Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân (16 mẫu)

Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân bao gồm hướng dẫn viết cùng 16 bài mẫu tham khảo do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các em học sinh trau dồi thêm vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngắn ngày một hoàn thiện hơn.

Đề bài: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân

Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân
Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân

Mục lục

Gợi ý Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân

1/ Mở đoạn

– Giới thiệu về người được kể đến: Đó là ai? Ở đâu? Làm nghề gì?

2/ Thân đoạn

– Câu chuyện em kể diễn ra ở đâu? Vào lúc nào

– Họ đã làm những công việc gì để góp phần vào việc chống đói nghèo, lạc hậu

– Việc làm ấy đã mang lại kết quả tốt đẹp/ lợi ích gì cho cộng đồng

3/ Kết đoạn

– Em cảm nhận/ học hỏi được điều gì từ họ

Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân- Mẫu 1

Cuộc sống dù còn nhiều khó khăn vẫn có những tấm gương thầm lặng hi sinh và cống hiến cho cuộc sống của nhân dân. Thầy giáo Lê Nhật Tiến là một tấm gương khiến em vô cùng xúc động. Sau khi tốt nghiệp trường sư phạm, thầy tìm được một chỗ làm tương đối tốt ngay gần gia đình nhưng khát khao dạy chữ cho những đứa trẻ nghèo đã thôi thúc thầy từ lâu. Thầy Tiến đã nộp đơn tình nguyện ra huyện đảo Phú Quốc giảng dạy. Dù điều kiện giảng dạy ngoài đảo còn thiếu thốn nhưng thầy vẫn tận tụy tự học, tự tìm hiểu để mang lại những bài giảng hay cho các em học sinh. Cuộc sống của người dân ngoài đảo còn nhiều khó khăn, nhiều bạn học sinh phải đi bộ xa tới trường. Thấu hiểu hoàn cảnh của học trò, thầy luôn động viên và giúp đỡ các bạn tiến bộ trong học tập. Ước mong lớn nhất của thầy Tiến là gieo chữ cho trẻ em vùng đảo, sẽ dạy dỗ được các lớp học trò ngoan giỏi, xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước. Thầy đã vinh dự được Nhà nước vinh danh là một trong những giáo viên tiêu biểu, có đóng góp lớn cho sự phát triển giáo dục các vùng hải đảo. Thầy Tiến và nhiều thầy cô khác là những tấm gương để em noi theo học tập. Chúng em xin hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để sau này có thể cống hiến cho quê hương Việt Nam thân yêu.

Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân- Mẫu 2

Trong cuộc sống có nhiều những tấm gương đã hi sinh bản thân mình để đóng góp công sức xây dựng đất nước, chống lại đói nghèo, lạc hậu và vì hạnh phúc của người dân. Câu chuyện về bác sĩ Trần Hoàng Minh khiến em vô cùng xúc động. Bác sĩ trẻ Trần Hoàng Minh năm nay 30 tuổi, sang Mĩ sống từ khi còn nhỏ và đã tốt nghiệp đại học Y ở cả Mĩ và Úc. Sau khi tốt nghiệp bác sĩ đã quyết định về nước làm việc, dù cơ hội việc làm ở hai đất nước phát triển đều chào đón anh. Khi về nước, bác sĩ không chọn một bệnh viện lớn mà chọn một bệnh viện nhỏ của quận Gò Vấp làm nơi công tác. Anh quan niệm dù bệnh nhân là người như thế nào thì bác sĩ cũng phải luôn coi bệnh nhân là trên hết. Theo Minh, mỗi bệnh nhân đều để lại cho bác sĩ một ký ức, một kinh nghiệm trong nghề nghiệp và chính bệnh nhân đã giúp bác sĩ nâng cao được tay nghề. Các bệnh nhân đến khoa cấp cứu Bệnh viện Quận Gò Vấp đều cảm nhận được ở Minh một bác sĩ rất ân cần, nhẹ nhàng và tận tụy với bệnh nhân. Khi hỏi bệnh những bệnh nhân lớn tuổi hơn, bác sĩ Minh luôn bắt đầu bằng từ “Thưa…” rất lễ phép. Khi bệnh nhân xuất viện, bác sĩ đều gọi điện hỏi thăm họ hoặc đến tận nhà những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn để theo dõi tình hình bệnh. Tấm gương của bác sĩ Minh đã truyền cảm hứng cho mọi người dân về sự cống hiến, vì lợi ích của đất nước.

Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân- Mẫu 3

Tôi xin kể cho các bạn nghe câu chuyện có tựa đề Nâng niu từng hạt giống. Nội dung câu chuyện như sau: Viện nghiên cứu của ông Lương Định Của bất ngờ nhận được một món quà do một người bạn của ông ở nước ngoài gửi tặng. Đó là mười hạt giống lúa quí. Đang lúc trời rét đậm kéo dài, ông Của chia mười hạt giống ra làm hai. Một nửa gieo ở phòng thí nghiệm, còn một nửa ông đem về dùng nước ấm để ngâm, rồi gói vào khăn tay. Tối tối ông ủ vào trong người để nhờ nhiệt độ cơ thể giúp hạt giống nảy mầm. Quả nhiên sau đợt rét, chỉ có năm hạt giống ủ trong người là nảy mầm xanh tốt. Chính những hạt giống này ông đã tạo ra một giống lúa mới có năng suất cao và khả năng kháng bệnh tốt. Ông là một nhà khoa học đã tạo ra được nhiều giống lúa quí cho nền nông nghiệp Việt Nam, đóng góp nhiều cho cuộc sông của người dân ngày một ấm no và hạnh phúc hơn.

Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân- Mẫu 4

Một tấm gương sáng về việc góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu ở địa phương em chính là bà Hiền. Bà Hiền là giáo viên dạy tiếng Anh đã về hưu của trường cấp ba ở thành phố. Hiểu được tầm quan trọng của môn Tiếng Anh trong cuộc sống hiện đại ngày nay, bà Hiền đã mở một lớp học miễn phí cho trẻ em ở xóm nghèo, và cho cả những người lao động nghèo nữa. Lớp học của bà mở mỗi tối trong tuần, từ thứ hai đến thứ bảy. Bà chuẩn bị bút giấy sẵn để cho mọi người đến học. Các bài giảng của bà đều dễ hiểu và gần gũi với đời sống, phù hợp cho mọi người sử dụng để giao tiếp với người nước ngoài. Nhờ có bà, mà nhiều người dân nghèo được học tiếng anh miễn phí – điều rất xa xỉ với những gia đình vốn phải ăn bữa hôm lo bữa mai. Sự nhiệt tâm của bà Hiền đã lan tỏa mạnh mẽ đến những bạn sinh viên, các thầy cô trong khu phố. Lớp học nghĩa tình của cô ngày càng mở rộng, và đón chào được nhiều học sinh hơn. Bà Mai thực sự là một tấm gương sáng cho tất cả mọi người cùng noi theo.

Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân- Mẫu 5

Trong cuộc đấu tranh để sinh tồn, loài người luôn phải đối phó với những căn bệnh hiểm nghèo. Nhờ sự sáng tạo và lao động bền bỉ của nhiều thế hệ, con người đã phát minh ra nhiều loại thuốc đẩy lùi bệnh tật. Câu chuyện Lu-i Pa-xtơ và em bé kể về một tấm gương lao động quên mình, vì hạnh phúc con người của nhà khoa học vĩ đại người Pháp Lu-i Pa-xtơ.
Năm 1885, chú bé chín tuổi Giô-dép bị chó dại cắn đã hai ngày, được mẹ đưa từ vùng quê xa xôi đến thủ đô Pa-ri nhờ Lu-i Pa-xtơ cứu chữa. Giô-dép bị mười bốn vết cắn ở tay, vì em đã lấy tay che mặt khi con chó xông vào. Mạng sống của em chỉ tính từng ngày. Em sẽ chết như những người bị chó dại cắn như xưa nay.

Nhìn vẻ đau đớn của em bé và đôi mắt đỏ hoe rưng rưng muốn khóc của người mẹ, lòng Pa-xtơ se lại. Ông đau lòng nghĩ đến một ngày kia em bé đáng thương này sẽ lên cơn điên dại, lịm dần vì tê liệt, hoặc nghẹt thở vì một cơn giật dữ dội, rồi chết.

Đêm đã khuya, Pa-xtơ vẫn ngồi trước bàn làm việc, nét mặt đầy ưu tư : “Có thể làm gì cho em bé ?”. Vắc-xin chữa bệnh dại ông chế ra đã thí nghiệm có kết quả trên loài vật, nhưng chưa lần nào được thí nghiệm trên cơ thể con người. Ông muốn chữa cho em bé khỏi nhưng không dám lấy em làm vật thí nghiệm. Nhỡ có tai biến thì sao ? Nhưng không còn cách nào cứu em bé. Bệnh dại đang đe dọa tính mạng em.

Ngày hôm sau, trao đổi ý kiến cùng với các cộng sự, Pa-xtơ đã đi đến quyết định : phải tiêm vắc-xin mới có hy vọng cứu em bé. Ngay chiều ấy, một vài giọt vắc-xin chống dại đã được tiêm vào dưới da bụng Giô-dép.

Những ngày sau, Pa-xtơ tiếp tục cho tiêm thêm vắc-xin có độc tính tăng dần. Chín ngày trôi qua với Pa-xtơ dài dằng dặc như chín tháng. Nhưng phát tiêm thứ mười là quyết định với độc tính rất cao có thể làm cho em bé lên cơn dại sau bảy ngày ủ bệnh. Có bắt buộc phải tiêm phát này không ? Pa-xtơ day dứt suốt đêm ròng với câu hỏi đó, tóc ông bạc thêm. Gần sáng, ông quyết định phải tiêm phát thứ mười để kiểm tra khả năng miễn dịch của cơ thể em bé sau chín ngày tiêm phòng, đồng thời tạo cho em sự miễn dịch chắc chắn.

Thêm bảy ngày chờ đợi dài đằng đẳng, từng phút lo sợ cơn dại bất thần xảy ra. Nhiều đêm, Pa-xtơ không sao chợp mắt được. Nhiều đêm, mặc dù chân trái bị tê liệt, ông vẫn một mình chống gậy đến thăm em bé.

Qua ngày thứ bảy, em bé vẫn khỏe mạnh, bình yên. Đêm thứ tám, Pa-xtơ đã ngủ một giấc ngon lành.

Sau thành công vang dội ấy, người ta đã liên tiếp chuyển đến phòng thí nghiệm của Pa-xtơ những người bị chó dại cắn để ông cứu chữa. Phòng thí nghiệm của ông trở thành Viện Pa-xtơ, viện chống dại đầu tiên trên thế giới.

Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân- Mẫu 6

Ông bà nội em sinh được bốn người con, ba người đi làm ăn xa, chỉ còn chú Út ở nhà với ông bà. Trước kia, nhà chỉ có ít ruộng nên thóc lúa không đủ ăn, mọi người phải làm thuê để kiếm sống. Chú Út sau khi học hết lớp 12 đã quyết định ở lại quê hương để tự khẳng định mình, ở xã bên có nghề chạm khắc gỗ nổi tiếng, chú đến xin làm ở đó. Chú chăm chỉ chịu khó nên được ông chủ tin yêu và truyền nghề. Sau mấy năm học tập và làm việc vất vả, chú đã thành thạo, được ông chủ cho phép về quê để tạo dựng cơ nghiệp. Chú cùng với mấy người bạn trong ấp lập một xưởng nhỏ chuyên sản xuất đồ gỗ thủ công mĩ nghệ. Hôm về thăm ông bà nội, bước vào sân, em đã thấy những khúc gỗ đủ mọi kích cỡ đặt la liệt khắp nơi. Dưới mái che bằng bạt, chú út đang say mê tạc bức tượng em bé cưỡi trâu thổi sáo. Lúc ấy, em thực sự bị cuốn hút vào công việc tỉ mỉ, khó khăn nhưng đầy thú vị. Chú út một tay cầm đục, một tay cầm chiếc dùi bằng gỗ, thận trọng gõ từng nhát một. Những miếng dăm gỗ nhỏ xíu rơi lả tả xuống đất. Chỉ một lát sau, hình thù cậu bé và con trâu đã hiện ra nhưng còn xù xì, đơn giản. Chú út lấy một con dao nhỏ thật sắc, gọt tỉa từng đường cong mềm mại. Mỗi động tác của chú đều toát lên sự cần mẫn, tài hoa lạ lùng. Đến chiều, bức tượng nhỏ đã hoàn thành. Chú út lấy giấy nhám đánh cho nhẵn rồi thoa vẹc ni màu nâu bóng. Từng đường vân gỗ hiện lên thật đẹp. Chú Út nâng bức tượng ngang tầm mắt, ngắm nghía kĩ lưỡng và đôi môi chú nở nụ cười mãn nguyện. Chú bảo em muốn thành công trong mọi việc, phải có sự say mê và tính cần cù, chịu khó. Nhìn bức tượng cậu bé đội chiếc nón lá đang thổi sáo, ngồi vắt vẻo trên lưng con trâu mộng có cặp sừng cong vút, đầu cúi xuống như đang thong dong gặm cỏ, em càng mến phục tài nghệ của chú em và những người thợ có bàn tay vàng như chú đang góp phần làm đẹp cuộc đời.

Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân- Mẫu 7

Sau đây, em xin kể câu chuyện em đã đọc được trên báo Dân trí hôm vừa rồi. Câu chuyện về cô giáo Lục Thị Lý vượt đường xa hơn trăm cây số để đến dạy học ở vùng cao.

Cô Lý sinh năm 1989, cô ra trường và đi dạy hợp đồng được bốn năm. Đến năm 2018, thì cô Lý thị đỗ biên chế và được phân công tác tại Trường Lũng Kim thuộc huyện Bảo Lâm, Cao Bằng. Từ nhà em trường rất xa, phải đi xe máy hoặc xe khách, rồi phải đi bộ đến hơn hai tiếng đồng hồ nữa mới em được trường. Để vào tận điểm dạy học, cô phải vượt qua những con đường hiểm trở, vượt qua nhiều dốc núi và cả lội những vũng nước sâu. Vất vả là thế nhưng cô chưa bao giờ phàn nàn hay thân khó nhọc, vẫn ngày ngày lặng lẽ đến lớp, mang từng con chữ đến cho người dân nơi đây.

Nơi đây, trường không có những tiện nghi như ở vùng đồng bằng hãy thành phố, thiếu thốn đủ thứ. Điện không có, nước cũng không dư giả, sóng điện thoại lại càng không. Cô kể rằng lắm lúc cũng hơi sợ vào buổi em, nhưng ở lâu dần rồi quen, cái quan trọng vẫn là dành cho các học sinh sự quan tâm, dạy bảo tận tình nhất.

Từ ngày có cô Lý đến bản dạy ai cũng thích, cô vừa hiền lại vừa dễ thương, cô dạy dễ hiểu lại quan tâm đến bà con cả về đời sống. Mỗi lần về nhà là cô lại vận động mọi người gom góp chút gạo, chút áo quần mang lên tặng bà con. Cô Lý cũng nhờ những đồng nghiệp công tác nơi thành phố có điều kiện hơn quyên góp sách vở, bút mực,…hay xin các suất học bổng để giúp học sinh trên bản. Bởi vậy mà khắp bản ai cũng quý cô.

Hằng ngày, sau giờ dạy, nếu có học sinh nào không có điều kiện đến lớp cô đều mang sách vở đến tận nhà dạy, vận động gia đình tạo điều kiện cho học sinh đến trường. Cô còn cùng bà con lao động, tăng gia sản xuất, dưới xuôi có giống bắp nào to hạt, giống lúa nào năng suất cô đều mang lên cho bà con làm nương. Mấy bà con trong làng lúc nào cũng bảo: “Cô giáo như các chú bộ đội, thương buôn làng ta lắm”.

