Tổng hợp

Thị Mầu là ai? Nguồn gốc của oan Thị Mầu

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Thị Mầu là ai trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Mục lục

Thị Mầu là ai?

Thị Mầu là một nhân vật hư cấu trong truyện thơ nôm đất nước ta, xuất hiện trong tác phẩm Quan Âm Thị Kính, do tác giả hoặc Đỗ Trọng Dư viết từ giữa thế kỷ XIX.

Thị Mầu trong tác phẩm Quan Âm Thị kính là cô con gái của một phú ông giàu có, đi lễ chùa gặp được sư Kính Tâm (là do Thị Kính giả nam trang để tu tập) sau đó liền đem lòng yêu. Tình yêu không được đền đáp này lại khiến cho Thị Mầu càng thêm say mê.

Bạn đang xem: Thị Mầu là ai? Nguồn gốc của oan Thị Mầu

Vốn Thị Mầu có thói trăng hoa nên đã có thai với tên đầy tớ trong nhà. Vì lẽ đó Thị Mầu liền vu oan cho sư Kính Tâm, sau đó sinh con và bỏ ở cổng chùa.

Để có thể nói về nhân vật Thị Mầu thì ta phải đi sâu vào tác phẩm Quan Âm Thị Kính, hay còn có tên là Quan Âm tân truyện, đây chính là một truyện thơ Nôm Việt Nam. nội dung chính của truyện là tả đức tính kiên nhẫn, nhẫn nhịn và lòng từ bi của bà Thị Kính, sau này biến thành Phật Quan Âm.

Trong tác phẩm này, còn có nhân vật Thị Mầu, mang tính cách lẳng lơ, sàm sỡ và táo bạo. việc này trái trái lại với nhân vật Thị Kính, một người phụ nữ tài sắc toàn vẹn, hiếu thảo hết lòng.

Thị Mầu là ai?
Thị Mầu là ai?

Nội dung tác phẩm Quan âm Thị Kính

Ban đầu, “Quan Âm Thị Kính” được cho là tác phẩm khuyết danh, nhưng về sau lại có đến 2 giai thoại về 2 tác giả. Theo đó, nhà nghiên cứu Hoa Bằng cho rằng “Quan Âm Thị Kính” là tác phẩm của Nguyễn Cấp – một nhà văn sống vào nửa đầu thế kỷ 19.

Theo Gia phả họ Đỗ ở Bắc Ninh do Dương Xuân Thự cung cấp, thì truyện thơ “Quan Âm Thị Kính” do Đỗ Trọng Dư (1786 – 1868) sáng tác.

Gia phả ghi chép lại, ông Đỗ Trọng Dư là người xã Đại Mão, huyện Siêu Loại, xứ Kinh Bắc; nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Sau khi bị bãi quan về quê, chán nản với thế sự, Đỗ Trọng Cư soạn “Quan Âm Thị Kính” để tỏ nỗi lòng.

Năm 1876, con ông là cử nhân Đỗ Trọng Vĩ chép lại, đến năm 1948, thì tác phẩm (bản bằng chữ Quốc ngữ) được in ra (trên bản in đề rõ là của Đỗ Trọng Dư).

Đến nay vẫn tồn tại hai giai thoại này về tác giả của “Quan Âm Thị Kính”. Trong văn học và sân khấu, “Quan Âm Thị Kính” là tác phẩm được yêu thích, có sức sống trường tồn, được chuyển thể nhiều lần qua nhiều thế hệ, sức ảnh hưởng chỉ sau “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.

Ở sân khấu chèo, cảnh “Thị Mầu lên chùa” luôn nằm trong danh sách những trích đoạn kinh điển nhất mọi thời, cũng như “Quan Âm Thị Kính” luôn là niềm cảm hứng bất tận cho các kịch bản cải biên.

Nhân vật Thị Mầu trong tác phẩm “Quan Âm Thị Kính” là con gái của phú ông giàu có trong làng, tính tình lẳng lơ. Một ngày, Thị Mầu đi lễ chùa, gặp sư Kính Tâm thì đem lòng yêu. Tình yêu không được đền đáp càng khiến Thị Mầu say mê. Vốn thói lẳng lơ, Thị Mầu có thai với đầy tớ trong nhà. Bị phạt vạ, Thị Mầu liền vu cho Kính Tâm. Sau này khi sinh con, Thị Mầu đã mang con bỏ lại ở cổng chùa.

