Học TậpLớp 6

Từ mượn là gì? Vai trò của từ mượn đối với tiếng Việt

Mời các em theo dõi nội dung bài học về Từ mượn là gì? Vai trò của từ mượn đối với tiếng Việt do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.

Từ mượn là gì?

Từ mượn là các từ được vay mượn từ ngôn ngữ nước ngoài (ngôn ngữ cho) để làm phong phú thêm cho vốn từ vựng hiện tại của ngôn ngữ nhận (ở Việt Nam chính là ngôn ngữ tiếng Việt). Điều này giúp bổ sung các khái niệm, đối tượng, hoạt động mới mà ngôn ngữ ban đầu không có. 

Đặc điểm dễ thấy nhất là các từ mượn thường không được dịch và được giữ nguyên cách viết ban đầu. Ví dụ như các từ như “Tivi”, “Cà phê” (café), “Máy cát xét” (máy cassette),… đều được mượn từ tiếng Anh hoặc tiếng Pháp và đã trở nên quen thuộc trong đời sống hàng ngày của ngôn ngữ Việt.

Bạn đang xem: Từ mượn là gì? Vai trò của từ mượn đối với tiếng Việt

Ngoài những từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra, chúng ta còn vay mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm,… mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị. Như vậy, từ mượn là những từ vay mượn của tiếng nước ngoài để tạo ra sự phong phú, đa dạng cho tiếng Việt. Các từ mượn đã được Việt hoá thì viết như từ thuần Việt. Đối với những từ mượn chưa được Việt hoá hoàn toàn, nhất là những từ gồm trên hai tiếng, ta nên dùng gạch nối để nối các tiếng với nhau. Trong tiếng Việt có rất nhiều từ mượn có nguồn gốc từ tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Anh,…

Ví dụ: Ti vi, cà phê, pho mát, xà phòng, ra-đi-ô,…

Từ mượn là gì?
Từ mượn là gì?

Lý do xuất hiện từ mượn

Ở trên thế giới, không có một ngôn ngữ nào được gọi là thuần chủng mà chúng đều được vay mượn hay nguồn gốc là từ ngữ của những ngôn ngữ khác. Tiếng Việt cũng không thể tránh khỏi xu thế trên. Việc vay mượn hoặc sử dụng từ ngữ của các quốc gia khác là hiện tượng tất yếu và phổ biến của sự tiếp xúc về ngôn ngữ và văn hoá của các quốc gia. Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến sự xuất hiện của từ mượn là:

Xã hội ngày càng phát triển, giao thương kinh tế, hội nhập văn hoá đang là xu thế chung.

Một loại ngôn ngữ vốn dĩ không đủ vốn từ vựng để định nghĩa cho tất cả các khái niệm, sự vật, hiện tượng xuất hiện trong cuộc sống nên chúng ta phải tìm đến “từ mượn”.

Ví dụ: trong ngôn ngữ Tiếng Việt có sử dụng thêm rất nhiều từ mươn jtrong tiếng Hán cổ. Nguyên nhân chủ yếu để xuất hiện những từ này là do nước Hán đã có một thời kỳ đô hộ nước ta khá lâu. Hoặc trong tiếng Mỹ cũng có sử dụng từ mượn tiếng Anh. Lý do là bởi hầu hết người Mỹ từ nước Anh đều đã được di cư từ hàng trăm năm trước. Vì vậy, có thể kết luận rằng sự xuất hiện của “từ mượn” chính là xu thế tất yếu của sự phát triển ngôn ngữ.

Vai trò của từ mượn đối với tiếng Việt

Từ mượn đóng vai trò rất quan trọng đối với tiếng Việt, trong đó:

Từ mượn bổ sung thêm những từ còn thiếu. Trong giai đoạn đầu của quá trình hình thành, ngôn ngữ tiếng Việt còn khá sơ sai và thiếu thốn. Do đó, chúng ta phải vay mượn từ nước ngoài để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngôn ngữ đa dạng của con người.