Em vẫn từng nghe được đâu đó vần thơ về nghề giáo:

“Có một nghề bụi phấn bám vào tay
Người ta bảo là nghề trồng sạch nhất
Có một nghề không trồng cây vào đất
Lại nó cho đời những đoá hoa thơm”

Thật vậy, hình ảnh người giáo viên ngày ngày thầm lặng làm việc, lặng lẽ cống hiến cho đời luôn đọng mãi trong em. Cô Lý là tấm gương đẹp về người giáo viên nhân dân mang một tấm lòng cao cả, đáng trân trọng biết bao.

Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân- Mẫu 8

Ngoại em sinh được 5 người con. Hai cô đầu đi lấy chồng, ba em và chú tư đi làm ăn xa rồi lấy vợ, lập nghiệp ở thành phố, thỉnh thoảng có dịp giỗ tết mới về quê. Bà ngoại em sống với chú Năm, là con út trong nhà.

Hồi đó, vì nhà nghèo, ông ngoại mất sớm nên một mình bà ngoại lam lũ, chạy vạy nuôi các con ăn học, khi đã trưởng thành, bà mới đỡ đần được phần nào khi mấy chị em lớn gửi tiền về nuôi chú Năm ăn học.

Em nghe ba kể chú Năm hồi xưa học giỏi lắm, ai cũng khen ngợi. Hồi đậu đại học bách khoa ngành cơ khí ai cũng mừng. Chú vừa học vừa làm thêm mà kết quả học tập vẫn rất tốt, năm nào cũng được nhận học bổng sinh viên nghèo vượt khó của trường. Vào năm 2008, chú Năm được hổng học học tập tại Mỹ. Cùng với sự động viên của mọi người và ý chí lớn, chú đã quyết tâm theo học. Hai năm sau khi trở về, chú Năm được mời làm tại một công ty lớn trong thành phố với mức lương rất cao và có thêm nhiều ưu đãi, nhưng chú quyết định không nhận lời mời đó mà trở về quê lập nghiệp.

Cùng với những người bạn chung chí hướng ở quê, chú hợp tác mở xưởng cơ khí. Mới ra trường vốn tài chính còn ít ỏi, chú vay mượn thêm anh em để mở, lúc đề bạt ai cũng lắc đầu từ chối, nhưng khi vạch ra chiến lược phát triển để mọi người xem xét thì đều đồng ý hỗ trợ chú. Mới đầu, khách cũng không quá đông, nhưng dần dần tiếng tăm của xưởng chú nổi lên khắp xã, rồi khắp huyện. Hầu hết đều tìm đến xưởng của chú để sửa chữa hay sản xuất những linh kiện mới.

Hai năm sau kể từ ngày thành lập, xưởng chú phát triển thành một công ty lớn, có cơ sở khắp tỉnh nhà. Bây giờ chú còn mở lớp đào tạo các học viên theo nghề cơ khí và dạy nghề miễn phí cho những thành niên trong xã có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Những thiếu niên không cha mẹ hãy không có ngành nghề ổn định ở quê chú đều nhận về, rồi hướng dẫn tạo công ăn việc làm cho họ. Bởi vậy mà công ty chú được nhân dân cả ngợi, xứng danh là “Công ty cơ khí tình thương”. Nhắc đến chú Năm, ai ai cũng mến yêu, ngưỡng mộ.

Đến nay, công ty chú út đã có hơn mười năm hoạt động và đạt nhiều thành quả đáng tự hào.

Các công nhân trong công ty đều có thu nhập ổn định, chăm lo giúp đỡ cho gia đình. Mỗi năm, tập thể công ty đều đóng góp, lập quỹ học bổng trao tặng cho học sinh nghèo trong xã nhà để động viên các em phấn đấu học tập. Công ty hằng năm đều được tỉnh nhà công nhận là tổ chức góp phần lớn vào sự phát triển của vì cộng đồng và trao tặng bằng khen vinh danh.

Chú Năm là người mà em vô cùng khâm phục. Em thầm hứa sẽ học thật giỏi để mai này giúp đỡ gia đình, xóm giềng quê hương mình. Mỗi lần về quê là em học hỏi được từ chú rất nhiều: sự thông minh, một cá tính sáng tạo, một vẻ hài hước, một trái tim giàu yêu thương. Em thường kể cho các bạn ở lớp nghe về chú một cách đầy hãnh diện và tự hào. Em thầm hứa sẽ học thật giỏi để mai này được như chú, góp sức mình vào giúp đỡ, dựng xây làng xóm, quê hương mình thêm giàu, thêm đẹp.

Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân- Mẫu 9

Hôm nay, em xin kể cho cô và các bạn một câu em đã đã đọc trên báo Người lao động nói về một tấm gương đã góp sức mình chống lại đói nghèo lạc hậu. Đó là cô Nguyễn Thị Hoa – một cô giáo vùng cao công tác tại Sơn La đã hơn 20 năm.

Cô giáo Nguyễn Thị Hoa sinh ra và lớn lên ở tỉnh Hải Dương. Năm 2002, cô về công tác tại trường THCS Mường Trai, huyện Mường La. Đến tháng 9.2006, cô Hoa chính thức trở thành giáo viên trường TH&THCS Chiềng San (khi đó là trường THCS Chiềng San). Kể từ đó, không chỉ hoàn thành nhiệm vụ “cõng” chữ lên non, cô Hoa này còn “cõng” cả tình yêu thương đến những bản nghèo.

