Tổng hợp

Vũ Phương Thanh là ai? Vũ Phương Thanh chinh phục các kỷ lục

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Vũ Phương Thanh là ai trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Mục lục

Vũ Phương Thanh là ai?

Vũ Phương Thanh (sinh năm 1990), biệt danh Thanh Vũ, là một vận động viên thể thao tự do người Việt Nam. Được báo chí mệnh danh là “nữ siêu nhân”, hay “cô gái sa mạc”, cô là người phụ nữ châu Á đầu tiên và là một trong 13 người phụ nữ trên thế giới chinh phục thành công 4 sa mạc tại giải chạy “The 4 Desert Grand Slam”, đồng thời là người Việt Nam đầu tiên chinh phục thành công và vô địch giải ba môn phối hợp “Swiss Ultra”.

Vũ Phương Thanh là ai?
Vũ Phương Thanh là ai?

Vũ Phương Thanh sinh năm 1990 tại Hà Nội. Năm 13 tuổi, cô sang Singapore học tập, sau đó học tiếp đại học chuyên ngành quản trị kinh doanh tại Canada và Anh. Sau khi tốt nghiệp, Thanh làm chuyên viên phân tích tài chính của hãng Bloomberg tại Singapore cho đến khi nghỉ việc vào năm 2015. Quyết định nghỉ việc này của Thanh khiến nhiều người bất ngờ, trong đó có mẹ cô, người đã dành ra hai tuần không nói chuyện với con gái mình sau sự kiện trên. Với số tiền tiết kiệm sau thời gian làm việc, Thanh bước vào con đường nỗ lực tập luyện và tham gia một số giải marathon khác nhau. Theo Phương Thanh, mặc dù không có năng khiếu thể thao nhưng cô muốn “trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình, không lùi bước trước những thử thách trong cuộc sống”

Bạn đang xem: Vũ Phương Thanh là ai? Vũ Phương Thanh chinh phục các kỷ lục

Vũ Phương Thanh chinh phục các kỷ lục

Năm 2015, Thanh hoàn thành giải chạy sa mạc đầu tiên của mình tại Atacama Crossing (Chile), sau đó, cô đặt mục tiêu tham gia thử thách giải chạy “The 4 Desert Grand Slam” với tổng hành trình dài 1.000 km, qua 4 sa mạc khác nhau trên thế giới gồm Sahara, Gobi, Atacama và Antartica với chiều dài mỗi chặng là 250 km. Để thực hiện mục tiêu này, cô phải tập luyện liên tục trong 3 tháng và hy sinh một số mong muốn khác của bản thân. Sau khi hoàn thành giải chạy, cô trở thành người phụ nữ châu Á đầu tiên, và cũng là một trong 13 người phụ nữ trên thế giới chinh phục thành công chinh phục 4 sa mạc của giải.

Sau thành tích trên, Phương Thanh tiếp tục tham dự và hoàn thành các giải đấu khác nhau như “The Track” (gồm 9 chặng, với chiều dài 522 km) tại Australia và giải “Ultra-Trail du Mont-Blanc” (dài 170 km với độ dốc 9.600 m) tại dãy núi Alps. Tiếp đó, cô chinh phục giải “Artic Ultra” (gồm 5 chặng, với chiều dài 230 km) tại Bắc Cực và cuộc đua Grand to Grand (gồm 6 chặng, với chiều dài 273 km) tại Bắc Mỹ. Sau khi hoàn thành giải chạy vượt núi “Everest Trail Race” vào năm 2019, cô trở thành người dẫn chương trình cho các giải chạy nội địa gồm “Tiền Phong Marathon” và “VnExpress Marathon”

Đầu tháng 8 năm 2022, Phương Thanh có mặt tại Thụy Sĩ để tham gia giải ba môn phối hợp “Swiss Ultra” với các nội dung bơi 38 km, đạp xe 1.800 km và chạy 422 km liên tục trong 14 ngày. Với tổng thành tích 328 giờ 27 phút 55 giây, cô đã trở thành nhà vô địch nữ của giải đấu, qua đó trở thành người Việt Nam đầu tiên chinh phục thành công và vô địch giải đấu này. Tháng 10 năm 2022, cô đã được Ủy ban Olympic Việt Nam và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tặng bằng khen nhằm ghi nhận thành tích trên. Đầu năm 2023, cô thực hiện hành trình đạp xe xuyên Việt từ Quảng Ninh đến Cà Mau nhằm kêu gọi mọi người có ý thức bảo vệ môi trường.

