Tổng hợp

Công thức hóa học của chất độc màu da cam? Những di chứng nặng nề đến thế hệ sau của chất độc màu da cam

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Công thức hóa học của chất độc màu da cam? trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Mục lục

Chất độc màu da cam là gì?

Chất độc màu da cam là tên gọi của một loại thuốc diệt cỏ và làm rụng lá cây được quân đội Hoa Kỳ sử dụng tại Việt Nam, là một phần của chiến tranh hóa học của Hoa Kỳ trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam – mang tên chiến dịch Ranch Hand.

Chất độc màu da cam là gì?
Chất độc màu da cam là gì?

Chất độc này có màu và được chứa trong các thùng màu da cam, do vậy trong vụ kiện được gọi là chất độc màu da cam. Chất này được quân đội Hoa Kỳ – Mỹ đã sử dụng trong quy mô lớn trong vòng 10 năm (từ năm 1961 đến năm 1971), Mỹ rải chất độc màu da cam xuống Việt Nam khiến nhiều vùng ở nước ta bị nhiễm độc nghiêm trọng.

Bạn đang xem: Công thức hóa học của chất độc màu da cam? Những di chứng nặng nề đến thế hệ sau của chất độc màu da cam

Công thức hóa học của chất độc màu da cam- Dioxin

Dioxin là tên gọi chung của một nhóm hàng trăm các hợp chất hóa học tồn tại bền vững trong môi trường cũng như trong cơ thể con người và các sinh vật khác. Tùy theo số nguyên tử Cl và vị trí không gian của những nguyên tử này, dioxin có 75 đồng phân PCDD (poly-chloro-dibenzo-dioxins) và 135 đồng phân PCDF (poly-chloro-dibenzo-furanes) với độc tính khác nhau. Dioxin còn bao gồm nhóm các poly-chloro-biphényles, là các chất tương tự dioxin, bao gồm 419 chất hóa học trong đó có 29 chất đặc biệt nguy hiểm. Trong số các hợp chất dioxin, TCDD là nhóm độc nhất.

Dioxin là sản phẩm phụ của nhiều quy trình sản xuất chất hóa học công nghiệp liên quan đến chlor như các hệ thống đốt chất thải, sản xuất hóa chất và thuốc trừ sâu và dây chuyền tẩy trắng trong sản xuất giấy.

Công thức hóa học của chất độc màu da cam- Dioxin
Công thức hóa học của chất độc màu da cam- Dioxin

Dioxin và furan là các hóa chất độc hại nhất được biết đến hiện nay trong khoa học. Trong bản báo cáo sơ thảo của Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) năm 1994 đã miêu tả dioxin như là một mối tác nhân đe doạ nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng. Cũng theo EPA, dường như không có mức độ phơi nhiễm dioxin nào được coi là an toàn[cần dẫn nguồn].

Ngoài chiến tranh Việt Nam, dioxin trong chất độc da cam gây nên thảm hoạ sinh thái ở Seveso (Ý), và Times Beach (Missouri), Love Canal (New York),… Nhưng bị nhiễm nặng nhất và lâu dài nhất vẫn là ở miền Nam Việt Nam, nơi bị Mỹ rải chất độc da cam suốt 10 năm.

Dioxin – chất độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người

– Chất độc màu da cam có chứa chất độc Dioxin, chất độc dioxin là nguyên nhân của rất nhiều bệnh như ung thư, dị dạng và nhiều rối loạn chứ năng ở cả người lẫn Việt Nam các cực binh Mỹ.

– Chất Dioxin phát triển và tích tụ chủ yếu tại các mô mỡ theo thời gian tĩnh lũy sinh học, vì vậy ngay cả tiếp xúc ít vẫn có thể đạt mức độ nguy hiểm cao.

– Vào năm 1994, EPA Mỹ báo cáo rằng chất độc dioxin là một chất gây ưng thư mạnh, ngoài ra còn gây hậu quả nặng nề về hệ thống miễn dịch cũng như sinh sản, có thể gây ra mối đe dọa lớn đối với con người.

