Học Tập

Cốt truyện là gì? Các thành phần chính của cốt truyện

Mời các em theo dõi nội dung bài học về Cốt truyện là gì? Các thành phần chính của cốt truyện do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.

Mục lục

Cốt truyện là gì?

Cốt truyện là hình thức tổ chức cơ bản nhất của truyện; nó bao gồm các giai đoạn phát triển chính, một hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của các tác phẩm văn học, nhất là đối với các sáng tác thuộc các loại tự sự và kịch.

Cốt truyện là gì?
Cốt truyện là gì?

Đặc điểm của cốt truyện

Cốt truyện không phải là yếu tố tất yếu của mọi loại tác phẩm văn học. Với tác phẩm trữ tình thì thường không tồn tại cốt truyện.

Bạn đang xem: Cốt truyện là gì? Các thành phần chính của cốt truyện

Cốt truyện thường gồm hai phương diện gắn bó hữu cơ : Vừa là phương tiện bộc lộ tính cách, vừa là phương tiện để nhà văn bộc lộ các xung đột xã hội.

Nhìn chung cốt truyện có thể chia làm hai loại: Đơn tuyến (như trong truyện cổ dân gian hay một số truyện ngắn) và đa tuyến. Trong Dế Mèn phiêu lưu kí, bên cạnh tuyến cốt truyện chính về Dế Mèn, còn có các tuyến cốt truyện khác về Dế Trũi, Xiến Tóc, chim Trả, quần thể nhà Mối, Châu Chấu,…

Cơ sở chung của mọi cốt truyện xét đến cùng là những xung xã hội được khúc xạ qua các xung đột nhân cách. Nhưng xung đột xã hội không phái là cốt truyện. Xung đột xã hội là cơ sở khách quan, là đối tượng nhận thức, phản ánh; còn cốt truyện là sản phẩm sáng tạo độc đáo của cá nhân nhà văn.

Các thành phần chính của cốt truyện

Cốt truyện đầy đủ thường có 5 thành phần chính sau đây:

– Trình bày: Còn gọi là mở đầu hay khai đoạn, có nhiệm vụ giới thiệu bối cảnh câu chuyện diễn ra (hoàn cảnh xã hội, thời gian, địa điểm, nhân vật,…). Trong truyện Người đi săn và con vượn (Lép Tôn – Xtôi), đó là đoạn giới thiệu về bác thợ săn thiện xạ, “nếu con thú rừng không may gặp bác thì hôm ấy coi như ngày tận số”. Với truyện ngắn Bên Hồ Hàm Nguyệt (Phạm Thị Kim Nhường), mở đầu chính là phần giới thiệu về một tục lệ có từ thuở xa xưa của làng “Tôi” : Khi tròn mười lăm tuổi, những cô gái trong làng đều được đi rửa mặt bằng nước hồ Hàm Nguyệt của chùa Huyền Không khi hồ tràn ngập ánh trăng rằm tháng giêng và nói lên điều nguyện ước của mình. Tin vào tục lệ đó, hai chị em “tôi”, sau gần bốn năm xa quê, giờ trở về làng để chuẩn bị thực hiện nghi lễ thiêng liêng này.

– Thắt nút: Là sự xuất hiện các sự kiện đánh dấu điểm khởi đầu của một quan hệ, một xung đột tất yếu sẽ tiếp tục xảy ra, phát triển. Ở Người đi săn và con vượn, thắt nút chính là sự kiện người đi săn xách nỏ vào rừng, phát hiện một con vượn mẹ lông xám đang ngồi ôm con trên tảng đá và ông đã nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ. Thắt nút của truyện Bên Hồ Hàm Nguyệt chính là sự kiện cô bé tên Tâm sang chơi với chị Ngàn và phần giới thiệu về cuộc đời cô gái đẹp nết đẹp người nhưng “đôi mắt không thấy gì ngoài bóng tối”.

– Phát triển: Là toàn bộ các sự kiện thể hiện sự triển khai, vận động của các quan hệ và mâu thuẫn đã xảy ra. Đây là phần dài nhất của cốt truyện, thường bao gồm toàn bộ các sự kiện từ sau thắt nút đến sự kiện trước đỉnh điểm. Tính cách của nhân vật chủ yếu được xác định trong phần này. Nhân vật được đặt trong nhiều cảnh ngộ khác nhau, xung đột được triển khai trên nhiều bình diện.