Xã Chiềng San, huyện Mường La vẫn còn nhiều bản làng của đồng bào người Thái có điều kiện kinh tế chưa phát triển, cuộc sống thiếu thốn. Trải qua quá trình công tác, tận mắt chứng kiến cảnh học trò thiếu ăn, thiếu mặc, tình thương trong cô trỗi dậy. Từ đó, cô bắt đầu tìm tòi vận động các nguồn lực để giúp đỡ các em được ăn thêm một bữa ăn no, mặc thêm một chiếc áo đủ ấm.

Trong quá trình dạy học, giúp đỡ và hỗ trợ các em, có một kỉ niệm cô Hoa nhớ mãi, đó là tiết học thể dục của năm học 2018-2019, em học sinh tên Máy bị ngất xỉu và được đưa vào phòng chờ giáo viên nằm nghỉ ngơi. Sau tìm hiểu cô được biết, Máy bị bệnh tim bẩm sinh, hở 4 van, gia đình vô cùng khó khăn, hai mẹ con sống trong căn chòi dột nát thiếu trước hụt sau.

Trước tình thế cấp bách, tính mạng của Máy “ngàn cân treo sợi tóc”, cô Hoa đã viết bài kêu gọi các mạnh thường quân giúp đỡ, quyên góp hỗ trợ đưa cô học trò nhỏ đi viện. May mắn thay, ca mổ thành công. Nay cô bé gầy gò ốm yếu ngày ấy đã trở thành một thiếu nữ 18 tuổi, khỏe mạnh, xinh xắn và có công ăn việc làm ổn định.

Hơn 20 năm gắn bó với nghề, ngoài nhiệm vụ giảng dạy, cô luôn quan tâm đến hoàn cảnh của các em học sinh trong và ngoài nhà trường để có những giúp đỡ kịp thời về mọi mặt. Với những nỗ lực của mình, cô Hoa đã được các cấp chính quyền địa phương khen thưởng, tặng nhiều bằng khen, giấy khen như Tổng phụ trách Đội giỏi cấp tỉnh, Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, cấp huyện và được học sinh, đồng nghiệp quý mến.

Hình ảnh của cô giáo vùng cao Nguyễn Thị Hoa đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc về một nhà giáo nhân dân hết lòng vì học sinh thân yêu.

Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân- Mẫu 10

Như bao buổi tối khác, hôm đó khi đã học xong bài, em nằm trong vòng tay mẹ để nghe mẹ kể chuyện. Mỗi ngày mẹ đều kể chuyện cho em nghe trước khi đi ngủ. Hôm ấy, mẹ không kể chuyện cổ tích, ngụ ngôn hay truyện cười. Mẹ kể chuyện của mẹ – một người trung thực.

Năm em học lớp 2, để có tiền nuôi em và các chị đi học, ngoài việc đồng áng mẹ còn tranh thủ đi mua sắt vụn nữa. Những buổi trưa, khi chuẩn bị cho 3 chị em bữa ăn sau giờ học, dặn dò từng đứa công việc buổi chiều, mẹ lại đạp xe đi đến từng nhà để mua giấy, nhựa, sắt… tất cả những gì có thể bán được không kể nắng mưa.

Mẹ kể: Có những hôm may mắn, vào gia đình người ta vừa có tiệc, mẹ mua được rất nhiều thứ, mẹ vui lắm vì lại có được thêm tiền cho các con mua thêm sách, vở. Nhưng cũng có những hôm, mẹ đến khi người ta ngủ trưa, có người tỏ ra cáu gắt, mẹ luôn bình tĩnh, nói lời xin lỗi và đi ra. Từ khi có nghề tay trái, mặc dù là buôn bán nhưng mẹ chưa để ai mất lòng.

Mẹ nhắc lại lần mẹ nhớ nhất: Hôm đó, trời cũng nắng chang chang, mẹ đang đi, có tiếng gọi: Sắt vụn, vào đây nhặt ít đồ, mẹ quay xe và vào nhặt những vỏ lon, sách cũ. Người phụ nữ bán đồ cho mẹ đã đi vào nhà, để cho mẹ tự phân loại rồi cân. Đang miệt mài phân loại giấy viết, giấy in, báo thì mẹ phát hiện một chiếc phong bì đã mở, bên ngoài có dòng chữ: Gửi con gái. Mẹ thấy bên trong vẫn có thư và hai tờ 200 nghìn. Mẹ đã biết đó là thư bố gửi cho con gái khi ông đi làm xa cùng với tiền chắc là cũng cho con mua sách vở hoặc nộp tiền học như trách nhiệm của mẹ với các con mình. Mặc dù số tiền đó bằng cả tháng mẹ đi gom sắt vụn nhưng mẹ hiểu tấm lòng của những người cha cũng đoán rằng người con vẫn dành dụm nên mẹ gọi người phụ nữ ra và trao lại cho bà.

Người phụ nữ ra nhận trong sự vui mừng và ngạc nhiên: Con gái tôi học Đại học, mỗi lần viết thư về, bố nó vẫn cho tiền để đóng học. Chắc nó để dành, lần sau về lấy, cảm ơn chị quá! Chị thật tốt bụng, cảm ơn chị rất nhiều.

Mẹ em cũng vui vẻ nói chuyện, kể về chúng tôi rồi trả tiền cho bà mặc dù bà không lấy coi như lời cảm ơn. Trước khi mẹ đi tiếp chặng đường, người phụ nữ ấy vẫn nói với theo: Cảm ơn chị, lần sau chị lại đến nhé, có gì bán được tôi sẽ để phần chị.

