Học TậpLớp 5Toán lớp 5

Toán lớp 5 trang 115 Thể tích của một hình

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Giải Toán lớp 5 trang 115 Thể tích của một hình

Toán lớp 5 trang 115 Bài 1: Trong hai hình dưới đây: 

Bạn đang xem: Toán lớp 5 trang 115 Thể tích của một hình

Hình hộp chữ nhật A gồm mấy hình lập phương nhỏ?

Hình hộp chữ nhật  B gồm mấy hình lập phương nhỏ?

Hình nào có thể tích lớn hơn?

Toán lớp 5 trang 115 Thể tích của một hình (ảnh 1)

Lời giải

Hình hộp chữ nhật A gồm 4 × 2 × 2 = 16 (hình lập phương nhỏ)

Hình hộp chữ nhật B gồm 3 × 3 × 3 = 18 (hình lập phương nhỏ)

Vì hình B có số hình lập phương nhỏ nhiều hơn nên hình B có thể tích lớn hơn.

Toán lớp 5 trang 115 Bài 2:

Hình A gồm mấy hình lập phương nhỏ?

Hình B gồm mấy hình lập phương nhỏ?

So sánh thể tích của hình A và hình B.

Toán lớp 5 trang 115 Thể tích của một hình (ảnh 1)

Lời giải

Hình A gồm 5 × 3 × 3 = 45 hình lập phương nhỏ.

Hình B gồm 3 × 3 × 3 – 1 = 27 – 1 = 26 (hình lập phương nhỏ)

Vì hình A có số hình lập phương nhỏ nhiều hơn hình B nên thể tích hình A lớn hơn thể tích hình B (hay thể tích hình B nhỏ hơn thể tích hình A).

Toán lớp 5 trang 115 Bài 3: Có 6 hình lập phương nhỏ cạnh 1 cm. Hãy xếp 6 hình lập phương đó thành một hình hộp chữ nhật. Có bao nhiêu cách xếp khác nhau?

Lời giải

Vì 6 = 6 × 1 = 2 × 3 nên có các cách xếp sau:

Toán lớp 5 trang 115 Thể tích của một hình (ảnh 1)

Bài giảng Toán lớp 5 trang 115 Thể tích của một hình 

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 5 hay, chi tiết khác:

Toán lớp 5 trang 116, 117 Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối

Toán lớp 5 trang 118 Mét khối

Toán lớp 5 trang 123 Luyện tập chung

Toán lớp 5 trang 124, 125 Luyện tập chung

Toán lớp 5 trang 126 Giới thiệu hình trụ. Giới thiệu hình cầu

————————————————————————

Bài tập Thể tích của một hình 

Giải Vở bài tập Toán lớp 5 trang 30, 31 Thể tích của một hình

Giải Sách bài tập Toán lớp 5 Thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương

Cách tính thể tích của các hình lớp 5 chi tiết

Bài tập Thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương

————————————————————————

Lý thuyết Thể tích của một hình. Xăng-ti-mét khối. Đề- xi-mét khối. Mét khối lớp 5

1. Thể tích của một hình

Ví dụ 1:

Lý thuyết Thể tích của một hình. Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối Mét khối lớp 5 (ảnh 1)

Trong hình bên, hình lập phương nằm hoàn toàn trong hình hộp chữ nhật. Ta nói: thể tích hình lập phương bé hơn thể tích hình hộp chữ nhật hay thể tích hình hộp chữ nhật lớn hơn thể tích hình lập phương.

Ví dụ 2:

Lý thuyết Thể tích của một hình. Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối Mét khối lớp 5 (ảnh 1)

Hình A gồm 4 hình lập phương như nhau và hình B cũng gồm 4 hình lập phương như thế. Ta nói: thể tích hình A bằng thể tích hình B.

Ví dụ 3:

Lý thuyết Thể tích của một hình. Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối Mét khối lớp 5 (ảnh 1)

Hình C gồm 6 hình lập phương như nhau. Ta tách hình C thành hai hình D và hình E: hình D gồm 2 hình lập phương, hình E gồm 4 hình lập phương như thế. Ta nói: thể tích hình C bằng tổng thể tích các hình D và E

2. Xăng-ti-mét khối. Đề- xi-mét khối. Mét khối

Để đo thể tích người ta có thể dùng những đơn vị: xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối, mét khối.

  Định nghĩa Viết tắt Chú ý
Xăng-ti-mét khối Xăng-ti-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1cm. cm3  
Đề-ti-mét khối Đề-ti-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1dm. dm3

Hình lập phương cạnh 1dm gồm 10x10x10=1000 hình lập phương cạnh 1cm.

Ta có: 1dm3=1000cm3

Mét khối Mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1m. m3

Hình lập phương cạnh 1m gồm 1000 hình lập phương cạnh 1dm.

Ta có:

1m3=1000dm3

1m3=1000000cm3 (=100x100x100)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhận xét:

– Mỗi đơn vị đo thể tích gấp 1000 lần đơn vị bé hơn tiếp liền.

– Mỗi đơn vị đo thể tích bằng 11000 đơn vị bé hơn tiếp liền.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Toán lớp 5

5/5 - (2 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button