Trong truyện Người đi săn và con vượn, đó là các sự kiện vượn mẹ trúng tên, hướng ánh nhìn căm giận về phía người đi săn, tay vẫn không rời con. Trong khi đó, người thợ săn vẫn đứng im chờ thu nhận kết quả. Còn trong truyện Bên Hồ Hàm Nguyệt, phần phát triển chính là đoạn đối thoại giữa “tôi” với chị Ngàn, khung cảnh làng quê yên bình, nên thơ trong đêm Nguyên tiêu, cảnh đoàn người tấp nập lên chùa Huyền không làm lễ,…

Ở phần phát triển, tác giả trình bày hàng loạt sự kiện, mâu thuẫn được khai thác tận mọi khía cạnh của nó, xung đột của cốt truyện được triển khai trên nhiều bình diện, các nhân vật được đặt vào những cảnh ngộ khác nhau nhất với những thử thách căng thẳng qua không gian, thời gian. Từ đó cốt truyện bước vào đỉnh điểm.

– Cao trào (còn gọi là đỉnh điểm): Là sự kiện thử thách cao nhất, tột cùng đối với nhân vật dẫn đến bước ngoặt lớn trong sự phát triển của cốt truyện và đưa đến chấm dứt sự phát triển. Đỉnh điểm thường là một khoảnh khắc, một thời điểm ngắn, nhưng từ đây câu chuyện đi theo hướng được giải quyết.

Cao trào của truyện Người đi săn và con vượn là sự kiện đầy cảm động: Vượn mẹ, trước khi chết, đã nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con. Với Bên hồ Hàm Nguyệt, đó là điều ước lạ lùng của chị Ngàn về một may mắn, một phép màu sẽ đến với mẹ của… một chị gái cùng làng! Điều này khiến cho Tâm phải “giật mình” và vô cùng “ngạc nhiên”.

Cả hai sự kiện đỉnh điểm trên đây đã gây nên những chấn động rất lớn cho tâm hồn nhân vật trong truyện cũng như người đọc. Từ đó, nó chuẩn bị cho những thay đổi phù hợp cả về lô gic vận động, phát triển của hiện thực khách quan lẫn lôgic tâm lí, hành động của con người.

Nếu cốt truyện của tác phẩm nhằm tái hiện trực tiếp cuộc đấu tranh giữa các lực lượng xã hội đối lập thì đỉnh điểm chính là sự kiện đánh dấu sự phát triển của mâu thuẫn đạt đến độ căng thẳng nhất, đòi hỏi giải quyết tức khắc theo một chiều hướng nhất định.

– Mở nút (còn gọi là kết thúc): Là sự kiện quyết định kề ngay sau cao trào. Nó là sự xóa bỏ xung đột, nhưng không phải bao giờ cũng xóa bỏ mâu thuẫn. Tất cả các quá trình từ nỗi xúc động, ăn năn chân thành của người thợ săn, đến việc ông bẻ gãy nỏ, lẳng lặng quay về và từ đó không bao giờ đi săn nữa; việc để chị Ngàn thổ lộ lí do khiến mình thực hiện một điều ước không giống ai, đến sự cảm phục của “tôi” trước tấm lòng của chị để rồi thích thú nghĩ về điều ước mình sẽ thực hiện trong đêm rằm tháng giêng năm sau được xem là phần mở nút. Sau những sự kiện của hai phần này, xung đột, mâu thuẫn của hai truyện không còn nữa.

Những phần kết thúc của các tác phẩm cụ thể cũng hết sức đa dạng. Có kết thúc đánh dấu sự giải quyết trọn vẹn xung đột được miêu tả trong tác phẩm (thường gặp nhất trong các truyện cổ dân gian, truyện Nôm,…) Lại có kết thúc tuy đánh dấu sự xoá bỏ xung đột, xác định tính cách và số phận của nhân vật, nhưng mâu thuẫn vẫn có thể tiếp tục căng thẳng hoặc chưa bị xoá bỏ hoàn toàn (chẳng hạn, kết thúc của hai truyện ngắn Tí bụi và Ả ìa âu? của Quế Hương).

