộng với dung dịch brom.

B. tham gia phản ứng thế với brom khi chiếu sáng.

C. tham gia phản ứng trùng hợp.

D. tham gia phản ứng cháy với khí oxi sinh ra khí cacbonic và nước.

Xem đáp ánĐáp án D: tham gia phản ứng cháy với khí oxi sinh ra khí cacbonic và nước.

Câu 13. Nhận định đúng là:

A. Cao su là polime thiên nhiên của isoprene.

B. Sợi xenlulozơ có thể bị đepolime hóa khi bị đun nóng.

C. Monome là mắt xích cơ bản trong phân tử polime.

D. Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn, do nhiều đơn vị nhỏ (mắt xích) liên kết với nhau tạo nên.

Xem đáp ánĐáp án D

A sai vì cao su có thể là cao su thiên nhiên hay cao su tổng hợp.

B sai, khi đung nóng sợi xenlulozo sẽ bị cắt mạch.

C sai, mone là chất ban đầu để tạo polime, còn mắt xích là đã tạo polime rồi, phân tử gồm nhiều mắt xích.

D đúng.

………………………..

THCS Bình Chánh đã gửi tới bạn phương trình hóa học CH2=CH2 → (-CH2-CH2-)n, khi phân hủy CH4 tạo ra C2H2, có thể thấy đây là phản ứng điều chế axetilen từ metan các bạn sẽ rất hay gặp trong các dạng bài tập điều chế và chuỗi phản ứng hóa học. Hy vọng với tài liệu này sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho các bạn.

Ngoài ra, THCS Bình Chánh.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 11. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chúc các bạn học tập tốt.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Học Tập

5/5 - (10 bình chọn)

Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button