Thị Kính (sư Kính Tâm) và Thị Mầu chính là 2 tuyến nhân vật đối trọng làm nên sự kinh điển cho tác phẩm.

Nếu Thị Kính là biểu tượng cho sự cam chịu, nhẫn nhịn, Thị Mầu chính là sự bứt phá, nổi loạn, vùng vẫy khỏi mọi định kiến kiểm tỏa của xã hội.

“Oan Thị Kính” là nỗi oan của người phải gánh biết bao cay đắng, cơ cực từ người đời dù không hề phạm tội. “Oan Thị Mầu” là cách nói ẩn dụ về những người có lỗi nhưng vẫn kêu oan, vẫn la làng.

Sau bao cay đắng chịu oan, Thị Kính nuôi con của Thị Mầu đến năm 3 tuổi thì mất. Lúc này, mọi nỗi oan của Thị Kính mới được thấu tỏ. Đức Thích Ca xét Kính Tâm đã tu thành chính quả, bèn cho siêu thăng làm Quan Âm, tục gọi Quan Âm Thị Kính.

Thị Kính là hình ảnh biểu tượng của chính diện, trong khi, Thị Mầu là “đào lẳng”, là phản diện trong quan niệm dân gian.

Nhiều năm về sau, khi “Quan Âm Thị Kính” được chuyển thể trên nhiều loại hình sân khấu, được đánh giá, nhìn nhận lại giá trị nhân sinh, nhân vật Thị Mầu cũng được nhiều nhà nghiên cứu, phê bình nhìn nhận lại.

Trong đó, Thị Mầu cũng có nét đáng thương của người phụ nữ dám yêu, dám nổi loạn giữa xã hội phong kiến kìm kẹp.

Thị Mầu, hay Thiện Sĩ (người chồng của Thị Kính) đã xuất hiện trong đời để giúp Kính Tâm đối diện với gian nan, thử thách mà thành chính quả. Nhờ có sự hiểu lầm của Thiện Sĩ, nhờ có sự vu vạ của Thị Mầu, Kính Tâm mới thể hiện được sự nhẫn nại, nhân văn, bao dung trong mình, để vượt qua hết những kiếp nạn ở trần gian.

Nếu không có Thiện Sĩ, không có Thị Mầu gây oan trái, Thị Kính sẽ mãi mãi chỉ là người phụ nữ bình thường, sống cuộc đời như bao người.

Bởi vậy, Thị Mầu giống như phép ẩn dụ trong câu đúc kết nhân sinh, ở đời- mỗi người chúng ta gặp đều là những người cần phải gặp.

Mỗi cuộc gặp gỡ trong đời đều có giá trị riêng, mỗi người chúng ta gặp đều có lý do, họ có thể mang tới hạnh phúc, có thể mang tới cay đắng, có thể mang tới bài học… Tất cả, đều là những điều chúng ta cần có ở cuộc đời này.

Nội dung tác phẩm Quan âm Thị Kính
Nội dung tác phẩm Quan âm Thị Kính

Nguồn gốc của oan Thị Mầu

Oan Thị Mầu là gì? Để nói về sự đối lập giữa hai nhân vật Thị Kính và Thị Mầu, trong dân gian có hai câu thành ngữ là “Oan Thị Kính” và “oan Thị Mầu”. Nỗi oan của Thị Kính là những nỗi oan khuất cùng cực khó có thể giãi bày của Thị Kính. Còn oan của nhân vật Thị Mầu là để nói đến việc rõ ràng do mình tạo ra tuy nhiên vẫn kêu oan, như việc Thị Mầu bắt vạ vì không chồng mà chửa tuy nhiên vẫn cho rằng là mình oan.

Thị Kính là một phụ nữ đã tài sắc vẹn toàn lại hiếu thảo hết lòng, được bố mẹ gả cho Sùng Thiện Sĩ – một thư sinh đẹp trai, chăm học. Một lần đọc sách mệt, Thiện Sĩ ngủ thiếp đi. Thị Kính ngắm nhìn khuôn mặt tuấn tú của chồng, bỗng nhận ra ở cằm chồng có một sợi râu mọc ngược. Sẵn con dao nhíp trong thúng khảo đựng đồ may, Thị Kính liền cầm lên định tỉa sợi râu. Bỗng Thiện Sĩ chợt tỉnh, nhìn thấy vợ cầm dao kề vào cổ mình, liền tri hô là vợ định giết mình. Thế là Thị Kính mang tội tầy đình, bị chồng ruồng bỏ, xã hội lên án.