– Các hiệu ứng khác ở người ở mức liều cao có thể xảy ra:

+ Bệnh lý tại khu trung ương và ngoại vi của hệ thần kinh

+ Gây rối loạn tuyến giáp

+ Tổn hại cho hệ thống miễn dịch

+ Bất thường phát triển trong men răng của trẻ em

+ Mắc bệnh tiểu đường

Các chất dioxin tích lũy trong chuỗi thức ăn trong một thời gian tương tự như các hợp chất clo khác, điều đó cho thấy ngay cả nồng độ nhỏ trong nước có thể xâm nhập vào cây cối, thức ăn và đi đến cơ thể con người. Không chỉ có vậy, dioxin có thể đi qua dây rốn và sữa mẹ nếu mẹ nhiễm chất độc da cam thì con cũng có thể bị nhiễm theo.

Những di chứng nặng nề đến thế hệ sau của chất độc màu da cam

Chiến tranh Việt Nam đã kết thúc từ năm 1975 nhưng tác hại của sự nhiễm chất dioxin từ một loại thuốc diệt cỏ mà người ta vẫn gọi là chất độc da cam vẫn còn đó.

Giáo sư Nguyễn Trọng Nhân, Phó chủ tịch Hội Nạn nhân Chất độc Da cam Việt Nam (VAVA) nói: “Hậu quả do chất độc da cam gây ra tồi tệ hơn nhiều so với tất cả những gì mà người ta nghĩ tới khi chiến tranh kết thúc”.

Trong khoảng từ năm 1962 và năm 1970, quân đội Mỹ đã rải hàng chục triệu lít chất độc da cam xuống nhiều vùng của Việt Nam.

Giáo sư Nhân, cựu Chủ tịch Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam đã tố cáo Mỹ sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt và hành động này của Mỹ là “vi phạm nhân quyền nghiêm trọng”.

Nhưng kể từ khi chiến tranh kết thúc, Washington đã bác bỏ bất cứ trách nhiệm đạo đức hay pháp lý nào liên quan đến di chứng độc hại do chất độc da cam gây ra ở Việt Nam.

Di chứng vẫn còn đó và việc Mỹ bác bỏ trách nhiệm đã khiến ba công dân Việt Nam phải kiện các công ty Mỹ về vấn đề này hồi tháng một năm nay, một hành động chưa từng có tiền lệ.

Ba người Việt Nam nói trên là các nạn nhân chất độc da cam. Họ kiện các công ty hóa chất của Mỹ, trong đó có công ty Monsanto, Dow và tám công ty khác đã sản xuất chất da cam và các chất làm rụng lá khác được Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.

Phiên tòa sơ thẩm đã bắt đầu mở vào tháng 1-2004 tại Tòa án Liên bang Mỹ ở New York dưới sự chủ tọa của thẩm phán cấp cao Jack Weinstein.

150.000 trẻ em bị dị dạng từ khi sinh ra

Chất độc da cam mà quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam nhằm làm rụng lá cây rừng để vô hiệu hóa sự ngụy trang của Việt Cộng.

Nó chứa một trong những chất độc hại nhất đối với sức khỏe của con người, đó là chất dioxin được gọi là TCCD. Ban đầu nó phá hủy rừng nhiệt đới, làm trụi hết lá rừng. Trẻ em bị dị dạng từ khi sinh ra nếu cha mẹ chúng bị nhiễm dioxin.

Những di chứng nặng nề đến thế hệ sau của chất độc màu da cam
Những di chứng nặng nề đến thế hệ sau của chất độc màu da cam

Tại một làng nhỏ ở huyện Củ Chi nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của chất độc da cam, hàng ngày gia đình em Trần Anh Kiệt (21 tuổi) phải vật lộn với những hậu quả của chất độc da cam.

Kiệt bị dị dạng, chân tay cong queo và nói không ra tiếng. Kiệt sống quằn quại trong nỗi thất vọng. Người nhà phải đút cơm cho anh ăn. 21 tuổi nhưng cơ thể của Kiệt chỉ bằng một người 15 tuổi và trí tuệ của anh chỉ tương đương với một em bé sáu tuổi. Dân làng gọi anh là cậu bé Chất độc Da cam.

Theo Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam, hiện có khoảng 150.000 trẻ em khác giống như Kiệt, bị dị dạng ngay từ khi mới sinh ra, do cha mẹ của chúng bị phơi nhiễm chất da cam, chủ yếu là trong thời kỳ chiến tranh.

