Học TậpLớp 7

Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài lớp 7 (25 Mẫu)

Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài bao, đảm bảo trung thành với nội dung chính của văn bản gốc sẽ là những nội dung chính mà thầy cô trường THCS Bình Chánh gửi tới các em trong bài học hôm nay. Bài học sẽ gồm hướng dẫn cùng 25 bài mẫu cho các em tham khảo để các em có thêm nhiều gợi ý mới lạ nhằm hoàn thành tốt bài tập của mình.

Đề bài: Thực hành tóm tắt một văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài, đảm bảo trung thành với nội dung chính của văn bản gốc.

Thực hành tóm tắt một văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài, đảm bảo trung thành với nội dung chính của văn bản gốc.
Thực hành tóm tắt một văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài, đảm bảo trung thành với nội dung chính của văn bản gốc.

Mục lục

Hướng dẫn tóm tắt một văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài

1. Trước khi tóm tắt

Bạn đang xem: Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài lớp 7 (25 Mẫu)

– Đọc kĩ văn bản gốc

– Xác định nội dung chính cần tóm tắt

  • Xác định nội dung khái quát, cốt lõi của toàn văn bản
  • Tìm ý chính của từng phần hoặc đoạn và xác đinh quan hệ giữa các phần hoặc các đoạn
  • Tìm các từ ngữ quan trọng
  • Xác định ý chính của văn bản
  • Xác định đúng nội dung khái quát, cốt lõi
  • Xác định các phần trong văn bản

– Tìm ý chính của từng phần

– Xác định yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt

  • Xác định ý lớn và ý nhỏ của văn bản gốc
  • Tùy theo yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt mà lựa chọn ý lớn hay ý nhỏ từ văn bản gốc

2. Viết văn bản tóm tắt

– Sắp xếp các ý chính của văn bản gốc theo một trình tự hợp lí

– Dùng lời văn của em kết hợp với những từ ngữ quan trọng trong văn bản gốc để viết văn bản tóm tắt

– Chú ý bảo đảm yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt

3. Chỉnh sửa

Rà soát, tự chỉnh sửa văn bản tóm tắt của em

Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài – Mẫu 1

Tóm tắt ngắn gọn:

Khoảng hai giờ sáng, trời mưa to, hai anh em Mên và Mon không ngủ được vì “sợ những con chim chìa vôi ở bãi sông bị chết đuối”. Hai anh em Mên và Mon vẫn lo rằng tổ chim chìa vôi sẽ bị ngập chìm trong dòng nước lớn. Hai anh em nghĩ cách mang tổ chim vào bờ. Mên và Mon đi đò ra giữa sông và xúc động khi chứng kiến cảnh chim bố, chim mẹ dẫn bầy chim non bay lên, bứt khỏi dòng nước khổng lồ.

Tóm tắt chi tiết:

Khoảng hai giờ sáng, trời mưa to, hai anh em Mên và Mon không ngủ được vì “sợ những con chim chìa vôi ở bãi sông bị chết đuối”. Hai anh em thì thầm nói chuyện về cơn mưa, bãi cát dưới sông sẽ ngập và bầy chim chìa vôi đang làm tổ dưới đó. Hai anh em Mên và Mon vẫn lo rằng tổ chim chìa vôi sẽ bị ngập chìm trong dòng nước lớn. Hai anh em nghĩ cách mang tổ chim vào bờ và quyết định lấy đồ của ông Hảo để đi cứu bầy chim. Mên và Mon đi đò ra giữa sông và xúc động khi chứng kiến cảnh chim bố, chim mẹ dẫn bầy chim non bay lên, bứt khỏi dòng nước khổng lồ. Cho đến khi bầy chim non đã thực hiện xong chuyến bay quan trọng, hai anh em vẫn đứng không nhúc nhích, nhận ra chúng đã khóc từ lúc nào và ngượng nghịu nhìn nhau cười rồi rướn người chạy thật nhanh về ngôi nhà của mình.

Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài – Mẫu 2

Tóm tắt ngắn gọn:

Văn bản Đi lấy mật kể về hành trình khám phá đầy thú vị của nhân vật An cùng với bố nuôi và Cò. Cậu đã được trầm trồ trước vẻ đẹp của khu rừng U Minh cùng sự sống động của cuộc sống nơi đây. Đặc biệt, An còn được biết thêm về cách tìm một đàn ong đang bay trong cánh rừng, cách dựng kèo để chờ ong làm tổ, lấy mật đặc trưng riêng của người dân xứ U Minh.

Tóm tắt chi tiết:

Văn bản Đi lấy mật kể lại một hành trình khám phá đầy thú vị của cậu bé An trong khu rừng U Minh cùng với cha nuôi và thằng Cò. Họ lên đường tiến vào khu rừng hoang sơ để lấy mật. Trong chuyến đi ấy, An được chiêm ngưỡng vẻ đẹp thú vị của cây cối, của con vật, của mây trời. Đặc biệt, cậu được cha nuôi và Cò chỉ cách có thể tìm thấy đường bay của con ong giữa rừng lá um tùm. Cũng nhờ chuyến đi này, mà những điều mẹ nuôi kể về cách thuần hóa loài ong đặc trưng của người dân chốn U Minh mới được sống lại và dễ hiểu hơn bao giờ hết.

Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài – Mẫu 3

Tóm tắt ngắn gọn:

Văn bản Thánh Gióng kể về cuộc đời của người anh hùng Thánh Gióng. Gióng ra đời và lớn lên với những nét kì lạ, khác thường. Mãi khi đất nước lâm nguy, cần người cứu giúp, Gióng mới thực sự lớn lên, lột xác trở thành một người anh hùng cao lớn. Mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm gậy sắt, Giong lao ra chiến trường dẹp tan quân thù. Sau khi đánh tan giặc Ân, Thánh Gióng cởi giáp đặt trên đỉnh núi rồi cưỡi ngựa bay về trời.

