Học TậpLớp 5

Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh (12 mẫu)

Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh bao gồm hướng dẫn viết cùng 12 bài mẫu tham khảo do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các em học sinh trau dồi thêm vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngắn ngày một hoàn thiện hơn.

Đề bài: Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh

Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh
Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh

Mục lục

Dàn ý Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh

a) Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh trong câu chuyện mà em đã nghe kể hoặc đã đọc.

Bạn đang xem: Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh (12 mẫu)

Gợi ý các nhân vật có trong những câu chuyện trong sách giáo khoa: anh cảnh vệ Lý Phúc Nha (Bảo vệ như thế là rất tốt), anh Mồ Côi (Mồ Côi xử kiện), cậu bé (Người gác rừng tí hon)…

b) Thân bài: Kể lại câu chuyện – các sự kiện về nhân vật mà em muốn kể, giúp khẳng định phẩm chất của nhân vật. Có kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm để làm rõ hơn tấm gương đó.

Mẫu: Nhân vật Lý Phúc Nha trong câu chuyện Bảo vệ như thế là rất tốt:

– Anh Phúc Nha có nhiệm vụ đứng canh gác trước cửa nhà Bác Hồ, bất kì ai muốn đi qua đều phải có giấy

– Một hôm, do không biết mặt Bác, nên anh đã yêu cầu Bác trình giấy tờ khi vào nhà của mình theo đúng nguyên tắc

– Dù Bác đi cùng những người lính khác (biểu hiện của người có chức vụ cao) nhưng anh cũng không hề nhún nhường

– Bác Hồ trình giấy tờ theo thông lệ, lúc này anh Phúc Nha mới biết Bác là Bác Hồ, nên xin lỗi Bác. Nhưng Bác lại rất vui và khen anh làm bảo vệ như vậy là rất tốt

c) Kết bài: Tình cảm, thái độ của em đối với nhân vật trong câu chuyện mà mình vừa kể

Mẫu: Nhân vật Phúc Nha trong câu chuyện Bảo vệ như thế là rất tốt, là một tấm gương sáng khi sống và làm việc theo đúng pháp luật, nhiệm vụ được giao. Dù trong tình huống nào, trước ai, anh cũng hoàn thành công tác theo đúng quy trình. Đó là một điều vô cùng đáng kính trọng.

Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh- Mẫu 1

Bác Hồ là tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh mà em luôn kính trọng và ngưỡng mộ. Những câu chuyện kể về cuộc đời Bác là minh chứng rõ nét cho đức tính khiêm nhường mà cao cả ấy. Sau đây em xin kể câu chuyện nhỏ thể hiện ý thức tôn trọng pháp luật, luật lệ, nếp sống văn minh của Bác.

Hàng ngày, Bác thường căn dặn các chiến sĩ cảnh vệ phải luôn có ý thức tổ chức, kỷ luật, triệt để tôn trọng nội quy chung. Bác bảo: “Khi bàn bạc công việc gì, đã quyết thì phải triệt để thi hành. Nếu đặt ra cho mình những việc phải làm thì cương quyết thực hiện cho bằng được”. Một hôm Bác đến thăm một ngôi chùa lịch sử.

Đúng dịp lễ nên khách nước ngoài và nhân dân đến chùa rất đông. Bác vừa vào chùa, vị sư cả liền ra đón Bác và khẩn khoản xin Bác đừng cởi dép. Bác không đồng ý. Đến thềm chùa, Bác dừng lại để dép ở ngoài rồi mới bước vào, và giữ đúng mọi nghi thức như người dân đến lễ.

Trên đường từ chùa về nhà, xe đang bon bon, bỗng đèn đỏ ở một ngã tư bật lên. Đường phố đúng lúc đông người. Xe chở Bác cũng như các xe khác đều dừng lại cả. Mọi người trong xe lo lắng nhìn nhau. Nếu nhân dân trông thấy Bác, họ sẽ ùa ra ngã tư này thì dễ gây tắc nghẽn. Nghĩ vậy, cả xe bèn cử một chiến sĩ cảnh vệ chạy đến bục yêu cầu công an giao thông mở đường cho xe Bác. Nhưng Bác đã hiểu ý. Bác ngăn lại rồi bảo: Các chú không được làm như thế. Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông, không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình. Ai cũng thấm thía lời Bác dạy…

Dù khi em sinh ra, Bác đã ra đi rất lâu, nhưng những câu chuyện về Người luôn để lại nhiều suy nghĩ trong em, những hình dung của em về Bác ngày một rõ nét, em lại càng kính trọng, yêu mến Bác hơn – một con người vĩ đại nhưng khiêm nhường mà tất cả chúng ta đều nên học tập theo.

Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh- Mẫu 2

Đường phố buổi sáng vào giờ cao điểm, người đông như nước chảy. Xe đạp nối đuôi nhau không ngớt. Xe máy bấm còi inh ỏi. Môt chiếc xe ca đi đón khách, người phụ xe đập tay vào thành xe ầm ầm để xin đường khiến dòng người dạt về hai phía.

Môt thanh niên đi xe đạp, đèo hai két bia đang giơ tay xin đường rẽ trái. Bỗng “uỳnh” môt tiếng, anh học sinh lách vôi, và phải bánh sau làm xe chở bia đổ nhào.

“Xoảng…xoảng”, két bia rơi xuống mặt đường. Nước bia trào ra tung tóe. Mảnh chai nhọn sắc vương vãi ra mặt đường. Hai người và xe kéo co nhau mãi một hồi rồi cũng nâng xe lên vỉa hè. Dòng người vẫn đi, chẳng ai để ý đến đoạn đường đầy mảnh chai. Họ chỉ né tránh cho bánh xe không chạm vào các mảnh vỡ.

– Ôi dào, để thế mà đi được!

– Một bà cụ bán nước ở vỉa hè thốt lên. Cụ đăm đắm nhìn đám mảnh chai trên đường, vẻ ái ngại.

Một lúc sau, bà cụ quay vào trong nhà cầm chổi và hót rác. Tấm lưng còng của cụ chậm rãi đi xuống lòng đường, đến chỗ mảnh chai vương vãi. Cụ ngồi xuống, lấy chổi quét gom lại, gạt mảnh chai vào hót rác. Chợt bên kia đường có tiếng la:

– Thằng Nhẫn đâu, ra giúp bà một tay đi chứ!

Một cậu bé ở trần, mặc quần đùi chừng mười tuổi chạy ra. Cậu đỡ bà cụ đứng lên, dìu cụ vào vỉa hè. Đoạn, cậu quay trở lại bê hót rác chứa mảnh chai xuống cuối phố, đổ vào thùng rác công cộng.

Tất cả những chuyện ấy, em đứng trước cửa nhà được nhìn thấy từ đầu đến cuối. Bỗng một câu hỏi tự nhiên hiện lên trong óc em: “Sao mình không nhanh chân cùng ra giúp bà cụ làm việc ấy nhỉ?”

Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh- Mẫu 3

Ngày nào đi học, chúng em cũng đi qua chiếc cầu gỗ bắc qua ngòi Thia. Ngòi Thia chỉ rộng độ 15 mét, sâu hơn 2 mét, nhưng về mùa lũ nước cuồn cuộn đục ngầu.

Tháng 9 năm 2000, mưa to, lũ lụt lớn. Chiếc cầu gỗ bắc qua ngòi Thia, chỉ một đêm bị lũ cuốn gần như hết sạch các mảnh ván gỗ và lan can trên cầu.

Sáng thứ hai hôm ấy, mưa đã tạnh, nước ngòi dâng đầy cuốn băng băng. Cầu đã bị trôi hết ván. Hàng mấy chục học sinh tiểu học thôn Hạ và xóm Chùa đứng ngơ ngác nhìn ngòi, nhìn cầu. Bước vào năm học mới được hai tuần, thế là bọn chúng em phải quay trở về nhà.