Mẹ kể lại câu chuyện về nghề sắt vụn của mình trong niềm vui, mẹ không nói với em bài học nhưng em biết mẹ muốn khuyên rằng: Sống phải giữ cho mình tấm lòng trong sạch, sự trung thực, không tham lam, dối trá. Em cũng đã ghi lại câu chuyện ấy vào sổ nhật ký của mình. Em rất ngưỡng mộ mẹ em.

Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân- Mẫu 11

Trên đất nước hình chữ S nhỏ bé nhưng xinh đẹp, ngày ngày vẫn luôn có những con người tận tụy, đóng góp sức mình chống lại đói nghèo lạc hậu, xây dựng quê hương. Một trong số đó là câu chuyện về cô Nguyễn Thị Mạnh, Trạm trưởng Trạm y tế xã Lũng Táo, huyện Đồng Văn (Hà Giang) mà em đã được đọc qua trang báo dân tộc.

Năm 2004, cô Mạnh từ Tuyên Quang lên đây nhận công tác cắm bản. Lúc ấy cô mới 22 tuổi, mọi cái đều xa lạ, ngỡ ngàng. Cái xã vùng biên lúc đó có 670 hộ thì có đến 406 hộ nghèo. Ở đây cái gì cũng thiếu, từ thiếu ăn, thiếu mặc, đến thiếu cả cái chữ… chỉ có duy nhất “hủ tục” là thừa. Và thầy mo chính là nhân vật “ngự trị” trong đời sống của đồng bào. Bởi với đồng bào, thầy mo giúp họ chữa cái bệnh, giúp họ đuổi tà ma… Bởi vậy, thời điểm đó, số người dân Lũng Táo bị tử vong tại nhà rất nhiều, mà có khi chết chỉ vì những bệnh rất bình thường như viêm phổi…

Mãi đến năm 2005, có một người trong bản bị suy tim, người nhà lên báo Trạm y tế, Trạm đã xuống cấp cứu kịp thời rồi chuyển lên tuyến trên để điều trị, nhờ đó mà cứu được. Sau ca ấy, dân bản bắt đầu có cái nhìn tích cực hơn về bác sĩ, về Trạm y tế.

Đường sá ở Lũng Táo, cũng là một thử thách đối với các cán bộ y tế ở dưới xuôi lên như các y bác sĩ từ miền xuôi lên. Mỗi thôn trong bản cách nhau hàng quả đồi, có nơi đi bộ cả chục cây số đường rừng. Ấy vậy mà, đêm hôm có ai ốm đau bác sĩ cắm bản vẫn mò mẫm cắt rừng đến khám bệnh cho đồng bào.

Công việc vất vả là vậy nhưng các y bác sĩ, đặc biệt là bác sĩ Mạnh của Trạm y tế ai cũng yêu nghề, muốn gắn bó với nghề, với bà con dân bản, giúp đỡ người dân nơi đây đẩy lùi những hủ tục lạc hậu, có thêm kiến thức để phòng tránh bệnh tật và nhận được sự chăm sóc của y học hiện đại. Em rất cảm phục tấm gương về bác sĩ Mạnh và nhiều bác sĩ khác hết lòng vì bệnh nhân trên khắp mọi miền đất nước.

Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân- Mẫu 12

Nghĩa trang thôn Tiền Lưu cuối năm ngoái có thêm hai ngôi mộ mới. Thế là sau gần 40 năm từ đỉnh dốc Mã Pí Lèng thuộc huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang, hai người con gái Tiền Lưu mới được “trở về” quê hương bản quán. . Đó là cô Trần Thị Lụa và cô Thái Thị Na lên miền Tây mở đường những năm 60 của thế kỉ trước.

Hai cô vừa học xong lớp 7 cấp 2 (tương đương học sinh lớp 9 THCS) thì gia nhập đội quân đi xây dựng kinh tế miền núi. Mỗi gia đình chỉ còn giữ lại được tấm ảnh nhỏ của hai cô; tấm ảnh ngày nafp nay cũng đã ố vàng. Gia đình cụ Chính còn giữ được 2 lá thư chữ nhỏ như con kiến của cô Lựu từ Hoàng Su Phì gửi về, đó là vào cuối năm 1965. Cô kể chuyện đục đá, mở đường từ Đồng Văn đi Mèo Vạc, từ Mèo Vạc đi Mã Pí Lèng, suốt mấy tháng trời ăn toàn bánh bột ngô, phải chia nhau từng thìa muối, từng ca nước, phải treo mình lên vách đá, phải đu mình chênh vênh nơi mép vực Mã Pí Lèng nhìn dòng sông Nho Quế sau cổng trời để đục đá, nổ mìn mở đường. Mỗi cung đường là một chiến công. Đường mở đến đâu thông xe đến đấy. Quãng Đồng Văn – Mèo Vạc dài 24 cây số thế mà 8 đại đội thanh niên xung phong phải làm mất 18 tháng trời, 38 đội viên đã bỏ mình khi đục đá bắc cầu, trong đó có hai cô gái Tiền Lưu.

Không biết vì chiến tranh kéo dài hay đường lên Mèo Vạc quanh co dốc núi mà cuộc đời hai cô gái xấu số này bị quên lãng. Gia đình đã cố công tìm kiếm nhưng khác nào chuyện đáy bể mò kim.