Từ mượn tạo ra nhiều lớp nghĩa khác nhau với những từ đã có trong tiếng Việt. Trên thực tế có rất nhiều từ thuần Việt khi nói đến sẽ mang cảm giác ghê sợ, đau lòng hoặc quá dài dòng. Việc sử dụng từ mượn thay thế đã tạo cảm giác lịch sự, nhẹ nhàng, trang trọng hơn. Ví dụ: Từ “chết” là từ thuần Việt, có thể tuỳ từng hoàn cảnh mà thay đổi thành từ “từ trần, lìa đời” cho phù hợp hơn.

Vai trò của từ mượn đối với tiếng Việt
Vai trò của từ mượn đối với tiếng Việt

Sự xuất hiện của từ mượn có mục đích gì?

Khi tìm hiểu về ngôn ngữ học, ngoài việc biết “Từ mượn là gì?” thì mục đích và lý do xuất hiện từ mượn cũng nên được quan tâm. Tại sao chúng ta có thể nói sự xuất hiện của từ mượn trong ngôn ngữ là một hiện tượng phổ biến và tất yếu?

Có hai nguyên nhân chính dẫn đến việc sử dụng từ mượn như sau:

  • Xã hội ngày càng phát triển, giao thương kinh tế và hội nhập văn hóa là xu hướng chung của thế giới. Khi các quốc gia tiếp xúc với nhau, ngôn ngữ cũng theo đó mà tương tác và chia sẻ các từ vựng thông qua những mối quan hệ kinh tế, văn hóa và giao lưu.
  • Một ngôn ngữ vốn không đủ từ vựng để định nghĩa cho tất cả các khái niệm, sự vật, hiện tượng trong cuộc sống. Vì vậy, bắt buộc một ngôn ngữ phải tìm đến và mượn một số từ vựng của các ngôn ngữ khác nhằm bổ sung và làm phong phú thêm cho vốn từ vựng hiện có của mình

Tuy nhiên, việc sử dụng từ mượn cần được cân nhắc hợp lý và không nên lạm dụng. Chúng ta chỉ nên sử dụng từ mượn khi tiếng mẹ đẻ không có từ thích hợp để thay thế.

Có các loại từ mượn phổ biến trong tiếng Việt

Các loại từ mượn là gì? Hiện nay có tổng cộng 4 loại từ mượn phổ biến trong tiếng Việt, gồm: từ mượn tiếng Pháp, từ mượn tiếng Hán, từ mượn tiếng Anh, từ mượn tiếng Nga. Chi tiết sẽ được trình bày ngay tại phần bài viết bên dưới.

Từ mượn tiếng Pháp

Từ mượn tiếng Pháp trong tiếng Việt là các từ được vay mượn từ ngôn ngữ Pháp do Việt Nam từng là thuộc địa của Pháp trong lịch sử. Trong quá trình giao lưu văn hóa, người Việt đã sử dụng nhiều từ gốc Pháp để chỉ những khái niệm mà trong tiếng Việt không có sẵn.

Một số ví dụ về từ mượn tiếng Pháp thường gặp, như:

  • Ô tô (auto): Từ mượn này dùng để chỉ phương tiện giao thông có bốn bánh, chạy bằng động cơ trên đường bộ, để chở người hoặc chở hàng.
  • Bờ lu (blouse): Từ mượn này được dùng để chỉ đồng phục áo choàng màu trắng của các bác sĩ.
  • A-xít (acide): Từ mượn này dùng để chỉ loại chất có tính acid trong hóa học.
  • A lô (alo): Từ mượn này được sử dụng khi gọi điện thoại và có nguồn gốc từ “alo” trong tiếng Pháp.

Từ mượn tiếng Hán

Từ mượn tiếng Hán (Hán – Việt) là những từ được vay mượn từ ngôn ngữ Hán, đóng vai trò quan trọng và được sử dụng nhiều trong hệ thống từ vựng của tiếng Việt. Với lịch sử hơn 1000 năm bị đô hộ, từ đó làm cho Việt Nam và Trung Quốc có nhiều nét tương đồng về văn hóa, vì vậy việc gần 60% tiếng Việt được vay mượn từ vựng từ tiếng Hán là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, khi sử dụng, những từ này đã được tùy chỉnh để phù hợp với ngữ âm của tiếng Việt.

