Tổng hợp

Hoàng Phủ Ngọc Tường là ai? Sự nghiệp của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Hoàng Phủ Ngọc Tường là ai trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Mục lục

Hoàng Phủ Ngọc Tường là ai?

Hoàng Phủ Ngọc Tường (9 tháng 9 năm 1937 – 24 tháng 7 năm 2023) là một nhà văn của Việt Nam. Ông được biết đến là tác giả của tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông.

Hoàng Phủ Ngọc Tường là ai?
Hoàng Phủ Ngọc Tường là ai?

Tiểu sử của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ngày 9 tháng 9 năm 1937, tại thành phố Huế. Tuy nhiên, quê gốc của nhà văn ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Thời niên thiếu ông sinh sống và học hết bậc trung học tại Huế. Sau khi học hết bậc trung học, tác giả di chuyển vào TP. HCM để học tại trường Đại học Sư phạm Sài Gòn. Năm 1960, Hoàng Phủ Ngọc Tường tốt nghiệp khoá I ban Việt Hán và năm 1964 nhận bằng Cử nhân triết Đại học Văn khoa Huế.

Bạn đang xem: Hoàng Phủ Ngọc Tường là ai? Sự nghiệp của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Từ năm 1960 đến năm 1966 ông dạy học tại trường Quốc Học Huế. Sau đó, nhà văn chia xa gia đình để lên chiến khu, tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thông qua hoạt động văn học nghệ thuật vào năm 1966 – 1975. Đến  Năm 1978 ông được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam. Bằng chính sự tài năng và tâm huyết của mình, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam. Đồng thời, nhà văn còn giữ nhiều chức vụ quan trong như: tổng thư ký, chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, Tổng thư kí Liên minh các lực lượng dân tộc hay tổng biên tập Tạp chí Cửa Việt.

Hoàng Phủ Ngọc Tường có những đóng góp lớn cho kho tàng nền văn học Việt nên vào năm 2007, tác giả đã được trao tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật với tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là một trong những bút ký hay nhất. Bên cạnh đó, nhà văn còn được nhân giải  thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô Huế và giải thưởng văn học nghệ thuật Chế Lan Viên tỉnh Quảng Trị lần thứ nhất.

Vợ của Hoàng Phủ Ngọc Tường tên là nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ khá nổi tiếng và có rất nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam. Cả hai có hai cô con gái tên là Hoàng Dạ Thư và Hoàng Dạ Thi đã nối tiếp sự nghiệp văn chương của cha mẹ.

Phu nhân của ông là Lâm Thị Mỹ Dạ – bà cũng là một nhà thơ khá nổi tiếng và có rất nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam. Nối tiếp sự nghiệp văn chương của ông bà là hai cô con gái là Hoàng Dạ Thư làm việc tại NXB Trẻ và Hoàng Dạ Thi từng làm thơ, viết văn, hiện đã định cư tại Mỹ. Từ năm 2012 đến nay, gia đình nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đang cư ngụ tại TP. Hồ Chí Minh.

Sự nghiệp của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Hoàng Phủ Ngọc Tường là một cây bút đa tài với đa dạng chủ đề và kiến thức khác nhau như văn học, lịch sử, địa lí, triết học,.. Đồng thời, nhà văn sáng tác nhiều thể loại, đặc biệt nổi tiếng về thể loại bút kí. Không những thế, mỗi áng thơ sâu lắng, lãng mạn mang tên ông đều có một phong cách viết rất độc đáo giữa chất trí tuệ và chất trữ tình nên đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả.

