Học TậpLớp 12

Kết bài Những đứa con trong gia đình ngắn gọn, hay nhất (29 Mẫu)

Kết bài Những đứa con trong gia đình lớp 12 ngắn gọn bao gồm 29 bài mẫu hay nhất do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp từ các bài văn đạt điểm cao trên toàn quốc. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho các bạn tham khảo để từ đó hoàn thành tốt bài tập làm văn của mình.

Đề bài: Kết bài Những đứa con trong gia đình.

Kết bài Những đứa con trong gia đình.
Kết bài Những đứa con trong gia đình.

Mục lục

29 Bài mẫu Kết bài Những đứa con trong gia đình lớp 12 hay nhất đạt điểm 9, 10

Kết bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 1

Những đứa con trong gia đình xứng đáng là bản trường ca ca ngợi sức mạnh truyền thống gia đình và cuộc chiến đấu anh dũng của dân tộc. Nó có sức mạnh cỗ vũ tinh thần dân tộc, quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược, bảo vệ nước nhà.

Bạn đang xem: Kết bài Những đứa con trong gia đình ngắn gọn, hay nhất (29 Mẫu)

Kết bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 2

Tình yêu nước là mạch nguồn xuyên suốt trong lịch sử văn học dân tộc, ở mỗi thời kỳ nó được biểu hiện với những đặc điểm khác nhau. Ở đây, trong tác phẩm của mình Nguyễn Thi thể hiện sự chiêm nghiệm sâu sắc của ông về mối quan hệ giữa tình yêu nước và tình yêu gia đình, giữa cái riêng và cái chung và từ đó làm sáng lên vẻ đẹp của một thế hệ trẻ khi kế thừa truyền thống yêu nước, tinh thần hào hùng của dân tộc.

Kết bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 3

Như vậy, qua tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” , chúng ta có một cái nhìn khái quát, sâu rộng hơn về ngày tháng máu lửa ác liệt đã qua, về sự hi sinh anh dũng của những người anh hùng để đánh đổi ngày dân tộc được nở hoa độc lập, kết trái tự do. Và từng chi tiết trong truyện sẽ từ trang sách đi vào kí ức của người đọc, đó là câu hò tha thiết, ngân vang của chú Năm, là tiếng chân đi “bịch bịch” của chị Chiến, là quyển sổ gia đình nhỏ ghi lại dòng sông cách mạng. Qua đó, một chân lý muôn đời và bất hủ được nêu cao: chính sự kết hợp, gắn bó khăng khít giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên một sức mạnh tinh thần to lớn của con người , của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Kết bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 4

Những năm tháng trôi đi và lịch sử không ngừng biến động nhưng “Những đứa con trong gia đình” mãi là bông hoa không tuổi tựa mùa xuân không ngày tháng đã ghi lại quá khứ hào hùng, sôi động của đất nước mình một thuở. Vẻ đẹp con người Việt Nam đã làm nên cái hồn của cả dân tộc và góp phần làm cho tác phẩm còn sống mãi với thời gian. Văn học thời kì chống Mĩ cứu nước đã bắt được nhịp sống của dân tộc, đã ngợi ca sức sống và vẻ đẹp của con người Việt Nam. Giờ lật lại, chúng ta không khỏi tự hào, xúc động về những năm tháng đất nước nước mình đã đi qua, về vẻ đẹp muôn đời của người con đất Việt. Và ta mãi cất lên những bài ca không quên – bài ca viết về quê hương, viết về con người bởi tự hào biết mấy hai tiếng: Việt Nam.

Kết bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 5

Tóm lại, truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” thể hiện rõ tài năng của Nguyễn Thi trên nhiều phương diện. Truyện không những phác họa thành công hình tượng của người con yêu gia đình, yêu quê hương đất nước mà còn thể hiện tình yêu của chính tác giả vào những đứa con tinh thần của mình. Ông xứng đáng được coi là “Nhà văn của người dân Nam Bộ”.

Kết bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 6

Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” mang đậm tính sử thi hào hùng, thể hiện nét đặc sắc mới mẻ trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Thi. Tác phẩm đã cho ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn cao quý của người dân Nam Bộ. Họ là những người thẳng thắn, bộc trực, giàu tình nghĩa đối với gia đình và quê hương đất nước. Đồng thời, tác phẩm cũng nêu lên tư tưởng bất hủ: tinh thần yêu nước mãnh liệt và lòng căm thù giặc sâu sắc chính là nguồn sức mạnh to lớn của người dân Nam bộ giúp họ chiến thắng kẻ thù trong cuộc chiến tranh giải phóng quê hương.

