Học TậpLớp 10Vật Lí 10 Cánh Diều

Giải Vật Lí 10 bài 1 chủ đề 3 trang 43, 44, 45, 46, 47 Cánh Diều

Mời các em theo dõi nội dung bài học hôm nay giải vật lí 10 bài 1 chủ đề 3 trang 43, 44, 45, 46, 47 cánh diều


Từ số liệu của bảng 1.1, hãy chỉ ra mối liên hệ giữa gia tốc của xe với lực tác dụng lên nó. Để khảo sát sự phụ thuộc của gia tốc vào khối lượng, ta cần thực hiện thí nghiệm như thế nào. Thông số của một mẫu xe ô tô được cung cấp như bảng dưới đây. Chứng tỏ rằng các công thức ở chủ đề trước không vi phạm về đơn vị.

Bạn đang xem: Giải Vật Lí 10 bài 1 chủ đề 3 trang 43, 44, 45, 46, 47 Cánh Diều

Câu hỏi tr 44

1. Quan sát, trả lời câu hỏi và thảo luận

 

Từ số liệu của bảng 1.1, hãy chỉ ra mối liên hệ giữa gia tốc của xe với lực tác dụng lên nó.

 

 

Hướng dẫn giải:

Dựa vào số liệu bảng 1.1 để tìm mối liên hệ.

Lời giải:

Mối liên hệ giữa gia tốc của xe với lực tác dụng lên nó là:

Gia tốc tỉ lệ thuận với lực tác dụng lên nó.

2. Quan sát, trả lời câu hỏi và thảo luận

Để khảo sát sự phụ thuộc của gia tốc vào khối lượng, ta cần thực hiện thí nghiệm như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Liên hệ bản thân.

Lời giải:

Để khảo sát sự phụ thuộc của gia tốc vào khối lượng, ta cần thực hiện thí nghiệm cho các xe có khối lượng m khác nhau. Sau đó, tổng hợp các kết quả đo giá trị a của gia tốc khi cảm biến lực cho giá trị như nhau.

Câu hỏi tr 45

Ngoài lực của động cơ, thời gian tăng tốc của ô tô phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như điều kiện mặt đường thử nghiệm, khối lượng xe, điều kiện thời tiết, lốp xe, độ cao so với mực nước biển, v.v…Mẫu xe điện có thời gian tăng tốc nhanh nhất được thử nghiệm đã tăng tốc từ 0 km/h đến 97,0 km/h trong 1,98 giây. Hãy tính gia tốc của xe và lực để tạo ra gia tốc của xe và lực để tạo ra gia tốc đó. Coi xe chuyển động biến đổi đều và khối lượng của mẫu xe này là 2,00 tấn.

Hướng dẫn giải:

Biểu thức tính gia tốc: \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{v’ – v}}{{\Delta t}}\)

Biểu thức tính lực tác dụng: F = m.a

Lời giải:

Đổi \(97km/h = \frac{{485}}{{18}}m/s\)

Gia tốc của xe là:

\(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{v’ – v}}{{\Delta t}} = \frac{{485}}{{18.1,98}} \approx 13,6(m/{s^2})\)

Đổi 2 tấn = 2000 kg.

Lực để tạo ra gia tốc đó: F = m.a = 2000.13,6 = 27200 (N)

Câu hỏi tr 46

 

Thông số của một mẫu xe ô tô được cung cấp như bảng dưới đây:

 

a) Hãy đổi các thông số về độ dài, khối lượng, tốc độ ở bảng trên sang giá trị theo đơn vị đo trong hệ SI.

b) Tính lực tác dụng để mẫu xe trên chở đủ tải trọng và tăng tốc từ trạng thái nghỉ đến tốc độ tối ưu trong 2 giây.

 

Hướng dẫn giải:

– Sử dụng bảng 1.3 SGK/46:

 

– Sử dụng công thức tính lực.

Lời giải:

a) Đổi đơn vị ta được bảng sau:

Chiều dài cơ sở (m)

2,933

Khối lượng (kg)

2140

Tải trọng (kg)

710

Công suất cực đại (J/s)

228.746 = 170088

Dung tích bình nhiên liệu (m3)

0,085

Lazang hợp kim nhôm (m)

19 x 0,0254 = 0,4826

Tốc độ tối ưu (m/s)

22,22

b)

Ta có: \(v = {v_0} + at \Leftrightarrow a = \frac{{v – {v_0}}}{t} = \frac{{22,22}}{2} = 11,11\left( {m/{s^2}} \right)\)

Lực tác dụng để mẫu xe trên chở đủ tải trọng và tăng tốc độ từ trạng thái nghỉ đến tốc độ tối ưu trong 2 giây là:

\(F = ma = 710.11,11 = 7888\left( N \right)\)

Câu hỏi tr 47

1. Quan sát, trả lời câu hỏi và thảo luận

Hãy chỉ ra tổ hợp đơn vị cơ sở của đơn vị dẫn xuất niutơn.

Lời giải:

Ta có:

\(F = ma\)

+ m có đơn vị là kg

+ a có đơn vị là \(m/{s^2}\)

=> F có đơn vị là \(kg.m/{s^2}\) hay Niuton (N).

2. Vận dụng

 

Chứng tỏ rằng các công thức ở chủ đề trước không vi phạm về đơn vị:

a) \(s = {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2}\)

b) \(s = \frac{{{v^2} – v_0^2}}{{2{\rm{a}}}}\)

 

Hướng dẫn giải:

Sử dụng bảng đơn vị cơ bản trong hệ SI.

Lời giải:

a) \(s = {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2}\)

Ta có:

+ v đơn vị là m/s

+ t đơn vị là giây (s)

+ a đơn vị là \(m/{s^2}\)

Suy ra: \(\left[ {\frac{m}{s}} \right].\left[ s \right] + \left[ {\frac{m}{{{s^2}}}} \right].\left[ {{s^2}} \right] = 2\left[ m \right]\) trùng với đơn vị của s là m

b) \(s = \frac{{{v^2} – v_0^2}}{{2{\rm{a}}}}\)

+ v đơn vị là m/s

+ a đơn vị là \(m/{s^2}\)

Suy ra: \(\frac{{\left[ {{m^2}/{s^2}} \right]}}{{\left[ {m/{s^2}} \right]}} = m\) trùng với đơn vị của s là m

Vậy các công thức trên không vi phạm về đơn vị.

Lí thuyết

>> Xem chi tiết: Lí thuyết Bài 1 Lực và gia tốc – Vật lí 10

Hy vọng với nội dung trong bài giải vật lí 10 bài 1 chủ đề 3 trang 43, 44, 45, 46, 47 cánh diều

do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn để từ đó hoàn thành tất cả các bài tập trong SGK.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Vật Lí 10 Cánh Diều

5/5 - (1 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button