Tình ngay lý gian, không sao giãi bày được nỗi oan, Thị Kính cắn răng chịu tủi nhục, quay về nhà cha mẹ. Nhưng rồi nỗi oan khổ cũng chẳng biết thổ lộ cùng ai, nàng bèn quyết tâm đi tu, trước là báo đáp ân sâu của cha mẹ, sau là tẩy rửa nỗi oan khiên. Đang đêm, nàng cắt tóc, cải trang thành nam tử và trốn khỏi nhà. Lại một lần nữa, Thị Kính bị mang tiếng oan, bởi thiên hạ đồn là bỏ nhà theo trai…

Thật sự thì nàng tìm đến nương nhờ nơi cửa Phật để cõi lòng được bằng an, và được yên phận với những tháng ngày còn lại, nhưng nào có được như thế.

Sư cụ, không hề biết nàng là gái, bèn nhận nàng cho làm tiểu, đặt tên là Kính Tâm. Trong làng có Thị Màu, con gái của một phú ông, có tính lẳng lơ, đi lễ chùa, thấy Kính Tâm thì đem lòng yêu trộm. Bao lần Thị Màu tán tỉnh nhưng “chú tiểu” Kính Tâm vẫn cứ thản nhiên, càng làm cho Thị Màu say mê. Quen thói trăng hoa, Thị Màu bèn tư thông với một người đầy tớ trong nhà, không ngờ thị mang thai và bị làng phạt vạ. Thị Màu bèn vu vạ cho Kính Tâm ăn nằm với thị. Vì thế Kính Tâm bị làng đòi đến tra khảo, không biết biện bạch ra sao để gỡ mối oan này.

Sư cụ thấy “chú tiểu” bị đánh đòn đau, thương tình, kêu xin với làng nộp khoán. Dù thương xót Kính Tâm, nhưng vì sợ ô danh chốn thiền môn nên sư cụ cũng phải để Kính Tâm ra ở ngoài mái tam quan. Thị Màu sanh con trai, đem đứa bé bỏ trước cổng chùa. Động lòng từ bi, Kính Tâm ra ẵm lấy đứa bé và chăm lo nuôi nấng hết lòng.

Ngày ngày, Kính Tâm phải bế đứa bé đi xin sữa khắp đầu làng cuối xóm trong sự cười chê của thế gian. Ba năm sau, Kính Tâm yếu hẳn đi, trước khi mất, viết một lá thư dặn đứa bé giao lại cho cha mẹ mình. Đứa bé vội lên chùa trên báo cho sư cụ. Lúc đó, mới hay Kính Tâm là đàn bà. Khi lá thư của nàng về đến quê thì mọi người biết nàng không phải là gái giết chồng. Nỗi oan tình của Thị Kính từ đó được tỏ, nhưng vẫn còn đọng lại một điều gì đó quá nặng nề với người đời.

Từ chuyện tích này, dân gian có thành ngữ “oan Thị Kính” để so sánh với những nỗi oan khuất cùng cực mà không sao giãi bày được.

Từ thành ngữ nói trên, đã hình thành một thành ngữ phái sinh là “oan Thị Màu” để nói đến việc đã rõ ràng mười mươi là do mình gây ra nhưng vẫn cứ kêu oan, như Thị Màu bị dân làng bắt vạ vì không chồng mà chửa mà vẫn cho rằng mình… oan!

Nguồn gốc của oan Thị Mầu
Nguồn gốc của oan Thị Mầu

Thị Mầu và màn tái xuất ấn tượng của ca sĩ Hòa Minzy

Hòa Minzy gây bất ngờ khi thoát ly khỏi các bản ballad sở trường để tái xuất với một sản phẩm âm nhạc mang đậm màu sắc dân gian đương đại – Thị Mầu. Phần hình ảnh MV cũng được khán giả đánh giá mới lạ, được đầu tư chỉn chu.

Tối 5.3.2023, Hòa Minzy cho tung MV Thị Mầu, đánh dấu sự trở lại đường đua Vpop sau 3 năm kể từ bản “hit” Không thể cùng nhau suốt kiếp. Trong MV mới này, Hòa Minzy hóa thân thành cô diễn viên chèo đang học nghề, với nhiều bỡ ngỡ trong việc hóa thân thành nhân vật Thị Mầu trong tác phẩm văn học nổi tiếng Quan Âm Thị Kính. Bị cô giáo (NSƯT Thu Huyền) phê bình diễn chưa đạt, cô đào trẻ rơi vào tâm trạng suy tư, không ngừng nghĩ về vai diễn. Trên đường về nhà, cô lại bất ngờ tìm được nguồn cảm hứng và mối liên hệ lạ kỳ giữa mình và Thị Mầu.

Ca khúc Thị Mầu do nhạc sĩ Nguyễn Hoàng Phong sáng tác và “nhào nặn” bởi nhà sản xuất âm nhạc Masew. Bài hát mang âm hưởng chèo kết hợp với nhạc điện tử, giai điệu và ca từ đều dí dỏm, vui tươi, bắt tai. Phần lời của cũng được xây dựng dựa trên ngôn ngữ chèo, như lời tự sự của chính Thị Mầu: “Tự xưng em là Thị Mầu. Í là con gái phú ông. Tuổi em chứ còn bé lắm. Cũng chưa đến trăng rằm”.

Với Thị Mầu, Hòa Minzy gây bất ngờ với sự đổi mới trong phong cách âm nhạc lẫn gu thẩm mỹ trong việc làm MV. Từ trước đến nay, sở trường của Hòa Minzy là pop ballad. MV của cô thường cũng mang nội dung khá “ướt át” hay nhuốm màu chia ly trong tình yêu lứa đôi. Tuy nhiên, đến Thị Mầu, nữ ca sĩ lại mạnh dạn thử sức với dòng nhạc EDM, hòa trộn với âm hưởng chèo. Âm vực của bài hát cũng được cân đo vừa vặn, góp phần tôn lên chất giọng sáng, cao mảnh của Hòa Minzy.

Dù mượn hình tượng nhân vật Thị Mầu để kể chuyện nhưng Hòa Minzy đã có những phá cách để tạo ra thông điệp phù hợp với bối cảnh xã hội đương đại. MV miêu tả một Thị Mầu nhí nhảnh, hết mình theo đuổi tình yêu, hạnh phúc, cá tính và dám vượt qua những khuôn khổ, quy chuẩn sáo rỗng mà người đời đặt ra. Hình tượng nhân vật này cũng phù hợp với cá tính của Hòa Minzy ngoài đời khi cô vốn là nữ nghệ sĩ được khán giả yêu mến nhờ nét dí dỏm, duyên dáng, có chút “điên”.

Mặt khác, MV Thị Mầu cũng đã khắc họa khá cảm xúc câu chuyện về một nghệ sĩ trẻ đang nỗ lực học hỏi và thấu hiểu tinh hoa nghệ thuật truyền thống mà ông cha đã để lại. MV kết thúc bằng cảnh nhân vật của Hòa Minzy công diễn thành công vở Thị Mầu, được khán giả tán dương. Từ hàng ghế khán giả, NSƯT Thu Huyền hướng về học trò với ánh mắt và nụ cười mãn nguyện, tự hào.

Tại họp báo ra mắt MV Thị Mầu, Hòa Minzy cho biết cô không muốn kể lại chuyện Thị Mầu – Thị Kính y hệt như trong tác phẩm văn học. Ngược lại, MV của cô thể hiện một góc nhìn mới về nhân vật Thị Mầu. Nữ ca sĩ mong muốn thông qua tạo hình, trang phục, lời ca, MV mới của mình sẽ tạo được hứng thú cho khán giả tìm hiểu về chuyện Thị Mầu, Thị Kính và nghệ thuật chèo Việt Nam, nhất là các khán giả trẻ.

Phần hình ảnh MV cũng được Hòa Minzy đầu tư vô cùng hoành tráng. Dù bối cảnh quay là giữa phố phường Hà Nội nhưng nhờ kỹ thuật đánh sáng, quay mapping chỉ có ở các lễ hội lớn mà MV Thị Mầu trở nên huyền ảo và lạ mắt hơn hẳn các MV của ca sĩ Việt trong thời gian gần đây. Phân đoạn Hòa Minzy nhảy múa bên chiếc bóng của Thị Mầu in trên những khung cửa sập tạo nên hiệu ứng thị giác và cảm xúc rất hiệu quả. Loạt trang phục mà Hòa Minzy diện trong MV là các mẫu áo tứ thân truyền thống hoặc cách điệu, đậm đà phong thái phụ nữ Bắc bộ.

Thị Mầu và màn tái xuất ấn tượng của ca sĩ Hòa Minzy
Thị Mầu và màn tái xuất ấn tượng của ca sĩ Hòa Minzy

Hòa Minzy tiết lộ phần “mapping” trong MV Thị Mầu đã nâng chi phí sản xuất lên rất cao: “Kịch bản Thị Mầu đã ra đời từ 3 – 4 năm trước, lúc đó kinh tế của tôi không được như bây giờ nên tôi từng cân nhắc rất nhiều. Thật may khi đến thời điểm này, tôi mới làm MV nhưng toàn bộ ê kíp vẫn giữ được tinh thần tốt cho tác phẩm. Hiện tại, chi phí quay MV với tôi không còn khó khăn như trước, nhờ sự ủng hộ của khán giả nên tôi cũng tiết kiệm được trong khả năng để đầu tư lại vào âm nhạc. MV Thị Mầu không có bất kỳ nhà tài trợ nào vì tôi không muốn đưa quảng cáo vào sản phẩm một cách khiên cưỡng nên đây hoàn toàn là tiền của bản thân tôi”.

Ngay khi vừa ra mắt, MV Thị Mầu của Hòa Minzy đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ khán thính giả. Một tài khoản YouTube bình luận: “Càng ngày càng có nhiều sản phẩm nghệ thuật mang giá trị truyền thống đến gần với khán giả đại chúng, rất hoan nghênh tinh thần này của các nghệ sĩ Việt. Chúc MV của Hòa sẽ đạt được nhiều thành công”. “Ủng hộ Hòa quảng bá văn hoá, dòng nhạc truyền thống chèo, quan họ Việt Nam vươn tầm quốc tế. Mong Hòa và ê kíp khai thác sâu hơn nét vui, buồn trong những làn điệu, cách hát chèo, quan họ ở các tác phẩm tiếp theo. Hy vọng có thêm cả lời Anh, Trung, Nhật, Hàn xịn, đậm chất văn thơ cho MV để mình tiện chia sẻ cho bạn bè nước ngoài. Giọng Hòa quá hợp với dòng nhạc này. Trang phục áo tứ thân đẹp thật sự. Mình rất thích”, người khác nhận xét.

Cũng có một vài ý kiến cho rằng MV Thị Mầu của Hòa Minzy ít nhiều có sự tương đồng với những tác phẩm của Hoàng Thùy Linh. Thực chất, điều này không khó hiểu khi Hoàng Thùy Linh vốn là một trong những nghệ sĩ thành công nhất trong việc đưa chất liệu dân gian vào âm nhạc đương đại. Nó cũng đã định hình nên màu sắc riêng của Hoàng Thùy Linh trong lòng công chúng trên chặng đường âm nhạc dài hơi. Dù vậy, Thị Mầu của Hòa Minzy vẫn có những nét độc đáo riêng trong phối khí, concept mỹ thuật MV, làm toát lên được cá tính của nữ ca sĩ.

Hòa Minzy cho biết cô đã có dự định làm âm nhạc mang màu sắc dân gian và kết hợp với các tích cổ của Việt Nam từ lâu. Hòa Minzy không áp lực khi phát hành Thị Mầu trong thời điểm thị trường đang có nhiều sản phẩm mang màu sắc văn hóa Việt Nam: “Tôi cũng có sự khác biệt trong cách hát và sắc thái thể hiện. Tôi cố gắng đầu tư một MV chuyên nghiệp nhất, nếu không thể làm chỉn chu thì tôi không ra mắt bài này. Tôi không làm MV để kể câu chuyện mà muốn nhắc về thể loại chèo với khán giả trẻ. Mong các bạn trẻ sẽ biết đến bộ môn chèo nhiều hơn, vì nền âm nhạc Việt Nam có chèo rất hay nhưng lại đang bị mai một dần”.

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Thị Mầu là ai. Mọi thông tin trong bài viết Thị Mầu là ai? Nguồn gốc của oan Thị Mầu đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (21 bình chọn)

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button