Ví dụ về từ mượn tiếng Hán:

  • Độc giả: Là hai chữ trong tiếng Hán, trong đó “Độc” có nghĩa là đọc, còn “giả” có nghĩa là người. “Độc giả” được sử dụng để chỉ người đọc, người đọc sách, báo, văn bản,…
  • Yếu điểm: Là hai từ tạo thành hai chữ, trong đó “Yếu” có nghĩa là quan trọng, “điểm” có nghĩa là điểm để nói về điểm quan trọng. “Yếu điểm” dùng để chỉ điểm yếu, điểm không mạnh trong một vấn đề, tình huống hoặc tính cách của người nào đó.

Từ mượn tiếng Anh

Từ mượn tiếng Anh là những từ ngữ được vay mượn từ tiếng Anh vào ngôn ngữ khác, trong trường hợp này là tiếng Việt. Bởi vì tiếng Anh được sử dụng phổ biến trong giao tiếp quốc tế và cũng là một ngôn ngữ bắt buộc trong chương trình giáo dục ở Việt Nam, nhiều từ tiếng Anh đã được sử dụng và tích hợp vào ngôn ngữ tiếng Việt.

Ví dụ về từ mượn tiếng Anh:

  • Đô la: là đơn vị tiền tệ có nguồn gốc từ “dollar”, phiên âm là /ˈdɒlə/.
  • In – tơ – net: là từ ngữ chỉ mạng máy tính, có nguồn gốc từ chữ “internet”, phiên âm là /ˈɪntərnet/.
  • Phông chữ: đây là từ có nguồn gốc từ chữ “font”, được phiên âm là /fɑnt/.

Từ mượn tiếng Nga

Từ mượn tiếng Nga là những từ ngữ được vay mượn từ tiếng Nga vào ngôn ngữ khác, trong trường hợp này là tiếng Việt. Mặc dù chiếm một vị trí nhỏ trong hệ thống từ mượn, nhưng tiếng Nga cũng đã góp phần vào bổ sung và phong phú vốn từ vựng của tiếng Việt.

Ví dụ về từ mượn tiếng Nga:

  • Bôn-sê-vích: Từ gốc tiếng Nga là “Большевик”, phiên âm là Bolshevik. Từ này được sử dụng để chỉ nhóm những người giàu có trong xã hội.

  • Mac-xít: Có nguồn gốc từ “Ленинец”, phiên âm là Marxist. Từ này được sử dụng để chỉ những người theo chủ nghĩa Mác.

Những từ mượn tiếng Nga này đã mang đến sự đa dạng và mở rộng ngữ cảnh trong ngôn ngữ tiếng Việt, đồng thời phản ánh sự tương tác và giao lưu văn hóa giữa các quốc gia.

Những nguyên tắc sử dụng từ mượn trong tiếng Việt

Ngoài việc biết cách phân loại từ mượn là gì, thì bạn còn cần ghi nhớ các nguyên tắc mượn từ trong tiếng Việt, cụ thể như:

  • Không lạm dụng từ mượn: Chỉ nên sử dụng từ mượn khi tiếng Việt không có từ nào thích hợp thay thế.
  • Sử dụng từ mượn trong tình huống cần thiết: Cần sử dụng từ mượn một cách trang trọng, lịch sự và phù hợp với mục đích sử dụng.
  • Không sử dụng tràn lan: Tránh sử dụng quá nhiều từ mượn, để tránh gây khó hiểu cho người đọc và người nghe.
  • Tiếp thu nét đặc sắc văn hoá dân tộc khác: Khi mượn từ, cần giữ được bản sắc và nét riêng biệt của tiếng Việt.
  • Bảo vệ và giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt: Mỗi người dân cần có ý thức bảo vệ, giữ gìn và phát huy vẻ đẹp và vai trò của tiếng Việt.

Những nguyên tắc này giúp đảm bảo sự trong sáng và độ đặc biệt của tiếng Việt, đồng thời duy trì tính đa dạng và phong phú của Quốc Ngữ.

Những nguyên tắc sử dụng từ mượn trong tiếng Việt
Những nguyên tắc sử dụng từ mượn trong tiếng Việt

Cách viết từ mượn chính xác trong tiếng Việt

Cách viết từ mượn trong tiếng Việt sẽ phụ thuộc vào việc đã chúng đã được Việt hoá hay chưa. Dưới đây là hướng dẫn viết từ mượn theo hai trường hợp:

Trường hợp: Từ mượn đã được Việt hoá hoàn toàn

Khi từ mượn đã được thích ứng và Việt hoá hoàn toàn, ta viết như các từ thuần Việt khác, không cần dùng dấu gạch nối.

