Dung tích sống là gì? Các cách luyện tập để tăng dung tích sống

Mời các em theo dõi nội dung bài học về Dung tích sống là gì? Các cách luyện tập để tăng dung tích sống do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.

Mục lục

Dung tích sống là gì?

Dung tích sống là thể tích lớn nhất của lượng không khí mà một cơ thể hít vào và thở ra.

Hay có thể định nghĩa Dung tích sống là lượng khí thở ra tối đa sau khi hít vào một lượng dung tích phổi.

Dung tích sống phụ thuộc vào tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn.

Dung tích sống là gì?
Dung tích sống là gì?

Dung tích phổi là gì?

Dung tích phổi là thể khí (O2) trong phổi khi hít vào hết sức.

Dung tích khí cặn là gì?

Dung tích cặn là thể tích khí còn lại trong phổi ở cuối thì thở ra trong trạng thái hô hấp bình thường.

Quá trình luyện tập để tăng dung tích sống phụ thuộc vào các yếu tố nào?

– Quá trình luyên tập để tăng dung tích sống phụ thuộc vào việc tăng dung tích phổi và dung tích khí cặn.

  • Muốn tăng dung tích phổi thì cần phải tăng dung tích lồng ngực, mà dung tích lồng ngực phụ thuộc sự phát triển của khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển sẽ không phát triển nữa.
  • Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng co tối đa của các cơ thở ra, các cơ này cần luyện tập đều từ bé.

Nói một cách dễ hiểu hơn, đó là cơ bắp và các cơ quan trong cơ thể của bạn cần oxy để thực hiện tốt chức năng của mình. Khi bạn thở, phổi của bạn hoạt động để hấp thụ oxy và tim bơm nó ra ngoài cơ thể để cung cấp cho cơ bắp của bạn năng lượng mà chúng cần. Đây là lý do chính tại sao tim bạn đập nhanh hơn để tăng lưu thông và tại sao bạn thở mạnh và thở gấp hơn trong khi tập thể dục.

Các cách luyện tập để tăng dung tích sống

  • Rèn luyện để tăng sức chịu đựng của cơ bắp bằng cách tập thể dục kết hợp với hít thở.
  • Tập thở theo phương pháp Breathwork
  • Luyện tập các bài tập để mở rộng khoang ngực như động tác kéo dãn cơ ngực, khung xương sườn trong yoga
  • Tham gia các hoạt động hiking, leo núi.
Các cách luyện tập để tăng dung tích sống
Các cách luyện tập để tăng dung tích sống

Các chỉ số về dung tích hô hấp

Dung tích hô hấp là chỉ số đầu tiên cần chú ý trong đo chức năng hô hấp. Các chỉ số cơ bản trong dung tích hô hấp gồm có:

– Dung tích sống (VC hoặc SVC): Dung tích sống là thể tích tối đa có thể huy động được trong một lần hô hấp. Chỉ số này cho thấy khả năng đáp ứng của cơ thể về mặt hô hấp đối với các hoạt động gắng sức. Dung tích sống thường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như giới tính, độ tuổi và bệnh lý. Cụ thể, VC của nam sẽ cao hơn nữ, tăng lên nhờ tập luyện, thấp hơn ở người lớn tuổi và người mắc các căn bệnh về phổi và ngực.

– Dung tích sống thở mạnh mẽ (FVC): Là thể tích khi thu được khi thở ra nhanh, hết sức sau khi hít vào thật sâu. Ở người bình thường, chỉ số FVC thường thấp hơn so với chỉ số VC.

– Dung tích hít vào (IC): Là chỉ số cho thấy khả năng hô hấp thích ứng với như cầu tăng lượng oxy của cơ thể. Đối với người bình thường, dung tích hít vào thường dao động từ 2000 ml đến 2500 ml.

– Dung tích cặn (FRC): Dung tích cặn chức năng bình thường sẽ rơi vào khoảng 2000-3000 ml.

– Dung tích toàn phổi (TLC): Dung tích toàn phổi là chỉ số thể hiện khả năng chứa đựng của phổi. Dung tích toàn phổi của người bình thường là khoảng 5 lít.