Vũ Phương Thanh chinh phục các kỷ lục
Vũ Phương Thanh chinh phục các kỷ lục

Vũ Phương Thanh vô địch thế giới giải ba môn phối hợp

Ngày 29-8, trang chủ của SwissUltra 2022 đăng lời chúc mừng vận động viên Việt Nam bằng tiếng Anh: “Đây là chân dung nhà vô địch thế giới: Xin chúc mừng Thanh Vũ”.

Sau 14 ngày thi đấu, Vũ Phương Thanh (Thanh Vũ) hoàn thành phần thi của cô tại SwissUltra 2022 với tổng thành tích 328 giờ 27 phút 55 giây để lên ngôi vô địch nữ.

SwissUltra là giải ba môn phối hợp khắc nghiệt nhất hành tinh. Khác với thông thường, các vận động viên dự giải phải hoàn thành 38km bơi, 1.800km đạp xe và chạy bộ 422km. Tổng cự ly thi đấu của sân chơi này dài gấp 10 lần một giải full triathlon phổ thông.

Tham dự cuộc thi năm nay có tổng cộng 23 vận động viên trên toàn thế giới, trong đó có 19 nam và 4 nữ. Thanh Vũ là đại diện duy nhất của Việt Nam góp mặt tại cuộc thi.

Ở nội dung nam, 5 VĐV đã không thể hoàn thành phần thi. Nhà vô địch nam là vận động viên người Bỉ sinh năm 1982 Kenneth Vanthuyne, với tổng thành tích 182 giờ 43 phút 43 giây.

Vũ Phương Thanh (Thanh Vũ) sinh năm 1990 tại Hà Nội. Trong sự nghiệp, thành tích lớn nhất của cô là trở thành nữ vận động viên châu Á đầu tiên chạy qua 4 sa mạc chỉ trong năm 2016 gồm Namib (duyên hải Namibia), Gobi (Trung Quốc), Atacama (Chile) và sa mạc lạnh ở Nam Cực.

Vũ Phương Thanh vô địch thế giới giải ba môn phối hợp
Vũ Phương Thanh vô địch thế giới giải ba môn phối hợp

Vũ Phương Thanh người phụ nữ nhỏ bé với sức mạnh phi thường

Vũ Phương Thanh là cái tên không xa lạ với các giải chạy của Việt Nam và quốc tế. Cô vừa tham gia giải đấu được mệnh danh khắc nghiệt nhất hành tinh – Deca Ultra Triathlon World Championship – và bước lên ngôi vô địch nữ. Điều gì thôi thúc Thanh tham gia một giải đấu kéo dài 14 ngày với những vòng lặp “nhàm chán” ở các thể thức thi? Cùng ELLE trò chuyện với Vũ Phương Thanh và cảm nhận sức mạnh phi thường từ người phụ nữ nhỏ bé này.

Điều gì thôi thúc một cô gái nhỏ bé như bạn tham gia giải đấu được mệnh danh khắc nghiệt nhất hành tinh này?

Đối với tôi, tất cả giải đấu mang tính siêu bền đều là thách thức thú vị. Không chỉ vậy, những người tham gia các giải này cũng thường rất thú vị, đa số đều ở độ tuổi trung niên trở lên. Với những bộ môn siêu bền, cự ly dài, đòi hỏi sự kiên nhẫn, chiến lược và sức chịu đựng thì càng trưởng thành, họ càng làm tốt hơn. Họ là minh chứng cho thấy “không gì là không thể”, thể hiện khát khao, bản lĩnh và ý chí mãnh liệt của con người. Những giải đấu này không chỉ cho tôi cơ hội được khám phá bản thân mà còn giúp tôi hiểu thêm về sức mạnh tinh thần của con người.

Để tham gia giải đấu này, Thanh đã chuẩn bị những gì?

Tôi đã từng tham gia rất nhiều giải chạy địa hình siêu bền ở các vùng đất khắc nghiệt như sa mạc nên không quá xa lạ với phần chạy. Nhưng với tôi, đạp xe và bơi là hai lĩnh vực khá mới. Để luyện tập cho đúng và hợp lý, tôi đã tìm hiểu thông tin trên website của giải và từ cả những người đã hoàn thành giải trước đó rồi tự tạo ra lộ trình mô phỏng để luyện tập.