Ví dụ: Cảm mến, bao gồm, bày biện, bình bầu, biến đổi, bồi đắp, kỳ lạ, sống động,…

Trường hợp: Từ mượn chưa được Việt hoá hoàn toàn

Khi từ mượn gồm trên hai tiếng và chưa được Việt hoá hoàn toàn, ta sử dụng dấu gạch nối để nối các tiếng với nhau, để làm rõ nguồn gốc từ ngoại ngữ.

Ví dụ: pi-a (PR), in-tơ-nét (internet), a-xit (acide),…

Việc sử dụng dấu gạch nối giúp đảm bảo sự rõ ràng và dễ hiểu trong việc đọc và hiểu ý nghĩa của từ mượn chưa được Việt hoá. Cần lưu ý là việc Việt hoá từ mượn cần được thực hiện một cách cẩn thận, phù hợp với ngữ âm – cấu trúc của tiếng Việt để đảm bảo tính thống nhất và sự linh hoạt của ngôn ngữ.

Bài tập luyện tập từ mượn

Bài 1: Ghi lại những từ mượn trong các câu dưới đây. Cho biết các từ ấy đợc mượn của ngôn ngữ nào.

a. Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên vì trong nhà tự nhiên có bao nhiêu là sính lễ.

b. Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.

c. Ông vua nhạc pốp Mai-cơn Giắc-xơn đã quyết định nhảy vào lãnh địa in-tơ-nét với việc mở một trang chủ riêng.

Trả lời:

a. Từ mượn ở câu này là: Vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sinh lễ. Đây là các từ mượn tiếng Hán.

b. Từ mượn ở câu này là: Gia nhân. Đây là từ mượn tiếng Hán

c. Từ mượn ở câu này là: Pốp, Mai-cơn Giắc-xơn, In-tơ-net. Đây là các từ mượn tiếng Anh.

Bài 2: Hãy xác định nghĩa của từng tiếng tạo thành các từ Hán Việt sau:

Khán giả: người xem; thính giả: người nghe; độc giả: người đọc

Trả lời:

a. Từ “khán giả” có tiếng “khán” nghĩa là xem và tiếng “Giả” nghĩa là người

Từ “thính giả” có tiếng “Thính” nghĩa là nghe và tiếng “Giả” nghĩa là người

Từ “độc giả” có tiếng “Độc” nghĩa là đọc và tiếng “Giả” nghĩa là người.

Bài 3: Kể tên một số từ mượn:

a. Là tên các đơn vị đo lường, ví dụ: mét

b. Là tên một số bộ phận của chiếc xe đạp, ví dụ: ghi đông

c. Là tên một số đồ vật, ví dụ: ra-đi-ô

Trả lời:

a. Ki-lô-mét, ki-lô-gam, xăng-ti-mét,…

b. Ghi-đông, gác-đờ-bu, pê-đan,…

c. Ra-đi-ô, vi-ô-lông, sa lông, bình tông,…

Bài 4: Sắp xếp các từ sau đây thành cặp từ đồng nghĩa và gạch dưới các từ mượn: Mì chính, trái đất, hi vọng, piano, gắng sức, đa số, xi rô, bột ngọt, nỗ lực, địa cầu, mong muốn, số đông, nước ngọt, dương cầm.

Trả lời:

Mì chính – bột ngọt

Trái đất – địa cầu

Hi vọng – mong muốn

Piano – dương cầm

Gắng sức – nỗ lực

Đa số – số đông

Xi rô – nước ngọt

Gợi ý:

a. sứ giả

b. cầu hôn

c. công luận, Va-ren

d. Thoóc- tơn

Bài 5. Ghi lại các từ mượn trong các câu sau đây.

a. Càng lạ hơn nữa, từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi.

(Thánh Gióng)

b. Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn.

(Sơn Tinh, Thủy Tinh)

c. Do sức ép của công luận ở Pháp và ở Đông Dương, ông Va-ren đã nửa chính thức hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu.

( Những trò lố hay là Ve-ren và Phan Bội Châu)

d. Một thời gian dài sau khi được cứu sống, Bấc không muốn rời Thoóc-tơn một bước.