Ngoài các thành phần trên, cốt truyện có thêm phần “vĩ thanh” hay “đoạn kết”, “hậu sử” bổ sung cho phần mở nút kể về những việc xảy ra trong tương lai hay bình luận về sự kiện đã xảy ra như trường hợp hai truyện dài Một thiên nằm mộng và Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của Nguyễn Ngọc Thuần. Trong Một thiên nằm mộng, đoạn kết chính là câu thần chú về những giọt sương – những điều ước mang hình trái tim bé thơ, tinh khiết gợi liên tưởng về một thế giới trẻ em hồn nhiên, quen thuộc nhưng cũng rất cổ tích, diệu kì. Ở Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, đó là những liên tưởng thơ ngây nhưng đầy thú vị của nhân vật – người kể chuyện xưng “Tôi” về trẻ em – những vì sao không ngừng lấp lánh trên tấm thảm bầu trời khi hằng đêm cậu bé “vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ vừa “nhìn” ra khu vườn tưởng tượng”. Trong các truyện ngắn đương đại, thậm chí người viết còn “lắp ghép” vào tác phẩm cả phần “lời rao” và “lời bạt” như Sự tích những ngày đẹp trời, Nhân Sứ (Hoà Vang), Trương Chi của tôi (Bão Vũ)…

Cốt truyện không nhất thiết bao giờ cũng đầy đủ các thành phần như trên và cũng không nhất thiết phải trình bày theo một thứ tự sau trước như vậy. Có truyện không có mở đầu. Có truyện dường như không có đỉnh điểm và mở nút như Miệt vườn xa lắm của Dạ Ngân, Bí mật giữa tôi và thằn lằn đen của Lý Lan. Lại có truyện mở đầu bằng cách đặt người đọc vào chính giữa dòng chảy của quá trình phát triển của truyện như Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Huyền thoại biển, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ,… chẳng hạn. Có truyện lại có hình thức lồng ghép “truyện trong truyện” như trong Những tấm lòng cao cả, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ,… Sự trình bày như thế nào còn tuỳ thuộc vào ý đồ nghệ thuật của tác giả thông qua kết cấu cốt truyện và kết cấu tác phẩm.

Các thành phần chính của cốt truyện
Các thành phần chính của cốt truyện

Sự khác biệt giữa tóm tắt nội dung và cốt truyện

Nói một cách đơn giản, “Cốt truyện” chỉ đơn giản là một phiên bản tóm tắt của câu chuyện. Nhưng nó khác nhau ở chỗ nó được tạo ra cho ai. Phần tóm tắt được tạo ra cho người đọc, và phần cốt truyện được tạo cho tác giả.

Tóm tắt nội dung – dành cho người đọc

Phần tóm tắt dành cho người đọc. Nó được tạo khi bạn muốn đọc phiên bản tóm tắt của câu chuyện và hứng thú với câu chuyện chính hoặc chỉ để giới thiệu toàn bộ câu chuyện. Có loại có kết thúc và loại không có kết thúc, tùy thuộc vào loại mục tiêu mà tóm tắt là gì và loại hiệu ứng bạn mong đợi.

Ví dụ, tôi tóm tắt truyện “Bằng lăng vẫn chưa tàn” của Nguyên: Lam và Hoàng yêu nhau từ thời còn học sinh, gặp và yêu nhau khi cánh bằng lăng đã tàn. Lam chọn làm bác sĩ trên thành phố, Hoàng làm thầy giáo ở dưới quê, hai bên chia tay vì những tách biệt không thể hòa hợp. Nhưng Lam vẫn chưa quên Hoàng, anh chưa từng từ chối cô điều gì, vậy nên cô đã nhắn rằng: Anh có thể mang cho em hoa bằng lăng tím không? Cô yêu cầu anh vào một ngày tháng mười, khi hoa bằng lăng đã tàn, một điều khó có được, nhưng Hoàng vẫn đồng ý? Liệu Hoàng có mang được cành hoa bằng lăng cho Lam và nối lại chuyện tình xưa?

Tôi không viết một dòng kết thúc trong phần tóm tắt với mục đích “Tôi muốn bạn đọc câu chuyện này và từ từ khám phá diễn biến, nó rất thú vị.” Ngay cả khi bạn viết nó, nó sẽ được viết một cách trừu tượng. Mặt khác, nếu bạn chỉ muốn giới thiệu câu chuyện với những người không đọc câu chuyện chính, bạn có thể viết một câu chuyện ngắn. (Giải thích chi tiết hơn .) Có một sự khác biệt cho dù có một kết thúc hay không, nhưng điểm mấu chốt là phần tóm tắt dành cho người đọc.