Hoàng Phủ Ngọc Tường sở hữu phong cách nghệ thuật hướng nội, súc tích kết hợp với tấm lòng nhân văn sâu sắc, trí tuệ uyên bác cùng chất Huế quyến rũ. Hoàng Phủ Ngọc Tưởng nổi tiếng với một số tác phẩm thuộc thể loại bút ký như:

  • Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971)
  • Rất nhiều ánh lửa (1979)
  • Ai đã đặt tên cho dòng sông (1986)
  • Bản di chúc của cỏ lau (1984)
  • Ngọn núi ảo ảnh (1999)
  • Trong mắt tôi (2001)
  • Rượu hồng đào chưa uống đã say (2001)

Bên cạnh thể loại bút ký, Hoàng Phủ Ngọc Tường còn sáng tác thơ và nhận được nhiều sự yêu thích bởi có nhiều độc đáo, sáng tạo với vẻ đẹp của nỗi buồn hoài niệm cùng những suy ngẫm về lẽ sống, cái chết,… từ đó ảnh hưởng sâu sắc đến tâm hồn người đọc. Tác giả nổi tiếng với các bài thơ gây dấu ấn sâu sắc, mạnh mẽ như: Những dấu chân qua thành phố (1976), Người hái phù dung (1992) và Dạ khúc.

Ngoài ra, Hoàng Phủ Ngọc Tường sáng tác ở một số tác phẩm thuộc thể loại nhàn đàm như:

  • Nhàn đàm, Nxb Trẻ, 1997
  • Người ham chơi, Nxb Thuận Hóa, 1998
  • Miền gái đẹp, Nxb Thuận Hóa, 2001 (Tặng thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam 2001)

Với tài năng của mình và nhiều đóng góp nổi bật cho nền văn học Việt Nam, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nhận một số giải thưởng danh giá như:

  • Giải thưởng Nhà nước về văn hóa nghệ thuật năm 2007.
  • Giải thưởng Văn học Hội nhà văn Việt Nam: “Rất nhiều ánh lửa” (1980 – 1981).
  • Tặng thưởng Văn học Ủy ban toàn quốc LH các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam các năm 1999 và 2008.
  • Giải A Giải thưởng văn học nghệ thuật Cố đô (1998-2003)…
  • Giải thưởng văn học nghệ thuật Chế Lan Viên tỉnh Quảng Trị lần thứ nhất (2015).
Sự nghiệp của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Sự nghiệp của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Đời sống của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ lập gia đình và có hai cô con gái Hoàng Dạ Thi, Hoàng Dạ Thư. Họ gắn bó nhiều năm với Hội Văn nghệ Quảng Trị và Bình – Trị – Thiên, hai tạp chí Cửa Việt và Sông Hương.

Hai vợ chồng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường thuộc thế hệ văn nghệ sĩ lão thành của khu vực Bắc miền Trung. Chuyện tình lãng mạn của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường với vợ – nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ – được giới văn chương ngưỡng mộ.

Cả hai giản dị bên nhau, cùng viết văn, làm thơ, vun vén hạnh phúc gia đình. Thế nhưng, năm 1998, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường bị tai biến, hôn mê trong hai tháng. Đang có chuyến đi Mỹ, Lâm Thị Mỹ Dạ phải tức tốc hủy lịch trình, bay về chăm sóc chồng.

Nhiều năm sau đó, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ ở bên chăm sóc, lo toan mọi chuyện cho chồng. Nhà thơ Nguyễn Văn Hùng nhớ mãi khoảng thời gian tháng 9/2000, ông và nhà báo Ngọc Cương đến thăm nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường tại nhà riêng.

“Lúc bấy giờ, chị Dạ đang khỏe, hàng ngày đều đặn bón cơm, cháo cho chồng chủ yếu là nằm, muốn ngồi dậy hay đi vệ sinh phải có người nâng đỡ, dìu dắt từng tí. Khi đỡ hơn anh ngồi xe lăn, chị đẩy đi đây đó. Nghe có ai mách nơi nào thuốc hay, thầy giỏi, chị không quản đường xa đưa chồng đến chữa chạy với hy vọng mong manh”, nhà thơ Nguyễn Văn Hùng kể lại.

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường lặng lẽ rời cõi tạm chỉ 18 ngày sau vợ ông – nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ về miền mây trắng. Sự ra đi của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường là nỗi tiếc nhớ của giới văn chương, nhưng suy cho cùng ông đã được giải thoát khỏi bệnh tật, được đoàn tụ với người vợ hiền lành ở cõi khác.