Tác phẩm còn toát lên vẻ đẹp nhân ái của nhà văn với cuộc đời, với con người, ông quan tâm đến số phận của những mảnh đời éo le, bất hạnh, đứng về phía công lí để bênh vực họ. Nhà văn đã đứng về phía cái thiện để khám phá, phát hiện ra vẻ đẹp của người phụ nữ lam lũ, nghèo khó mà kiên cường, anh dũng, giàu đức hi sinh. “Những đứa con trong gia đình” quả  xứng đáng là bản trường ca bất diệt ca ngợi sức mạnh truyền thống gia đình và cuộc chiến đấu anh dũng, bất khuất của dân tộc.

Kết bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 7

Tác phẩm Những đứa con trong gia đình đã xây dựng hàng loạt chân dung anh hùng, mang trong mình lòng yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc. Ở họ không còn là cá nhân anh hùng đơn lẻ mà là tập thể, gia đình anh hùng. Qua đó nhà văn cũng khẳng định sự gắn bó, hòa quyện giữa tình cảm gia đình với tình yêu đất nước, truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã làm nên chiến thắng vẻ vang.

Kết bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 8

Nhân vật chị Chiến là một hình tượng tiêu biểu đại diện cho người phụ nữ Nam Bộ trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ở chị hội tụ đầy đủ những vẻ đẹp mang tính sử thi, là lý tưởng chung mà cả dân tộc vẫn luôn hướng tới, là tấm gương sáng cho nhiều thế hệ trẻ trong thời kỳ kháng chiến cam go đầy máu lửa của dân tộc Việt Nam. Dẫu cuộc đời của Chiến từng chứng kiến biết bao đau thương mất mát liên tục, nhưng chính những sự kiện đó đã giúp chị trưởng thành và vững vàng hơn trong chiến đấu bởi tấm lòng căm thù giặc sâu sắc đã ăn sâu trong tâm trí và ý chí quyết tâm trả nợ nước trả thù nhà.

Kết bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 9

Tóm lại, qua tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” , chúng ta có một cái nhìn sâu rộng hơn về ngày tháng máu lửa đã qua, về sự hi sinh để đánh đổi ngày dân tộc được nở hoa độc lập, kết trái tự do. Và từng chi tiết trong truyện sẽ từ trang sách bước vào kí ức của người đọc, đó là câu hò tha thiết của chú Năm, là tiếng chân “bịch bịch” của chị Chiến, là quyển sổ gia đình ghi lại dòng sông cách mạng. Qua đó, một chân lý muôn đời đã được nêu cao: chính sự kết hợp giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Kết bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 10

Nhân vật chị Chiến hiện lên thật bình dị, mộc mạc và dường như nhân vật ấy cũng đã để lại nhiều xúc cảm trong lòng bạn đọc. Qua chị có thể thấy được tính cách và vẻ đẹp đặc trưng của người phụ nữ Việt Nam nói chung và của người phụ nữ Nam bộ nói riêng, là những người đảm việc nước, giỏi việc nhà. Cũng chính những con người bình thường ấy đã góp phần làm lên thắng lợi vĩ đại phi thường của dân tộc Việt Nam anh hùng.

Kết bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 11

Chiến là một hình tượng tiêu biểu cho người phụ nữ Nam Bộ trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ở chị hội tụ nhiều vẻ đẹp mang tính sử thi, là lý tưởng chung mà cộng đồng vẫn luôn hướng tới, đại diện và là tấm gương sáng cho nhiều thế hệ trẻ trong thời kỳ kháng chiến đầy máu và lửa của dân tộc Việt Nam. Dẫu cuộc đời của nhân vật từng chứng kiến nhiều đau thương mất mát liên tục, nhưng chính những sự kiện đó lại giúp Chiến trưởng thành và vững vàng hơn trong chiến đấu bởi tấm lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí quyết tâm trả nợ nước thù nhà. Bàn tay cầm súng chiến đấu lại càng trở nên mạnh mẽ, kiêu hùng hơn bao giờ hết.