Thế rồi năm 2004, anh Lục người Tiền Lưu, kĩ sư địa chất lên công tác ở Đồng Văn, đến xem tấm bia đá ghi công những chàng trai, cô gái đi mở đường 40 năm về trước ở chân dốc Mã Pí Lèng. Anh kể lại là đêm nằm mơ có hai cô gái mặc áo trắng cứ đến tốc chăn lên lay goi: “Chú nhớ đưa hai chị về đồng bể Tiền Hải với. Ở đây rừng núi lạnh lắm!…”. Chuyện mộng mị đó cứ làm anh thao thức nhiều đêm. Và sau đó 3 ngày, anh đã tìm thấy mộ hai cô gái đồng hương.

Anh Lục đã gọi điện thoại về xã, về làng. Chỉ 5 ngày sau, đoàn cán bộ và gia quyến cô Lụa, cô Na đã lên tới Mèo Vạc gặp Phòng thương binh – xã hội huyện, đi viếng mộ hai cô gái quê nhà. Thủ tục di dời mộ hai cô đã được giải quyết chóng vánh, chu đáo. Huyện Mèo Vạc tặng mỗi cô một chiếc tiều gỗ pơ mu và 2 triệu đồng “gọi là chút quà tình nghĩa”.

Lễ truy điệu hai cô gái Tiền Lưu được tổ chức trọng thể vào ngày 28/12/2004 tại xã nhà. Trường Tiều học và Trung học cơ sở Tiền Phú viếng hai vòng hoa, gần 500 thầy trò đến dự lễ. Em chưa từng thấy và được dự một lễ truy điệu nào trọng thể như thế!

Hôm ấy, anh Lục kĩ sư địa chất và 2 cán bộ huyện Mèo Vạc có về dự lễ. Nhiều người cứ vây quanh.

Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân- Mẫu 13

Căn nhà sàn chật ních người. Ai nấy mặc quần áo đẹp như đi hội. Mấy cô gái trải những tấm lông thú thẳng tắp từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa sàn. Bấy giờ, già làng mới ra hiệu dẫn Y Hoa bước lên lối đi bằng lông thú mịn như nhung – nghi thức đặc biệt dành cho khách quý.

Y Hoa đến bên già Rok, trưởng buôn, đang đứng đón khách ở giữa nhà sàn. Nhận con dao mà già giao cho, nhằm vào cây cột nóc. Y Hoa chém một nhát thật sâu vào cột. Theo tục lệ, đó là lời thề của người lạ đến buôn. Lời thề ấy không thể nói ra mà phải khắc vào cột. Sau khi chém nhát dao,Y Hoa sẽ được coi là người trong buôn.

Già Rok sờ tay lên vết chém, gật gù khen:

– Tốt cái bụng đó, cô giáo ạ!

Rồi giọng già vui hẳn lên:

– Bây giờ cho người già xem cái chữ của cô giáo đi!

Bao nhiêu tiếng người cùng ùa theo:

– Phải đấy! Cô giáo cho lũ làng xem cái chữ nào!

Y Hoa lấy trong gùi ra một trang giấy, trải lên sàn nhà. Mọi người im phăng phắc. Y Hoa nghe rõ cả tiếng đập trong lồng ngực mình. Quỳ hai gối lên sàn, tôi viết hai chữ thật to, thật đậm: “Bác Hồ”. Y Hoa viết xong, bỗng bao nhiêu tiếng hò reo cùng bật lên:

– Ôi, chữ cô giáo này! Nhìn kia!

– A, chữ, chữ cô giáo! Đẹp quá!

Qua câu chuyện này ta thấy, cô giáo Y Hoa là người cô giáo tốt không quản khó khăn để đưa cái chữ đến với người dân vùng cao, vùng sâu vùng xa. Từ đó, giúp họ biết con chữ, nâng cao trình độ dân trí, phát triển kinh tế.

Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân- Mẫu 14

Cuộc sống dù còn nhiều khó khăn vẫn có những tấm gương thầm lặng hi sinh và cống hiến cho cuộc sống của nhân dân. Thầy giáo Lê Nhật Tiến là một tấm gương khiến em vô cùng xúc động.
Sau khi tốt nghiệp trường sư phạm, thầy tìm được một chỗ làm tương đối tốt ngay gần gia đình nhưng khát khao dạy chữ cho những đứa trẻ nghèo đã thôi thúc thầy từ lâu. Thầy Tiến đã nộp đơn tình nguyện ra huyện đảo Phú Quốc giảng dạy.

Dù điều kiện giảng dạy ngoài đảo còn thiếu thốn nhưng thầy vẫn tận tụy tự học, tự tìm hiểu để mang lại những bài giảng hay cho các em học sinh.

Cuộc sống của người dân ngoài đảo còn nhiều khó khăn, nhiều bạn học sinh phải đi bộ xa tới trường. Thấu hiểu hoàn cảnh của học trò, thầy luôn động viên và giúp đỡ các bạn tiến bộ trong học tập. Ước mong lớn nhất của thầy Tiến là gieo chữ cho trẻ em vùng đảo, sẽ dạy dỗ được các lớp học trò ngoan giỏi, xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước. Thầy đã vinh dự được Nhà nước vinh danh là một trong những giáo viên tiêu biểu, có đống góp lớn cho sự phát triển giáo dục các vùng hải đảo.