Với nhiều đóng góp cho văn chương, ông được nhiều trao giải thưởng như Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1980, Tặng thưởng Văn học Ủy ban toàn quốc Liên hiệp Các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 1999, 2008, giải A Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô (1998 – 2003), Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007 – cùng đợt với nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam – cho biết nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường thuộc thế hệ nhà văn sống trong những năm tháng chiến tranh tàn khốc, nhiều đau thương, nhưng ông đã viết như không thể sống mà không viết.

Nhà văn Ngô Thảo mới đầu tháng 7 vào TPHCM viếng nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Nay hay tin nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đời, ông thốt lên: “Thôi cũng là là đôi đẹp rồi. Hai người trái tính nhau nhưng vẫn đi cùng nhau suốt 50 năm qua. Lâm Thị Mỹ Dạ hiền lành, hầu hạ chồng hết mức cho đến những năm tháng cuối đời. Hoàng Phủ Ngọc Tường ra đi sau vợ cũng là được rồi”.

Ngô Thảo kể lại phút chia biệt nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường vẫn được gia đình đưa đến nhìn người bạn đời lần cuối dù ông rất yếu. Hoàng Phủ Ngọc Tường bị tai biến hơn 20 năm nay. Tuy nhiên giai đoạn đầu hồi phục sau trận tai biến năm 1998, ông tiếp tục viết: “Điều này cũng chứng tỏ con người có nghị lực sống. Trải qua nhiều sự biến động, ông ấy vẫn giữ vững bản lĩnh của người viết văn”.

Đời sống của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Đời sống của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Chuyện tình của Hoàng Phủ Ngọc Tường và Lâm Thị Mỹ Dạ

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đem lòng yêu nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ sau một chuyến đi nhờ xe

Chuyện tình của Hoàng Phủ Ngọc Tường và Lâm Thị Mỹ Dạ bắt đầu lãng mạn như chính những câu văn và lời thơ họ viết. Đó là vào một ngày đầu năm 1973, khi nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đi nhờ xe đạo diễn Hoàng Tích Chỉ ra thăm miền Bắc. Đến Đồng Hới, họ ghé thăm Hội Văn nghệ Quảng Bình, nơi nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đang sinh hoạt. Vừa gặp gỡ, nhà văn 36 tuổi đã bị chinh phục bởi vẻ xinh đẹp, dịu dàng của tác giả “Khoảng trời, Hố bom”. Hoàng Phủ Ngọc Tường thú nhận: “Mình bị sốc vì Dạ quá hiền dịu và rất dễ thương”. Và cũng bởi vậy, họ bắt đầu thư từ qua lại.

Sau 6 tháng, được sự vun vén của những người bạn cùng làng văn, cặp đôi quyết định về chung một nhà. Ngày 27/10/1973, bạn bè văn chương đã đến chật khu nhà số 51 Trần Hưng Đạo để mừng lễ tân hôn của Hoàng Phủ Ngọc Tường và Lâm Thị Mỹ Dạ, đánh dấu sự gắn kết của một cặp đôi sở hữu tài năng văn chương xuất chúng.

Cùng nhau chống chọi với bệnh tật

Cặp đôi cứ thế giản dị bên nhau, cùng chăm chỉ viết văn, làm thơ và vun vén cho hạnh phúc gia đình. Thế nhưng, dường như ông trời chẳng chiều lòng người. Ngày 14/6/1998, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường bị tai biến, hôn mê trong hai tháng. Đang có chuyến đi Mỹ, Lâm Thị Mỹ Dạ phải tức tốc hủy lịch trình, bay về chăm sóc chồng. 8 năm sau đó bà ở bên ông, lo lắng mọi chuyện từ thuốc men, săn sóc, tắm rửa…

Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn, một người bạn gắn bó với hai người viết: “Mỹ Dạ xinh đẹp, dễ thương, hồn hậu, có phần ngây thơ khi trẻ. Nhưng cuộc đời chị cũng nhiều đau đớn xót xa. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường – chồng chị bị ốm từ 1998, chị không rời anh nửa bước”.

