Học TậpLớp 8Soạn Văn 8 Kết nối tri thức

Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) về một truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam (9 Mẫu)

Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) về một truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam bao gồm 9 bài mẫu được biên soạn bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh sẽ là tài liệu hữu ích cho các em học sinh lớp 8 tham khảo để từ đó hoàn thành tốt bài tập trong SGK Ngữ văn 8 KNTT.

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) về một truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam

Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) về một truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam
Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) về một truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam

Mục lục

Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) về một truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam – Mẫu 1

Dân tộc Việt Nam ta với bề dày lịch sử hơn ngàn năm, đã trường tồn với rất nhiều những truyền thống tốt đẹp. Yêu nước chính là một trong số đó. Truyền thống yêu nước ấy thấm nhuần vào từng hơi thở, từng giọt máu của mỗi người con đất Việt. Mỗi thời đại, mỗi thế hệ sẽ có cách thể hiện khác nhau, nhưng chẳng ai là không yêu nước. Tinh thần yêu nước ấy được minh chứng qua những cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc, những chiến dịch xây dựng phát triển đất nước. Chính vì yêu nước, nên nhân dân ta mới đoàn kết chống giặc, bất chấp hi sinh. Cũng chính vì yêu nước, mà nhân dân ta hăng say lao động, học tập, cống hiến cho tổ quốc, nhằm đưa nước ta sánh vai với các cường quốc năm châu. Từ khi sinh ra, mỗi đứa trẻ đã biết yêu bố mẹ, yêu xóm làng, yêu quê hương, đó chính là yêu nước. Rồi lớn lên, tình cảm thiêng liêng ấy lại càng được bồi đắp qua các câu chuyện, các bài học ý nghĩa. Chính vì thế, mà truyền thống yêu nước ấy luôn được gìn giữ và truyền nối qua biết bao thế hệ người dân đất Việt.

Bạn đang xem: Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) về một truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam (9 Mẫu)

Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) về một truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam – Mẫu 2

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước. Điều đó được thể hiện qua mỗi thời đại khác nhau. Trong quá khứ, lòng yêu nước thể hiện qua sự đồng lòng, quyết tâm đánh bại kẻ thù xâm lược, giành lại độc lập chủ quyền lãnh thổ. Còn ở hiện tại, thế hệ trẻ cũng cần phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. Chúng ta cần cố gắng học tập thật tốt để tương lai cống hiến cho quê hương, đất nước. Đồng thời, mỗi người cần ý thức tiếp thu văn hóa nước ngoài có chọn lọc, mà vẫn giữ gìn được bản sắc dân tộc. Không chỉ vậy, các bạn trẻ cần ý thức được trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước. Dù vậy, vẫn còn nhiều người có lối sống vô ơn, bội bạc. Họ quên đi nguồn cội của bản thân, chạy theo lối sống vật chất hay có những hành vi gây tổn hại đến đất nước. Như vậy, mỗi người cần phải nuôi dưỡng tinh thần yêu nước.

Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) về một truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam – Mẫu 3

Đoàn kết, tương thân tương ái vốn là một truyền thống tốt đẹp đáng tự hào của dân tộc ta. Trong đời sống xã hội, hoàn cảnh con người dễ thay đổi thất thường, khi thành công khi thất bại, khi giàu có khi nghèo khổ thì tinh thần tương thân tương ái giúp cho xã hội tránh được mầm mống chia rẽ xung đột, xây dựng được tình đoàn kết, tương trợ. Điều đó cho thấy, lòng nhân ái chính là một phẩm chất tốt đẹp mà mỗi cá nhân cần phải có để lấy đó làm nền tảng xây dựng nên một xã hội bình đẳng, thân ái, hòa bình, ổn định. Chính nhờ sự đoàn kết keo sơn, tinh thần tương thân tương ái sâu sắc nên trải qua bao cuộc chiến tranh xâm lược, nhân dân ta vẫn bảo vệ được nền độc lập, bảo vệ được sự sống còn, vững mạnh của đất nước cho đến ngày nay. Tóm lại, tình yêu thương, đùm bọc nhau là một truyền thống tốt đẹp về đạo lí làm người của dân tộc ta đã được giữ vững và phát huy qua nhiều thế hệ, giai đoạn lịch sử của đất nước. Ngày nay, mỗi người chúng ta phải có ý thức đoàn kết tương thân, tương ái, hỗ trợ lẫn nhau trong sinh hoạt, học tập để truyền thống ấy được kế thừa và phát huy mạnh mẽ hơn nữa.

Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) về một truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam – Mẫu 4

Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước. Điều đó đã được thể hiện trong lịch sử dân tộc. Trong quá khứ, nhân dân ta đã cùng đoàn kết đánh bại rất nhiều kẻ thù xâm lược. Dù phải hy sinh tính mạng, nhưng những người con đất Việt vẫn một nguyện dâng hiến cho tổ quốc. Còn lòng yêu nước của thế hệ trẻ hôm nay có thể được thể hiện qua những điều tưởng chừng như vô cùng đơn giản. Chúng ta yêu lời kể chuyện của bà, yêu tiếng hát ru của mẹ và yêu xóm làng thân thuộc. Hoặc cũng có thể là những hành động thật lớn lao như cố gắng học tập tốt để mai này trở về xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp. Mỗi người dân Việt Nam hãy luôn có ý thức giữ gìn và phát huy tinh thần của yêu nước – một truyền thống quý giá và tốt đẹp.

Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) về một truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam – Mẫu 5

Từ bao đời nay, người dân Việt Nam chúng ta luôn tự hào là quốc gia giàu truyền thống tốt đẹp và đáng tự hào, nổi bật trong đó là truyền thống yêu nước. Từ thời Văn Lang, Âu Lạc, nhân dân ta cho thấy một lòng yêu nước mãnh liệt. Truyền thống ấy được con cháu những đời sau lưu truyền lại qua các thế thệ sau từ thuở lọt lòng thông qua những câu ca, lời ru, tiếng hát. Trong tác phẩm “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết: “Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta …. Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.” Lòng yêu nước luôn ở sẵn trong trái tim của mỗi con người. Vào những lúc tổ quốc cần, nó sẽ bùng phát lên một cách dữ dội. Việc mà chúng ta cần làm chính là gìn giữ cho tinh thần yêu nước ấy luôn được sống mãi với thời gian.

Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) về một truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam – Mẫu 6

Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là một truyền thống quý báu của ta. Lòng yêu nước là một tình cảm cao đẹp, là thứ tình cảm vô hình nhưng luôn tồn tại trong tim mỗi người, thôi thúc mỗi người cống hiến, đoàn kết cũng như tự hào dân tộc, sẵn sàng đứng lên đấu tranh chống lại mọi kẻ thù xâm lược. Trong thời chiến, biểu hiện của lòng yêu nước chính là sự dũng cảm, hi sinh, xả thân vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì bờ cõi lãnh thổ. Thời đại hiện nay, chúng ta được sống trong hoà bình và ấm no thì yêu nước và trách nhiệm chính là việc tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển đất nước cường thịnh, sánh vai cùng bè bạn năm châu bốn bể. Bên cạnh đó, lòng yêu nước còn là tinh thần đoàn kết, yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia với mọi người xung quanh và với người có hoàn cảnh khó khăn; tuân thủ pháp luật, những nguyên tắc, quy định của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh, cố gắng trở thành một công dân tốt và cống hiến trọn vẹn cho nước nhà.

Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) về một truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam – Mẫu 7

Từ xưa đến nay, con người Việt Nam luôn sống tình nghĩa, coi trọng lòng biết ơn. Điều này đã trở thành một truyền thống đáng tự hào của dân tộc. Từ trong quá khứ, Trong quá khứ, ông cha ta đã có tục thờ cúng tổ tiên hay tổ chức các lễ hội để tưởng nhớ công ơn các bậc anh hùng có công với đất nước như lễ hội đền Hùng, hội Gióng, hội Gò Đống Đa… Đến cả Bác Hồ – vị cha già kính yêu của dân tộc – cũng hiểu rất rõ truyền thống này nên dặn dò thế hệ sau: “Các vua hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Bác mong rằng nhân dân Việt Nam muôn đời trân trọng, biết ơn với những hi sinh của thế hệ trước, mà cụ thể là vua Hùng để từ đó, soi chiếu vào bản thân, tự hiểu trách nhiệm của mình đối với cuộc đời, dân tộc. Ở hiện tại, Đảng và Nhà nước vẫn luôn dành một sự quan tâm, động viên tới những bà mẹ Việt Nam anh hùng nhằm ghi nhận những hy sinh lớn lao của họ cho nền độc lập của nước nhà ngày hôm nay. Hằng năm, chúng ta có rất nhiều ngày lễ lớn để tri ân những đối tượng, ngành nghề như 20 tháng 11 – ngày Nhà giáo Việt Nam, 27 tháng 2 – ngày Thầy thuốc Việt Nam, 20 tháng 10 – ngày Phụ nữ Việt Nam. Vào những ngày này, mỗi người lại dành cho những con người đó lời cảm ơn, hay những bó hoa tươi thắm để bày tỏ lòng biết ơn, trân trọng đến những cống hiến, đóng góp ý nghĩa. Thế hệ trẻ cần phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp này của dân tộc. Hãy ghi nhớ câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” để biết sống nghĩa tình, trọng ơn nghĩa.

Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) về một truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam – Mẫu 8

Ngày nay, khi đất nước đã hòa bình, tinh thần yêu nước ấy đã được giữ vững và phát huy. Là một học sinh nắm trong tay tương lai của đất nước, em sẽ phát huy lòng yêu nước ấy bằng những hành động thiết thực. Lòng yêu nước không phải là một thứ tình cảm nào đó cao xa mà chính là lòng yêu gia đình, yêu hàng xóm và những vật bình thường xung quanh. Yêu thương, kính trọng, lễ phép, giúp đỡ ông bà, cha mẹ những công việc vừa sức, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường sống, yêu quý, trân trọng, giữ gìn những đồ vật xung quanh… đã là nền tảng của lòng yêu nước sau này. Thấy cánh đồng xanh mướt mà thấy yêu, thấy cha mẹ cực khổ thấy thương, thấy xót… đó chính là lòng yêu nước. Vì vậy, muốn xây dựng được lòng yêu nước thì ta phải rèn luyện những đức tính bình dị như yêu gia đình, yêu làng xóm… Ngoài ra, chúng ta là thế hệ măng non của đất nước, gánh trên vai trọng trách xây dựng, bảo vệ và phát triển nước nhà ”đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ mong muốn. Bởi thế, việc làm thiết yếu nhất mà học sinh chúng ta có thể làm được đó là ra sức học tập và rèn luyện thật tốt để hoàn thiện trí tuệ và nhân cách của bản thân, thực hiện tiếp ước mơ dang dở của cha ông, làm giàu cho đất nước, cho xã hội. Thực hiện những điều trên chính là ta đã cụ thể hóa lòng yêu nước của bản thân.

Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) về một truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam – Mẫu 9

Dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống, trong đó phải kể đến tình yêu quê hương, đất nước. Trước hết, tình yêu quê hương, đất nước là tình cảm gắn bó, yêu mến và tự hào của con người với quê hương, đất nước của mình. Tình cảm này đã được truyền từ đời này qua đời khác, trở thành một truyền thống quý giá của dân tộc Việt Nam. Trong quá khứ, dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Suốt quá trình đó, chúng ta đã phải đấu tranh chống lại nhiều kẻ thù xâm lược. Biểu hiện của tình yêu quê hương, đất nước chính là hành động đấu tranh, không ngại hy sinh để giành lại độc lập cho Tổ quốc. Lịch sử dân tộc chứng kiến hơn một nghìn năm Bắc thuộc với biết bao mất mát, đau thương. Ở bất cứ thời nào cũng có những bậc anh hùng đứng lên lãnh đạo nhân dân chống lại kẻ thù như Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Cùng với đó là sự đồng lòng, chung sức của nhân dân cùng đấu tranh giành lại độc lập cho Tổ quốc. Nhưng năm tháng hào hùng nhất có lẽ phải kể đến cuộc đấu tranh kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam – Người cũng là tấm gương sáng ngời cho lòng yêu nước thương dân sâu sắc, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết một lòng đánh bại kẻ thù xâm lược. Biết bao nhiêu chàng trai, cô gái – họ ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ, mang trong trái tim mình tình yêu với mảnh đất quê hương. Ở hiện tại, tình yêu Tổ quốc xuất phát từ những hành động bình dị, nhưng ý nghĩa. Thế hệ trẻ ra sức cố gắng học tập, rèn luyện để xây dựng một xã hội văn minh, giàu đẹp. Hay ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của quốc gia. Tình yêu dành cho từng con đường, ngôi nhà của quê hương, đất nước. Truyền thống yêu nước đã trở thành một nguồn sức mạnh lớn lao để giúp cho dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, ngày càng vững vàng và phát triển hơn.

*****

Trên đây là 9 bài mẫu Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) về một truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng, dựa vào đây các em sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình.

Bài học được biên soạn bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học Tậplớp 8

5/5 - (65 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button