Học TậpLớp 8

Trình bày những kỹ năng viết để tăng sức thuyết phục cho bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống

Câu 5: Trình bày những kỹ năng viết để tăng sức thuyết phục cho bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống.

Lời giải chi tiết:

Bạn đang xem: Trình bày những kỹ năng viết để tăng sức thuyết phục cho bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống

1. Bước định hướng

Trước khi làm bài, cần tìm hiểu về nội dung, yêu cầu của đề bài, định hướng xây dựng văn bản.Bước định hướng là khâu rất quan trọng trong bài văn nghị luận văn học. Định hướng đúng sẽ tránh viết sai thể loại, lạc đề. Vì thế cần phải đọc kỹ để và xác định:

  • Thể loại
  • Nội dung
  • Giới hạn đề
  • Yêu cầu phụ.

Thông thường thì sẽ có hai dạng đề bài: với dạng đề nổi thì chúng ta sẽ dễ dàng nhận biết được trên câu chữ, cần gạch chân các từ khóa để dễ thực hiện bài viết. Đối với đề chìm thì các cần nghiên cứu kỹ nội dung ẩn ý của tác phẩm, dụng ý nghệ thuật của tác giả, chủ đề của tác phẩm mà xác định mục tiêu đề bài.

2. Bước lập đề cương

Cần xác định và tái hiện lại kiến thức những giá trị về nội dung của tác phẩm.

  • Nội dung cơ bản (tìm ý): Ở bước này chúng ta cần tái hiện lại kiến thức những giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó.
  • Bố cục của bài văn (lập dàn ý): Sắp xếp các ý theo trình tự hợp lý (từ ý lớn đến ý nhỏ, nghệ thuật, nội dung).

Sau khi tìm được ý, cần phác họa ra dàn ý sơ lược và sau đó triển khai thành dàn ý chi tiết.

3. Bước tạo văn bản

Trên cơ sở đề cương đã được lập, bắt đầu thực hiện việc tạo văn bản. Đây là khâu quan trọng nhất. Cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  •  Đây là một văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ văn bản chính luận nên cần lưu ý về đặc điểm chung và đặc điểm về cách thức diễn đạt;
  • Thực hiện theo bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài (khái quát – phân tích – tổng hợp);
  • Cần lưu ý về thể loại của tác phẩm để chọn trình tự hợp lý:

+ Đối với loại tự sự cần chú ý phân tích nhiều đến nội dung, cốt truyện, nhân vật, tình huống truyện. Khi phân tích cần tách nội dung và nghệ thuật riêng (nội dung trước rồi đến nghệ thuật sau).

+ Đối vơí loại trữ tình cần lưu ý các phép biểu hiện tình cảm cảm xúc, hình ảnh nhịp điệu. Phân tích nghệ thuật gắn liền với nội dung.

  • Cần liên kết các câu, đoạn mạch lạc hợp lý.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Lớp 8

5/5 - (4 bình chọn)



Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button