Học TậpLớp 3Tiếng Việt lớp 3 - Cánh diều

Giặt áo trang 25 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều

Nội dung

Bài thơ nói về niềm vui của bạn nhỏ khi giặt quần áo trong ngày nắng đẹp.

Phần I

Bạn đang xem: Giặt áo trang 25 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều

Bài đọc: 

Giặt áo

(Trích)

Tre bùng nắng lên

Rộn vườn tiếng sáo

Nắng đẹp nhắc em

Giặt quần, giặt áo.

 

Lấy bọt xà phòng

Làm đôi găng trăng

Nghìn đốm cầu vồng

Tây em lấp lánh.

 

Nắng theo gió bay

Trên tre, trên chuối

Nắng vẫn đầy trời

Vàng sân, vàng lối. 

Sạch sẽ như mới

Áo quần lên dây

Em yêu ngắm mãi

Trắng hồng tay…

 

Nắng đi suốt ngày

Giờ lo xuống núi

Nắng vẫn còn đây

Áo thơm bên gối.

PHẠM HỔ

 

 


Phần II

Đọc hiểu:

Câu 1: Bài thơ có hai nhân vật là bạn nhỏ và nắng. Mỗi nhân vật được nói đến trong những khổ thơ nào? 

Hướng dẫn giải:

Em đọc kĩ bài thơ để tìm khổ thơ có chứa nhân vật.   

Lời giải:

– Bạn nhỏ được nhắc đến trong các khổ thơ: 1, 2, 4.

– Nắng được nhắc đến trong các khổ thơ: 1, 3, 5. 

Câu 2

Câu 2: Tìm những hình ảnh đẹp ở các khổ thở 2 và 4:

a) Tả bạn nhỏ làm việc.

b) Nói lên cảm xúc của bạn nhỏ khi hoàn thành công việc.  

Hướng dẫn giải:

Em đọc kĩ bài thơ để tim những hình ảnh đẹp của bạn nhỏ khi làm việc và khi hoàn thành công việc.  

Lời giải:

Những hình ảnh đẹp của bạn nhỏ:

a) Khi làm việc: Lấy bọt xà phòng làm găng tay, như đốm cầu vồng làm tay em lấp lánh.

b) Cảm xúc của bạn nhỏ khi hoàn thành công việc: Áo quần lên dây/Em yêu ngắm mãi.  

Câu 3

Câu 3: Khổ thơ 3 tả nắng đẹp như thế nào? 

Hướng dẫn giải:

Em đọc kĩ khổ thơ 3 để tìm chi tiết miêu tả nắng.  

Lời giải:

Khổ thơ 3 tả nắng bay theo gió, tràn đầy khắp mọi nơi, trên cây tre, cây chuối, nắng vàng trải trên sân, trên lối đi.   

Câu 4

Câu 4: Em hiểu câu thơ “Nắng đi suốt ngày / Giờ lo xuống núi” như thế nào? Chọn ý đúng:

a) Nắng bừng lên.

b) Nắng đầy trời.

c) Nắng đang tắt. 

Hướng dẫn giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi. 

Lời giải:

Chọn đáp án c. 

Phần III

Luyện tập:

Câu 1: Tìm thêm ít nhất 3 từ ngữ cho mỗi nhóm dưới đây: 

a) Từ ngữ chỉ việc em làm ở nhà: giặt áo,…

b) Từ ngữ chỉ đồ dùng để làm việc: găng,…

c) Từ ngữ chỉ cách làm việc: nhanh nhẹn,…

Hướng dẫn giải:

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.  

Lời giải:

a) Từ ngữ chỉ việc em làm ở nhà: quét nhà, rửa bát, cắm cơm, lau bàn ghế.

b) Từ ngữ chỉ đồ dùng để làm việc: chổi, nước rửa bát, khăn lau.

c) Từ ngữ chỉ cách làm việc: tỉ mỉ, cẩn thận, nghiêm túc, qua loa. 

Câu 2

Câu 2: Đặt một câu nói về việc em đã làm ở nhà.  

Hướng dẫn giải:

Em tự liên hệ bản thân và hoàn thành bài tập. 

Lời giải:

– Hôm nay em dọn dẹp góc học tập của mình.

– Hôm qua, em đã giúp mẹ tưới cây.

– Em cùng ông bà chăm sóc vườn rau. 

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Tiếng Việt lớp 3 – Cánh diều

5/5 - (7 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button