Học Tập

Từ láy là gì? Tác dụng của từ láy trong câu

Mời các em theo dõi nội dung bài học về Từ láy là gì? Tác dụng của từ láy trong câu do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.

Từ láy là gì?
Từ láy là gì?

Mục lục

Từ láy là gì?

Từ láy được biết đến là một dạng đặc biệt của từ phức, chúng được cấu tạo bởi 2 tiếng trở lên và thường có điệp vần nhau ở đâm đầu, âm cuối, vần hay cả âm đầu và âm cuối (hay được hiểu nguyên âm hoặc phụ âm được láy giống nhau hoặc chỉ 1 phần nguyên âm và phụ âm láy như nhau). Đặc biệt, khác với từ ghép đa phần các từ cấu thành đều có nghĩa, từ láy thường chỉ có 1 từ có nghĩa hoặc không có từ nào có nghĩa khi đứng một mình.

Trong tiếng Việt, từ láy thường có độ dài từ 2 tiếng trở lên và tối đa là 4 tiếng. Nhưng những từ láy 2 tiếng được xem là loại từ láy tiêu biểu và phổ biến nhất. Với một từ được xem là từ láy khi chúng có phần âm ngữ lặp lại, vừa có biển đổi như từ “long lanh” lặp âm đầu và đối ở phần vần. Ngoài ra, cũng cần phải lưu ý, chỉ có những từ có điệp mà không có đối thì mới là dạng láy của tứ chứ không phải là từ láy như nhà nhà, người người….

Bạn đang xem: Từ láy là gì? Tác dụng của từ láy trong câu

Ví dụ về từ láy: Lấp lánh, long lanh, xanh xanh, ào ào, thăm thẳm…

Các loại từ láy

Dựa vào khái niệm, cấu tạo, cấu trúc giống nhau của những bộ phận thì từ láy trong tiếng Việt được chia thành 2 loại chính là láy toàn bộ và láy bộ phận. Cụ thể:

– Từ láy toàn bộ: là loại từ đươc láy giống nhau cả phần âm, vần, dấu câu ví dụ như xanh xanh, ào ào, luôn luôn, xa xa,… Thông thường, những từ láy toàn bộ này thường mang ý nghĩa giúp nhấn mạnh một vấn đề, sự vật, sự việc, hiện tượng. Đồng thời, một số trường hợp thì người dùng tạo ra từ hài hòa, tinh tế khi dùng từ láy vào để có sự thay đổi về phụ âm cuối, thanh điệu như tim tím, thoang thoảng, mơn mởn….

– Từ láy bộ phận: là loại từ được láy giống phần âm hoặc phần vần, dấu câu có thể giống hoặc khác tùy vào cách người dùng muốn.
Dựa vào bộ phận được lặp lại để có thể nhấn mạnh một vấn đề nào đó. Cụ thể:

  • Láy âm: Là từ có phụ âm đầu trùng lặp và có phần vần khác biệt ở tiếng gốc và tiếng láy như mếu máo, ngơ ngác, xinh xắn, mênh mông….
  • Láy vần: Là từ có phần vần trùng lặp và có phụ âm đầu khác biệt ở tiếng gốc và tiếng láy như liu diu, đìu hiu, lao xao, liêu xiêu, chênh vênh….

Trong đó, từ láy bộ phận thông dụng, phổ biến hơn từ láy toàn phần vì chúng có nhiều từ, dễ phối âm và vần hơn. Ở kiểu láy này phần lớn là từ chứa một tiếng rõ nghĩa gọi là tiếng gốc. Số từ láy có tiếng gốc đứng sau nhiều hơn số từ láy có tiếng gốc đứng trước.

Tác dụng của từ láy trong câu

Từ láy được sử dụng rất linh hoạt. Người dùng có thể biến đổi linh hoạt chúng để mang đến cho người đọc và người nghe những cảm nhận khác nhau. Nếu các từ láy hoàn toàn giúp cho người nói, người viết nhấn mạnh được sự vật, sự việc, hiện tượng thì một chút biến đổi về thanh điệu hoặc phụ âm cuối sẽ lại mang đến một sự hài hòa và tinh tế.