Cốt truyện – dành cho tác giả

Mặt khác, cốt truyện là của tác giả. Nó được tạo ra như một bước trung gian để tác giả tạo ra một câu chuyện. Ngoài ra còn có vai trò kiểm tra câu chuyện khi chính tác giả nắm được toàn bộ câu chuyện và sau đó đưa ra câu chuyện chính, và khi những người sáng tạo khác có liên quan đến tác giả kiểm tra câu chuyện. Vì vậy, trong khi phần tóm tắt có thể có hoặc không có kết thúc, thì cốt truyện về cơ bản phải có một cái kết. Điều này là do nó là vai trò để kiểm tra câu chuyện ở trạng thái thông báo. Kết quả của câu chuyện, thay đổi tốt và xấu của câu chuyện. (Đôi khi, câu chuyện chính được tạo ra từ một cốt truyện không có kết thúc. Việc nối tiếp dài kỳ, v.v. có thể bắt đầu với kết thúc chưa được đưa ra và điều đó cần viết ra trong cốt truyện)

Vì vậy, chúng ta hãy xem xét kỹ hơn cốt truyện.

Vai trò của cốt truyện

Có một số cách để tạo ra một câu chuyện, một trong số đó là viết các chi tiết ngay từ đầu. Sẽ mất nhiều thời gian để hoàn thành nếu bạn tiếp tục trong khi viết chi tiết. Khi bạn viết một tác phẩm đã lâu, muốn bổ sung ý tưởng vào giữa chừng không báo trước, sẽ xuất hiện nhiều sự kiện không nhất quán trước sau và muốn thay đổi tình tiết, nhiều “rắc rối” không mong muốn khác nhau xảy ra. Ví dụ: bạn có thể thấy rằng có nhiều cách khác để phá vỡ mánh khóe và bạn có thể cần phải thực hiện các thay đổi hoặc bạn có thể cần một nhân vật đáng lẽ đã chết sau đó lại xuất hiện.

Sau đó, dù mất một khoảng thời gian dài mới đi được nửa chặng đường, nhưng có thể xảy ra trường hợp bạn phải làm lại từ đầu, hoặc bạn gặp rất nhiều khó khăn để sửa chữa dù đâu đi nữa. Nếu đã quen, bạn có thể viết và tiếp đất với những tình tiết như thế này ngay từ đầu, nhưng rất khó.

Để tránh điều đó, có một cách dễ dàng tạo ra một câu chuyện từ đầu đến cuối và sau đó chi tiết hóa nó lên sau đó để hoàn thành nó. Câu chuyện thô đầu tiên được tạo ra vào thời điểm này được gọi là “cốt truyện”. Cốt truyện chỉ cần người tạo hiểu và về cơ bản không có quy tắc nào về độ dài hoặc cách viết. Bỏ bao nhiêu và viết bao nhiêu tuỳ theo cảm nhận của tác giả. Hãy xem một ví dụ.

[Mèo đi ủng]

Ông thợ xây có ba người con trai. Người cha chết. Ba người con trai được chia tài sản khác nhau. Phần tốt cho hai người đứng đầu, một con mèo cho cậu con trai thứ ba. Con mèo nói chuyện với cậu con trai thứ ba ngơ ngác. “Hãy cho tôi đôi ủng. Tôi sẽ chứng minh rằng tôi có ích.” Người con trai thứ ba làm theo lời con mèo và lấy được công chúa, cuối cùng lên làm vua.

Hai người con trai ở trên thực sự được cho một cối xay gió có thể xay được bột và một con lừa, nhưng chúng đã bị lược bỏ vì chúng không liên quan gì đến dàn ý của câu chuyện. Ngược lại, nếu bạn cho rằng điều đó là quan trọng, bạn tất nhiên có thể đưa nó vào.

Có hai ưu điểm của cốt truyện

 Một là có thể có được cái nhìn tổng thể. Bạn có thể kiểm tra nơi đưa các ý tưởng, chi tiết mới, những ý tưởng nào cần đưa vào, chúng có nhất quán, thú vị không, v.v. rồi đưa ra các chi tiết nhỏ. Thật dễ dàng để thay đổi. Bạn không cần một cốt truyện nếu bạn có kỹ năng tạo ra một câu chuyện hoàn hảo ngay lập tức, nhưng bạn có thể tiết kiệm thời gian và công sức nếu bạn thực hiện các sửa đổi nhiều lần cho tác phẩm của mình.