Kết bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 12

Nguyễn Thi được mệnh danh là “nhà văn của người nông dân Nam Bộ”, quả thực vậy, qua truyện ngắn Những đứa con trong gia đình, bằng sự am hiểu về đời sống và tính cách của con người Nam Bộ, ông đã khắc họa thành công những con người bộc trực, chất phác nhưng giàu tình yêu, ý thức trách nhiệm với gia đình, đất nước, đó là chú Năm – khúc sông đầu của dòng chảy truyền thống gia đình, là Chiến, Việt – những nhánh sông nhỏ nhưng đầy mạnh mẽ kế thừa truyền thống tốt đẹp của ông bà, bố mẹ, chú Năm để lại. Qua truyện Những đứa con trong gia đình, chúng ta còn thấy được mối quan hệ mật thiết giữa tình cảm gia đình và truyền thống đấu tranh của đất nước, ta còn thấy được dáng hình, vẻ đẹp của cả thế hệ người Việt Nam trong những năm tháng kháng chiến: Sống thì yêu thương tình nghĩa, đấu tranh thì bất khuất, kiên cường.

Kết bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 13

Nhân vật Chiến hiện lên thật bình dị, Chiến dường như cũng đã để lại nhiều xúc cảm trong lòng bạn đọc. Có thể thấy được hình ảnh với tính cách đặc trưng của người phụ nữ Việt Nam nói chung và người phụ nữ Nam bộ nói riêng họ luôn đảm việc nước, giỏi việc nhà. Cũng chính những con người bình thường ấy đã góp phần làm lên thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt anh hùng.

Kết bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 14

Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình giống như dòng chảy của tinh thần yêu nước mãnh liệt, được tiếp nối gắn kết bởi các thế hệ: từ ông bà, tổ tiên với chị em Chiến Việt. Điều đó cho thấy lòng yêu nước không đơn thuần chỉ là tấm lòng của mỗi người thành kính hướng về tổ quốc, mà còn là nét đẹp truyền thống đáng tự hào, vì nó được kết nối qua từng thế hệ. Thêm vào đó, với bút pháp nghệ thuật già dặn, điêu luyện được thể hiện qua giọng trần thuật, trần thuật qua hồi tưởng của nhân vật, miêu tả tâm lí và tính cách sắc sảo, ngôn ngữ phong phú, góc cạnh và đậm chất Nam Bộ, Nguyễn Thi đã ghi lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí độc giả.

Kết bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 15

Chiến mang trong mình vẻ đẹp của người con gái Việt Nam thời chống Mĩ: trẻ trung, duyên dáng, đáng yêu nhưng cũng rất mực anh hùng dũng cảm. Cô đã tiếp nối và làm rạng rỡ truyền thống đánh giặc cứu nước của gia đình và đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Nguyễn Thi đã rất thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật nữ anh hùng trong thời đại đánh Mĩ.

Kết bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 16

Thông qua tác phẩm “Những đứa con trong gia đình”, Nguyễn Thi một lần nữa khiến người đọc chiêm nghiệm sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa gia đình và tổ quốc; giữa tình yêu gia đình và mối thù chung của dân tộc, để từ đó các thế hệ trẻ như được đồng điệu thêm với nỗi lòng của cha ông ta ngày trước và hun đúc thêm lòng yêu nước, tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc.

Kết bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 17

Nhân vật chị Chiến là đại diện tiêu biểu cho thế hệ trẻ miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước: trẻ trung, duyên dáng nhưng đầy bản lĩnh và sự quyết tâm đấu tranh. Chiến không chỉ nối dài truyền thống quý báu của gia đình mà còn tiếp nối truyền thống anh hùng của đất nước, tiếp tục viết lên những trang sử hào hùng cho dân tộc.

Kết bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 18

Chiến và Việt đã kế tục và phát huy truyền thống của gia đình, mang truyền thống ấy tiến xa hơn. Hai nhân vật, hai tính cách khác nhau nhưng vẫn có những điểm chung thống nhất. Hai nhân vật, hai bức tượng đài lớn của tác phẩm và trở thành hình mẫu của tuổi trẻ Việt Nam thời kỳ kháng chiến.