Bình thường, tôi luyện tập 5/7 ngày và 14-17 tiếng/tuần – một khối lượng khá khiêm tốn do vẫn có công việc toàn thời gian. Ở giai đoạn luyện tập khối lượng cao, tôi xin nghỉ phép một ngày, kết hợp với hai ngày cuối tuần để luyện tập mô phỏng theo giải trong suốt 72 tiếng, bắt đầu bơi từ 6h30 đến 10h, được khoảng 28km, sau đó leo cầu thang liên tục cả ngày để tập cho các cơ sử dụng lúc đạp xe, cuối cùng là chuyển sang chạy 100 km. Trong quá trình tập luyện, tôi cũng chú ý những vấn đề có thể phát sinh để điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.

Với một giải đấu kéo dài 14 ngày, đâu là những thách thức mà VĐV nói chung và riêng bản thân Thanh phải đối mặt? Bạn đã vượt qua như thế nào?

Một giải đấu kéo dài 14 ngày là thách thức mà tất cả các VĐV phải đối mặt. Tổng thời gian thi đấu được tính từ khi bắt đầu đến thời điểm hoàn thành xong chặng thi, nên quyết định ngủ nghỉ bao nhiêu và vào lúc nào là tùy vào chiến lược của từng người. Đối với một người mới như tôi, mục tiêu là hoàn thành được 38 km bơi, 1.800 km đạp xe và 422 km chạy trong thời gian cho phép.

Trong phần bơi, biết mình bơi chậm nên tôi sẽ bơi không ngừng nghỉ. Xuất phát phần bơi là lúc 6h tối, đến 5h sáng hôm sau là gần 12 tiếng liên tục trong nước. Trước bình mình, nhiệt độ hạ xuống còn khoảng 14-150C. Để tránh hạ thân nhiệt, tôi phải dành 1 tiếng lên bờ để dội nước nóng, sấy khô người, làm ấm lại cơ thể trước khi tiếp tục.

Ở phần đạp xe, với 1.800km, tôi cũng chia ra mỗi ngày phải đạt được ít nhất 270km. Khi có những vấn đề về thời tiết gây ảnh hưởng, khiến mình bị tụt lại so với kế hoạch, tôi sẽ phải bù lại vào những thời điểm sau.

Trong phần chạy, những người dẫn đầu có thể sẽ lựa chọn chiến lược chạy 12 tiếng, nghỉ 1 tiếng và trong 12 tiếng đó, họ đã có thể hoàn thành 120 km. Mục tiêu tôi đặt ra cho phần chạy là tầm 84 km/ngày để có thể hoàn thành 422 km trong khoảng 5 ngày.

Ngoài ra, còn nhiều vấn đề phát sinh như nổ lốp xe, mưa lớn xối xả rất lạnh… khiến nhiều người lúng túng. Nhưng ở một cuộc thi dài ngày, mình sẽ phải tùy cơ ứng biến và giữ cái đầu lạnh để giải quyết từng việc một. Có lúc hoang mang đến phát khóc, cơ thể kiệt quệ, hoài nghi bản thân, nhưng sau khi những cảm xúc ấy qua đi, mình vẫn phải đứng lên đi tiếp. Tôi chưa bao giờ có suy nghĩ bỏ cuộc, bởi tất cả các giải đã tham gia đều là sự đúc kết của rất nhiều suy nghĩ, đắn đo, nỗ lực cũng như sự đầu tư về thời gian và nhiều thứ khác. Một khi đặt chân đến vạch xuất phát nghĩa là mình đã đi được 3/4 quãng đường rồi.

Có nhiều phụ nữ tham gia giải đấu như bạn không và bạn thấy điều gì ở họ? Đâu là điều ý nghĩa nhất đọng lại khi bạn tham gia và bước lên ngôi vô địch nữ của Deca Ultra Triathlon World Championship?

Ở những giải ba môn phối hợp siêu cự ly như thế này, số lượng phụ nữ tham gia thường rất ít. Trong giải này chỉ có 4 người xuất phát và 2 người đã rút lui giữa chừng vì lý do sức khỏe. Không ai tới những giải như thế này để rút lui cả nên quyết định này đối với họ không hề dễ dàng. Tất cả đều rất mạnh mẽ và đã vượt qua giới hạn của bản thân.

Vũ Phương Thanh người phụ nữ nhỏ bé với sức mạnh phi thường
Vũ Phương Thanh người phụ nữ nhỏ bé với sức mạnh phi thường

Không chỉ ở giải đấu này mà ở rất nhiều cuộc đua trong nước, quốc tế trước đó, Thanh đều đạt thành tích cao. Bạn có thiết lập trước mục tiêu mình cần đạt được khi tham gia mỗi cuộc thi? Điều ấy có tạo áp lực cho bạn?