Thầy Tiến và nhiều thầy cô khác là những tấm gương để em noi theo học tập. Chúng em xin hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để sau này có thể cống hiến cho quê hương Việt Nam thân yêu.

Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân- Mẫu 15

Hôm nay, em xin kể cho cô và các bạn một câu em đã đã đọc trên báo Người lao động nói về một tấm gương đã góp sức mình chống lại đói nghèo lạc hậu. Đó là cô Trịnh Thị Huệ – một cô giáo vùng cao công tác tại hồ chí minh đã hơn 30 năm.

Cô giáo Trịnh Thị Huệ sinh ra và lớn lên ở Nghệ An . Năm 2000, cô về công tác tại trường TH Trảng Dài , tỉnh đồng nai. Đến tháng 9.2006, cô Hoa chính thức trở thành giáo viên trường TH&THCS trảng dài . Kể từ đó, không chỉ hoàn thành nhiệm vụ “cõng” chữ lên non, cô Huệ này còn “cõng” cả tình yêu thương đến những bản nghèo.

Thành Phố Biên Hòa, tỉnh Đồng nai vẫn còn nhiều bản làng của đồng bào người Thái có điều kiện kinh tế chưa phát triển, cuộc sống thiếu thốn. Trải qua quá trình công tác, tận mắt chứng kiến cảnh học trò thiếu ăn, thiếu mặc, tình thương trong cô trỗi dậy. Từ đó, cô bắt đầu tìm tòi vận động các nguồn lực để giúp đỡ các em được ăn thêm một bữa ăn no, mặc thêm một chiếc áo đủ ấm.

Trong quá trình dạy học, giúp đỡ và hỗ trợ các em, có một kỉ niệm cô Hoa nhớ mãi, đó là tiết học thể dục của năm học 2022-2023, em học sinh tên Thiên bị ngất xỉu và được đưa vào phòng chờ giáo viên nằm nghỉ ngơi. Sau tìm hiểu cô được biết, Thiên bị bệnh tim bẩm sinh, hở 4 van, gia đình vô cùng khó khăn, hai mẹ con sống trong căn chòi dột nát thiếu trước hụt sau.

Trước tình thế cấp bách, tính mạng của Thiên “ngàn cân treo sợi tóc”, cô Huệ đã viết bài kêu gọi các mạnh thường quân giúp đỡ, quyên góp hỗ trợ đưa cô học trò nhỏ đi viện. May mắn thay, ca mổ thành công. Nay cô bé gầy gò ốm yếu ngày ấy đã trở thành một thiếu nữ 20 tuổi, khỏe mạnh, xinh xắn và có công ăn việc làm ổn định.

Hơn 30 năm gắn bó với nghề, ngoài nhiệm vụ giảng dạy, cô luôn quan tâm đến hoàn cảnh của các em học sinh trong và ngoài nhà trường để có những giúp đỡ kịp thời về mọi mặt. Với những nỗ lực của mình, cô Hoa đã được các cấp chính quyền địa phương khen thưởng, tặng nhiều bằng khen, giấy khen như Tổng phụ trách Đội giỏi cấp tỉnh, Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, cấp huyện và được học sinh, đồng nghiệp quý mến.

Hình ảnh của cô giáo vùng cao Trịnh Thị Huệ đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc về một nhà giáo nhân dân hết lòng vì học sinh thân yêu.

Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân- Mẫu 16

Đợt Tết dương vừa rồi dì của em có cùng đoàn cứu trợ lên vùng cao. Khi trở lại nhà, dì cho em xem nhiều bức hình ,kể cho em nghe những câu chuyện. Nhưng câu chuyện về cô giáo trẻ tên Hoa, người đã cõng chữ lên bản làm em nhớ mãi và luôn khâm phục cô bởi ý chí, nghị lực lớn lao.

Từng lời dì kể về cô Hoa không chỉ là hồi tưởng nữa mà là niềm xúc động vô bờ. Nghe dì kể em mới biết cô xuất thân từ thành thị rộng lớn, học sư phạm bốn năm ròng rồi lên công tác ở trường trên bản với một lá đơn tình nguyện mặc bao lời can ngăn. Cô ấy đã ở trường bản gần một năm, cả trường có mình cô cõng chữ cho các em nhỏ bất chấp sự khó khăn, thiếu thốn. Cô ấy thích nghi với cuộc sống ,tự mình nuôi sống mình từng ngày rồi giúp đỡ học trò nhỏ. Lòng trắc ẩn, tình yêu thương và đức hi sinh ấy sao mà lớn lao quá. Em thấy hình bóng người cô giáo sao mà vĩ đại. Người con gái muốn dành tuổi xuân ở nơi đặc biệt kia quả là lạ kì và nhiệm màu!

Em khâm phục cô giáo trẻ với ước mơ cõng chữ vô cùng. Đất nước ta còn nhiều nơi khó khăn, nếu ai ai cũng chỉ biết lợi mình, ai ai cũng lẩn tránh thì liệu những nơi khó khăn ấy có thể đổi thay? Cảm ơn cô, cô quả thực là tấm gương sáng và cô đã truyền cho em động lực, truyền cho em thêm niềm tin vào sự tốt đẹp ở đời.

*****

Trên đây là hơn 16 mẫu Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân lớp 5 do thầy cô biên soạn. Hy vọng nội dung trong bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình đạt điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tậplớp 5

5/5 - (8 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *