Tổng hợp

Căn đồng là gì? Biểu hiện của người có căn đồng

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Căn đồng là gì trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Mục lục

Căn đồng là gì?

Một số quan điểm cho rằng, hiểu theo đúng nghĩa của từ thì “căn” là gốc rễ, nguyên nhân, căn nguyên của một sự vật, hiện tượng nào đó còn “đồng” mang nghĩa là sự trong sáng, ngây thơ, như một đứa trẻ không tì vết. Lại có tài liệu chỉ ra rằng “đồng” ở đây là viết tắt của từ “công đồng” nghĩa là ám chỉ triều phục của các quan trong nghi lễ chứ không liên quan tới “nhi đồng”. Cũng từ những khái niệm này mà trong dân gian có nhiều cách lý giải khác nhau.

Căn đồng là gì?
Căn đồng là gì?

Người có căn là gì?

Căn đồng để chỉ con người có những nghiệp duyên; nghiệp chướng; hay nói khác đi là những tội lỗi; đã gây ra từ trước có thể kiếp trước; hoặc kiếp này; tới khi vận đến phải chịu hậu quả; phải đón nhận cái kết quả xấu mà mình đã tạo ra; phải chịu kiếp khổ sở.

Bạn đang xem: Căn đồng là gì? Biểu hiện của người có căn đồng

Những con người đó may mắn được các Thánh đức đoái thương; nên đã chấm chọn để các Thánh cứu vớt; cũng như thay mặt các Thánh làm việc cứu độ thế gian; làm phúc làm thiện bằng nhiều cách; để hòng chuộc lỗi lại cho bản thân; để đạt được an nhiên thanh thản trong đời sống hiện tại và viên mãn sau khi thoát sinh.

Họ sẽ là những con người trong trắng giống như trẻ con; để cho các Thánh dẫn dẵn đi theo lí trí; lẽ phải; tình thương yêu cùng sự hiểu biết của các Ngài; bởi chỉ có sự xót thương; tình yêu thương của các Ngài cho bản thân người có căn đồng đó mới có thể thanh tẩy tâm hồn; thể xác; biến đổi cuộc sống của người đó; mới có thể cho họ có được phúc thiện một cách hoàn hảo để nhằm chuộc lại lỗi lầm của chính họ đã gây ra trong quá khứ.

Biểu hiện của người có căn đồng

Những người có căn đồng thường có những biểu hiện khác nhau, tùy thuộc vào mức độ căn số của từng người nặng hay nhẹ nhưng hầu hết là những người có cảm thụ tâm linh lớn. Một số những biểu hiện thường thấy ở người có căn đồng như sau:

  • Người có căn đồng đôi khi có ảo giác, nằm mơ thấy đức Mẹ hoặc Tiên Thánh thần, có cảm giác có Thánh thần bên cạnh mình, ủng hộ và che chở cho bản thân.
  • Người có căn đồng khi tham gia các buổi hầu đồng, hầu Thánh, họ thường thấy tâm hồn lâng lâng, bay bổng, tinh thần phấn chấn và cảm nhận được sự đồng cảm qua những lời hát văn, lời tấu, lời thỉnh. Ở mức độ nặng hơn, họ có những hành động, cử chỉ và lời nói trong vô thức. Mặc dù vẫn nhận biết rõ mọi vật xung quanh nhưng không tự chủ được. Cái này còn gọi là sát căn, nghĩa là khả năng hấp thu tâm linh lớn.
  • Một số người bị hành thì gia đình bất an, tán gia bại sản, kinh tế sụt giảm một cách chóng vánh, xảy ra nhiều chuyện bất hòa, lao đao làm lụng mà chẳng đạt được kết quả gì, cái đáng được hưởng mà không sao có được. Bản thân họ tâm hồn bất an, cứ ngày đêm canh cánh lo lắng, nhiều khi không biết mình lo lắng gì, cảm giác bất ổn luôn thường trực, cảm giác như cái không hay đang sẵn sàng chờ trực mình. Hơn nữa, nếu người nghiệp duyên nặng nề, có thể dẫn đến tâm hồn hoảng loạn, có thể bị điên đảo, nói năng lảm nhảm, hay nói chuyện Thánh thần, chúng ta có thể gọi là “bị điên”, nhưng “điên” này khác với bệnh thần kinh thông thường, khi đến bệnh viện thì lại an nhiên như không, nhưng khi về nhà thì lại hoàn cũ. Cũng cần chú ý là có những trường hợp bị “điên” do hành hoặc bị điên do bị ma quỷ nhập hồn. Nó có những biểu hiện khác nhau mà phải là người có năng lực tâm linh mới thấy biết được. Người do Thánh hành thì thường phát ngôn quan cách, coi người khác là dưới mình, còn ngược lại, người do ma hành thì có hành vi hạ đẳng (tùy mức độ may quỷ đó như thế nào nhưng so với bị hành kém hơn hẳn), không sạch sẽ, bẩn thỉu…, nhưng cũng cần lưu ý là có những thứ ma quỷ khôn khéo tới mức chúng ta để ý không thể thấy. Lúc đó ta cần đến Quan thầy hoặc các thầy về tâm linh mới có thể biết được.
  • Có người nghiệp duyên nặng nề dẫn tới tâm hồn hoảng loạn, có thể bị điên, ăn nói lung tung, hay nói chuyện Thánh thần nhưng đôi lúc lại hoàn toàn bình thường.
  • Có những căn đồng bị hành bệnh, giống như giả vờ, khi đưa đi chữa trị thì lại bình thường như không hề có chuyện gì xảy ra.
  • Có những người không bị hành bệnh, không có biểu hiện gì khác thường nhưng trong thâm tâm lại cảm thấy không ổn, nôn nao, bồn chồn không rõ nguyên nhân, luôn có lực nào đó thúc đẩy họ đến cầu Mẫu, xin Thánh thần.

Chúng ta cần phải phân biệt một cách rõ ràng với những hiện tượng khách quan tự nhiên khác với người có căn số đang trong gian đoạn hành; có xác định được như vậy chúng ta mới có cách giải quyết một cách xác đáng được; và đa số việc này cần phải có sự trợ giúp của một người thầy tâm linh, mà Tín ngưỡng Mẫu gọi là Đồng thầy, ở Giáo hội ta gọi là Quan thầy.

Vậy cho nên tìm cho mình một vị Đồng thầy cũng không hề dễ. Chính vì lẽ đó cũng có người nhầm đường lạc lỗi hoặc phúc chưa đến nên đã gặp phải hoặc bị người khác xúi dục để tìm đến với những vị “Thầy” sai trái, mê tín tà kiến, buôn Thánh bán Thần và hậu quả như thế nào? Tự chúng ta mường tượng được.

Đồng thầy đúng đắn là người có khả năng tâm linh thấu đáo, thâu suốt được bản mệnh, căn số, liệu tính được các hành vi tâm linh của Đệ tử mình, là người có khả năng gia trì, hỗ trợ Đệ tử mình trong các phương pháp cầu nguyện; lễ bái. Đồng thầy phải là người hướng dẫn các Đệ tử không đi vào con đường mê tín tà kiến; luôn biết hướng dẫn Đệ tử mình tu tập trong Tín ngưỡng một chính tín; sống trong đời sống một cách đạo đức.

Khi nào cần mở phủ trình đồng?

Văn chầu Thánh có câu: “Khai đàn mở phủ, xuất thủ trình đồng” để thể hiện đây là nghi lễ quan trọng bậc nhất với các người tham gia thực hành tín ngưỡng. Mở phủ, trình đồng như một lễ xuất trình với  các bậc Thần, Thánh thông qua nghi lễ tâm linh với sự tham gia của nhiều những bề bậc.

“Xuất thủ trình đồng” là việc những người có căn Tứ Phủ trình diện lên Phật, Thánh thông qua nghi lễ. Đối tượng cần thực hiện nghi lễ này là những người mang “căn Tứ Phủ”, có nghĩa có nhân duyên với các vị Thánh, Thần mới cần thực hiện. Hiểu đơn giản, nếu ai có nhân duyên với các vị Thánh Tứ Phủ. Căn duyên tiền kiếp hay tại kiếp, tùy theo mức độ thì thực hiện khác nhau.

Thầy Cường (một thanh đồng tại Hà Nội) cho biết: “Người có căn số khi phải ra trình đồng thường trải qua một số giai đoạn tạm gọi “thử đồng”. Tùy vào mức độ nghiệp duyên của người đó, thường gọi là “cơ đày”.

Người đó có những biểu hiện như tâm thần bấn loạn, nóng cháy trong người, nói năng lảm nhảm, người như bị ốm, công việc tình duyên lận đận. Kỳ lạ, những người đó sau khi ra trình đồng đã khỏi bệnh và không ít người có khả năng bói toán, xem tướng”.

Tuy nhiên, không phải ai có căn cũng phải trình đồng mở phủ. Một số cá nhân có yếu tố lừa đảo trục lợi thường lợi dụng lòng tin của mọi người để “bắt” ra trình đồng với nhiều lời lẽ mang tính đe dọa tâm lý.

Vì vậy, nhiều thanh đồng, pháp sư cũng khuyến cáo rằng, chúng ta không nên nhẹ dạ tin lời thầy bói để ra trình đồng mở phủ. Mà tùy vào sự cảm nhận nhân duyên của mình và mức độ nặng/nhẹ của căn số để thực hiện các nghi lễ khác nhau.

Biểu hiện của người có căn đồng
Biểu hiện của người có căn đồng

Trình đồng mở phủ là gì?

Nghi thức trình đồng mở phủ là nghi thức tối cao nhất trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Đây còn là nghi thức bắt buộc đối với một người muốn trở thành tín đồ của đạo Mẫu. Lễ mở phủ còn gọi là lễ ra đồng của một người có căn đồng, số lính. Sau khi làm lễ thì người có đồng mới chính thức thành một con đồng Tứ phủ.

Ý nghĩa của buổi lễ này là lời khẳng định của người có căn đồng tới thánh mẫu đình thần Tam, Tứ phủ “nguyện cắt tóc làm tôi, nối đời làm con với nhà Thánh” để từ đây cầu cho quốc thái dân an, gia đình có sức khỏe và tài lộc.

Nghi lễ trình đồng mở phủ – xuất thủ trình khăn

Chuẩn bị cho Lễ trình đồng mở phủ trước tiên phải tìm được Thầy có tâm, có nhân duyên để dẫn trình, chỉ bảo, tìm đền phủ chọn ngày lành tháng tốt làm lễ “ra đồng”. Mọi sự chuẩn bị, hành lễ, ứng xử sau này đều dưới sự dìu dắt của Đồng Thầy.

Chuẩn bị đàn mã trong lễ trình đồng vô cùng quan trọng. Xưa các cụ thường dùng mã họa Hàng Trống là tranh vẽ để đơn giản hóa và tiết kiệm. Nay do điều kiện kinh tế khá hơn, thường dùng mã vật là các mô hình như thật. Bao gồm: Hoa man tài mã gồm voi, ngựa (long chu, mã tượng), các loại mũ; vàng hoa, bài vị; hia ngựa, thuyền rồng; Tòa sơn trang, núi giùm, hải sảo; hình tam đầu cửu vỹ, sớ tấu…..

Ngoài ra, đại lễ không thể thiếu lễ vật khao thỉnh Sơn trang gồm vật tiến cúng các loại đồ mặn, đồ mã, tiền vàng. Lễ tiến đàn Sơn trang là lễ quan trọng của ngày mở phủ. Cúng tiến Sơn trang gồm: Hoa quả thành tòa, động, đồ ăn, hải sản, bánh kẹo. Việc sắm lễ tùy tâm vì các cụ thường nói: “Giàu làm kép, hẹp làm đơn”, cốt ở tâm người chủ lễ.

Trong các tráp lễ Tứ Phủ, không thể thiếu gương lược, bút, sách, khăn, trà, cau trầu, trà, thuốc, gạo, tiền, quạt… Với 7 hoặc 9 quả trứng gà sống bọc trong giấy mã đỏ – xanh – trắng – vàng ứng với từng phủ. Chuẩn bị 4 chóe nước thanh tịnh ứng với từng Phủ (mâm phủ ở trên – giữa là dải cầu, dưới là chóe nước) với ý nghĩa các Thánh về ngự sẽ tắm mát cho tân đồng bằng nước được phù phép.

Còn các mâm như mâm quạt, lược, gương soi dâng cô Bơ Thoải Cung. Mâm hoa quả như ớt, ổi, táo, lê, gừng, chanh dâng cô Bé Thượng Ngàn xin lộc Sơn Trang. Mâm trứng, oản, thịt sống dâng quan hạ Ban như Ngũ Hổ, Thanh Xà, Bạch Xà.

Nghi lễ mở phủ được truyền từ các bậc tiền bối như cụ đồng Xuân, cụ Trang Công Thịnh, cụ Cao Sơn Hải… nối tiếp về sau như ông Lưu Ngọc Đức, ông Hùng Hoàng Mai… đều theo một quy tắc nhất định.

Trước khi mở phủ đều cho đệ tử tôn nhang, đội lệnh Tứ phủ. Sau khi pháp sư thực hiện khóa (phát tấu, cúng Phật – tụng kinh, cúng Thánh Mẫu, khao thỉnh Sơn Trang, Trần Triều, cúng chúng sinh) thì quan thầy vào khai đàn mở phủ.

Đàn mở phủ đồng thầy thường hầu 5 quan lớn và đến Chầu bà sang khăn cho tân đồng. Bốn vị quan lớn về chứng đàn, chứng sớ, mở bốn phủ: Thiên – Địa- Nhạc – Thoải. Chầu đệ nhị hoặc Chầu lục sang khăn chứng đàn mã của tân đồng trong lễ mở phủ.

Trong đàn duyên trình đồng không thỉnh Trần Triều và các Chúa bói ngự đồng để chứng lễ Tứ phủ. Sau khi được Đồng thầy sang khăn, đội cơi trầu, đồng tân sẽ hầu lần lượt từ thỉnh bóng Tam tòa Thánh Mẫu, mở khăn hầu từ các giá quan lớn trở đi.

Trong 3 năm tính từ ngày mở phủ người đó được gọi là tân đồng. Sau ba năm tân đồng được làm lễ tạn đàn Tứ Phủ và được coi là đồng thuộc – Thanh đồng. Qua 12 năm được coi là đạo quan và có thể đi mở phủ cho người khác.

Thanh đồng là những người lưu truyền văn hóa tín ngưỡng, văn hóa bản địa. Một số thầy đồng nói rằng: “Để thành người hầu Thánh chân chính phải tu tâm, tu tính, tu linh, tu đồng” nghĩa là phải trau dồi đạo đức, khi là lính của Tứ phủ, là ghế của Thánh nhập. Phải thể hiện đức độ, thiện tâm trong thờ phụng để trước là cứu mình, cứu gia đình con cháu mình, sau là kêu cầu cho bà con xóm mạc, khách lễ gần xa”. Đó mới là “cầu đạo cứu dân, phụng Thánh hộ quốc”.

Hiện nay, nhiều người dân vì cả tin, mê muội hiểu sai ý nghĩa của việc hầu Thánh dẫn đến những biến tướng như “đồng đua, đồng đú”, “đồng tiền, đồng lừa”. Vì vậy, mỗi người khi trở thành tín đồ của tín ngưỡng thờ Mẫu cần dựa trên sự hiểu biết, tỉnh táo và thiện tâm của bản thân.

Không vì mê muội mà trình đồng mở phủ tràn lan theo phong trào, vô tình làm mất đi tính linh thiêng và trong sáng của nghi lễ. Mỗi người chúng ta đều có căn duyên, Phật Thánh tại tâm, chí nguyện lòng thành cầu đảo tất ứng.

Nghi lễ trình đồng mở phủ - xuất thủ trình khăn
Nghi lễ trình đồng mở phủ – xuất thủ trình khăn

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Căn đồng là gì. Mọi thông tin trong bài viết Căn đồng là gì? Biểu hiện của người có căn đồng đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (178 bình chọn)

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button