Các chỉ số về thể tích hô hấp

Bên cạnh dung tích, thể tích hô hấp cũng là chỉ số được thể hiện trên kết quả đo chức năng hô hấp. Các chỉ số về thể tích trong xét nghiệm kiểm tra đo chức năng hô hấp gồm có:

– Thể tích khí lưu thông (TV): Là lượng khí lưu thông trong một lần hít vào và thở ra bình thường. Thể tích khí lưu thông ở một người trưởng thành là khoảng 500 ml.

– Thể tích dự trữ hít vào (IRV): Là thể tích khí được hít vào thêm sau khi hít vào bình thường. Ở người bình thường, IRV thường chiếm khoảng 56% dung tích sống, tương ứng với 1500-2000 ml.

– Thể tích dự trữ thở ra (ERV): Là thể tích khí được thở ra tối đa sau khi thở ra bình thường. Đối với người bình thường, ERV thường chiếm khoảng 32% dung tích sống, tương ứng với 1100-1500 ml.

– Thể tích cặn (RV): Đây là thể tích được đo theo nguyên tắc pha loãng khí, thường là khi nitơ hoặc heli. Thông thường, thể tích cặn ở người bình thường sẽ dao động từ 1000 đến 1200 ml.

Các chỉ số về lưu lượng thở

Lưu lượng thở là chỉ số cuối cùng cần lưu ý khi đo chức năng hô hấp. Lưu lượng thở chính là lượng thể tích khí được huy động trong một đơn vị thời gian. Đơn vị thường được sử dụng là lít/ phút hoặc lít/ giây. Chúng sẽ cho biết khả năng đáp ứng nhu cầu cơ thể và sự thông thoáng của đường dẫn khí. Các chỉ số về lưu lượng thở thường gặp là:

– Lưu lượng thể tích khí thở ra gắng sức trong 1 giây đầu tiên (FEV1): Đây là lượng thể tích không khí có thể thổi ra trong giây đầu tiên của thì thở ra. Người bình thường có thể thổi ra hầu hết lượng không khí trong phổi trong vòng 1 giây.

– Lưu lượng đỉnh (PEF): Lưu lượng đỉnh là lưu lượng khí ra khỏi phổi khi thở ra tối đa. Chỉ số này phụ thuộc vào lực do cơ thở ra sản sinh và khẩu kính của đường thở trong thì thở ra.

– Lưu lượng thông khí phế nang: Là chỉ số cho biết mức không khí trao đổi ở các phế nang trong vòng 1 phút. Không khí thở ra là sự hòa trộn của không khí trong các phế nang có trao đổi khí với máu và không khí đựng trong đường dẫn khí không trao đổi khí với máu (“khoảng chết” của bộ máy hô hấp).

Các chỉ số về lưu lượng thở
Các chỉ số về lưu lượng thở

Tìm hiểu về dung tích sống gắng sức

Như đã đề cập ở phần trên, VFC chính là lượng không khí thở ra nhanh và mạnh sau khi gắng sức hít thở sâu nhất có thể. Đây chính là một trong những chỉ số cho phép đánh giá chức năng hô hấp, được đo bằng phép đo phế dung.

Dung tích sống gắng sức được sử dụng để chẩn đoán phân biệt các bệnh phổi tắc nghẽn như hen suyễn hoặc thuyên tắc phổi mãn tính và với các bệnh phổi hạn chế như xơ phổi và sarcoidosis. Dung tích sống gắng sức cũng được dùng để đánh giá sự tiến triển của bệnh phổi cũng như hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.

Chỉ định và chống chỉ định đo dung tích sống gắng sức FVC

Dung tích sống gắng sức sẽ được dùng để đánh giá chức năng thông không khí phổi, là một trong những chức năng hô hấp, bằng cách đo lường khả năng hít vào và thở ra. FVC sẽ không giúp xác định bệnh phổi cụ thể nhưng kết quả mà FVC đo được sẽ có thể giúp thu hẹp phạm vi những chẩn đoán tiềm năng và cùng với những kết quả khác có thể giúp xác định bệnh phổi cho người bệnh.

Dung tích sống gắng sức sẽ được các bác sĩ chỉ định sử dụng trong những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân khó thở, thở khò khè hoặc bị ho dai dẳng.
  • Đánh giá chức năng hô hấp khi mức oxy trong máu xuống thấp.
  • Đánh giá chức năng của hô hấp trước khi tiến hành phẫu thuật, đặc biệt là các ca phẫu thuật phổi.
  • Đánh giá khả năng thở của người bị bệnh tim.
  • Lập kế hoạch cho chương trình phục hồi phổi ở người bệnh phổi.