(Con chó Bấc)

Gợi ý:

a. fan

b. phôn

c. khán giả

d. phi cơ

Bài 6: Những từ nào trong các cặp từ sau đây là từ mượn?

a. Tôi là người yêu thích/ fan của Châu Kiệt Luân.

b. Cô ấy đã gọi điện/phôn cho anh chưa?

c. Ngày này, người xem/khán giả rất khó tính trong việc chọn lựa các bộ phim hay.

d. Chiếc phi cơ/máy bay này mới được đưa vào sử dụng.

Gợi ý:

Thiên nhiên đem đến cho con người những cảnh sắc tuyệt đẹp. Và em thích nhất là khung cảnh quê hương khi hoàng hôn buông xuống. Sau một ngày, ánh nắng chói chang đã dịu bớt đi rồi dần dần biến mất. Những cơn gió khẽ thổi xua tan đi cái oi bức. Phía Tây, bầu trời đỏ rực. Trên cao, từng đám mây đang trôi chầm chậm. Dưới cánh đồng, những bông lúa trĩu nặng đang đung đưa theo làn gió mát từ xa thổi vào. Hương lúa chín thơm mang hơi thở của làng quê khiến ai ngửi thấy cũng đều say mê. Trời đã sắp tối nhưng các bác nông dân vẫn còn mải mê làm nốt những công việc dang dở. Ngắm cánh diều bay trên cao lộng gió mà lòng em cảm thấy thật hạnh phúc biết bao.

Bài 7: Em có nhận xét gì về cách dùng các từ in đậm dưới đây? Theo em, nên dùng thế nào?

– Hê lô (chào), đi đâu đấy?

– Đi ra chợ một chút.

– Thôi, bai (chào) nhé, si ơ ghên( gặp nhau sau)

Gợi ý:

Cách dùng các từ in đậm như đã cho trong bài tập là lạm dụng từ nước ngoài một cách thái quá. Việc học ngoại ngữ là cần thiết nhưng không nên dùng kèm vào tiếng Việt. Một mặt làm mất sự trong sáng của tiếng Việt. Mặt khác, làm cho mọi người tưởng đang “khoe chữ”. Chỉ nên sử dụng những từ mượn đã quen dùng trong cộng đồng và khi thật cần thiết.

Bài 8: Chọn từ ngữ điền vào chỗ trống sao cho thích hợp:

a. báu vật/của quý

– Tinh thần yêu nước cũng giống như các thứ khác…

– Lê Lợi cầm gươm lên xem và thấy hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song tất cả mọi người không biết đó là…

b. chết/từ trần

– Ông của Lan đã… đêm qua.

– Con chó nhà tớ ăn phải bả, đã… từ tuần trước.

c. phôn/gọi điện

– Sao cậu không… cho tớ để tớ đón cậu?

– Sao ông không… cho cháu để cháu đón ông?

Gợi ý:

a.

– Tinh thần yêu nước cũng giống như các thứ của quý.

– Lê Lợi cầm gươm lên xem và thấy hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song tất cả mọi người không biết đó là báu vật.

b.

– Ông của Lan đã từ trần đêm qua.

– Con chó nhà tớ ăn phải bả, đã chết từ tuần trước.

c.

– Sao cậu không phôn cho tớ để tớ đón cậu?

– Sao ông không gọi điện cho cháu để cháu đón ông?

Bài 9: Tìm những từ ghép thuần Việt tương ứng với các từ Hán Việt sau:

Phụ mẫu, huynh đệ, thiên địa , giang sơn, quốc kì, tiền hậu, thi nhân, sinh tử, sinh nhật, phụ tử, mẫu tử.

Gợi ý:

Từ Hán Việt Từ thuần Việt
Phụ mẫu Cha mẹ
Huynh đệ Anh em
Thiên địa Trời đất
Giang sơn Sông núi
Sinh tử Sống chết
Tiền hậu Trước sau
Thi nhân Nhà thơ
Phụ tử Cha con
Nhật dạ Ngày đêm
Mẫu tử Mẹ con

***

Trên đây là nội dung bài học Từ mượn là gì? Vai trò của từ mượn đối với tiếng Việt do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập

5/5 - (6 bình chọn)


Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button