Học TậpLớp 10Soạn Văn 10 Kết nối tri thức

Soạn bài Tản Viên từ phán sự lục SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức –

Nội dung chính

Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên kể về hành động dũng cảm, đối đầu với gian tà của Ngô Tử Văn.

 


Bạn đang xem: Soạn bài Tản Viên từ phán sự lục SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức –

Trước khi đọc Câu 1

Bạn có thích đọc những truyện kể chứa đựng các yếu tố kì ảo không? Vì sao?


Hướng dẫn giải:

Học sinh nêu cảm nhận của bản thân.


Lời giải:

Gợi ý:

– Có

– Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết được tác giả dân gian sáng tạo nhằm phục vụ cho mục đích nhất định nào đó, góp phần giúp câu chuyện kể hấp dẫn, sinh động hơn.


Trước khi đọc Câu 2

Trong cuộc sống hằng ngày, đôi khi chúng ta phải chứng kiến hoặc trải qua những sự việc ngang trái, bất công. Lúc đó, bạn cảm thấy như thế nào và mong muốn điều gì?


Hướng dẫn giải:

Dựa vào trải nghiệm của bản thân và đưa ra câu trả lời.


Lời giải:

Gợi ý:

– Những điều bất công trong cuộc sống vẫn luôn tồn tại, đôi khi xảy đến với chính bản thân chúng ta hay với người xung quanh. 

– Tôi sẽ chọn cách đứng lên đòi lại công bằng.


Trong khi đọc Câu 1

Chú ý lời giới thiệu về nhân vật Tử Văn


Hướng dẫn giải:

Dựa vào nội dung đoạn 1


Lời giải:

Lời giới thiệu về nhân vật Tử Văn: 

– Tên: Soạn

– Quê quán: người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang

– Tính cách: khảng khái, nóng nảy.


Trong khi đọc Câu 2

Tử Văn có những suy nghĩ, cảm xúc gì khi nghe câu chuyện của Thổ Công?


Hướng dẫn giải:

Dựa vào nội dung đoạn 2


Lời giải:

Sau khi nghe câu chuyện của Thổ Công, Tử Văn vô cùng tức giận trước việc “hung yêu tác quái” của tên hung thần và hành động đốt đền trừ hại cho dân. 


Trong khi đọc Câu 3

Dự đoán kết quả cuộc đấu tranh của Tử Văn dưới cõi âm.


Hướng dẫn giải:

Dựa vào nội dung đoạn ba và cảm nhận của bản thân.


Lời giải:

Gợi ý:

– Cuộc đấu tranh của Tử Văn dưới âm ti sẽ là một cuộc đấu tranh đầy khó khăn, tuy nhiên chiến thắng sẽ thuộc về chính nghĩa, cái thiện sẽ chiến thắng cái ác.


Trong khi đọc Câu 4

Sự việc nào có tác dụng xoay chuyển tình thế của cuộc xử án?


Hướng dẫn giải:

Dựa vào văn bản và nội dung đoạn 3, tìm sự việc có tác dụng xoay chuyển tình thế của cuộc xử án.


Lời giải:

Góp phần làm xoay chuyển tình thế của Tử Văn trong cuộc xử án.


Trong khi đọc Câu 5

Diễn biến và kết quả cuộc đấu tranh của Tử Văn có giống như suy đoán của bạn không?


Hướng dẫn giải:

Xem lại suy đoán của bạn ở HĐ3 và so sánh.


Lời giải:

– Học sinh xem lại suy đoán của mình và trả lời

– Gợi ý: Kết quả của cuộc đấu tranh ở Minh ty của Ngô Tử Văn:

Bằng chính nghĩa và sự dũng cảm, cương trực đấu tranh cho chính nghĩa, cuối cùng Ngô Tử Văn đã chiến thắng.

+ Giải trừ được tai họa, giải oan cho Thổ thần,được tiến cử chức phán sự đền Tản Viên.

Trong khi đọc Câu 6

Vì sao Tử Văn đồng ý nhận chức phán sự đền Tản Viên?


Hướng dẫn giải:

Xem lại đoạn văn từ “Sau đó một tháng…. Tử Văn vui vẻ nhận lời, rồi không bệnh mà mất”


Lời giải:

Trước sự biết ơn, tin tưởng và tiến cử của Thổ Công, Ngô Tử Văn đã vui vẻ đồng ý nhận chức phán sự đền Tản Viên.