Bác Chính sĩ quan công binh về hưu, là Hội trưởng Hội cựu chiến binh xã Hồng Phong đã ra tay làm sống lại cây cầu. Bác đã vận động thanh niên và các cán bộ về hưu toàn xã đốn mấy chục cây bạch đàn to, dài trong vườn bác tập kết tại chân cầu. Mấy tay thợ mộc xóm Chùa được điều động đến giúp bác một tay. Mọi thứ vật liệu khác như đinh, móc sắt, dây thép và dây cáp chằng cầu bác đều tự bỏ tiền ra mua sắm. Là kĩ sư công binh thời chiến tranh, nên mọi khâu kĩ thuật. bác đảm đương hết. Các cô giáo trường tiểu học xã phục vụ nước uống và cơm trưa. Đến nửa đêm, cây cầu bắc qua ngòi Thia đã hoàn thành. Năm đó, em là học sinh lớp Một.

Đến nay, chiếc cầu đã trải qua năm năm trời sương gió nắng mưa, được thử thách qua ba cơn lũ lớn. Xe kéo công nông vẫn qua lại bình thường. Ủy ban xã trả bác Chính 5 triệu đồng gọi là tiền gỗ bạch đàn, nhưng bác Chính nói là chiếc cầu tình nghĩa có là bao!

Từ đấy đến nay, chiếc cầu bắc qua ngòi Thia từ làng Hạ, xóm Chùa đi sang làng Thượng, làng Trung của quê em, bà con gọi một cách thân mật là cầu Ông Chính.

Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh- Mẫu 4

Chắc hẳn các bạn còn nhớ anh Lí Phúc Nha trong câu chuyện Bảo vệ như thế là rất tốt được học ở lớp Hai. Câu chuyện đề cao ý thức cảnh giác, bảo vệ nội quy của một chiến sĩ người dân tộc.

Câu chuyện được kể như sau:

“Dạo đó ở vùng căn cứ của ta trong kháng chiến chống Pháp, có một chiến sĩ tên là Lí Phúc Nha, người dân tộc Sán Chỉ, được giao nhiệm vụ bảo vệ Bác Hồ.

Ngày đầu đứng gác ở nhà Bác, anh vừa thấy tự hào, vừa thấy vinh dự nhưng cũng không tránh khỏi sự lo lắng vì đây là nhiệm vụ rất quan trọng. Một hôm đứng gác, anh chăm chú nhìn vào con đường dẫn vào vọng gác. Bất chợt anh thấy một ông cụ cao gầy, chân đi dép cao su đang rảo bước về phía anh. Anh chưa kịp hỏi, ông cụ đã cất tiếng chào:

– Chú gác ở đây à?

Nói rồi, cụ định vào nhà. Anh Nha vội vàng cản lại và nói:

– Cụ cho cháu xem giấy tờ ạ!

Ông cụ vui vẻ bảo:

– Bác đây mà.

– Bác cũng phải có giấy tờ mà! Có giấy mới được vào nhà!

Lúc ấy đại đội trưởng hốt hoảng chạy tới:

– Bác Hồ đây mà. Sao đồng chí không để Bác vào nhà của Bác?

– Anh Nha bẽn lẽn gãi đầu. Nhưng Bác đã ôn tồn bảo:

– Chú làm nhiệm vụ bảo vệ như thế là rất tốt.

Trong cuộc sống, chúng ta cần coi trọng nội quy, những quy định đề ra, có như thế xã hội ta mới giữ được kỷ cương, phép nước.

Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh- Mẫu 5

Một đất nước chỉ có thể phát triển ổn định và hòa bình khi mọi người dân sống và làm việc theo pháp luật. Tấm gương về tu dưỡng đạo đức, tuân theo nếp sống văn minh của Bác Hồ khiến em vô cùng cảm phục và càng thêm kính yêu Người.

Câu chuyện em đã được đọc trong cuốn “Những mẩu chuyện đạo đức của Bác Hồ” khiến em nhớ mãi về Bác. Hàng ngày, Bác luôn căn dặn những chú cảnh vệ phải luôn có ý thức tổ chức, kỷ luật, triệt để tôn trọng nội quy chung. Một hôm, Bác và các chú có đến thăm một ngôi chùa lớn. Vì là ngãy lên nên các vị sư, khách nước ngoài và nhân dân đi lễ, tham quan chùa rất đông. Bác vừa đến chùa, các vị sư liền ra đón Bác và khẩn khoản xin Người đừng cởi dép, nhưng Bác không đồng ý. Đến thềm chùa, Bác dừng lại để dép ở ngoài như mọi người, xong mới bước vào và giữ đúng những nghi thức như mọi người đến lễ chùa.

Trên đường về nhà, chiếc xe vừa đi đến một ngã tư và có đèn đỏ. Đường phố lúc này rất đông đúc người và các phương tiện giao thông. Chiếc xe trở bác và các chú cảnh vệ dừng lại. Các chú lo lắng, nếu mọi người trông thấy Bác thì họ sẽ ùa ra đông kín đường. Vì vậy, mọi người bàn bạc và định cử một đồng chí cảnh vệ chạy đến bục yêu cầu công an giao thông bật đèn xanh mở đường cho xe Bác. Nhưng Bác đã hiểu ý và ngăn lại, rồi từ tốn nói: “Các chú không được làm như thế. Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông, không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình.”

Nghe xong câu nói đó, mọi người đều rất ân hận và xúc động trước tinh thần gương mẫu của Bác. Dù bận trăm công ngàn việc nhưng Người vẫn thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật. Đó cũng là bài học quý giá cho chúng ta ngày hôm nay, thực hiện trật tự giao thông để an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh.

Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh- Mẫu 6

Em xin kể với cô giáo và các bạn câu chuyện về tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh mà em đã đọc được trên báo Người lao động những ngày gần đây. Theo thông tin từ Chi cục Thuế quận Cầu Giấy, TP Hà Nội, có một cô gái sinh năm 1992 tại quận này có thu nhập năm 2020 hơn 330 tỉ đồng. Cô đã tự nguyện đến Chi cục Thuế để kê khai, nộp các nghĩa vụ thuế với số tiền là 23,4 tỉ đồng từ thu nhập viết phần mềm trên Google Play và App Store.

Hiện nay Luật thuế thu nhập cá nhân chưa có quy định cụ thể về những trường hợp như trên và chỉ quy định cá nhân kinh doanh, có giấy phép kinh doanh có nghĩa vụ nộp thuế. Vì thế việc một cô gái trẻ có thu nhập hàng trăm tỉ đồng tự nguyện ra cơ quan nộp thuế hàng chục tỉ đồng – số tiền rất lớn, là cả một gia tài đối với nhiều người đã gây xôn xao dư luận. Qua đó, em thấy được một tâm hồn ngay thẳng, lương thiện, sống và tuân thủ theo pháp luật. Đó là một con người lao động và biết đền đáp xã hội, ngay cả khi bản thân còn trẻ đã có những suy nghĩ chín chắn. Hàng động nộp thuế hoàn toàn tự nguyện là tấm gương sáng để cho tất cả mọi người noi theo và học tập.

Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh- Mẫu 7

Em xin kể câu chuyện về người thanh niên sống, làm việc theo pháp luật, tuân thủ luật lệ và có trách nhiệm cao cả với quê hương đất nước. Đó là bạn Ngô Chí Trung, Phó chủ tịch Ủy ban Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Phường 8 – TP. HCM tự nguyện đăng ký tham gia nhập ngũ.

Trong không khí ấm áp của những ngày đầu Xuân, thanh niên Quận 4 háo hức chuẩn bị lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự. Trong đó, nhiều thanh niên là những đoàn viên, đảng viên trẻ đã viết đơn tình nguyện nhập ngũ, nối tiếp truyền thống vẻ vang của cha ông ta, thể hiện ý chí, trách nhiệm đối với Tổ quốc, sẵn sàng lên đường bảo vệ quê hương đất nước.

Với dáng người mảnh khảnh, bạn Ngô Chí Trung, Phó chủ tịch Ủy ban Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Phường 8 thường bị mọi người trêu rằng không đủ sức khỏe tham gia nghĩa vụ quân sự. Những lời nói đó không làm cho anh buồn lòng mà tạo thành động lực nhiều hơn cho anh viết đơn tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự với mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Từ nhỏ anh Trung đã rất thích hình ảnh chú bộ đội, khi tham gia Đoàn và thời sinh viên, anh được tiếp xúc với môi trường quân đội nên lý tưởng khoác trên mình chiếc áo màu xanh càng thôi thúc nhiều hơn. Đến năm 2018, tốt nghiệp xong đại học và vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng, anh nghĩ mình cần phải phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của người đảng viên trong công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Sau khi xuất ngũ, anh muốn tiếp tục được cống hiến cho Đảng, cho tổ chức Đoàn và đặc biệt là muốn tiếp tục học thạc sĩ Khoa học chính trị để bản thân mình vững vàng hơn nữa về bản lĩnh lý luận chính trị để bảo vệ đất nước, bảo vệ Nhân dân. Quyết định của anh cũng được gia đình tích cực ủng hộ.

Dù ai cũng biết tham gia quân ngũ sẽ trải qua khoảng thời gian huấn luyện vô cùng gian khổ, nhưng vẫn có rất nhiều thanh niên trẻ Việt Nam sẵn sàng viết đơn tình nguyện, lên đường nhập ngũ, đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình để bảo vệ bình yên trên quê hương tổ quốc.

Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh- Mẫu 8

Xưa nay, những bậc hiền tài bao giờ cũng có những phẩm chất cao quý mà đời đời phải noi gương học tập. Tôi đã từng nghe một câu chuyện về vị Lưỡng quốc Trạng Nguyên – Mạc Đĩnh Chi, ông luôn sống theo kỉ cương phép nước. Câu chuyện như sau:

Chuyện xưa từng kể rằng: Mạc Đĩnh Chi là người rất liêm khiết, thẳng thắn, được tiền không lấy làm của riêng, giàu sang phú quý đối với ông không có nghĩa lí gì, cho nên được người đời ca tụng.

Một lần, để thử lòng ông, vua Minh Tông lấy mười quan tiền đặt vào tay viên quan nội thị, rồi ghé sát tai nói thầm to nhỏ. Viên quan nội thị tâu: “Thần sẽ làm đúng ý như bệ hạ sai bảo.”

Sáng ấy, Mạc Đĩnh Chi dậy sớm hơn thường lệ. Trời còn chưa sáng rõ, ông đã tập xong hai bài quyền. Khi vào nhà, vừa bước lên bậc cửa, bỗng ông kêu lên kinh ngạc:

– Ô kìa! Tiền của ai đánh rơi mà nhiều thế kia?

Ông nhặt lên đếm, vừa tròn mười quan. Ông thầm nghĩ: “Quái! Đêm qua không có ai lại chơi, sao có tiền rơi?”. Ông vội vã khăn áo chỉnh tề, vào yết kiến nhà vua:

– Tâu bệ hạ, thần sáng nay có bắt được mười quan tiền ở trước cửa nhà, hỏi khắp cả nhà không ai nhận, thần xin trao lại để bệ hạ trả lại kẻ mất cha.

– Không ai nhận tiền ấy thì ngươi cứ lấy mà dùng. – Vua Minh Tông mỉm cười đáp.

– Thưa bệ hạ, tiền này không ít, người mất của chắc xót xa lắm, nên tìm người trả lại thì hơn. – Mạc Đĩnh Chi dứt khoát nói.

– Nhà ngươi yên tâm, cứ giữ mà dùng. Tiền thưởng cho lòng chính trực, liêm khiết của nhà ngươi đấy.

Mạc Đĩnh Chi bấy giờ mới vỡ lẽ ra là nhà vua đã thử lòng ông. Ông chào tạ ơn trở về. Mẩu chuyện ngắn nhưng đã cho thấy con người chính trực của ông. Đó là đức tính mà mỗi chúng ta cần phải học tập. Hãy bắt đầu từ việc nhặt được của rơi trả người đánh mất các bạn nhé!

Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh- Mẫu 9

Năm 1504, vua Lê Hiển Tông băng hà, di chiếu lập người con thứ ba tên là Thuần ( tức vua Lê Túc Tông sau này ), chứ không lập con thứ hai là Tuấn ( tức vua Lê Uy Mục sau này), vì người con này bất tài, vô đạo. Người được nhà vua ủy thác thực hiện di chiếu là tiến sĩ Đàm Văn Lễ , một vị đại thần thanh liêm,chính trực.