Kết bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 19

Qua việc khắc họa hai nhân vật Việt và Chiến, Nguyễn Thi đã làm nổi bật lên vẻ đẹp phẩm chất của “những đứa con trong gia đình” Nam Bộ thời kỳ chống Mĩ cứu nước. Với tình huống truyện hết sức độc đáo, ngôn ngữ mộc mạc đậm chất Nam Bộ và nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tài tình của nhà văn, tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” đã gặt hái được rất nhiều thành công trong đặc sắc nghệ thuật. Tác phẩm chính là bản trường ca ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn và tính cách người Việt Nam vô cùng giàu tình người, trung hậu, kiên cường và một lòng sắt son với Tổ quốc. Truyện ngắn cũng chính là “cuốn sổ gia đình” lớn của dân tộc.

Kết bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 20

Hòa chung với không khí sử thi, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thơ văn kháng chiến, Nguyễn Thi đã mang đến một truyện ngắn vô cùng đặc sắc. Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi không khai thác cuộc kháng chiến ở cái dữ dội, ác liệt của chiến tranh mà hướng ngòi bút đến không gian, truyền thống của một gia đình. Thông qua truyền thống yêu nước của gia đình chú Năm, Chiến, Việt, nhà văn không chỉ thành công tái hiện không khí đấu tranh sôi sục, những mất mát mà cuộc chiến mang lại mà còn khẳng định những phẩm chất tốt đẹp bên trong con người, những phẩm chất được nuôi dưỡng bởi truyền thống gia đình, truyền thống yêu nước.

Kết bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 21

Nhờ sự gắn bó thắm thiết với người dân Nam Bộ, Nguyễn Thi đã rất am hiểu tâm lí con người của người dân Nam Bộ và đã xây dựng vô cùng thành công hai nhân vật trong truyện là Chiến và Việt. Hai nhân vật đó là biểu tượng hiện thân cho tuổi trẻ, cho lòng quyết tâm chiến đấu chống lại giặc ngoại xâm của cả dân tộc, đặc biệt là của người dân Nam Bộ. Cũng qua hai nhân vật này, nhà văn đã thể hiện lòng yêu nước, ý chí căm thù giặc của cả dân tộc ta. Dù Nguyễn Thi đã hi sinh nhưng đứa con tinh thần này của ông  vẫn sống mãi với thời gian và mãi mãi là niềm tự hào của người dân Nam Bộ, “Những đứa con trong đình” cũng  giống như ngọn đuốc sáng rực trên bầu trời văn học nước nhà.

Kết bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 22

“Những đứa con trong gia đình” đặt trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là một truyện ngắn đặc sắc bởi giọng văn trần thuật khắc họa miêu tả tâm lí nhân vật Chiến, Việt, Chú Năm…, Nguyễn Thi đã dựng nên một gia đình có truyền thống yêu nước sâu sắc, lòng căm thù giặc, mối thù nợ nước nợ nhà. Qua đó, tác giả giúp người đọc thêm đồng cảm với cảnh ngộ éo le, thêm yêu thương quý trọng gia đình, biết ơn công lao của những người cách mạng.

Tóm lại, truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” thể hiện rõ tài năng của Nguyễn Thi trên nhiều phương diện. Truyện không những phác họa thành công hình tượng của người con yêu gia đình, yêu quê hương đất nước mà còn thể hiện tình yêu của chính tác giả vào những đứa con tinh thần của mình. Ông xứng đáng được coi là “Nhà văn của người dân Nam Bộ”.

Kết bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 23

Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” giống như dòng chảy mãnh liệt của tinh thần yêu nước sâu sắc, được tiếp nối gắn kết bởi các thế hệ từ ông bà, tổ tiên tói chị em Chiến Việt. Điều đó cho ta thấy lòng yêu nước không chỉ đơn thuần là tấm lòng của mỗi người thành kính hướng về tổ quốc, mà nó còn là nét đẹp truyền thống đáng tự hào qua hàng ngàn thế hệ. Thêm vào đó, với bút pháp nghệ thuật đặc sắc được thể hiện bằng giọng trần thuật qua dòng hồi tưởng của nhân vật, miêu tả tâm lí và tính cách sắc sảo, ngôn ngữ phong phú, mộc mạc, giản dị đậm chất Nam Bộ, Nguyễn Thi đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí mỗi độc giả.