Thứ 2 là dễ dàng khi chia sẻ những câu chuyện. Khi tạo ra một câu chuyện, tác giả có thể không đơn độc. Nếu bạn có một đối tác cộng tác để tạo ra một câu chuyện hoặc nếu bạn có một người nào đó ở vị trí cần kiểm tra, chẳng hạn như nhà sản xuất hoặc biên tập viên. Trong những trường hợp như vậy, người kia có thể cần hiểu nội dung câu chuyện. Bạn sẽ nhận được lời khuyên từ người kia, chỉ ra cách sửa chữa và đánh giá xem nó có ổn hay không. Trong trường hợp này, đọc phần tóm tắt trước sẽ nhanh hơn là đọc toàn bộ câu chuyện dài từ đầu đến chi tiết. Nếu bất kỳ thay đổi hoặc chỉnh sửa nào được thực hiện sau đó, thông báo sẽ dễ sửa hơn.

Làm thế nào để viết một cốt truyện?

Bây giờ bạn đã hiểu ý nghĩa và vai trò của cốt truyện. Từ đây, tôi sẽ giải thích cách viết nó.Cơ sở của cốt truyện là “chỉ viết nhân quả, lược bỏ tình tiết”.

Ví dụ, giả sử bạn mơ hồ có một cảnh như thế này trong đầu: “Nhờ sự nỗ lực của cô gái, những bông hoa trong bồn hoa đã nở rộ.”

Đây là trạng thái của cốt truyện. Nếu bạn có một hình ảnh chi tiết hơn, bạn có thể thêm nó, nhưng điều này là đủ.Để biến nó thành một tác phẩm, tôi sẽ trình bày chi tiết. Tôi sẽ nghĩ xem con gái là người như thế nào, ứng xử thế nào để hết mình, khi nào hoa nở, vân vân:

“Hanako thuộc tuýp người trầm lặng và ít nói trong lớp học. Ngày nào cô ấy cũng đến trường chăm sóc hoa bất kể những ngày mưa, gió, nghỉ hè và nghỉ đông. Vào mùa xuân, những bồn hoa của trường rực rỡ sắc hoa trong nở rộ, xoa dịu trái tim người xem “

Tạo một cốt truyện là một nhiệm vụ tương đối dễ dàng nếu bạn có hình ảnh của toàn bộ câu chuyện trong đầu với một số chi tiết. Tất cả những gì bạn phải làm chỉ đơn giản là viết ra phần câu chuyện mà bạn có trong đầu.

Nếu bạn chỉ có thể nghĩ ra một cảnh hoặc một ý tưởng, và toàn bộ câu chuyện chỉ là mơ hồ, thì hãy tính toán lại từ đó và suy nghĩ về toàn bộ. Loại cài đặt nào cần thiết để làm cho cảnh này trở nên kịch tính, và loại cảnh nào sẽ đóng vai trò tích cực trong khả năng đặc biệt này?

Làm thế nào để viết một cốt truyện?
Làm thế nào để viết một cốt truyện?

Các yếu tố cần giữ trong cốt truyện

Cốt truyện, là bản thiết kế cho câu chuyện được tạo ra, yêu cầu bốn yếu tố sau. Hãy ý thức về loại công việc bạn sẽ làm để định hướng trước.

– Chủ đề

Điều quan trọng nhất trong câu chuyện là gì và bạn muốn kể điều gì?

Chủ đề có thể được quyết định trước khi bạn bắt đầu viết cốt truyện, hoặc nó có thể được quyết định trong khi bạn đang viết cốt truyện. Bạn không cần phải suy nghĩ trước về nó, nhưng hãy lưu ý về nó.

– Tính cách (loại người)

Các nhân vật sống động làm cho cuốn tiểu thuyết trở nên hấp dẫn. Hãy tạo ra một nhân vật thực tế bằng cách xác định mục đích và nguyên tắc hành động của các nhân vật.

– Thiết lập thế giới (nói dễ hiểu là hoàn cảnh, môi trường sống, quy tắc xã hội…)

Nền tảng quan trọng để câu chuyện diễn ra chính là việc thiết lập thế giới quan (world setting). Xác định xem câu chuyện lấy bối cảnh ở địa điểm nào, xã hội dựa trên loại nào, v.v.

– Câu chuyện (phải làm gì và cái gì sẽ xảy ra)

Đây là phần chính của câu chuyện. Chúng tôi sẽ quyết định dòng chảy tổng thể về cách nhân vật di chuyển và điều gì sẽ xảy ra .

***

Trên đây là nội dung bài học Cốt truyện là gì? Các thành phần chính của cốt truyện do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập

5/5 - (64 bình chọn)

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button