Học TậpLớp 3Tiếng Việt lớp 3 - Chân trời sáng tạo

Bài 1: Cậu học sinh mới trang 24, 25 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo

Nội dung

Bài đọc kể về cậu bé Lu-i Pa-xtơ ham học và thích tìm tòi những điều mới lạ.

Phần I

Chia sẻ với bạn những điều em thấy trong tranh bên dưới theo gợi ý:

Bạn đang xem: Bài 1: Cậu học sinh mới trang 24, 25 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn giải:

Em hãy quan sát bức tranh bên dưới và chia sẻ với bạn về bức tranh theo những gợi ý sau:

– Bức tranh vẽ những ai?

– Các nhân vật đang đứng ở đâu?

– Các nhân vật trong bức tranh đang làm gì?

Lời giải:

Bức tranh vẽ bốn nhân vật đó là: thầy giáo, người cha và hai bạn học sinh. Họ đang đứng ở cổng và nói chuyện với nhau.

Phần II

Bài đọc:

Cậu học sinh mới

1. Gia đình ông Giô-dép chuyển về Ác-boa để Lu-i có thể tiếp tục đi học. Ác-boa không có lâu đài đồ sộ, nguy nga, chỉ thấy những ngôi nhà nhỏ bé, cổ kính và những vườn nho con con. Dòng sông Quy-dăng-xơ hiền hoà lượn quanh thành phố, với những chiếc cầu trắng phau.

2. Ông Giô-dép dắt con trai đến gặp thầy giáo để xin học. Thầy Rơ-nê đã già, mái tóc ngả màu xám. Thầy hỏi:

– Con tên là gì?

– Thưa thầy, con là Lu-i Pa-xtơ ạ! – Cậu bé lễ phép.

– Đã muốn đi học chưa hay còn thích chơi?

– Thưa thầy, con thích đi học ạ!

Thầy giáo gật gù:

– Thế thì được!

Thầy bằng lòng nhận cậu vào trường.

3. Đường từ nhà đến trường không xa lắm, có những chặng nghỉ và những trò chơi thú vị. Dưới gốc một cây to ở vệ đường, cỏ đã trụi đi vì những ván bị quyết liệt. Cái bãi gần đường vào thị trấn là nơi đã diễn ra những “pha” bóng chớp nhoáng, đầy hứng thú và say mê. Còn dưới chân cầu kia, chính là nơi Lu-i thường rủ Véc-xen, người bạn thân nhất của mình, đến đó câu cá.

4. Còn việc học của cậu thì khỏi phải nói. Gia đình và thầy giáo đều rất hài lòng. Thầy giáo khen ngợi cậu chăm chỉ và đạt kết quả học tập tốt.

Theo Đức Hoài, Tiếng Việt 3, 1980

Ác-bog (Arbois): tên một thị trấn nhỏ ở Pháp.

Lu-i Pa-xtơ (Louis Pasteur, 1822 – 1895): nhà bác học xuất sắc, có nhiều phát minh quan trọng, cống hiến to lớn cho nhân loại về lĩnh vực y học.

Gật gù: gật nhẹ, chậm và nhiều lần, biểu thị thái độ đồng tình, tán thưởng.

Câu 1

Ông Giô-dép dắt con trai đến gặp thầy giáo để làm gì?

Hướng dẫn giải:

Em đọc câu đầu đoạn văn thứ hai để xem ông Giô-dép dắt con trai đến gặp thầy giáo để làm gì.

Lời giải:

Ông Giô-dép dắt con trai đến gặp thầy giáo để xin học.

Câu 2

Nói lại nội dung cuộc đối thoại giữa thầy Rơ-nê và Lu-i.

Hướng dẫn giải:

Em đọc kĩ đoạn văn thứ hai để biết được thầy Rơ-nê và Lu-I đã nói gì với nhau.

Lời giải:

Thầy Rơ-nê hỏi tên của Lu-i và hỏi cậu thích đi học hay thích chơi. Lu-i lễ phép nói với thầy tên của mình và trả lời cậu thích đi học.

Câu 3

Lu-i và các bạn chơi những trò gì? Ở đâu?

Hướng dẫn giải:

Em đọc kĩ đoạn văn thứ ba và tìm ra những trò mà Lu-i cùng các bạn đã chơi và cho biết các bạn chơi trò ấy ở đâu.

Lời giải:

Lu-i và các bạn chơi những trò sau:

– Những ván bi quyết liệt ở dưới gốc một cây to ở vệ đường.

– Những “pha” bóng chớp nhoáng, đầy hứng thú và say mê ở cái bãi gần đường vào thị trấn.

– Lu-i thường rủ Véc-xen, người bạn thân nhất của mình câu cá ở dưới chân cầu.

Câu 4

Theo em, Lu-i có những điểm gì đáng khen?

Hướng dẫn giải:

Em hãy đọc đoạn văn thứ tư và những lời nói và hành động của Lu-i trong bài để xem cậu có những điểm gì đáng khen.