Trong khi đọc Câu 7

Ai là người đưa ra lời bình? Nội dung chính của lời bình là gì?


Hướng dẫn giải:

Xem lại lời bình ở đoạn cuối và rút ra nội dung chính.


Lời giải:

Lời bình cuối truyện là lời bình của chính tác giả. Lời bình ở cuối truyện hàm chứa ý nghĩa sâu xa về khí tiết của kẻ sĩ chân chính.


Sau khi đọc Câu 1

Xác định người kể chuyện trong Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên. Những lời kể nào giúp bạn có được sự hình dung ban đầu về tính cách của nhân vật Tử Văn?

Hướng dẫn giải:

Xem lại nội dung bài đọc

Lời giải:

– Truyện được kể theo ngôi thứ ba, người kể chuyện là chính tác giả.

– Ngô Tử Văn được giới thiệu trực tiếp là một người “khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực”.

Sau khi đọc Câu 2

Nêu các sự kiện chính của câu chuyện. Các sự kiện đó được trình bày theo trình tự nào?

Hướng dẫn giải:

Xem lại nội dung bài đọc và tìm các sự kiện chính.

Lời giải:

* Các sự kiện chính của truyện:

Tử Văn châm lửa đốt đền.

– Tử Văn bị sốt rét và thấy tên hung thần đến trách đe dọa.

– Thổ thần đến báo cho Tử Văn biết sự việc đã trở nên nghiêm trọng và bảo cho Tử Văn cách chuẩn bị đối phó.

– Tử Văn bệnh nặng thêm, bịquỷ sử bắt xuống Minh ty. Tử Văn vẫn rất cứng cỏi, không bị khuất phục bởi những lời buộc tội oan.

– Tử Văn được giải oan, giữ chức phán sử đền Tản Viên.

* Truyện được kể theo trình tự thời gian.

Sau khi đọc Câu 3

Tóm tắt diễn biến của chuyện xử án. Chỉ ra các yếu tố góp phần làm nên chiến thắng của Tử Văn trong phiên tòa. Theo bạn, yếu tố nào đóng vai trò quyết định trong chiến thắng đó?

Hướng dẫn giải:

Xem lại đoạn văn thứ 3 và tóm tắt lại diễn biến cuộc xử án

Lời giải:

* Tóm tắt diễn biến câu chuyện xử án tại Minh ty:

– Tử Văn bị quỷ sứ bắt xuống Minh ty.

– Bị tên tướng giặc vu khống.

– Tử Văn vẫn rất không chịu nhún nhường.

– Hai bên cãi cọ nhau mãi vẫn không phân phải trái, vì thế Diêm Vương sinh nghi.

– Diêm Vương sai người đến đền Tản Viên để lấy chứng thực như đúng lời Tử Văn nói.

– Tử Văn được trả lại công bằng, người đội mũ trụ bị bỏ vào ngục Cửu U.

* Có ba yếu tố làm nên chiến thắng của Tử Văn:

– Yếu tố 1: Sự kiên định chính nghĩa của Ngô Tử Văn.

– Yếu tố 2: Sự giúp đỡ của Thổ thần

– Yếu tố 3: Sự quyết định đúng đắn của Diêm Vương

→ Yếu tố đầu tiên là yếu tố quyết định, yếu tố làm nên chiến thắng của Tử Văn ở Minh ty.

Sau khi đọc Câu 4

Nhân vật Tử Văn được khắc họa chủ yếu qua những chi tiết nào? Chọn phân tích một số chi tiết tiêu biểu, từ đó nhận xét khái quát về tính cách của nhân vật này?

Hướng dẫn giải:

Đọc lại văn bản và tìm những chi tiết khắc họa nhân vật Ngô Tử Văn

Lời giải:

Những chi tiết khắc họa nhân vật Ngô Tử Văn:

– Ngô Tử Văn được giới thiệu là một người “khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực”.

– Tính cách của Tử Văn được thể hiện qua các chi tiết:

+ Sự tức giận trước việc “hưng yêu tác quái” của tên hung thần và hành động đốt đền trừ hại cho dân.

+ Thái độ điềm nhiên không khiếp sợ trước những lời đe dọa của tên hung thần.

+ Sự gan dạ trước bọn quỷ Dạ Xoa nanh ác và quang cảnh đáng sợ nơi cõi âm.

+ Thái độ cứng cỏi, bất khuất trước Diêm Vương đầy quyền lực.

→ Ngô Tử Văn tính tình nóng nảy nhưng là người ngay thẳng, cương trực, đại diện cho chính nghĩa.

Sau khi đọc Câu 5

Sáng tạo chi tiết người đi đường gặp Tử Văn ngồi trên “xe quan Phán sự” và việc người đời sau truyền nhau về “nhà quan phán sự”, tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?

Hướng dẫn giải:

Suy nghĩ, liên hệ với văn bản và tưởng tượng

Lời giải:

– Cuộc gặp gỡ của quan phán sự với người quen cũ thể hiện niềm tin tưởng của nhân dân vào vị quan tốt, bảo vệ công lí cho người dân.

– Đồng thời, tác giả cũng muốn gửi gắm rằng: Những người chính trực sẽ luôn được kính trọng, tiếng thơm lưu giữ muôn đời.

Sau khi đọc Câu 6

Thế giới thần linh, ma quỷ trong truyện là sản phẩm hư cấu của nghệ thuật của Nguyễn Dữ. Khám phá thế giới đó, bạn hiểu thêm được điều gì về chủ đề của tác phẩm?

Hướng dẫn giải:

Xem lại kiến thức về những tác phẩm có yếu tố kì ảo của Nguyễn Dữ, liên hệ với văn bản để thấy được chủ đề mà tác giả truyền tải qua tác phẩm

Lời giải:

– Truyện phơi bày hiện thực đầy rẫy những bất công từ cõi trần đến cõi âm.

→ Những hiện tượng tiêu cực ở cõi âm chính là hình chiếu cho những bất công trong xã hội đương thời mà ở đó điều nhức nhối nhất là bọn tham quan ô lại đã tiếp tay cho kẻ ác, kẻ xấu để gây nên bao nỗi khổ cho người dân lương thiện.

Sau khi đọc Câu 7

Nêu quan niệm về kẻ sĩ được thể hiện trong lời bình cuối truyện. Bạn có đồng tình với quan niệm đó không? Vì sao?

Hướng dẫn giải:

Xem lại lời bình ở cuối truyện và đưa ra nhận xét của bản thân.

Lời giải:

Học sinh đưa ra quan điểm cá nhân. Lí giải hợp lí, thuyết phục.

Gợi ý:

– Lời bình ở cuối truyện muốn nhấn mạnh đến lòng dũng cảm và bản lĩnh của con người .

– Qua lời bình có thể thấy lời nhắn nhủ của tác giả: Hãy đấu tranh đến cùng chống cái xấu, cái ác. Chỉ có đấu tranh dũng cảm mới đem lại phần thắng cho chính nghĩa.

Kết nối đọc – viết

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một yếu tố làm nên sức hấp dẫn của câu chuyện trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.

Hướng dẫn giải:

Chọn một yếu tố em cho là tạo nên sức hấp dẫn với văn bản (ví dụ chi tiết Tử Văn nói chuyện với Diêm Vương ở Minh ty), suy nghĩ sự ảnh hưởng của nó đối với sức hấp dẫn của văn bản

Lời giải:

      Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn là một trong những yếu tố làm nên sức hấp dẫn của Chuyện chức phán sự đền Tản ViênChi tiết mở đầu truyện – Tử Văn “châm lửa đốt đền. Mọi người đều lắc đầu là lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn…” – đã gây chú ý và dự báo những diễn tiến tiếp theo sẽ rất khác thường, thu hút người đọc đi sâu vào truyện.Câu chuyện được thắt nút dần với những xung đột ngày càng căng thẳng, dẫn đến cao trào. Truyện được mở nút: lời Tử Văn được minh chứng, sự thật phơi bày. Công lí được thực hiện: kẻ ác phải đền tội, người lương thiện được phục hồi và đền đáp. Truyện được xây dựng đầy kịch tính với kết cấu chặt chẽ, lôgic, thu hút và lôi cuốn người đọc cùng chia sẻ với tình cảm, quan điểm của người viết.

Bài đọc

>> Xem chi tiết: Soạn bài Tản Viên từ phán sự lục SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức – chi tiết

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Soạn Văn 10 Kết nối tri thức

5/5 - (2 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button