Đêm ấy, trời đã rất khuya, nhà tiến sĩ họ Đàm vẫn còn một vị khách đến thăm. Vị khách lạ cúi rạp người trước chủ nhân :

– Bẩm tướng công,tôi là nhà quan Nguyễ Kinh Kỷ. Quan ngài sai tôi đêm biếu tướng công 30 lạng vàng…

Nghe khách nói, Đàm Văn Lễ rất ngạc nhiên. Sau, ông hiểu việc này có liên quan đến di chiếu của vua Lê Hiển Tông. Kẻ cầm đầu bọn cơ hội trong triều là Nguyễn Kinh KỈ cho người mang vàng đến đút lót để sửa di chiếu, đưa hoàng tử Tuấn lên ngôi thay thái tử Thuần.

Thấy tiến sĩ họ Đàm trầm ngâm suy nghĩ, người khách tâu thêm :

– Xin tướng công nhận cho. Giữa đêm khuya thanh vắng,không ai biết việc này đâu ạ.

Đàm Văn Lễ nghiêm mặt :

– Ông nhầm to ! Việc này có trời biết,đất biết,ông biết,tôi biết. Sao ta có thể làm điều xấu xa đó !

Người khách hiểu bạc vàng không thể mua được Đàm Văn Lễ, không dám ngẩng mặt,vội tháo lui.

Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh- Mẫu 10

Hiện nay, ở miền Trung đang có lũ lụt rất lớn đã cướp mất của cải và đất hoa màu. Để chia sẻ với những người dân miền Trung, sau đây, em xin kể một câu chuyện nói về điều đó. Câu chuyện như sau:

Một buổi tối, khi hai mẹ con đang xem ti vi thì cái Hoa thốt lên:

– Mẹ ơi, miền Trung khổ thật, mẹ nhỉ!

– Ừ, con có biết rằng bây giờ, miền Trung đang chịu đựng một thiệt thòi rất lớn không?

– Con biết chứ. À, mẹ ơi! Ngày mai, mẹ cho con ăn cơm rang nhé, con không ăn phở nữa đâu. Con dành tiền cho người dân miền Trung cơ!

– Thôi, con thích ăn phở thì cứ ăn đi, còn con thích ủng hộ bao nhiêu thì mẹ cho.

Nhưng cái Hoa vẫn một mực không chịu:

– Con thích tự mình ủng hộ chứ không phải mẹ cho tiền như thế đâu!

Hình như câu nói đó đã làm mẹ nó phải động lòng.

Bỗng mẹ ôm chầm lấy cái Hoa, nói:

– Ôi,con gái của mẹ có trái tim nhân hậu quá! Thôi, được rồi, con muốn thế nào thì mẹ sẽ chiều.

Cái Hoa tươi cười:

– Con cảm ơn mẹ ạ!

Câu chuyện nhỏ ở trên có làm trái tim bạn,suy nghĩ của bạn ngân rung lên không, dẫu là rất khẽ thôi?

Khi xem ti vi, đọc báo, khi nhìn thấy cảnh miền Trung phải chống chọi với lũ, hẳn ai cũng quặn lòng đau xót. Nhưng sao ở chỗ này, chỗ kia vẫn có những đồng tiền bị tiêu xài phung phí. Hãy một lần lắng nghe trái tim ta để chia sẻ thêm một chút nữa, để ta được trong sáng, đẹp đẽ với tuổi thơ, cái tuổi thơ mà ai cũng đáng có được.

Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh- Mẫu 11

Một quốc gia chỉ có thể phát triển ổn định và hòa bình khi mọi người dân sống và làm việc theo pháp luật. Tấm gương về tu dưỡng đạo đức, tuân theo nếp sống văn minh của chưng Hồ khiến em vô cùng cảm phục và càng thêm yêu kính Người.