Lời giải:

Lu-i có những điểm gì đáng khen là: lễ phép, ham học, chăm chỉ và đạt kết quả học tập tốt.

Câu 5

Kể tên một vài trò chơi em thường chơi cùng các bạn.

 

Hướng dẫn giải:

Em hãy nghĩ lại xem em và các bạn của mình thường chơi những trò chơi gì?

Lời giải:

Em thường chơi cùng các bạn trò đá bóng, cầu lông, bắn bi, nhảy dây, rồng rắn lên mây, thả diều, ô ăn quan,….

Câu 6

Đọc một bài thơ về trường học:

a. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em ghi nhớ.

b. Chia sẻ với bạn về Phiếu đọc sách của em.

Hướng dẫn giải:

a. Em hãy tìm và đọc một bài thơ về trường học, sau đó ghi vào phiếu đọc sách các thông tin sau: Tên bài thơ, tác giả, cách tìm bài thơ, khổ thơ em thích (Khổ thơ có từ dùng ấn tượng, vần thơ hay,…)

b. Em hãy chia sẻ truyện đã đọc và xem một vài gợi ý sau:

– Tên bài thơ là gì?

– Tác giả bài thơ là ai?

– Em tìm ra bài thơ bằng cách nào?

– Em thích khổ thơ nào?

– Khổ thơ có những từ dùng hay nào, vần thơ ra sao?

Lời giải:

a. 

Em có thể tham khảo một số bài thơ sau:

Bài thơ 1:

CÁI TRNG TRƯỜNG EM

Cái trống trường em

Mùa hè cũng nghỉ

Suốt ba tháng liền

Trong năm ngẫm nghĩ.

 

Buồn không hỗ trống

Trong những ngày hè

Bọn mình đi vắng

Chỉ còn tiếng ve?

 

Cái trống lặng im

Nghiêng đầu trên giá

Chắc thấy chúng em

Nó mùng vui quá!

 

Kia trống đang gọi:

Tùng! Tùng! Tùng! Tùng!

Vào năm học mới

Giọng vang tưng bừng.

(Thanh Hào)

Tên bài thơ: Cái trống trường em

Tác giả: Thanh Hào

Cách tìm bài thơ: em tìm thấy bài thơ trong Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2.

Khổ thơ em thích: khổ thơ cuối, khổ thơ có từ dùng hay như âm thanh tiếng trống đang gọi: “Tùng! Tùng! Tùng! Tùng!”, tưng bừng,… vần thơ gợi không khí rộn rã của ngày đầu năm học mới.

Kia trống đang gọi:

Tùng! Tùng! Tùng! Tùng!

Vào năm học mới

Giọng vang tưng bừng.

 

 

Bài thơ 2:

Em vẽ ngôi trường em

Ngôi trường của em

Ngói hồng rực rỡ

Từng ô cửa nhỏ

Nhìn ra chân trời

 

Ngôi trường dễ thương

Đứng bên sườn núi

Có một dòng suối

Lượn qua cổng trường

 

Ngôi trường yêu thương

Có cây che mát

Có cờ Tổ quốc

Bay trong gió ngàn

 

Ngôi trường khang trang

Có thầy, có bạn

Em ngồi em ngắm

Ngôi trường của em.

Tác giả: Nguyễn Lãm Thắng

Tên bài thơ: Em vẽ ngôi trường em

Tên tác giả: Nguyễn Lãm Thắng

Cách tìm bài thơ: em tìm thấy bài thơ trên báo nhi đồng.

Khổ thơ em thích: khổ thơ đầu tiên, khổ thơ có từ dùng hay như: rực rỡ, ô cửa nhỏ, chân trời,… vần thơ tự do.

Ngôi trường của em

Ngói hồng rực rỡ

Từng ô cửa nhỏ

Nhìn ra chân trời

b. Em có thể tham khảo một số bài sau:

Bài tham khảo 1:

Tên bài thơ mà tớ yêu thích là bài “Cái trống trường em” của tác giả Thanh Hào. Tớ tìm thấy bài thơ trong Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2. Tớ thích khổ thơ cuối với những từ ngữ ấn tượng nghe như âm thanh tiếng trống đang gọi: Tùng! Tùng! Tùng! Tùng!, tưng bừng,… vần thơ gợi không khí rộn rã của ngày đầu năm học mới.

Kìa trống đang gọi:

Tùng! Tùng! Tùng! Tùng!

Vào năm học mới

Giọng vang tưng bừng.

Bài tham khảo 2:

Tên bài thơ mà tớ yêu thích là bài “Em vẽ ngôi trường em” của tác giả Nguyễn Lãm Thắng. Tớ tìm thấy bài thơ trên báo nhi đồng. Khổ thơ tớ thích là khổ thơ đầu tiên, khổ thơ có từ dùng hay như: rực rỡ, ô cửa nhỏ, chân trời,… vần thơ tự do.

Ngôi trường của em

Ngói hồng rực rỡ

Từng ô cửa nhỏ

Nhìn ra chân trời

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Tiếng Việt lớp 3 – Chân trời sáng tạo

5/5 - (2 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button