Mặc dù là phương pháp an toàn nhưng dung tích sống gắng sức vẫn sẽ chống chỉ định với một vài trường hợp sau:

  • Người bệnh ho ra máu nhưng không rõ nguyên nhân: Lúc này, thực hiện FVC có thể khiến cho tình trạng ho trở nên nặng hơn.
  • Người bệnh mới được chẩn đoán mắc nhồi máu cơ tim, các bệnh tim mạch khiến cho tim không ổn định hoặc thuyên tắc phổi: Thực hiện FVC có thể làm thay đổi huyết áp và khiến cho tình trạng đau thắt ngực tồi tệ hơn.
  • Người bệnh mới làm phẫu thuật mắt: Áp lực nhãn cầu có thể bị gia tăng nếu như thực hiện FVC.

Xét nghiệm liên quan đến dung tích sống gắng sức

Một số các chỉ số sau đây sẽ được thực hiện cùng với dung tích sống gắng sức (FVC) để đánh giá chức năng hô hấp, cụ thể:

  • Dung tích sống – Vital Capacity, viết tắt là VC: Có chức năng đo lượng không khí tối đa thở ra (ở trong điều kiện thở bình thường) khi gắng sức hít vào.
  • Thể tích thở ra trong một giây, viết tắt là FEV1: Có chức năng đo lượng không khí thở ra gắng sức trong 1 giây đầu tiên.

Đo dung tích sống gắng sức (FVC) cùng với các chỉ số này và những xét nghiệm chức năng phổi khác sẽ cho phép các bác sĩ xác định tình trạng chức năng thông khí phổi của bệnh nhân bằng cách so sánh với tiêu chuẩn dựa trên tuổi, giới tính, chiều cao và cân nặng.

Xét nghiệm liên quan đến dung tích sống gắng sức
Xét nghiệm liên quan đến dung tích sống gắng sức

Cách tiến hành đo dung tích sống gắng sức

Các bước đo dung tích sống gắng sức sẽ được các bác sĩ thực hiện bao gồm:

  • Để cho người bệnh mặc quần áo thông thoáng, rộng rãi ngồi trên ghế, thở một cách bình thường, trong tâm trạng thoải mái.
  • Các bác sĩ sẽ đặt clip lên mũi người bệnh.
  • Ống thở được đưa từ từ vào miệng của người bệnh và bịt kín môi để không khí không bị thoát ra ngoài.
  • Người bệnh sẽ được yêu cầu hít vào càng sâu càng tốt và thở ra mạnh nhất có thể.

Quy trình này sẽ được lặp lại ít nhất ba lần để có được giá trị trung bình và đồng nhất.

Lưu ý khi đo dung tích sống gắng sức

Để cho việc đo dung tích sống gắng sức được đảm bảo an toàn và chính xác nhất có thể, khi thực hiện người bệnh sẽ cần lưu ý những thông tin sau:

  • Nếu bệnh nhân sử dụng máy đo ở nhà, hãy đảm bảo máy được làm sạch đầy đủ trước khi sử dụng hoặc không tiếp xúc với các nguồn có thể gây nhiễm trùng.
  • Tuyệt đối không sử dụng chung thiết bị đo.
  • Phải đảm bảo có giám sát y tế trong lần đầu tiên thực hiện thủ thuật này.
  • Đảm bảo sử dụng máy đo đúng cách.
  • Cần mang theo các loại thuốc đang dùng, bao gồm cả ống hít khi thực hiện đo dung tích sống gắng sức.
  • Thảo luận trước với bác sĩ về tình trạng hô hấp hiện tại nếu như tiếp xúc với khói thuốc lá, nhiễm trùng phổi,…
  • Nếu thấy chóng mặt hoặc khó thở, hãy báo ngay với nhân viên y tế để được hỗ trợ hồi phục.
  • Nếu các triệu chứng kéo dài, không thuyên giảm hoặc trở nên nghiêm trọng, người bệnh được kiểm tra oxy và bổ sung oxy nếu cần.

***

Trên đây là nội dung bài học Dung tích sống là gì? Các cách luyện tập để tăng dung tích sống do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập

5/5 - (9 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *