Học TậpLớp 5

Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác (15 mẫu)

Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác bao gồm hướng dẫn viết cùng 15 bài mẫu tham khảo do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các em học sinh trau dồi thêm vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngắn ngày một hoàn thiện hơn.

Đề bài: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.

Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.
Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.

Mục lục

Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác- Mẫu 1

Em đã được nghe, được đọc rất nhiều câu chuyện về những người biết sống đẹp, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác nhưng ấn tượng với em nhất có lẽ là câu chuyện Phần thưởng mà em đã được học hồi lớp 2.

Bạn đang xem: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác (15 mẫu)

Câu chuyện kể về một bạn nữ tên là Na, Na Là một cô bé rất tốt bụng hay giúp đỡ các bạn trong lớp. Khi thì Na gọt bút chì hộ Lan, cho bạn Minh mượn tẩy, thỉnh thoảng Na còn trực nhật giúp những bạn bị mệt,…Na chỉ buồn một chuyện đó là mình học chưa giỏi. Năm học kết thúc các bạn trong lớp thi nhau bàn luận xem mình sẽ được danh hiệu gì, chỉ có Na là ngồi im một góc buồn vì biết mình chỉ được học lực trung bình. Vào giờ ra chơi các bạn trong lớp xúm vào bàn bạc một chuyện bí mật rồi kéo nhau đến gặp cô giáo. Cô mỉm cười khen ý kiến của các bạn rất hay.

Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác- Mẫu 2

Như bao buổi tối khác, hôm đó khi đã học xong bài, em nằm trong vòng tay mẹ để nghe mẹ kể chuyện. Mỗi ngày mẹ đều kể chuyện cho em nghe trước khi đi ngủ. Hôm ấy, mẹ không kể chuyện cổ tích, ngụ ngôn hay truyện cười. Mẹ kể chuyện của mẹ – một người trung thực.

Năm em học lớp 2, để có tiền nuôi em và các chị đi học, ngoài việc đồng áng mẹ còn tranh thủ đi mua sắt vụn nữa. Những buổi trưa, khi chuẩn bị cho 3 chị em bữa ăn sau giờ học, dặn dò từng đứa công việc buổi chiều, mẹ lại đạp xe đi đến từng nhà để mua giấy, nhựa, sắt… tất cả những gì có thể bán được không kể nắng mưa.

Mẹ kể: Có những hôm may mắn, vào gia đình người ta vừa có tiệc, mẹ mua được rất nhiều thứ, mẹ vui lắm vì lại có được thêm tiền cho các con mua thêm sách, vở. Nhưng cũng có những hôm, mẹ đến khi người ta ngủ trưa, có người tỏ ra cáu gắt, mẹ luôn bình tĩnh, nói lời xin lỗi và đi ra. Từ khi có nghề tay trái, mặc dù là buôn bán nhưng mẹ chưa để ai mất lòng.

Mẹ nhắc lại lần mẹ nhớ nhất: Hôm đó, trời cũng nắng chang chang, mẹ đang đi, có tiếng gọi: Sắt vụn, vào đây nhặt ít đồ, mẹ quay xe và vào nhặt những vỏ lon, sách cũ. Người phụ nữ bán đồ cho mẹ đã đi vào nhà, để cho mẹ tự phân loại rồi cân. Đang miệt mài phân loại giấy viết, giấy in, báo thì mẹ phát hiện một chiếc phong bì đã mở, bên ngoài có dòng chữ: Gửi con gái. Mẹ thấy bên trong vẫn có thư và hai tờ 200 nghìn. Mẹ đã biết đó là thư bố gửi cho con gái khi ông đi làm xa cùng với tiền chắc là cũng cho con mua sách vở hoặc nộp tiền học như trách nhiệm của mẹ với các con mình. Mặc dù số tiền đó bằng cả tháng mẹ đi gom sắt vụn nhưng mẹ hiểu tấm lòng của những người cha cũng đoán rằng người con vẫn dành dụm nên mẹ gọi người phụ nữ ra và trao lại cho bà.

Người phụ nữ ra nhận trong sự vui mừng và ngạc nhiên: Con gái tôi học Đại học, mỗi lần viết thư về, bố nó vẫn cho tiền để đóng học. Chắc nó để dành, lần sau về lấy, cảm ơn chị quá! Chị thật tốt bụng, cảm ơn chị rất nhiều.

Mẹ em cũng vui vẻ nói chuyện, kể về chúng tôi rồi trả tiền cho bà mặc dù bà không lấy coi như lời cảm ơn. Trước khi mẹ đi tiếp chặng đường, người phụ nữ ấy vẫn nói với theo: Cảm ơn chị, lần sau chị lại đến nhé, có gì bán được tôi sẽ để phần chị.

Mẹ kể lại câu chuyện về nghề sắt vụn của mình trong niềm vui, mẹ không nói với em bài học nhưng em biết mẹ muốn khuyên rằng: Sống phải giữ cho mình tấm lòng trong sạch, sự trung thực, không tham lam, dối trá. Em cũng đã ghi lại câu chuyện ấy vào sổ nhật ký của mình. Em rất ngưỡng mộ mẹ em.

Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác- Mẫu 3

Trong cuộc sống, có những đóa hoa đẹp đã tô điểm cho cuộc đời thêm thật nhiều ý nghĩa. Dù hoàn cảnh của bản thân còn gặp nhiều khó khăn, nhưng chú Mai Tư Khoa trú xã Quảng Trường, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã làm được nhiều việc có ý nghĩa cho xã hội. Câu chuyện được kể qua chương trình “Những tấm gương tiêu biểu” đã để lại trong em nhiều xúc động.

Chú Khoa năm nay 38 tuổi. Năm 19 tuổi, chú xin vào làm công nhân khai thác đá cho một nhà máy xi măng đóng trên địa bàn, với mong muốn có thêm thu nhập giúp đỡ gia đình. Vào buổi chiều định mệnh 3/6/1998, chú gặp tai nạn lở đá, bị gãy 2 đốt xương sống và liệt nửa người dưới. Những tháng ngày còn lại của mình, chú vĩnh viễn làm bạn với chiếc giường và 4 bức tường.

Chú rơi vào những ngày tháng buồn tủi và tuyệt vọng. Trong thời gian vật lộn với bệnh tật, nằm một chỗ bên giường bệnh, Khoa chỉ biết làm bạn với những cuốn sách, rồi tivi và sau này là điện thoại, máy tính. Cũng nhờ đọc nhiều sách, báo… mà Khoa nhận ra, cuộc sống này còn rất nhiều người có số phận như mình, trong đó có những người dù mang trọng bệnh nhưng vẫn nỗ lực vươn lên để sống có ích.

Vì vậy, chú đã suy nghĩ cần làm được một việc gì đó có ích cho cuộc sống của bản thân và xã hội. Sau thời gian dài ấp ủ, vào năm 2010, từ những sách báo chú sưu tầm được, cùng với số tiền tích góp được để mua sách, anh đã biến căn phòng của mình thành thư viện tại gia miễn phí cho trẻ em nghèo. Mỗi ngày, nơi đây thu hút hàng chục học sinh đến đọc và mượn sách.

Để thư viện của mình có nhiều sách hơn, chú Khoa đã miệt mài lên mạng tìm hiểu, kêu gọi sự giúp đỡ của các tấm lòng thiện nguyện. Chú đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trên khắp mọi miền đất nước. Họ gửi sách và cả tiền để chú thực hiện ước nguyện của mình, nhờ vậy chú Khoa đã có được thêm 10 tủ sách để đặt tại các lớp học của trường tiểu học và trung học cơ sở xã Quảng Trường cho học sinh sử dụng.

Không chỉ dừng lại ở đó, chú Khoa còn lên mạng xã hội tiếp tục kêu gọi, quyên góp tiền và vật chất để hỗ trợ các em học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn và người già neo đơn. Từ năm học 2013 đến nay, với nguồn quyên góp được, chú Khoa đã hỗ trợ học phí, sách vở và quần áo cho học sinh nghèo, học sinh khuyết tật ở các trường học tại địa phương. Trong năm 2016 vừa qua, chú cũng đã quyên góp hỗ trợ đồng bào lũ lụt, học sinh khó khăn khoảng 150 triệu đồng.

Câu chuyện về chú Khoa đã khiến em cảm thấy khâm phục tấm lòng và nghị lực của chú. Dù trong hoàn cảnh nào, chúng ta cũng phải biết vươn lên để sống đẹp và sống tốt cho đời. Em tự nhủ với lòng mình sẽ cố gắng làm nhiều việc có ích để giúp đỡ gia đình và mọi người xung quanh em.

Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác- Mẫu 4

Chắc ai trong chúng ta cũng đã từng nghe câu nói: “Cho đi là nhận lại”. Những nghĩa cử cao đẹp trao đi, đem lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác thì chính ta cũng nhận được niềm vui, niềm hạnh phúc ấy. Như người anh Albert trong câu chuyện “Đôi bàn tay cầu nguyện” đã lao động vất vả bốn năm để giúp người em của mình thực hiện giấc mơ.

Vào thế kỷ thứ 15, tại một ngôi làng nhỏ bé thuộc vùng Nuremberg nước Đức, có một gia đình nghèo khó. Họ sinh được những mười tám người con. Để kiếm đủ thức ăn cho ngần ấy đứa con trong gia đình, người cha phải làm việc vất vả, cật lực đến gần hai chục tiếng mỗi ngày. Ông làm nghề thợ bạc và làm nhiều công việc lặt vặt khác. Mặc dù sống trong hoàn cảnh khó khăn như thế, nhưng hai anh em nhà Durer lại có một ước mơ cao đẹp. Cả hai anh em họ đều mong ước theo đuổi nghệ thuật. Tuy nhiên, họ hiểu rằng cha của họ chẳng thể nào có đủ tài chính để hỗ trợ họ học trong một trường nghệ thuật nào đó tại Nuremberg này.

Một buổi tối nọ, sau khi bàn bạc với nhau trên chiếc giường ngủ chật hẹp, cả hai anh em đi đến một quyết định. Họ quyết định chơi trò tung đồng xu. Người thua cuộc sẽ đi đến làm việc tại khu mỏ kiếm tiền để người kia có thể đi học tại một trường nghệ thuật. Bốn năm sau khi học xong, người được đi học sẽ hỗ trợ tài chính cho người kia được đi học bằng cách bán các tác phẩm nghệ thuật của mình hoặc sẽ đi làm việc tại khu mỏ. Buổi sáng hôm sau, hai anh em bắt đầu tung đồng xu. Người em – Albrecht Durer là người thắng cuộc và được đến học tại một trường nghệ thuật tại Nuremberg. Albert đi xuống làm việc tại khu mỏ trong vùng, và liên tiếp trong bốn năm, anh dùng số tiền kiếm được đễ hỗ trợ việc học của người em.

Trong lúc đó tại trường nghệ thuật, Albrecht tỏ ra là một nghệ sĩ xuất sắc. Vào thời điểm chuẩn bị tốt nghiệp, Albrecht bắt đầu có thể kiếm tiền từ những tác phẩm của mình. Khi người nghệ sĩ trẻ trở về làng mình, gia đình Durer tổ chức một buổi tiệc trong khu vườn trong nhà để chúc mừng sự thành công mỹ mãn của Albrecht trong việc theo đuổi nghệ thuật. Sau bữa ăn tối thật vui vẻ và đáng nhớ, Albrecht đứng dậy cảm ơn người anh yêu quý của mình về sự hi sinh lớn lao trong những năm qua để cho mình có thể học xong tại trường nghệ thuật. Sau đó, Albrecht nói:

– “Và bây giờ anh Albert yêu quí của em, bây giờ thì đến lượt anh. Bây giờ anh có thể đi đến Nuremberg để theo đuổi giấc mơ của anh, em sẽ hỗ trợ anh trong việc học.”

Tất cả mọi người đều hướng mắt về một góc xa của chiếc bàn, nơi Albert đang ngồi. Những dòng nước mắt chảy dài trên khuôn mặt xanh xao của Albert, vừa lắc đầu vừa khóc, Albert lập lại mãi “Không… không… không… không…” Rồi Albert đứng lên, quệt những dòng nước mắt trên má, anh ngước nhìn những gương măt thân thương lúc ấy đang chăm chú trìu mến nhìn anh. Chắp đôi bàn tay trước ngực, Albert từ từ cất tiếng nói với em mình rằng đôi tay anh lao động bao năm nay đã chẳng còn lành lặn, đã quá muộn để anh có thể thực hiện ước mơ ngày ấy.

Để tỏ lòng kính trọng và biết ơn anh trai Albert, Albrecht Durer đã thực hiện một tác phẩm cẩn thận nhất trong đời: vẽ lại đôi bàn tay của anh trai mình, với lòng bàn tay hướng vào nhau và những ngón tay gầy guộc hướng lên trời. Ông chỉ gọi bức tranh của mình đơn giản là “Đôi tay”, nhưng cả thế giới đều đặt tên cho kiệt tác đó là “Đôi tay cầu nguyện”. Người anh Albert đã hi sinh cả giấc mơ của mình để chăm chút cho giấc mơ của người em. Sự hi sinh ấy thực lớn lao và cao đẹp.

Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác- Mẫu 5

Ở thôn của em, không ai là không biết đến dì Hoa – một người phụ nữ luôn chăm chút cho con đường làng. Em được biết đến dì, cũng là qua lời kể của mọi người.

Dì Hoa là một người phụ nữ nội trợ. Vốn yêu hoa, vườn nhà dì luôn có rất nhiều những loại hoa xinh đẹp, nở rộ quanh năm. Vào hai năm trước, con đường trong làng được mở rộng, đổ bê tông chắc chắn, sạch đẹp. Tuy nhiên hai bên đường thì lại khá trơ trọi, nhàm chán. Vì thế, dì đã chủ động chiết cây trong vườn, rồi đi mua thêm cây giống, một mình sửa sang và trồng hoa dọc cả con đường dài ngõ mình sống. Dì Hoa trồng rất khéo tay và cẩn thận. Hoa được dì trồng thành từng hàng thẳng tắp, khoảng cách đều nhau. Dì còn trộn nhiều màu sắc khác nhau của các khóm hồng để tạo nên sự bắt mắt cho con đường. Ngày ngày, dì tưới nước cho luống hoa ấy của cả ngõ, giúp chúng trở nên xanh tốt. Nhờ vậy, thời gian thấm thoắt thoi đưa, cả lối đi của ngõ giờ đây hai bên đường phủ dày thảm hoa hồng đủ màu sắc. Nhiều người thích thú đi qua ngõ để ngắm nhìn, chụp ảnh. Họ còn gọi con ngõ này là Ngõ hoa hồng. Người dân trong ngõ ai cũng biết ơn dì Hoa đã giúp cho mọi người có một con đường đẹp và cảnh quan thú vị.

Biết đến dì Hoa, em rất yêu mến và ngưỡng mộ dì.

Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác- Mẫu 6

Cuộc sống đâu chỉ có cơm ngon và áo đẹp mà cuộc sống còn cần có cả những nụ hôn.

Vâng! Nụ hôn mà tôi muốn nói ở đây chính là tình câm, là mối quan hệ giữa người với người, giữa người với thiên nhiên, đất nước.

Đây là một câu chuyện có thật mà tôi đã đọc được ở tờ báo Thanh Niên số ra ngày 7 tháng 2 năm 2006 nói về một cụ già 80 tuổi nhịn tiêu tiền để làm từ thiện.

Từ nhiều năm nay, mỗi khi xuân về là lúc cụ già Nguyễn Xuân Phương trú tại thị trấn Đập Đá, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định bắt đầu cuộc hành trình phát quà Tết cho nhiều người có hoàn cảnh khó khăn ởBình Định. Với cụ, việc phát quà cho trẻ mồ côi, người khuyết tật, người nghèo là niềm vui hơn cả ngày Tết.

Cụ Xuân Phương năm nay đã tròn 80 tuổi. Mặc dù đã bước vào độ tuổi; “xưa nay hiếm” nhưng cụ vẫn còn mạnh khỏe. Nhiều người cho rằng vì cụ hay giúp đỡ người nghèo nên trời ban thưởng cho cụ một cơ thể khỏe mạnh. Nhưng cụ phủ nhận điều đó. Cụ bảo cứ sống cho thanh thản thì sẽ được khỏe mạnh thôi.

Đã thành thông lệ, suốt 8 năm nay, từ giữa tháng Chạp cho đến giữa đệm giao thừa là khoảng thời gian cụ Phương bận rộn nhất. Cụ đến các trung tâm bảo trợ trẻ mồ côi, người khuyết tật và nhiều hộ nghèo trong tỉnh để hỏi thăm sức khỏe, động viên họ rồi tặng quà. Mỗi phần cụ dành cho họ không nhiều, thường thì 10 kg gạo, vài cân đường, có khi vài chục nghìn đồng… Đối vói người bình thường, món quà này chẳng có nghĩa lí gì, nhưng với những người có hoàn cảnh khó khăn, ngặt nghèo thì quả là không nhỏ. Khi các nhà báo hỏi cụ: “Cụ có nhớ mỗi dịp Tết cụ tặng quà cho bao nhiêu người không?” Cụ lắc đầu: “Bác không thể nào tính được, chỉ nhớ cứ mỗi cái Tết, bác “tiêu” khoảng 5 tấn gạo và một tấn đường.”

Cụ Phương có bảy người con với trên hai mươi cháu, chắt đang lập nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh. Tất cả đều đã có cuộc sống ổn định và khá thành đạt. Thấy cụ sông thui thủi một mình, họ thuyết phục cụ về sống chung để có điều kiện phụng dưỡng cụ, nhưng cụ nhất định không đồng ý. Vì thế hàng tháng, họ chỉ biết góp tiền về để nuôi dưỡng cụ. Thế nhưng phần lớn số tiền các con gửỉ về để cụ ăn, bồi dưỡng, cụ đều mang di làm từ thiện. Với cụ bâygiờ, hạnh phúc phất là làm được một việc gì đó có ý nghĩa trong những ngày cuối đời.

Cụ Phương là một người có trái tim nhân đạo, biết hi sinh quyền lợi cá nhân để mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.

Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác- Mẫu 7

Danh ngôn có câu “Người hạnh phúc nhất là người đem lại niềm vui cho nhiều người nhất”. Còn tôi, tôi cảm thấy mình chính là một người hạnh phúc bởi việc làm của tôi đã đem lại niềm vui cho người khác. Đó là hôm tôi đã giúp một em nhỏ đi lạc trở về nhà của mình. Đến giờ nghĩ lại, tôi vẫn cảm thấy tràn ngập niềm vui.

Cũng phải cách đây mấy tháng rồi. Hôm đó đúng là một ngày học dài và căng thẳng. Trời đã sâm sẩm tối, tôi tự nhủ: “Ngày mai có nhiều bài tập quá, nếu không mau về nhà làm thì sẽ không kịp mất!”. Biết vậy nên tôi rảo nhanh bước chân mà trong đầu phân vân không biết làm bài bắt đầu từ đâu. Ngoài đường, dòng xe cộ đông đúc, hối hả. Người thì muốn thật nhanh về nhà, người lại vội đi làm ca đêm. Chợt tôi nhận ra trong tiếng ồn ào nhộn nhịp đó có tiếng khóc nức nở của một đứa trẻ. Quay người lại tôi bắt gặp hình ảnh một cậu bé độ chừng bốn, năm tuổi nước mắt giàn giụa đang gọi mẹ. Thấy vậy, tôi liền đến bên cậu bé, lấy khăn lau nước mắt cho mà hỏi:

Em bé, em tên là gì? Mẹ em đâu? Sao em lại đi ra đường một mình thế này?

Cậu bé vừa nói, vừa khóc nấc lên:

Em… em theo mẹ ra chợ… Nhưng… đông người quá… em bị lạc mất mẹ rồi!

Ra là vậy, thì ra cậu bé bị lạc mất mẹ. Tôi phải đứng hồi lâu suy nghĩ: “Có nên giúp cậu bé này tìm mẹ không nhỉ? Đó là một việc làm tốt, mình nên làm. Nhưng nếu như vậy thì mọi người ở nhà sẽ vô cùng lo lắng khi thấy mình về muộn. Rồi còn bao nhiêu bài tập mình chưa làm nữa. Nếu giúp thì mọi người lo lắng, bài tập bỏ dở, mà nếu không giúp để mặc em bé như vậy thì cũng không đành lòng. Thật khó xử”. Nhưng cuối cùng tôi vẫn quyết định giúp cậu bé đó tìm mẹ còn việc về muộn thì có thể giải thích sau. Tôi an ủi cậu bé:

Thế này nhé, bây giờ chị sẽ giúp em tìm mẹ. Em đi theo chị, được không? Tìm thấy mẹ rồi thì không còn lo gì nữa. Ta đi nào.

Tôi nói vậy nhưng cũng khá lo lắng, không biết làm thế nào. Bỗng tôi nhớ ra đồn công an phường ở ngay gần đó, tôi liền dẫn cậu bé đi ngay. Đến nơi, tôi thấy một người phụ nữ đang vừa khai báo một việc gì đó, vừa khóc, nét mặt hiện rõ vẻ phiền muộn, đau khổ. Thì ra cô ấy đến nhờ công an tìm giúp đứa con bị lạc. Cũng thật bất ngờ, đó chính là mẹ của cậu bé này. Cậu bé vừa thấy mẹ đã vội chạy đến ùa vào lòng mẹ. Người mẹ nét mặt rạng rỡ, xúc động khôn tả.

Chú công an thường trực hỏi tôi rõ ngọn ngành xong, thay mặt đồn công an cảm ơn tôi vì việc làm này. Tôi thấy vui hơn bao giờ hết, vậy là tôi đã làm được một việc tốt, đem lại niềm vui cho người khác. Sự lo lắng về bài tập giờ không còn làm phiền tôi nữa. Tôi bước về như nhanh hơn, rộn ràng hơn. Tới nhà, mọi người đang lo lắng về tôi. Không biết vì sao tôi về muộn, lỡ đã xảy ra chuyện gì. Không chần chừ, tôi kể cho mọi người nghe việc tốt hôm đó làm tôi đã làm. Mọi người đều rất vui, bỏ qua việc tôi về muộn và còn động viên tôi nữa.

Ngày hôm đó, nhờ việc làm tốt đó mà tôi đã đem lại niềm vui cho nhiều người. Tôi thực sự vui sướng và hạnh phúc. Chỉ mong có thể làm được nhiều việc tốt hơn nữa để đem niềm vui đến cho mọi người.

Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác- Mẫu 8

Trong cuộc sống, có những đóa hoa đẹp đã tô điểm cho cuộc đời thêm thật nhiều ý nghĩa. Chú Mai Tư Khoa chính là một trong những bông hoa tươi đẹp đó. Dù hoàn cảnh của bản thân còn gặp nhiều khó khăn, nhưng chú đã làm được nhiều việc có ý nghĩa cho xã hội. Câu chuyện được kể qua chương trình “Những tấm gương tiêu biểu” đã để lại trong em sự xúc động và sự ngưỡng mộ đối với việc làm của chú.

Chú Khoa trú tại xã Quảng Trường, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, năm nay 38 tuổi. Năm 19 tuổi, chú xin vào làm công nhân khai thác đá cho một nhà máy xi măng đóng trên địa bàn, với mong muốn có thêm thu nhập giúp đỡ gia đình. Vào buổi chiều định mệnh 3/6/1998, chú gặp tai nạn lở đá, bị gãy 2 đốt xương sống và liệt nửa người dưới. Những tháng ngày còn lại của mình, chú vĩnh viễn làm bạn với chiếc giường và 4 bức tường.

Chú rơi vào những ngày tháng buồn tủi và tuyệt vọng. Trong thời gian vật lộn với bệnh tật, nằm một chỗ bên giường bệnh, chú chỉ biết làm bạn với những cuốn sách, rồi tivi và sau này là điện thoại, máy tính. Cũng nhờ đọc nhiều sách, báo… mà chú Khoa nhận ra, cuộc sống này còn rất nhiều người có số phận như mình, trong đó có những người dù mang trọng bệnh nhưng vẫn nỗ lực vươn lên để sống có ích.

Vì vậy, chú đã suy nghĩ cần làm được một việc gì đó có ích cho cuộc sống của bản thân và xã hội. Sau thời gian dài ấp ủ, vào năm 2010, từ những sách báo chú sưu tầm được, cùng với số tiền tích góp được để mua sách, chú Khoa đã biến căn phòng của mình thành thư viện tại gia miễn phí cho trẻ em nghèo. Mỗi ngày, nơi đây thu hút hàng chục học sinh đến đọc và mượn sách.

Để thư viện của mình có nhiều sách hơn, chú Khoa đã miệt mài lên mạng tìm hiểu, kêu gọi sự giúp đỡ của các tấm lòng thiện nguyện. Chú đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trên khắp mọi miền đất nước. Họ gửi sách và cả tiền để chú thực hiện ước nguyện của mình, nhờ vậy chú Khoa đã có được thêm 10 tủ sách để đặt tại các lớp học của trường tiểu học và trung học cơ sở xã Quảng Trường cho học sinh sử dụng.

Không chỉ dừng lại ở đó, chú Khoa còn lên mạng xã hội tiếp tục kêu gọi, quyên góp tiền và vật chất để hỗ trợ các em học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn và người già neo đơn. Từ năm học 2013 đến nay, với nguồn quyên góp được, chú Khoa đã hỗ trợ học phí, sách vở và quần áo cho học sinh nghèo, học sinh khuyết tật ở các trường học tại địa phương. Trong năm 2016 vừa qua, chú cũng đã quyên góp hỗ trợ đồng bào lũ lụt, học sinh khó khăn khoảng 150 triệu đồng.

Câu chuyện về chú Khoa đã khiến em cảm thấy khâm phục tấm lòng và nghị lực của chú. Dù trong hoàn cảnh nào, chúng ta cũng phải biết vươn lên để sống đẹp và sống tốt cho đời. Em tự nhủ với lòng mình sẽ cố gắng làm nhiều việc có ích để giúp đỡ gia đình và mọi người xung quanh em.

Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác- Mẫu 9

Xóm Bầu có 72 hộ, phần lớn các gia đình làm nghề thủ công đan lát. Có trên 90% số hộ được bình chọn là “Gia đình văn hóa mới”. Trong số đó, tiêu biểu nhất là gia đình anh Thiêm.

Anh Thiêm 42 tuổi, vợ là chị Hồng 41 tuổi. Bà nội em khen: “Anh Thiêm chị Hồng thật tốt đôi, đúng là gái hơn hai, trai hơn một”. Trước đây, cả hai chị đều công tác ở Phòng Thủ công- Mỹ nghệ huyện, xin về “một cục”. Với cái vốn ban đầu không đầy 20 triệu anh chị mua tre nứa về đan lát, sắm máy chẻ nan, máy tuốt nan. Anh lên tận Sơn Tây học cách pha thuốc màu để nhuộm nan tre. Sản phẩm ban đầu của vợ chồng anh là những chiếc làn, chiếc lẵng đựng hoa. Vốn khéo tay và chịu khó, hàng của anh chị làm ra bao nhiêu bán hết bấy nhiêu. Chỉ hai năm sau, anh chị đã có một số vốn trên một trăm triệu đồng.

Sau một năm tầm sư học đạo ở Chương Mỹ, Sơn Tây, ở một số làng nghề nổi tiếng ở Bắc Ninh, anh thành lập tổ sản xuất đan : lát hàng mĩ nghệ. Mười hai cô gái chàng trai khéo tay, chịu khó, là người xóm Bầu được anh cho học nghề, lương lúc đầu 300.000 đồng một tháng. Chỉ sau hơn hai tháng, họ đã thành nghề. Mặt hàng của anh chị là lẵng hoa, làn,… đủ các kiểu dáng, nhuộm màu, phun thuốc bóng mượt, óng ánh rất đẹp xuất sang Nhật và Hàn Quốc.

Năm ngoái, doanh thu đến sáu trăm triệu, lương công nhân từ tám trăm nghìn đến một triệu. Con em thương binh và các gia đình khó khăn được anh chị cho học nghề. Đến nay, cơ sở sản xuất hàng mĩ nghệ của anh đã có năm mươi bốn người. Anh được huyện, tỉnh tặng nhiều bằng khen. Chị Hồng được Hội Liên Hiệp phụ nữ tỉnh tặng bằng khen: “Người phụ nữ gương mẫu”.

Anh chị Thiêm có hai đứa con : cậu Hùng đang học năm thứ hai trường Đại học Mĩ thuật Hà Nội, cô Nga học lớp mười một, là học sinh giỏi Toán của tỉnh.

Cả làng, cả xã, cả vùng, ai cũng khen anh Thiêm, chị Hồng và hai đứa con của anh chị. Anh chị đã trở thành chủ doanh nghiệp trẻ, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều người. Anh chị đã ủng hộ nạn nhân chất độc da cam năm triệu, ủng hộ bà con vùng bão lụt sáu triệu đồng.

Bây giờ đã trở thành triệu phú, nhưng vợ chồng chị Hồng sống rất bình dị, cởi mở, rộng bụng với anh chị em bà con, nên ai cũng mến. Cô giáo em nói: “Hạnh phúc chỉ có bằng trí tuệ, tâm hồn, bàn tay của mình”. Em nghĩ gia đình anh Thiêm, chị Hồng là một gia đình hạnh phúc, một gia đình kiểu mẫu để cho mọi người noi theo và học tập.

Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác- Mẫu 10

Sau hai năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, cuộc sống của mọi người đã khôi phục lại bình thường. Nhưng câu chuyện về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác trong thời điểm gian khó ấy vẫn luôn là tấm gương sáng, làm xúc động lòng người và đáng được nhắc đến mãi về sau.

Hôm nay, em xin kể với thầy cô và các bạn trong lớp câu chuyện đầy nhân văn về ông Lê Tuấn Giảng – một chủ khu nhà trọ đã giảm tiền nhà, tặng quà cho người nghèo trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Biết nhiều người còn khó khăn sau giãn cách, hôm 12/12/2021, ông Lê Tuấn Giảng (78 tuổi, quận Bình Tân, TP.HCM) cùng con gái dùng 120 triệu đồng, chia thành 400 phần quà, đi hỗ trợ người thuê trọ, lao động nghèo cả khu phố nơi mình sống. Là chủ khu trọ 15 phòng, gần 7 năm qua, ông thường xuyên hỗ trợ mọi người. Tháng 7 năm 2021 khi thành phố áp dụng Chỉ thị 16, ông Giảng giảm 50% tiền phòng. Tháng 8-9, ông miễn phí toàn bộ tiền nhà. Thấy nhiều người chưa thể đi làm lại sau giãn cách, ngày 8/10, cha con ông Giảng tặng mỗi gia đình 200.000 đồng kèm quà. Cảm mến tấm lòng của vị chủ trọ, không ít lao động ở lâu dài và gắn bó với ông như người nhà.

Đó là câu chuyện nhân văn được lan tỏa, truyền đi năng lượng tích cực và thể hiện tinh thần đoàn kết giữa khó khăn của người Việt Nam ta. Em luôn tự hào vì tình yêu đồng bào, tinh thần trượng nghĩa, đoàn kết của mọi người dân trên khắp mọi miền tổ quốc.

Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác- Mẫu 11

Em xin kể cho các bạn cùng lớp nghe câu chuyện của đại úy 8X Thái Ngô Hiếu – cán bộ Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Đồng Nai – một câu chuyện với hành động dũng cảm đã cảm đã lan tỏa những thông điệp tích cực và để lại trong em nhiều cảm xúc.

Cách đây không lâu, mạng xã hội đã lan truyền clip cứu người của anh Hiếu với hàng chục ngàn lời bình luận, chia sẻ, yêu thích về hành động dũng cảm, lăn xả ứng cứu nhóm thanh niên bị đuối nước tập thể tại khu vực rất sâu, và chảy xiết ở bãi tắm thuộc xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Dẫu đang trong thời gian nghỉ lễ cùng gia đình, không phải đang làm việc hay công tác, người chiến sĩ công an nhân dân lúc bấy giờ không hề ngần ngại làm theo tiếng nói của một “trái tim nóng”: Phải cứu người!

Chiến đấu với cơn sóng lớn, anh trực tiếp cứu sống 4 nạn nhân và hỗ trợ lực lượng chức năng tổ chức tìm kiếm thi thể 1 nạn nhân còn lại. Nói về hành động của mình, anh Hiếu khiêm tốn cho rằng đó là sự việc rất bình thường, là một phần công việc, nhiệm vụ của anh. Nhưng nụ cười ấm áp, ánh mắt nhiệt huyết, và sự dấn thân đầy quả cảm của người trung úy trẻ đã truyền cảm hứng sống đẹp đến hàng triệu người trẻ khác trên đất nước hình chữ S, góp phần nhân lên rất nhiều lần niềm tin của cộng đồng vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Em rất khâm phục trước hành động và tinh thần dũng cảm, dám lăn xả, chiến đấu với điều hiểm nguy để cứu sống những người đang gặp nguy hiểm của anh Hiếu. Anh là tấm gương sáng, xứng đáng được nhiều người biết đến và nêu gương.

Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác- Mẫu 12

Em đã được nghe và được đọc rất nhiều câu chuyện về những những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác. Nhưng trong đó, em ấn tượng nhất với câu chuyện kể về anh ve chai bỏ tết để đi nhặt đinh trên quốc lộ giúp rất nhiều người tránh bị thủng lốp xe khi điều khiển xe tham gia giao thông. Đó là anh Nguyễn Văn Thành quê ở Tây Ninh.

Tết là lúc người người mong đợi để trở về nhà sum họp. Nhưng anh Nguyễn Văn Thành vẫn lầm lũi dưới cái nắng gắt cùng chiếc xe đạp cũ, cục nam châm. Dịp tết 2019, anh vẫn đi dọc quốc lộ 1, đoạn qua quận 12, Bình Tân, huyện Hóc Môn… để thu những mảnh đinh sắc nhọn nằm trên đường.

Những ngày rong ruổi nhặt ve chai trên quốc lộ, thấy nhiều người bị dính đinh té xe trầy trụa, có người thiệt mạng, anh kiêm luôn việc thu gom đinh bẫy người đi đường. Dịp Tết, có ngày anh Thành thu được hơn nửa ký đinh.

Chọn về quê ăn Tết nhưng nghĩ đây cũng là dịp “đinh tặc” hoành hành nhiều, anh canh cánh trong lòng lại khăn gói lên Sài Gòn ra đường hút đinh. Đã nhiều mùa Tết trôi qua, anh chọn ở lại hút đinh rồi qua tết mới về thăm nhà.

Câu chuyện của anh Thành đã để lại nhiều cảm xúc trong em và khiến em nhận ra: bất kì ai cũng có thể sống đẹp, làm những điều đem lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác. Nhũng điều ấy không cần lớn lao, hùng vĩ, đôi khi chỉ cần một hành động giản đơn cũng lan tỏa, truyền đi năng lượng tích cực.

Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác- Mẫu 13

Cha mẹ là những người đã sinh thành, đưa ta đến với thế giới này. Cha mẹ đã nuôi dưỡng ta khôn lớn, cho ta ăn học nên người. Bởi thế, cha mẹ là người có công ơn thật lớn lao, vĩ đại đổi với ta. Là con, chúng ta phải biết hiếu thảo và quan tâm đến cha mẹ của mình. Quan trọng hơn là phải thường xuyên làm cho cha mẹ vui lòng. Em cũng thế, em đã làm được một việc tốt khiến cha mẹ em vui lòng và tự hào về em.

Hôm ấy là một ngày đẹp trời, bầu trời cao và trong, gió mát lành, em đang tung tăng trên con đường về nhà để khoe điểm mười với cha mẹ. Nhưng đi được một đoạn, bỗng em thấy một bà cụ đang đứng trên vỉa hè. Trông bà cụ chắc đã ngoài bảy mươi tuổi, đầu tóc bạc phơ, lưng bà đã còng và trông bà thật gầy gò và yếu ớt! Chân bà cứ bước xuống đường rồi lại rút lên. Chắc cụ đang muốn qua đường nhưng lại sợ sệt trước cảnh xe cộ tấp nập dưới lòng đường. Thật tội nghiệp cho cụ quá! Bỗng một ý nghĩ vụt lóe lên trong đầu em, tại sao em lại không giúp bà cụ qua đường nhỉ? Em định chạy đến giúp bà nhưng trong lòng lại băn khoăn một điều không biết nên giúp không. Em vốn là một đứa trẻ nhanh nhảu, làm mọi việc thường hay hấp tấp, vội vàng, lại qua đường không được giỏi lỡ xảy ra chuyện gì thì tính sao. Và em cũng đang muốn chạy thật nhanh về nhà để khoe điểm với cha mẹ. Nhưng thấy bà cụ như vậy, em lại không thể cứ vậy mà bỏ đi. Và hình ảnh cụ già mái đầu bạc trắng như cước gợi em nghĩ đến nội của mình. Em tự hỏi nếu như một ngày nào nội cũng trong hoàn cảnh ấy thì nhất định sẽ có một người tốt giúp nội. Và em là cháu gái ngoan của nội, cũng sẽ là một người biết giúp đỡ người khác.Không chần chừ thêm nữa, em chạy ù đến giúp bà. Lúc này đây, nhìn vẻ mặt hiền từ phúc hậu của bà cụ mới giống nội em biết bao! Em liền hỏi bà: “Bà ơi, bà muốn qua đường phải không ạ? Để con giúp bà nhé!”, vẻ mặt cụ đang lúng túng nhưng khi nghe em nói xong, bà cụ trông rất vui vẻ và trả lời: “Ồ, nếu vậy thì tốt quá, bà cảm ơn cháu gái nhỏ!”. Em liền dắt tay bà cụ bước xuống đường. Thấy cảnh xe cộ đông đúc như vậy, chính em cũng cảm thấy ngập ngừng, e sợ. Nhưng rồi lấy hết can đảm, đưa một tay lên xin qua đường, em chú ý nhìn qua nhìn lại rồi dắt bà bước di. Bà cụ chắc còn sợ lắm nên nắm chặt lấy tay em. Qua được bên kia đường, bà thở phào một cách nhẹ nhõm và nói: “Bà cảm ơn con rất nhiều”. Tới đây. em mới để ý bà đang xách một túi gì trông có vẻ rất nặng nề. Em liền giúp cụ xách túi về nhà trong khi bà cụ không muốn làm phiền em nữa. Vừa đi, em vừa trò chuyện cùng bà. Thì ra bà sống một mình trong nhà còn con cháu bà ở xa và bận bịu công việc nên không thể thường tới thăm và chăm sóc bà. Nghe thế, em thấy thương cụ quá! Về tới nhà, bà vui vẻ cảm ơn tôi rất nhiều. Em tạm biệt bà và chạy một mạch về nhà. Ôi! Thế là em về nhà muộn cả tiếng đồng hồ. Vừa về đến nhà, em thấy cha mẹ đang đi đi lại lại với vẻ mặt lo lắng. Em bước vào nhà, khi cha mẹ tôi liền hớt hải chạy ra hỏi: “Sao con đi học về muộn thế? Có biết cha mẹ lo lắng cho con lắm không?”. Em liền xin lỗi và kể hết đầu đuôi câu chuyện cho cha mẹ nghe. Nghe xong bố xoa đầu em và bảo: “Con làm thế là phải lắm, cha mẹ rất tự hào về con”.

Em rất vui vì mình đã làm được việc tốt khiến cha mẹ vui lòng. Tuy câu chuyện đã xảy ra khá lâu rồi nhưng nó vẫn luôn in đậm trong tâm trí em. Em tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng chăm chỉ học tập và rèn luyện để trở thành một công dân có ích cho xã hội và đặc biệt không phụ công dưỡng dục và lòng mong mỏi của mẹ cha.

Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác- Mẫu 14

Từ nhiều năm nay, mỗi khi xuân về là lúc cụ già Nguyễn Xuân Phương trú tại thị trấn Đập Đá, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, bắt đầu hành trình phát quà Tết cho nhiều người có hoàn cảnh khó khăn ở Bình Định. Với cụ, việc phát cho trẻ mồ côi, người khuyết tật, người nghèo những món quà nhỏ là niềm vui hơn cả ngày Tết…

Cụ Xuân Phương nay đã tròn 80 tuổi. Mặc dù đã bước vào độ tuổi “xưa nay hiếm” nhưng cụ vẫn còn mạnh khỏe. Nhiều người cho rằng vì cụ hay giúp đỡ người nghèo nên trời ban thưởng cho một cơ thể khỏe mạnh. Nhưng cụ phủ nhận điều đó. Cụ bảo cứ sống cho thanh thản thì sẽ được khỏe mạnh thôi.

Đã thành thông lệ suốt 8 năm nay, từ giữa tháng Chạp cho đến giữa đêm giao thừa là khoảng thời gian cụ Phương bận rộn nhất. Cụ đến các trung tâm bảo trợn trẻ mồ côi, người khuyết tật và nhiều hộ nghèo trong tỉnh để hỏi thăm sức khỏe, động viên họ rồi tặng quà Tết. Mỗi phần quà cụ dành cho họ không nhiều, thường thì 10kg gạo và vài cân đường, có khi vài chục nghìn đồng… Đối với người bình thường, món quà này chẳng nghĩa lí gì, nhưng với những người có hoàn cảnh khó khăn, ngặt nghèo thì quả là không nhỏ. Khi các nhà báo hỏi cụ “Có nhớ mỗi dịp Tết cụ tawngjquaf cho bao nhiêu người không?”. Cụ lắc đầu: “Bác không thể nào tính được, chỉ nhớ cứ mỗi cái Tết, bác “tiêu” khoảng năm tấn gạo và 1 tấn đường.”

Cụ Phương có 7 người con với trên hai mươi cháu, chắt đang lập nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh. Tất cả đều đã có cuộc sống ổn định và khá thành đạt. Thấy cụ sống thui thủi một mình họ thuyết phục cụ về sống chung để có điều kiện phụng dưỡng cụ, nhưng cụ nhất định không đồng ý. Vì thế hàng tháng họ chỉ biết góp tiềng về để nuôi dưỡng cụ. Thế nhưng phần lớn số tiền các con gửi về để cụ ăn, bồi dưỡng, cụ đều mang đi làm từ thiện. Với cụ bây giờ, hạnh phúc nhất là được làm một việc gì đó có ý nghĩa trong những ngày cuối đời.

Cụ Phương là một người nhân hậu, biết hi sinh quyền lợi cá nhân để mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác,

Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác- Mẫu 15

Ông bà nội em sinh được bốn người con, ba người đi làm ăn xa, chỉ còn chú Út ở nhà với ông bà. Trước kia, nhà chỉ có ít ruộng nên thóc lúa không đủ ăn, mọi người phải làm thuê để kiếm sống. Chú Út sau khi học hết lớp 12 đã quyết định ở lại quê hương để tự khẳng định mình, ở xã bên có nghề chạm khắc gỗ nổi tiếng, chú đến xin làm ở đó. Chú chăm chỉ chịu khó nên được ông chủ tin yêu và truyền nghề. Sau mấy năm học tập và làm việc vất vả, chú đã thành thạo, được ông chủ cho phép về quê để tạo dựng cơ nghiệp. Chú cùng với mấy người bạn trong ấp lập một xưởng nhỏ chuyên sản xuất đồ gỗ thủ công mĩ nghệ.

Hôm về thăm ông bà nội, bước vào sân, em đã thấy những khúc gỗ đủ mọi kích cỡ đặt la liệt khắp nơi. Dưới mái che bằng bạt, chú út đang say mê tạc bức tượng em bé cưỡi trâu thổi sáo. Lúc ấy, em thực sự bị cuốn hút vào công việc tỉ mỉ, khó khăn nhưng đầy thú vị. Chú út một tay cầm đục, một tay cầm chiếc dùi bằng gỗ, thận trọng gõ từng nhát một. Những miếng dăm gỗ nhỏ xíu rơi lả tả xuống đất. Chỉ một lát sau, hình thù cậu bé và con trâu đã hiện ra nhưng còn xù xì, đơn giản. Chú út lấy một con dao nhỏ thật sắc, gọt tỉa từng đường cong mềm mại. Mỗi động tác của chú đều toát lên sự cần mẫn, tài hoa lạ lùng.

Đến chiều, bức tượng nhỏ đã hoàn thành. Chú út lấy giấy nhám đánh cho nhẵn rồi thoa vẹc ni màu nâu bóng. Từng đường vân gỗ hiện lên thật đẹp. Chú Út nâng bức tượng ngang tầm mắt, ngắm nghía kĩ lưỡng và đôi môi chú nở nụ cười mãn nguyện. Chú bảo em muốn thành công trong mọi việc, phải có sự say mê và tính cần cù, chịu khó.

Nhìn bức tượng cậu bé đội chiếc nón lá đang thổi sáo, ngồi vắt vẻo trên lưng con trâu mộng có cặp sừng cong vút, đầu cúi xuống như đang thong dong gặm cỏ, em càng mến phục tài nghệ của chú em và những người thợ có bàn tay vàng như chú đang góp phần làm đẹp cuộc đời.

Hàng của chú phần lớn bán ở các cửa hàng mĩ nghệ ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đời sống gia đình ông bà em nhờ có chú mà ngày càng khá lên. Chú đang có ý định mở rộng sản xuất, dạy nghề cho thanh thiếu niên trong xóm. Nay mai lớn lên, em sẽ nhờ chú truyền nghề. Trước mắt, em phải chăm chỉ và cố học cho giỏi.

*****

Trên đây là hơn 15 mẫu Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác lớp 5 do thầy cô biên soạn. Hy vọng nội dung trong bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình đạt điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tậplớp 5

5/5 - (8 bình chọn)


Nguyễn Thanh Tùng

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button