Tuy ốm đau không đi lại được, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường vẫn có trí óc minh mẫn, ông làm thơ, viết văn, đều đặn gửi các tờ báo. Trong một tác phẩm, ông gọi bà là hoàng hậu của một nhà vua không ngai, với những lời lẽ chân tình, cảm động:

“Tôi chỉ là nhà vua không ngai

Ông vua lận đận giữa trần ai

Em là Hoàng hậu bên tôi đó

Vàng áo phong trần mỗi sớm mai…”

Sau thời gian dài chăm chồng, sức khoẻ nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ suy giảm. Ngày 5/7, bà từ biệt cuộc đời tại nhà riêng ở TP. HCM, sau 5 năm bệnh Alzheimer trở nặng, hưởng thọ 75 tuổi. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đi theo người vợ của mình vào ngày 24/7, sau đó vỏn vẹn chỉ 18 ngày. Trước đó, con gái Dạ Thư cho biết, ông đã bị đột quỵ lần 2, sức khỏe rơi vào tình trạng cạn kiệt.

Cặp đôi văn nhân Hoàng Phủ Ngọc Tường và Lâm Thị Mỹ Dạ đã có một cuộc đời đầy thăng hoa nhưng cũng không ít khó khăn, vất vả. Ở đó, văn chương và tình yêu đã trở thành ánh sáng bền bỉ qua năm tháng, như cách mà Lâm Thị Mỹ Dạ từng viết trong thơ của bà:

“Tặng một thời thiếu nữ

Cuộc đời em vo tròn lại

Và ném vào cuộc đời anh

Nó sẽ lăn sâu tận đáy cuộc đời anh

Sâu cho đến tận… cái chết”

Hoàng Phủ Ngọc Tường vừa qua đời

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đời ngày 24/7, ở tuổi 86, sau khi vợ ông – nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ mất hồi đầu tháng.

Hoàng Dạ Thư – con gái cả nhà thơ – cho biết: “Bố tôi khỏe, minh mẫn cho đến khi bị tai biến lần hai hồi tháng 3. Ông ra đi tự nhiên, thanh thản”. Gia đình sẽ tổ chức lễ tưởng nhớ ông vào ngày 30 và 31/7 tại Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên – Huế (phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế).12 năm nay, ông cùng vợ – nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ – chuyển từ Huế vào TP HCM sống cùng con gái. Ông bị tai biến năm 1989, từ đó liệt nửa người phải ngồi xe lăn. Dù sinh hoạt bất tiện, ông vẫn giữ tinh thần tốt, viết nhiều bút ký, các bài nghiên cứu trên tạp chí. Vợ ông qua đời hôm 6/7, thọ 74 tuổi.

Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết hài cốt nhà văn và vợ sẽ được đưa về Huế vào ngày 30/7. Tối 30/7, đồng nghiệp tổ chức đêm thơ để tưởng nhớ vợ chồng văn sĩ. Hoàng Phủ Ngọc Tường và vợ ông được chôn cất tại Nghĩa trang phía Bắc thuộc phường Hương Hồ, thành phố Huế – khu vực cách sông Hương khoảng 2 km, gần đồi Vọng Cảnh

Hoàng Phủ Ngọc Tường vừa qua đời
Hoàng Phủ Ngọc Tường vừa qua đời

Lễ tưởng nhớ nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường sẽ được tổ chức lúc 14h ngày 30-7 đến hết ngày 31-7 tại Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế; 3 Phan Bội Châu, P.Vinh Ninh, TP Huế.

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Hoàng Phủ Ngọc Tường là ai. Mọi thông tin trong bài viết Hoàng Phủ Ngọc Tường là ai? Sự nghiệp của Hoàng Phủ Ngọc Tường đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

Rate this post

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button