Kết bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 24

Qua truyện ngắn Những đứa con trong gia đình, nhà văn Nguyễn Thi đã tái hiện đầy chân thực về không khí, tinh thần đấu tranh của con người Việt Nam trong giai đoạn đầy đặc biệt của lịch sử. Chiến và Việt là những người con ưu tú trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước, đó cũng là những người Việt Nam anh hùng được nuôi dưỡng bởi dòng chảy của yêu thương, của tinh thần bất khuất, kiên cường của đất nước Việt Nam. Xây dựng những người con anh hùng trong truyện ngắn cũng chính là cách mà Nguyễn Thi khẳng định cội nguồn sức mạnh trong mỗi con người thời kháng chiến, đó là truyền thống gia đình và truyền thống đất nước. Trong dòng chảy xuyên suốt và mạnh mẽ của truyền thống đất nước không thể thiếu đi những dòng chảy nhỏ của truyền thống gia đình. Nhận thức được mối quan hệ giữa cá nhân – gia đình – đất nước, mỗi chúng ta, thế hệ trẻ hiện nay cần có ý thức đóng góp sức lực của mình vào khúc sông lớn của dân tộc.

Kết bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 25

Khắc họa hai nhân vật Việt và Chiến, Nguyễn Thi đã làm nổi bật nên thế hệ của “những đứa con trong gia đình” Nam Bộ thời chống Mĩ cứu nước. Với tình huống truyện độc đáo, ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ và nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tài tình, tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” đã gặt hái được nhiều thành công trong đặc sắc nghệ thuật. Tác phẩm chính là lời ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn và tính cách người Việt Nam vô cùng giàu tình người, trong sáng, trung hậu, kiên cường và sắt son với Tổ quốc. Tác phẩm cũng chính là “cuốn sổ gia đình” lớn của dân tộc.

Kết bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 26

Như vậy thông qua tác phẩm “Những đứa con trong gia đình”, Nguyễn Thi một lần nữa đã khiến cho người đọc chiêm nghiệm sâu sắc hơn về mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa gia đình và tổ quốc; giữa tình yêu gia đình và mối thù chung của toàn dân tộc, để từ đó các thế hệ trẻ như được đồng điệu thêm với nỗi lòng của thế hệ cha ông ta ngày trước và hun đúc thêm lòng yêu nước, tự hào về truyền thống vẻ vang đẹp đẽ của dân tộc.

Kết bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 27

Tóm lại, “Những đứa con trong gia đình” đã thành công trong việc khắc họa hình tượng nhân vật Chiến và Việt- những thanh niên một thời hào hùng của dân tộc. Thông qua hai nhân vật này nhà văn đã cho thấy chính sự gan góc, kiên cường đã tạo nên sức mạnh dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược.

Kết bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 28

Từ dòng chảy truyền thống của gia đình Chiến, Việt, nhà văn Nguyễn Thi đã gợi nhắc đến cội nguồn của mọi dòng chảy, đó là dòng chảy truyền thống của một đất nước. Hình ảnh của Chiến, Việt – những người con yêu nước, căm thù giặc, có trách nhiệm sâu sắc trong việc trả nợ nhà, đền nợ nước người đọc còn thấy được trong “Những đứa con trong gia đình” hình ảnh của cả một thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ xưa. Chính truyền thống yêu nước, tinh thần dân tộc, ý thức đấu tranh của con người Việt Nam đã kết thành sức mạnh to lớn giúp ta đánh bại mọi âm mưu xâm lược của kẻ thù, thống nhất đất nước.

Kết bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 29

Nhờ sự gắn bó với người dân Nam Bộ, nhà văn đã rất am hiểu tâm lí của người Nam Bộ và đã xây dựng thành công hai nhân vật trong truyện. Hai nhân vật đó là hiện thân của tuổi trẻ, lòng quyết tâm chiến đấu chống lại giặc của cả dân tộc, đặc biệt là người dân Nam Bộ. Cũng qua hai nhân vật của mình tác giả đã nói lên lòng yêu nước, ý chí căm thù giặc của nhân dân ta. Tác phẩm đã sống mãi với thời gian và mãi mãi là niềm tự hào của người dân Nam Bộ, nó giống như ngọn đuốc sáng rực trên bầu trời văn học nước nhà.

****

Trên đây là 29 bài mẫu Kết bài Những đứa con trong gia đình lớp 12 ngắn gọn, hay nhất do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng dựa vào đây, các em sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để hoàn thành tốt bài tập làm văn của mình với điểm số cao nhất.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập

Rate this post


Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button