VAVA ước tính khoảng ba triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm dioxin trong chiến tranh và ít nhất có một triệu người đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ chất độc da cam.

Nhiều người người trong số họ là các cựu chiến binh. Những người khác thuộc thế hệ thứ hai hoặc thứ ba bị ảnh hưởng do cha mẹ của họ bị phơi nhiễm dioxin.

Một số trong những nạn nhân này sống ở những vùng lân cận với các căn cứ quân sự của Mỹ trước đây như Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, nơi vẫn còn tồn đọng một lượng lớn chất độc da cam.

Tiến sĩ Arnold Schecter, một chuyên gia hàng đầu nghiên cứu về tình trạng nhiễm dioxin ở Mỹ đã xét nghiệm mẫu đất ở Biên Hòa và phát hiện ra rằng nó chứa một lượng TCCD nhiều hơn rất nhiều lần so với mức an toàn do cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ quy định.

Kêu gọi sự giúp đỡ từ phía Mỹ

Giáo sư Nhân rất thất vọng về thái độ của Mỹ trước lời kêu gọi giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.

Ông nói: “Việt Nam không thể tự mình giải quyết được vấn đề. Hà Nội đã giúp quân đội Mỹ tìm kiếm hài cốt của các lính Mỹ mất tích trong chiến tranh và chúng tôi yêu cầu họ đáp lại bằng viện trợ nhân đạo cho nạn nhân chất độc da cam”.

Khoảng 10.000 cựu binh Mỹ bị phơi nhiễm chất độc da cam được hưởng nhiều khoản trợ cấp cho các loại bệnh ung thư khác nhau và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác có liên quan đến dioxin trong khi các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam không được hưởng gì.

Giáo sư nhân nói: “Các nạn nhân chất độc da cam của Mỹ được hưởng gần 1.500 USD một tháng. Còn phần lớn các gia đình Việt Nam bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam chỉ được nhận khoảng 80.000 đồng Việt Nam (hơn 5 USD) một tháng từ khoản hỗ trợ của chính phủ Việt Nam dành cho mỗi con em họ bị nhiễm chất độc da cam”.

Khi cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton thăm Hà Nội bốn năm trước, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đức Lương đã yêu cầu Mỹ phải “thừa nhận trách nhiệm để giúp rà phá mìn và giải độc các căn cứ quân sự trước đây của Mỹ ở Việt Nam và giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam”.

Tuy nhiên, Washington không trợ giúp bất cứ một thứ gì ngoài việc tài trợ cho các hội nghị khoa học và các cuộc nghiên cứu.

Chuck Searcy, phó chủ tịch Quỹ Tưởng niệm Cựu binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam có trụ sở ở Hà Nội nói: “Tôi thất vọng vì Mỹ đã không có một cử chỉ hợp tác và không giúp đỡ chút nào cho các nạn nhân Việt Nam ngoài việc luôn luôn nói về nghiên cứu khoa học. Hành động như vậy sẽ làm hỏng bất cứ cuộc đàm phán nào về trách nhiệm tội ác chiến tranh hay việc kiện cáo của các nạn nhân”.

Cuộc chiến pháp lý của ba công dân Việt Nam chống lại các công ty hóa chất của Mỹ đang được điều trần tại cùng tòa án mà trước đây các cựu binh Mỹ cũng kiện các công ty Mỹ về vụ việc tương tự.

Ba công dân Việt Nam này cáo buộc các công ty hóa chất Mỹ đã trợ giúp và tiếp tay cho tội phạm chiến tranh bằng cách sản xuất và cung cấp các hóa chất chứa dioxin TCDD mà quân đội Mỹ đã rải xuống Việt Nam trong chiến tranh.

Các công ty này đã vi phạm Công ước Geneva năm 1925 về việc cấm sử dụng tác nhân sinh hóa nhưng đại diện pháp lý của công ty Monsanto và các công ty khác của Mỹ hy vọng sẽ ngăn chặn không để vụ việc này được đưa ra xét xử tại tòa án.

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Công thức hóa học của chất độc màu da cam? Mọi thông tin trong bài viết Công thức hóa học của chất độc màu da cam? Những di chứng nặng nề đến thế hệ sau của chất độc màu da cam đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyện mục Tổng hợp

5/5 - (5 bình chọn)

Nguyễn Thanh Tùng

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button