Tóm tắt chi tiết:

Truyền thuyết Thánh Gióng kể về người anh hùng mà nhân dân ta vô cùng ngưỡng mộ. Sau khi ướm thử vào một vết chân to kì la, người đàn bà tốt bụng mang thai và sinh ra Thánh Gióng. Suốt ba năm đầu đời, chàng không nói không cười, đặt đâu thì ngồi đấy. Mãi khi đất nước lâm nguy, chàng nghe thấy tiếng kêu gọi tìm người tài cứu nước của sứ giả thì mới cất lên tiếng nói đầu tiên. Sau lần đó, chàng lớn nhanh như thổi, phải cả làng góp gạo mới đủ sức nuôi chàng. Khi sứ giả mang ngựa sắt, giáp sắt, gậy sắt đến, Thánh Gióng vươn vai một cái đã trở thành tráng sĩ. Chàng mặc giáp, cưỡi ngựa lao thẳng về phía địch. Chàng chiến đấu anh dũng, dẹp tan quân thù. Đất nước hòa bình, Gióng để lại giáp sắt rồi cưỡi ngựa bay về trời. Người dân tưởng nhớ công ơn đã lập đền thờ chàng và tổ chức lễ hội hằng năm.

Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài – Mẫu 4

Tóm tắt ngắn gọn:

Truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh kể về câu chuyện xảy ra vào đời Vua Hùng thứ 18. Nhà vua có con gái là Mị Nương đẹp người đẹp nết đến tuổi gả chồng. Có hai chàng trai là Sơn Tinh và Thủy Tinh đến xin cưới nàng, đều ngang sức ngang tài. Thế nên, nhà vua quyết định đưa ra thử thách là sính lễ với các loại sản vật quý hiếm. Hôm sau Sơn Tinh đến trước, cưới được vợ, còn Thủy Tinh đến sau thì tức giận vô cùng. Hắn dâng nước làm mưa tấn công Sơn Tinh, nhưng cuối cùng vẫn chuốc lấy thất bại. Từ đó, năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng chẳng bao giờ thắng được cả.

Tóm tắt chi tiết:

Vào đời Vua Hùng thứ 18, ngài có một người con gái vô cùng xinh đẹp là Mỵ Nương. Khi con gái đến tuổi cập kê, ngài quyết định tổ chức hội kén rể để tìm cho con một người chồng thật xứng đáng. Trong những người đến tham gia, có hai chàng trai là Sơn Tinh và Thủy Tinh đặc biệt nổi bật. Họ vừa tuấn tú lại tài năng, ngang sức ngang tài khiến đức vua khó lòng chọn được. Cuối cùng, với sự cố vấn của các quan lại trong triều, ngài đã đưa ra thử thách là các sính lễ toàn đồ quý hiếm. Sáng hôm sau, Sơn Tinh đến từ rất sớm, với đầy đủ sính lễ nên cưới được Mỵ Nương. Thủy Tinh đến sau, vô cùng đau khổ và tức giận. Hắn đã điên cuồng hô mưa gọi gió, dâng nước nhấn chìm cả thành Phong Châu khiến muôn dân đau khổ. Thấy vậy, Sơn Tinh bèn dâng núi, đắp lũy, nâng đất cao lên để chống thế nước dữ. Hai bên dằng co quyết liệt mấy tháng trời, cuối cùng chiến thắng thuộc về Sơn Tinh. Thua cuộc mà lòng vẫn còn uất hận, năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng kết quả thì vẫn chưa bao giờ thay đổi cả.

Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài – Mẫu 5

Tóm tắt ngắn gọn:

Thạch Sanh là một chàng trai sớm mồ côi cha mẹ, sống túp lều rách dưới gốc đa. Chàng có bản lĩnh cao cường nhờ được thiên thần dạy cho võ nghệ. Chàng có kết bái huynh đệ với Lý Thông nhưng bị hắn lợi dụng và nhiều lần hãm hại. 1 lần hắn lừa chàng đi nộp mạng thay cho Trăn tinh. Lần khác thì lừa nhốt chàng dưới hang sâu, sau khi chàng giết Đại Bàng Tinh cứu công chúa. May mắn, cả hai lần chàng đều thành công thoát thân và trừ hại cho dân. Chàng còn giúp cho con trai vua Thủy Tề thoát nạn, nên được tặng cây đàn thần. Nhờ cây đàn đó, mà chàng chữa được bệnh cho công chúa. Được vua đưa ra ngục giam oan ức, do bị hồn Trăn Tinh, Đại Bàng Tinh hãm hại. Nhờ vậy, chàng vạch trần được mẹ con Lý Thông và trở thành phò mã. Thạch Sanh còn một mình dẹp được đội quân của 18 nước chư hầu nhờ niêu cơm thần và tiếng đàn thần. Về sau, khi vua cha qua đời, chàng được nối ngôi, trở thành hoàng đế.

Tóm tắt chi tiết:

Thạch Sanh vốn là Thái tử con của Trời, được cho xuống đầu thai thành con trai của một cặp vợ chồng tốt bụng. Từ nhỏ, Thạch Sanh đã trải qua cuộc sống nghèo khó, tứ cố vô thân, phải làm việc vất vả. Dù vậy, chàng vẫn giữ một tấm lòng tốt bụng. Sau này, chàng kết nghĩa huynh đệ với Lý Thông, rồi cùng hắn về nhà, phụ giúp việc hàng rượu. Rồi bị hắn lừa đi nộp mang cho Trăn Tinh thay hắn. May mắn chàng võ nghệ đầy mình nên giết được Trăn Tinh và mang đầu trở về. Ngờ đâu, Lý Thông lại lừa chàng cướp công, để chàng lại về lầm lũi dưới gốc đa, còn mình thì vào kinh nhận thưởng. Sau đó, trong một lần tình cờ, Thạch Sanh đã phát hiện công chúa bị Đại Bàng Tinh bắt nhốt dưới hang sâu. Chàng cùng Lý Thông hợp sức cứu công chúa, nhưng bị hắn lừa nhốt giết dưới hang. May sao chàng tìm được lối thoát và giải cứu được con trai vua Thủy Tề. Chàng từ chối mọi vàng bạc châu báu mà chỉ nhận về một cây đàn thần. Trở về nhà, chàng bị hồn Trăn Tinh và Đại Bàng Tinh hãm hại, nhốt vào ngục giam. Nhờ tiếng đàn thần vang vào trong cung, Thạch Sanh chữa được bệnh cho công chúa và được gặp nhà vua. Ở đây, chàng kể hết mọi việc, khiến mẹ con Lý Thông phải trả giá. Còn Thạch Sanh thì được lấy công chúa và trở thành phò mã. Điều này khiến hoàng tử các nước chư hầu rất bất bình, liền đem quân sang đánh nước ta. Thạch Sanh với niêu cơm thần và tiếng đàn thần đã khiến quân địch buông vũ khí đầu hàng. Sau này chàng được nối ngôi vua, trở thành 1 vị minh quân.

Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài – Mẫu 6

Tóm tắt ngắn gọn:

Ở một làng nọ, có hai anh em sống cùng người cha già. Người anh thì tham lam, lười biếng còn người em thì chăm chỉ, tốt bụng. Sau khi cha mất, vợ chồng người anh lấy hết gia sản, chỉ cho vợ chồng người em 1 cây khế già. Năm nọ, cây khế ra nhiều quả ngon, khiến người em rất mừng. Nhưng lại có một con chim lạ đến ăn khế. Người em liền ra kể cho chim nghe hoàn cảnh của mình. Thế là nó đã chở người em ra đảo lấy vàng để trả công. Từ đó người em trở nên giàu sang. Người anh thấy vậy, liền xin đổi lấy cây khến rồi bắt chước theo em mình. Nhưng sự tham lam khiến anh ta mang theo cái túi 12 gang khiến chim không chở nổi, làm rớt xuống biển mất tích.

Tóm tắt chi tiết:

Ở một làng nọ có hai anh em trai với tính cách đối lập nhau. Người anh thì lười biếng, tham lam, người em lại hiền lành, chăm chỉ. Sau khi người cha qua đời, người anh cướp hết tài sản, chỉ cho người em một cây khế già cạnh túp lều nhỏ. Năm nọ, cây khế rất sai trái và thơm ngọt. Nhưng lại có một con chim lạ, thường đến ăn rất nhiều. Người em đành ra than vãn với chim, nhưng ngờ đâu con chim đó lại biết nói tiếng người, dặn anh may túi ba gang rồi đi theo mình lấy vàng. Từ đó, gia đình người em trở nên giàu có. Biết chuyện, người anh đòi đổi gia tài để lấy cây khế của người em. Hắn làm y như người em để được chim chở ra đảo vàng. Nhưng vì tham lam, hắn mang theo cái túi 12 gang, lại cố nhét thêm vàng ở túi áo, nên nặng quá chim không chở nổi. Trên đường về lại gặp dông bão, thế là người anh bị rớt xuống biển sâu.

Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài – Mẫu 7

Tóm tắt ngắn gọn:

Ở đất nước nọ, có một nàng công chúa vô cùng kiêu ngạo. Trong bữa tiệc chọn phò mã, cô đã tìm ra mọi khuyết điểm của những chàng trai và chê bai nó. Trong đó có một người được cô gọi là Vua Chích Chòe. Điều đó làm nhà vua rất tức giận, nên đã gả cô cho một người hát rong đi qua lâu đài. Rời khỏi cung điện, công chúa buộc phải ăn mặc và sống nghèo khổ, làm việc vất vả. Điều đó làm cô rất hối hận. Trong một lần làm hầu gái trong bữa tiệc, cô nhận ra người chồng hát rong của mình chính là Vua Chích Chòe. Lúc này cô đã nhận ra lỗi lẫm của mình và bật khóc. Từ đó, hai vợ chồng Vua Chích Chòe sống hạnh phúc bên nhau.

Tóm tắt chi tiết:

Ở một vương quốc nọ, có một nàng công chúa xinh đẹp nhưng lại kiêu ngạo mà xấu tính. Bất kì ai nàng cũng tìm ra được khuyết điểm về ngoại hình của họ và đặt biệt danh để chê bai, dè bỉu. Ngay cả trong bữa tiệc chọn phò mã nàng cũng đã làm vậy, khiến nhiều người phải xấu hổ bỏ đi. Trong đó có một vị vua được nàng gọi là Chích Chòe. Điều đó khiến nhà vua vô cùng tức giận, quyết định gả công chúa cho một tên hát rong nghèo khổ rồi đuổi nàng ra khỏi hoàng cung. Rời khỏi cung điện, công chúa phải mặc những chiếc váy cũ, đơn giản, sống trong túp lều bẩn chật hẹp, ăn uống đói khổ. Cuộc sống ấy khiến nàng rất hối hận. Nàng càng ân hận hơn khi biết vị Vua Chích Chòe mà mình chê bai lại là người tốt bụng và vô cùng giàu có. Trong một lần nàng đến làm hầu bếp cho bữa tiệc của Vua Chích Chòe, cô nhận ra ông ta thế nhưng chính là người chồng hát rong của mình. Xấu hổ, tủi nhục và hối hận tột cùng, nàng bật khóc nức nở. Sau lần đó, công chúa và Vua Chích Chòe cùng nhau chung sống vui vẻ trong cung điện của mình. Còn nàng cũng trở nên hiền lành và biết thông cảm cho người khác, được nhiều người yêu quý hơn.

Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài – Mẫu 8

Tóm tắt ngắn gọn:

Đoạn trích “Đi lấy mật” kể về hành trình “ăn ong” của An, Cò và tía nuôi. Sau một quãng đường rừng dài, tía nuôi thấy An đã thấm mệt nên quyết định dừng chân nghỉ ngơi. Trong thời gian ấy, thằng Cò đã chỉ cho An cách tìm ra những con ong mật trên nhánh tràm cao. Khi cùng ngồi ăn cơm vắt, cả ba còn được ngắm nhìn thiên nhiên với sự phong phú của các loài vật như: kì nhông, bầy chim có hàng nghìn con đang cất cánh bay lên,… Cò nắm tay An kéo đi trong rừng. Dưới sự chỉ dẫn của nó, An đã tận mắt nhìn thấy kèo ong gác trên cây tràm thấp. Nhìn chúng, An lại nhớ tới lời má nuôi dạy về việc người dân U Minh lấy nhánh tràm gác kèo để ong mật làm tổ.

Tóm tắt chi tiết:

Vào một buổi sáng khi đất rừng còn yên tĩnh và không khí vẫn mát lạnh, An cùng tía nuôi và thằng Cò vào rừng tràm. Đây là lần đầu tiên nó được đi “ăn ong” – đi lấy mật ong. Trên đường đi, nó thấy tía nuôi dùng chà gạc phạt những nhánh gai để mở lối đi. Đi được một quãng, thấy An có vẻ thấm mệt, tía nuôi đã quyết định dừng chân nghỉ ngơi. Trong giây phút ngắn ngủi ấy, An được Cò dạy cách nhận biết ong mật. Bên cạnh đó, khi cả ba tía con ngồi ăn cơm vắt, họ còn được ngắm nhìn và tận hưởng bức tranh thiên nhiên rừng tràm. Bức tranh đó là sự hòa quyện giữa cảnh sắc thiên nhiên và các loài vật trong rừng: nắng vàng cùng gió rừng “thổi rao rao”, bầy chim hàng nghìn con đang cất cánh bay lên, những con kì nhông có sắc da lưng đổi màu,… Sau khi bị nắm tay lôi đi trong rừng, An được Cò chỉ cho thấy một kèo ong gác trên cây tràm thấp. Tận mắt chứng kiến cảnh ong làm tổ trên gác kèo, An thấy chúng to như cái thúng. Và rồi, An nhớ tới lời dạy của má nuôi về việc người dân U Minh thuần hóa ong rừng để lấy mật cũng như các công việc mà họ phải làm khi nuôi ong.

Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài – Mẫu 9

Tóm tắt ngắn gọn:

Một đêm mưa bão, Mên và Mon rì rầm vì lo cho bầy chim chìa vôi non ở bãi cát giữa sông. Hai anh em cùng trò chuyện rồi lại nằm im nhưng không ngủ. Cuối cùng, vì quá lo lắng, trong đêm tối, hai anh em đã đi đò đến bờ sông đối diện với dải cát. Đến khi bình minh vừa hé, Mên và Mon được chứng kiến “cảnh tượng như huyền thoại” – bầy chim chìa vôi đang cất cánh bay lên khỏi bãi sông. Bỗng nhiên, một chú chim non trong đàn như đuối sức, đôi cánh dần dần rơi xuống như chiếc lá. Nhưng rồi, chú chim ấy đã mạnh mẽ đập một nhịp quyết định và bứt mình lên khỏi mặt sông. Cảnh tượng đó đã làm hai anh em vui mừng, hạnh phúc mà lặng lẽ bật khóc.

Tóm tắt chi tiết:

Khoảng hai giờ sáng, hai anh em Mên, Mon vẫn đang thì thầm hỏi han nhau về nước sông. Cả hai đều lo lắng mưa to làm nước dâng cao sẽ cuốn đi bầy chim chìa vôi ở bãi cát giữa sông. Sau khi trò chuyện, chúng lại nằm lặng im, thổn thức nhớ về lời bố từng nói. Bố nói chỉ có ở khúc sông làng chúng mới có bầy chim chìa vôi làm tổ như vậy. Và rồi mưa càng lúc càng to, Mên và Mon đã quyết tâm lấy đò để đi đến bờ sông ngay trong đêm. Tới được bờ sông đối diện với dải cát, trời đất một màu tối tăm, phía sau lưng là tiếng người lớn quát tháo, gắt gỏng, hai anh em vẫn cố gắng quan sát bầy chim chìa vôi non. Đến khi bình minh lên , cả hai đã chứng kiến một cảnh tượng “như huyền thoại”. Những cánh chim chìa vôi bé bỏng, non nớt, thấm đẫm nước đang bứt mình bay lên khỏi dòng nước cuồn cuộn giữa sông. Bỗng nhiên, một chú chim non như đuối sức, đôi cánh rơi xuống như một chiếc lá lìa cành. Và rồi, chú chim bé bỏng ấy đã mạnh mẽ vươn đôi cánh và bứt mình lên khỏi dòng sông. Cảnh tượng ấy làm chúng bật khóc vì vui mừng, hạnh phúc bởi bầy chim đã thực hiện được chuyến bay đầu tiên và quan trọng trong đời chúng.

Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài – Mẫu 10

Tóm tắt ngắn gọn:

Hai anh em Mên và Mon sợ những con chim chìa vôi ở bãi sông bị chết đuối. Sau đó, hai anh em nghĩ cách mang tổ chim vào bờ. Chúng đi ra sông và chứng kiến cảnh bầy chim non bay lên khỏi dòng nước.

Tóm tắt chi tiết:

Khoảng hai giờ sáng, trời mưa to, hai anh em Mên và Mon không thể ngủ được vì sợ những con chim chìa vôi ở bãi sông bị chết đuối. Chúng vẫn lo rằng tổ chim chìa vôi sẽ bị ngập, chìm trong dòng nước lớn. Hai anh em nghĩ cách mang tổ chim vào bờ. Mên và Mon đi đò ra dải cát giữa sông và xúc động, nhận ra chúng đã khóc từ lúc nào, khi chứng kiến cảnh chim bố, chim mẹ dẫn bầy chim non bay lên, bứt khỏi dòng nước khổng lồ, “thực hiện xong chuyến bay quan trọng, đầu tiên và kì vĩ nhất trong đời chúng”. Mên và Mon trở về nhà “nhìn nhau và cùng bật cười ngượng nghịu”.

Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài – Mẫu 11

Tóm tắt ngắn gọn:

Một đêm nọ, anh em Mon và Mên trằn trọc không ngủ được vì lo lắng cho bầy chim chìa vôi, làm tổ ở bãi cát giữa sông. Cả hai quyết định sẽ đi đến bờ sông ngay trong đêm để mang những chú chim vào bờ. Khi bình minh lên, dải cát vẫn còn lộ ra trên mặt nước, trong khoảnh khắc cuối cùng, những chú chim non bay lên không trung khiến hai đứa trẻ vui mừng, hạnh phúc.

Tóm tắt chi tiết:

Khoảng hai giờ sáng, Mon tỉnh giấc, rồi quay sang gọi Mên. Mon lo lắng cho bầy chim chìa vôi làm tổ ở ngoài bờ sông. Mưa lớn khiến tổ chim chìa vôi ở dải cát giữa sông bị nhấn chìm. Sau một lúc trò chuyện, cả hai quyết định sẽ ra bờ sông để đưa những chú chim vào bờ. Từ chiều qua, nước đã dâng lên nhanh hơn. Nước dâng lên đến đâu, chim bố và chim mẹ lại dẫn bầy con tránh nước đến đó. Những chú chim nhảy đến phần cao nhất của dải cát, nhảy lò cò trên những đôi chân mảnh dẻ chưa thật sự cứng cáp. Bỗng nhiên, một con chim non đuối sức, nó rơi xuống như một chiếc lá. Chim mẹ đến gần xòe đôi cánh lượn quanh đứa con và kêu lên như để cổ vũ cho nó. Lúc đôi chân mảnh dẻ và run rẩy của con chim non chạm vào mặt sông thì đôi cánh của nó đập một nhịp quyết định, tấm thân bé bỏng của nó vụt bứt ra khỏi dòng nước và bay lên cao. Khi Mon và Mên chứng kiến cảnh tượng đó, cả hai khóc đã lúc nào mà không biết.

Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài – Mẫu 12

Tóm tắt ngắn gọn:

Ở quận Cao Bình, có hai vợ chồng lớn tuổi nhưng chưa được một mụn con. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con. Cậu bé sinh ra đã mồ côi cha, về sau người mẹ cũng qua đời. Từ đó, cậu sống lủi thủi trong gốc đa. Cả gia tài chỉ có lưỡi búa cha để lại, người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Có người hàng rượu tên là Lí Thông, thấy Thạch Sanh khỏe mạnh, lân la đến gợi chuyện kết nghĩa huynh đệ. Không chỉ vậy, hắn còn lừa Thạch Sanh đi canh miếu thay để nộp mạng cho chằn tinh. Thạch Sanh giết chết chằn tinh nhưng lại bị Lý Thông cướp công. Vào ngày kén rể, công chúa bị đại bàng bắt đi. Thạch Sanh đã bắn đại bàng, rồi cứu được công chúa nhưng lại bị Lý Thông hãm hại. Cuối cùng, nhờ tiếng đàn, Thạch Sanh được minh oan. Còn Lí Thông bị trừng trị. Thạch Sanh cưới được công chúa, đánh bại mười tám nước chư hầu rồi được vua truyền ngôi cho.

Tóm tắt chi tiết:

Ngày xưa ở quận Cao Bình có hai vợ chồng có tuổi mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con. Cậu bé sinh ra đã mồ côi cha, về sau người mẹ cũng qua đời. Từ đó, cậu sống lủi thủi trong gốc đa, cả gia tài chỉ có lưỡi búa cha để lại, người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Thấy Thạch Sanh có sức khỏe, Lí Thông mới lân la gợi chuyện để hai người kết nghĩa anh em. Thạch Sanh về ở cùng mẹ con Lí Thông.

Bấy giờ, trong vùng có một con chằn tinh hung dữ, nó bắt dân làng mỗi năm phải nộp cho nó một mạng người. Năm ấy, đến lượt nhà Lý Thông, hắn bèn nghĩ kế lừa Thạch Sanh đi nộp mạng thay mình. Thạch Sanh giết chết chằn tinh nhưng khi trở về lại bị Lí Thông lừa gạt phải trốn đi. Lí Thông đem đầu chằn tinh dâng lên vua để nhận thưởng.

Trong ngày kén rể, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Thạch Sanh liền dùng cung tên bắn đại bàng và lần theo vết máu tìm ra chỗ ở của nó. Lí Thông được vua cử đi tìm công chúa, một lần vô tình gặp Thạch Sanh và biết được hang của đại bàng. Cả hai cùng đi cứu công chúa. Đến hang, Thạch Sanh xuống hang giết đại bàng cứu được công chúa nhưng lại bị Lí Thông hãm hại lấp kín cửa hàng không cho chàng lên. Ở đây, Thạch Sanh đã cứu con vua Thủy Tề, được đối đãi rất hậu và đưa về quê nhà. Khi trở về, chàng bị hồn của chằn tinh và đại bàng mưu hại nên bi bắt giam. Trong ngục, chàng lấy cây đàn được vua Thủy Tề tặng ra đánh để bày tỏ nỗi oan khuất. Vua lấy làm lạ cho Thạch Sanh đến gặp, chàng kể hết mọi oan khuất. Lí Thông bị trừng trị còn Thạch Sanh được gả công chúa cho.

Thấy lễ cưới tưng bừng, hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn đem quân sang đánh. Thạch Sanh đem đàn ra gảy, tiếng đàn của chàng vừa cất lên đã khiến quân sĩ mười tám nước bủn rủn chân tay xin hàng. Thách Sanh sai nấu cơm thiết đãi, quân sĩ ăn mãi không hết niêu cơm bé xíu liền cảm ơn rồi kéo nhau về nước. Về sau, vua không có con trai nên đã truyền ngôi cho Thạch Sanh.

Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài – Mẫu 13

Tóm tắt ngắn gọn:

An cùng Cò theo tía nuôi vào rừng lấy mật. Cậu đã được ngắm nhìn cảnh sắc núi rừng rộng lớn. An được Cò giảng giải cho cách xem ong mật. Khi trở về, má nuôi đã kể cho An nghe cách người ta làm kèo ong – một cách “thuần hóa” ong rất đặc biệt của người dân vùng đất U Minh.

Tóm tắt chi tiết:

Truyện kể về một lần An cùng với Cò theo tía nuôi đi lấy mật. Trên đường đi, An cảm thấy núi rừng thật đẹp. Tía nuôi đi trước dẫn đường, An và Cò theo sau. Khi An thấm mệt, tía nuôi đề nghị sẽ nghỉ ngơi, chờ An hết mệt rồi mới đi tiếp. Cò đã chỉ cho An cách xem đàn ong mật. Sau đó, họ tiếp tục đi lấy mật và thu hoạch được rất nhiều. Họ đi tới một cái trảng rộng, nhìn thấy biết bao là chim. An vô cùng thích thú, nhưng khi nghe Cò nói đến “sân chim”, cậu lại im lặng vì từ ái nghĩ nếu cái gì cũng hỏi thì Cò sẽ khinh mình dốt. Khi bắt gặp một kèo ong, An nhớ lại lời má dạy về cách xây kèo. Người dân vùng đất U Minh có một cách “thuần hóa” ong rất đặc biệt.

Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài – Mẫu 14

Tóm tắt ngắn gọn:

Từ thế kỉ thứ X – XVIII, các dân tộc vùng núi phía Bắc chủ yếu di chuyển theo cách đi bộ. Tuy nhiên, ở một số dân tộc đã xuất hiện các cách vận tải, di chuyển dựa vào các phương tiện khác như: Người La Ha, Thái dùng thuyền, bè, mảng; người Sán Dìu dùng xe quệt trâu; Người mông, Hà Nhì, Dao dùng sức ngựa. Khác với các dân tộc vùng núi phía Bắc, các dân tộc ở Tây nguyên lại chủ yếu dùng sức voi, ngựa để vận chuyển. Ở các buôn làng ven sông, suối thì lại sử dụng các thuyền độc mộc.

Tóm tắt chi tiết:

Trong khoảng thế kỷ X – XVIII, các dân tộc miền núi phía Bắc di chuyển bằng cách đi bộ là chính. Một số tộc người sinh sống ven sông Đà, sông Mã hay sông Lam đã biết đóng thuyền và vận chuyển, lưu thông trên sông suối lớn. Người Thái, người Kháng thường chế tạo và sử dụng thuyền đuôi én. Người Sán Dìu lại dùng xe quệt trâu để vận chuyển. Những tộc người ở vùng núi cao như Mông, Hà Nhì, Dao thường cưỡi người và dùng sức ngựa để vận chuyển đồ đạc, hàng hóa. Khác với một số dân tộc miền núi phía Bắc dùng trâu làm sức kéo, các dân tộc vùng Tây Nguyên thường dùng sức sức voi, sức ngựa vào việc vận chuyển, nhất là người Gia-rai, Ê đê, Mnông. Ở các buôn, làng gần sông, suối, người Tây Nguyên thường sử dụng thuyền độc mộc để vận chuyển, thuyền không khác nhiều so với thuyền của các dân tộc ở miền núi phía Bắc. Việc dùng thuyền trên sông ở Tây Nguyên chỉ phổ biến với đàn ông, phụ nữ ít tham gia vào loại hình vận chuyển, đi lại này.

Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài – Mẫu 15

Tóm tắt ngắn gọn:

Ngày xưa, các dân tộc miền núi phía Bắc di chuyển bằng cách đi bộ là chủ yếu. Một số dân tộc ven sông Đà và sông Mã đã biết chế tạo và sử dụng thuyền trong vận chuyển. Người Sán Dìu thì dùng xe quệt trâu kéo. Những dân tộc như Mông, Hà Nhì, Dao,…thường dùng sức ngựa để vận chuyển. Phương tiện vận chuyển của người Tây Nguyên có chút khác biệt. Họ dùng sức voi và sức ngựa ở đường bộ; còn các làng ven sông suối lớn thì sử dụng thuyền độc mộc.

Tóm tắt chi tiết:

Văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa. Đề cập đến phương tiện vận chuyển của các dân tộc miền núi phía Bắc. Trong khoảng thế kỉ X – XVIII người miền núi phía Bắc di chuyển bằng cách đi bộ là chính. Một số tộc người sinh sống ở ven sông Đà, sông Mã…sử dụng thuyền vận chuyển. Thuyền của họ được đóng bằng các loại gỗ dai, nhẹ, không nứt, chịu nước (như gỗ dầu, gỗ sao). Người Sán Dìu dùng xe quệt trâu kéo để vận chuyển. Ngoài dùng thuyền, cư dân miền núi phía Bắc còn dùng bè, măng. Người Mông, Hà Nhì, Dao,… thường dùng sức ngựa để vận chuyển. Phương tiện vận chuyển của các dân tộc ở Tây Nguyên. Người Tây Nguyên dùng sức voi, sức ngựa vào việc vận chuyển nhất là những người dân tộc Gia -rai, Ê-đê, Mnông. Các buôn, làng ở ven sông suối lớn sử dụng thuyền độc mộc (thường sử dụng các loại gỗ dầu, sáo). Việc dùng thuyền vận chuyển, đi lại trên sông ở Tây Nguyên chỉ phố biến với đàn ông. Có thể thấy các phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số rất đa dạng và phong phú.

Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài – Mẫu 16

Văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 2 Cánh Diều đã giúp các em học sinh có thêm nhiều thông tin hiểu biết về cách di chuyển cũng như vận chuyển hàng hóa của những người dân tộc thiểu số xưa kia.

Đối với các dân tộc miền núi phía Bắc, việc di chuyển chủ yếu bằng hình thức đi bộ. Một số dân tộc sống quanh các con sông lớn như sông Đà, sông mã, sông Lam, người dân đã biết đóng thuyền để di chuyển và vận chuyển. Ngoài việc dùng thuyền, một số dân tộc miền núi khác còn sử dụng bè để làm phương tiện đi lại giao thương. Người Sán Dìu, người Mông, Hà Nhì, Dao đã biết dùng sức trâu, sức ngựa để sử dụng làm phương tiện đi lại và vận chuyển. Đặc biệt, người Mông ở vùng cao thuộc dãy Phan xi păng sử dụng ngựa để thồ hàng như một phương tiện vận chuyển duy nhất giữa các bản làng.

Đối với người dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên, ngoài việc dùng ngựa làm phương tiền di chuyển thì voi cũng là một trong số các phương tiện di chuyển và vận chuyển hàng hóa phổ biến. Các buôn làng sinh sống gần các sông, suối lớn có thể sử dụng thêm thuyền độc mộc để làm phương tiện đi lại. Việc dùng thuyền vận chuyển, đi lại trên sông ở Tây Nguyên chỉ phố biến với đàn ông. Có thể thấy, qua văn bản trên chúng ta đã phần nào hình dung rõ hơn về phương tiện đi lại của những người dân tộc thiểu số từ xa xưa.

Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài – Mẫu 17

Truyện kể về một lần An cùng với Cò theo tía nuôi đi lấy mật. Trên đường đi, An cảm thấy núi rừng thật đẹp. Tía nuôi đi trước dẫn đường, An và Cò theo sau. Khi An thấm mệt, tía nuôi đề nghị sẽ nghỉ ngơi, chờ An hết mệt rồi mới đi tiếp. Cò đã chỉ cho An cách xem đàn ong mật. Sau đó, họ tiếp tục đi lấy mật và thu hoạch được rất nhiều. Họ đi tới một cái trảng rộng, nhìn thấy biết bao là chim. An vô cùng thích thú, nhưng khi nghe Cò nói đến “sân chim”, cậu lại im lặng vì từ ái nghĩ nếu cái gì cũng hỏi thì Cò sẽ khinh mình dốt. Khi bắt gặp một kèo ong, An nhớ lại lời má dạy về cách xây kèo. Người dân vùng đất U Minh có một cách “thuần hóa” ong rất đặc biệt.

Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài – Mẫu 18

Tác phẩm Bầy chim chìa vôi kể về một trải nghiệm đáng nhớ của hai anh em Mon và Mên. Trong một đêm giông bão, vì lo lắng cho những chú chim chìa vôi nhỏ bé ở bãi cát giữa sông, mà hai anh em không thể ngủ được. Thế là họ đã thức dậy, quyết vượt mưa gió để ra bến sông xem tình hình của tổ chim. Ở đó, Mon và Mên đã được chứng kiến khoảnh khắc kì diệu với những khó khăn, nguy hiểm trong chuyến bay đầu đời của chú chim chìa vôi con. Nhưng thật may mắn, khi tất cả chúng đều đã vượt qua được và thành công theo bố mẹ sang bên kia bờ. Điều đó khiến hai anh em Mon và Mên cảm thấy hạnh phúc và vui sướng vô cùng.

Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài – Mẫu 19

Dế Mèn là một chàng dế cường tráng. Tuy nhiên, cậu chàng lại có tính kiêu căng, luôn nghĩ mình “có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Dế Mèn luôn coi thường những người xung quanh, đặc biệt là Dế Choắt – người bạn hàng xóm gầy gò và yếu ớt. Một lần, Dế Mèn bày trò trêu chị Cốc khiến cho Dế Choắt phải chịu oan. Choắt bị chị Cốc mổ đến kiệt sức. Trước khi chết, Choắt khuyên Dế Mèn bỏ thói kiêu căng của mình. Dế Mèn vô cùng ân hận và nhận ra bài học đường đời đầu tiên của mình.

Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài – Mẫu 20

Dế Mèn là chàng dế thanh niên cường tráng biết ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực. Tuy nhiên Dế Mèn tính tình kiêu căng, tự phụ luôn nghĩ mình “là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Bởi thế mà Dế Mèn không chịu giúp đỡ Dế Choắt – người hàng xóm trạc tuổi Dế Mèn với vẻ ngoài ốm yếu, gầy gò như gã nghiện thuốc phiện. Dế Mèn vì thiếu suy nghĩ, lại thêm tính xốc nổi đã bày trò nghịch dại trêu chị Cốc khiến Dế Choắt chết oan. Trước khi chết, Dế Choắt tha lỗi và khuyên Dế Mèn bỏ thói hung hăng, bậy bạ. Dế Mèn sau khi chôn cất Dế Choắt vô cùng ân hận và suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.

Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài – Mẫu 21

Tuy sinh sống ở các khu vực khác nhau nhưng phương tiện vận chuyển và vũ khí săn bắt của các tộc người có nhiều nét tương đồng về chủng loại, cách thức chế tác và chức năng sử dụng. Đó là các loại gùi, bung, dậu,… để mang vác bằng sức người, các loại xe quệt, xe bò, xe trâu kéo,…để vận chuyển trên bộ; các loại thuyền, bè, mảng để vận chuyển trên sông, suối,…; đó là việc bắt voi rừng, thuần dưỡng, sử dụng trong vận chuyển hàng hóa, kéo gỗ và trong chiến tranh tự vệ. Mặc dầu vậy, các loại sản phẩm vật chất này ở mỗi vùng, mỗi tộc người cũng có những nét khác biệt cần chú ý. Đó là sự khác biệt về kiểu dáng và cách thức chế tạo của các loại gùi của các cư dân Môn – Khơ Me so với các cư dân Tày – Thái, H’mông – Dao; sự khác biệt giữa các loại thuyền độc mộc của tộc người ở Tây Nguyên so với thuyền độc mộc đuôi én của người Kháng, người Thái, người La Ha,… sinh sống ven sông Đà;…

Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài – Mẫu 22

Vua Hùng về già muốn truyền ngôi cho các con nên ra điều kiện: không kể con trưởng, con thứ, miễn ai làm vừa ý Tiên Vương sẽ được nối ngôi. Các lang đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ trên rừng dưới biển dâng cho vua cha. Riêng có Lang Liêu, người con thứ mười tám, sau khi mộng thấy thần đã làm một loại bánh hình vuông, một loại bánh hình tròn để dâng vua. Vua vô cùng hài lòng mang bánh lễ Tiên Vương, và được kế ngôi vua. Từ đó, bánh chưng, bánh giầy trở thành lễ vật không thể thiếu trong dịp Tết lễ.

Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài – Mẫu 23

Bởi biết ăn uống điều độ, Dế Mèn đã trở thành một chàng dế rất cường tráng. Nhưng cậu chàng lại có tính kiêu căng, luôn nghĩ mình “có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Dế Mèn coi thường tất cả mọi người xung quanh, đặc biệt là Dế Choắt. Một lần, Dế Mèn bày trò trêu chị Cốc. Điều đó khiến cho Dế Choắt bị bị chị Cốc mổ đến kiệt sức. Trước khi chết, Choắt khuyên Dế Mèn bỏ thói kiêu căng của mình. Dế Mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.

Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài – Mẫu 24

Đời Hùng Vương thứ sáu, làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ, phúc đức nhưng không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm vào vết chân to, về nhà thụ thai. Mười hai tháng sau sinh cậu con trai khôi ngô. Lên ba tuổi mà chẳng biết đi, không biết nói cười. Giặc xâm lược, nhà vua chiêu mộ người tài, cậu bé cất tiếng nói yêu cầu vua rèn roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đánh giặc. Cậu ăn khỏe, lớn nhanh như thổi. Cả làng phải góp gạo nuôi. Giặc đến, chú bé vùng dậy, vươn vai biến thành tráng sĩ, giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt xông ra đánh tan giặc, roi sắt gãy tráng sĩ nhổ những cụm tre quật giặc. Tráng sĩ một mình một ngựa, lên đỉnh núi cởi bỏ giáp sắt cùng ngựa bay lên trời. Nhân dân nhớ ơn lập đền thờ, giờ vẫn còn hội làng Gióng và các dấu tích ao hồ.

Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài – Mẫu 25

Văn bản Đi lấy mật kể về trải nghiệm một lần vào rừng lấy mật của nhân vật An cùng với Cò và bố nuôi. Khung cảnh thiên nhiên, cây cối, con vật, ánh nắng ở nơi đây đều khiến cậu cảm thấy say sưa, thích thú ngắm nhìn. Trong chuyến đi ấy, An được biết nhiều thêm về cách tìm thấy bầy ong, cách dựng kèo, cách phán đoán hướng bay của bầy ong. Đặc biệt là cách thuần hóa ong rất riêng của người dân vùng U Minh.

*****

Trên đây là 25 bài mẫu Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài lớp 7 ngắn gọn, chi tiết do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng, dựa vào đây các em sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình.

Bài học được biên soạn bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học Tậplớp 7

5/5 - (46 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button