Tất nhiên, khi tham gia giải đấu, tôi cũng phải định sẵn một số chiến lược và vài cột mốc mà mình muốn đạt được. Có thể điều ưu tiên đầu tiên là hoàn thành giải đấu rồi đến ưu tiên thứ hai là hoàn thành với sức khỏe, tinh thần tốt, vui vẻ chứ không phải hoàn thành xong rồi nằm một chỗ hay kiệt quệ. Những điều ưu tiên tiếp theo có thể là hoàn thành trong thời gian bao lâu, xếp hạng như thế nào trong nhóm tuổi. Và tất nhiên, trong quá trình thi đấu, tôi cũng sẽ phải linh hoạt quan sát và điều chỉnh.

Thanh nghĩ sao về “cuộc chơi” mà bạn đã tham gia, nó làm thay đổi bạn hay bạn đã thay đổi quan điểm về những người phụ nữ tham gia cuộc chơi thể thao mà thậm chí nhiều khi cánh đàn ông còn phải e ngại và dừng bước?

Tôi thực sự mong muốn những cuộc chơi sẽ giúp mình gỡ bỏ những giới hạn cũ và nâng tầm bản thân, cũng giống như đổi một lớp áo mới vậy. Giải sau sẽ khó hơn giải trước một chút, độc đáo hơn, lạ hơn… để mình vượt khỏi vòng an toàn và có những trải nghiệm mới, được truyền cảm hứng mới và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.

Khi đã hoàn thành những thử thách khó rồi thì trở lại với cuộc sống thường ngày, rất nhiều thứ sẽ trở nên giản đơn hơn. Những thứ tôi từng cảm thấy chật vật, khó khăn trước đây, bây giờ sẽ có cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn. Trong cuộc sống, tôi cũng kiên nhẫn hơn, có sự vị tha đối với bản thân và người khác, có ý chí, kiên trì theo đuổi mục tiêu.

Thanh chia sẻ một số kế hoạch tương lai của bạn nhé?

Trong tương lai, tôi còn rất nhiều dự định tham gia những giải đấu lạ, độc đáo và khắc nghiệt trên thế giới. Đã có một danh sách rất dài và tôi sẽ chinh phục từ từ.

Thách thức gần nhất mà tôi đang tập trung chinh phục có lẽ khó hơn và khác rất nhiều so với những thứ tôi đã làm trước đây, đó là đạp xe xuyên Việt để kêu gọi giảm rác thải nhựa. Đạp xe xuyên Việt qua nhiều địa phương trong vòng 30 ngày đòi hỏi tính bền bỉ rất cao nhưng không phải là thách thức quá khó. Điều quan trọng hơn là phải quản lý bản thân, quản lý được cả một chiến dịch để có thể vận động, truyền cảm hứng và giúp mọi người chuyển hóa hành vi, thấy được hiệu quả của việc phân loại rác tại nguồn, thu gom, tái chế nhựa phế liệu đúng cách và biến chúng thành vật dụng hữu ích.

Sau cùng, để nói về một Vũ Phương Thanh trong đời sống hằng ngày, bạn sẽ tự “khắc họa” mình ra sao?

Trong đời sống hằng ngày, tôi cũng chỉ là một người bình thường. Mỗi sáng, tôi dậy tập luyện, sau đó sẽ làm việc rồi dành thời gian cho bản thân, bạn bè, gia đình, cuối cùng là đi ngủ sớm để sáng hôm sau có thể tiếp tục tập luyện. Tôi cũng hiểu rằng mình cần có sự cân bằng, phân bổ làm sao để đạt được mục tiêu nhưng vẫn giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ, đáp ứng được tất cả nhu cầu trong cuộc sống. Mỗi hành trình là do mình chọn nên nếu không vui thì tốt nhất không nên làm. Còn khi đã quyết định làm một cái gì đó thì phải đảm bảo rằng mình rất mong muốn điều đó, mình khát khao nó và biết ơn vì mình đã có cơ hội để tiếp cận những thách thức. Như vậy mình sẽ vui hơn, cân bằng hơn.

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Vũ Phương Thanh là ai. Mọi thông tin trong bài viết Vũ Phương Thanh là ai? Vũ Phương Thanh chinh phục các kỷ lục đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (5 bình chọn)

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button