Xuất phát từ sự biến đổi linh hoạt, từ láy đã được sử dụng phổ biến trong cả văn nói lẫn văn viết. Thông thường từ láy sẽ được dùng để miêu tả, nhấn mạnh vẻ đẹp của phong cảnh hay hình dáng của sự vật đồng thời diễn đạt cảm xúc, tâm trạng, tình trạng, âm thanh… của cả con người, sự vật và hiện tượng trong cuộc sống quanh ta. Từ đó, sẽ mang đến cho con người một cái nhìn đa chiều, sâu sắc đối với những vấn đề được nói đến.

Ví dụ về từ láy: Chao ôi! Chú chuồn chuồn nước đẹp mắt làm sao. Màu vàng trên lưng lấp lánh. Bốn cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn tròn và hai con mắt long lanh như là thủy tinh.

Trên cơ sở định nghĩa của từ láy, phân loại từ láy ta đã nêu lên ở trên, để thấy rằng, trong đoạn văn này có các từ láy sau: Chuồn chuồn, lấp lánh, tròn tròn, long lanh.

Qua các từ láy đã được sử dụng, người đọc sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của chú chuồn chuồn. Từ đó, sẽ mang đến cho người đọc một vẻ đẹp rất thanh bình nhưng lại đặc sắc.

Các loại từ láy
Các loại từ láy

Cách phân biệt từ láy và từ ghép

Cấu tạo của từ vựng Việt Nam rất phức tạp và dễ gây nhầm lẫn, để học sinh nhận thức và tháo gỡ những khúc mắc cũng từ đó có phương pháp nhận diện tiện ích, bài viết dưới đây sẽ nêu ra những đặc điểm thường gặp ở từ láy và từ ghép để phân biệt chúng:

Đầu tiên, cần hiểu được về định nghĩa của từ ghép. Từ ghép là những từ được cấu tạo bằng cách ghép những tiếng lại với nhau, các tiếng được ghép có quan hệ với nhau về nghĩa.

Ví dụ về từ ghép:

Quần áo => quần, áo đều mang nghĩa về trang phục và công dụng là dùng để mặc.

Ông bà => ông, bà đều mang nghĩa là người thân trong gia đình.

Cây cỏ => cây, cỏ là những loài thực vật sống bằng dinh dưỡng từ đất, ánh sáng và không khí.

Các đặc điểm xác định từ láy và từ ghép:

– Nghĩa của các từ tạo thành:

Đối với từ ghép thì có thể cả 2 từ tạo thành đều có nghĩa cụ thể, còn từ láy thì có thể không từ nào có nghĩa hoặc chỉ đúng 1 từ có nghĩa.

Ví dụ: Hoa quả là từ ghép và từ “hoa”, “quả” khi đứng riêng đều có nghĩa xác định. Còn từ long lanh thì chỉ “long” có nghĩa, còn “lanh” thì không xác định là nghĩa như thế nào khi đứng riêng. Vì vậy ngoài dấu hiệu giống nhau về âm hoặc vần thì nghĩa của từng từ sẽ quyết định đó là dạng từ nào.

– Giữa 2 tiếng tạo thành từ:

Giữa các tiếng tạo ra nếu không có liên quan về âm hoặc vần thì đó chắc chắn là từ ghép và ngược lại là từ láy (các tiếng tạo ra thường có sự tương đồng về cách phát âm (giống nhau về phụ âm đầu, phần vần hay giống nhau toàn bộ).

Ví dụ: Cây lá là từ ghép và không có âm hoặc vần giống nhay, còn chắc chắn thì phụ âm đầu giống nhau nên là từ láy.

– Đảo vị trí các tiếng trong từ:

Cách đơn giản nhất để phân biệt từ ghép và từ láy là đảo lộn các tiếng với nhau. Đối với từ ghép khi ta đổi trật từ vị trí các tiếng mà đọc lên vẫn hiểu được nghĩa và nó vẫn có ý nghĩa cụ thể, còn từ láy thì không có ý nghĩa nào.

Ví dụ: từ “loè loẹt” là từ láy âm vì đảo ngược lại “loẹt loè” không có ý nghĩa gì, nhưng từ “hoa quả” đổi lại “quả hoa” cũng có nghĩa. Các từ tương tự như: mờ mịt, tối tăm, thẫn thờ, giữ gìn,… Ngược lại nếu đảo không được là từ láy. Ví dụ rõ ràng, thấm thoát, lạnh lùng, may mắn,..

– Một trong 2 từ là từ Hán Việt:

Nếu gặp từ có dấu hiệu như trên thì chắc chắn đó không phải là từ láy. Từ láy âm có 1 trong 2 âm tiết thuộc từ Hán Việt thì nó là từ ghép, cho dù nhìn nó có vẻ là dạng láy tự nhiên:

Ví dụ: như từ “Tử tế” thì “tử” là từ Hán Việt, cho dù nó láy âm đầu nhưng vẫn được xếp vào dạng từ ghép. Lưu ý: Những từ được Việt hóa như tivi, rada là từ đơn đa âm tiết, nó không được xếp là từ láy hoặc từ ghép.

Từ láy tiếng Anh là gì

Từ láy tiếng Anh là reduplicative words hoặc reduplication

Cách phân biệt từ láy và từ ghép
Cách phân biệt từ láy và từ ghép

Cách dạng bài tập về từ láy

Dạng bài tập nhận biết và tìm từ láy

Ở dạng bài tập này, đề bài sẽ đưa ra một danh sách các thể loại từ như từ láy, từ ghép… để các bé nghiên cứu, tìm hiểu và nhận biết được đâu là từ láy.

Ví dụ: Cho danh sách từ sau đây: chí khí, lẻ loi, hồi hộp, dũng cảm, giản dị, thanh cao, vững chắc, dẻo dai, cứng cáp, nhũn nhặn, mộc mạc, hung dữ, lủng củng, sừng sững, nhà cửa thì đâu là từ láy.

==> Đáp án: Từ láy bao gồm lẻ loi, hồi hộp, cứng cáp, nhũn nhặn, mộc mạc, lủng củng, sừng sững.

Lưu ý: Đây là dạng bài tập ở mức cơ bản, tương đối dễ ở mức nhận biết nên đòi hỏi các bé phải nắm vững  khái niệm thế nào là từ láy lớp 4 để nhận biết cho chuẩn.

Dạng bài xác định kiểu từ láy

Dạng bài tập này, các bé không chỉ đơn thuần là xác định từ láy trong câu mà còn phải biết được nó thuộc dạng nào, láy toàn bộ hay bộ phận.

Ví dụ: Cho các từ sau: tít tắp, thăm thẳm, hun hút, líu lo, mơ màng, mong mỏi, phẳng phiu, mải miết. Hãy cho biết các từ láy trên thuộc loại nào?

Đáp án:

  • Từ láy toàn bộ: Thăm thẳm
  • Từ láy bộ phận: hun hút, tít tắp, líu lo, mơ màng, mong mỏi, phẳng phiu, mải miết.

Lưu ý: Dạng bài tập về từ láy lớp 4 này cũng thuộc dạng cơ bản, nên các bé cần nắm rõ lý thuyết các loại từ láy để dành được điểm tuyệt đối ở bài tập này.

Dạng bài xác định từ láy trong đoạn văn, đoạn thơ và nêu công dụng

Dạng bài tập này thường đề bài sẽ cho một đoạn thơ, đoạn văn bản trong đó có chứa các từ láy và yêu cầu các bé sẽ phải tìm ra từ láy đó, đồng thời nêu công dụng của chúng trong câu. Vậy nên đòi hỏi bé phải hiểu nội dung, ý nghĩa của đoạn văn, đoạn thơ mới có thể đưa ra được tác dụng.

Ví dụ: Cho đoạn văn sau:

“Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông. Những bầy cá nhao lên đớp sương “tom tóp”, lúc đầu còn loáng thoáng dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền”.

(Sưu tầm)

Hãy xác định trong đoạn văn bản trên đâu là từ láy và nêu tác dụng của nó.

==> Đáp án:

  • Từ láy trong văn bản bao gồm: Xôn xao, tũng toẵng, loáng thoáng, tom tóp.
  • Tác dụng của từ láy: Chúng miêu tả những âm thanh, tần suất xuất hiện của âm thanh trên dòng sông lúc đêm khuya tĩnh lặng. Nhờ vào sự có mặt của những từ láy này giúp miêu tả khung cảnh bờ sông về đêm thơ mộng, trữ tình hơn.

Trên đây là nội dung bài học Từ láy là gì? Tác dụng của từ láy trong câu do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập

5/5 - (5 bình chọn)

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button