Câu chuyện em đã được đọc trong cuốn “Những mẩu chuyện đạo đức của chưng Hồ” khiến em nhớ mãi về chưng. Hàng ngày, Bac luôn dặn dò những chú vệ binh phải luôn có ý thức tổ chức, kỷ luật, triệt để tôn trọng nội quy chung. Một hôm, chưng và những chú có tới thăm một ngôi chùa lớn. Vì là ngãy lên nên những vị sư, khách nước ngoài và nhân dân đi lễ, thăm quan chùa rất đông. chưng vừa tới chùa, những vị sư liền ra đón chưng và khẩn khoản xin Người đừng cởi dép, nhưng chưng không đồng ý. tới thềm chùa, chưng ngừng lại để dép ở ngoài như mọi người, xong mới bước vào và giữ đúng những nghi tiết như mọi người tới lễ chùa.

trên phố về nhà, chiếc xe vừa đi tới một ngã tư và có đèn đỏ. Đường phố lúc này rất đông đúc người và những phương tiện giao thông. Chiếc xe trở chưng và những chú vệ binh ngừng lại. những chú lo lắng, nếu như mọi người trông thấy chưng thì họ sẽ ùa ra đông kín đường. Vì vậy, mọi người trao đổi và định cử một đồng chí vệ binh chạy tới bục yêu cầu công an giao thông bật đèn xanh mở đường cho xe chưng. Nhưng chưng đã hiểu ý và ngăn lại, rồi từ tốn nói: “những chú không được làm như thế. Phải kiểu mẫu tôn trọng luật lệ giao thông, không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình.”

Nghe xong câu nói đó, mọi người đều rất hối hận và xúc động trước ý thức kiểu mẫu của chưng. Dù bận trăm công nghìn việc nhưng Người vẫn thực hiện nghiêm túc những quy định của pháp luật. Đó cũng là bài học quý giá cho chúng ta ngày ngày hôm nay, thực hiện trật tự giao thông để an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh.

Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh- Mẫu 12

Đường phố buổi sáng vào giờ cao điểm, người đông như nước chảy. Xe đạp nối đuôi nhau không ngớt. Xe máy bấm còi inh ỏi. Môt chiếc xe ca đi đón khách, người phụ xe đập tay vào thành xe ầm ầm để xin đường khiến dòng người dạt về hai phía.

Môt thanh niên đi xe đạp, đèo hai két bia đang giơ tay xin đường rẽ trái. Bỗng “uỳnh” môt tiếng, anh học sinh lách vôi, và phải bánh sau làm xe chở bia đổ nhào.

“Xoảng…xoảng”, két bia rơi xuống mặt đường. Nước bia trào ra tung tóe. Mảnh chai nhọn sắc vương vãi ra mặt đường. Hai người và xe kéo co nhau mãi một hồi rồi cũng nâng xe lên vỉa hè. Dòng người vẫn đi, chẳng người nào để ý tới đoạn đường đầy mảnh chai. Họ chỉ né tránh cho bánh xe không chạm vào những mảnh vỡ.

-Ôi dào, để vậy mà đi được!-Một bà cụ bán nước ở vỉa hè thốt lên. Cụ đăm đắm nhìn đám mảnh chai trên phố, vẻ ái ngại.

Một lúc sau, bà cụ quay vào trong nhà cầm thanh hao và hót rác. Tấm lưng còng của cụ chậm rãi đi xuống lòng đường, tới chỗ mảnh chai vương vãi. Cụ ngồi xuống, lấy thanh hao quét gom lại, gạt mảnh chai vào hót rác. Chợt bên kia đường nổi tiếng la:

-Thằng Nhẫn đâu, ra giúp bà một tay đi chứ!

Một cậu bé ở trần, mặc quần đùi chừng mười tuổi chạy ra. Cậu đỡ bà cụ đứng lên, dìu cụ vào vỉa hè. Đoạn, cậu quay trở lại bê hót rác chứa mảnh chai xuống cuối phố, đổ vào thùng rác công cộng.

Tất cả những chuyện ấy, em đứng trước cửa nhà được nhìn thấy từ đầu tới cuối. Bỗng một thắc mắc tự nhiên hiện lên trong óc em: “Sao mình không nhanh chân cùng ra giúp bà cụ làm việc ấy nhỉ?”

*****

Trên đây là hơn 12 mẫu Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh lớp 5 do thầy cô biên soạn. Hy vọng nội dung trong bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình đạt điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tậplớp 5

5/5 - (12 bình chọn)


Nguyễn Thanh Tùng

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button