Học TậpLớp 6

Em hãy tìm hiểu về công việc nuôi ong và tình cảm của người nuôi ong với bầy ong của mình (6 mẫu)

Em hãy tìm hiểu về công việc nuôi ong và tình cảm của người nuôi ong với bầy ong của mình bao gồm hướng dẫn viết cùng 6 bài mẫu tham khảo do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các em học sinh trau dồi thêm vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngắn ngày một hoàn thiện hơn.

Đề bài: Em hãy tìm hiểu về công việc nuôi ong và tình cảm của người nuôi ong với bầy ong của mình

Em hãy tìm hiểu về công việc nuôi ong và tình cảm của người nuôi ong với bầy ong của mình
Em hãy tìm hiểu về công việc nuôi ong và tình cảm của người nuôi ong với bầy ong của mình

Em hãy tìm hiểu về công việc nuôi ong và tình cảm của người nuôi ong với bầy ong của mình- Mẫu 1

– Về công việc nuôi ong: Ong nuôi cho năng suất mật cao, bán được giá, nhiều hộ nhờ đó mà thoát nghèo, thậm chí làm giàu. Nhưng để đến được với nghề, người nuôi ong phải trải qua một quá trình học hỏi về kỹ thuật, kinh nghiệm. Đồng thời, muốn thu được năng suất mật như ý muốn, người nuôi phải tiêu tốn rất nhiều thời gian để theo ong tìm mật. Nhưng ít ai biết được nghề này rất vất vả, bởi phải thường xuyên di chuyển theo mùa hoa nở. Người nuôi phải theo dõi và chăm sóc ong hằng ngày. Hơn nữa, địa điểm mà con ong thích nghi để tìm mật toàn những nơi không điện nước, phải dựng lều tạm để ở, rất thiếu thốn tiện nghi.

Bạn đang xem: Em hãy tìm hiểu về công việc nuôi ong và tình cảm của người nuôi ong với bầy ong của mình (6 mẫu)

– Về tình cảm người nuôi ong: công việc nuôi ong đòi hỏi sự tỉ mỉ, cần cù, cố gắng và chịu khó nên người nuôi ong luôn trân trọng, yêu quý những hũ mật, những chú ong đem lại miếng cơm, manh áo cho họ.

Em hãy tìm hiểu về công việc nuôi ong và tình cảm của người nuôi ong với bầy ong của mình- Mẫu 2

Những năm trở lại đây nhiều địa phương trên cả nước tiến hành nuôi ong lấy mật đem lại hiệu quả kinh tế cao góp phần xóa đói giảm nghèo có người nông dân.

1. Cách lựa chọn đàn ong mật giống khỏe mạnh, không mắc bệnh tật

Lựa chọn những đàn ong giống có nguồn gốc rõ ràng, ong chúa dưới 6 tháng tuổi, không nhiễm các bệnh ấu trùng, ong thợ đậu kín 2 mặt cầu nuôi ong, bánh tổ mới, màu vàng và có đủ trứng, ấu trùng, nhộng, mật phấn dự trữ.

2. Địa điểm đặt thùng nuôi ong mật

Để thuận tiện cho việc lấy phấn cho đàn ong nên đặt thùng nuôi ong tại các vườn hoa có nhiều phấn hoa, khoảng cách kiếm ăn hiệu quả từ tổ ong đến nguồn thức ăn khoảng 500 – 700 m là hợp lý nhất.

Nên đặt thùng ong tại nơi bằng phẳng, khô ráo và mát mẻ về mùa hè, ấm áp vào mùa đông, nơi không bị ngập lụt vào mùa mưa, đặt nơi yên tĩnh tránh đặt nơi nhiều người đi lại, gần nhà máy hóa chất, khu vực hay phun thuốc trừ sâu.

Đối với các đàn ông nên đặt đàn ong với mật độ 40 đàn/ha, khoảng cách giữa các đàn tối thiểu 2 km đối với những đàn có quy mô tối đa 100 thùng.

3. Thùng nuôi ong lấy mật

Nguyên liệu làm thùng nên chọn loại làm bằng gỗ khô hoặc nguyên liệu phù hợp, kích thước bên trong là 46,5 cm (dài) x 38 cm (rộng) x 24,5 cm (cao), có cửa sổ để thuận tiện khi di chuyển đàn ong. Theo các chuyên gia về ong các thùng nuôi ong lấy mật nên sơn các màu xanh, vàng hay trắng ở bên ngoài vừa để chống ẩm, vừa để ong dễ nhận biết tổ.

Khung cầu có kích thước: xà trên là một cây 2 x 3 x 49 cm và một khung bên dưới có hai cây 1 x 3 x 23 cm, một cây 1 x 1 x 41 cm.

Bánh tổ: người ta thường dùng hai tấm sáp có kích thước 20 x 40 cm đã được dập thành đáy của lỗ tổ ong. Gắn tấm nền sáu vào khung cầu bằng 3 đường dây ràng bằng thép không rỉ. Ong sẽ từ đây xây thành bánh tổ ong.

Đặt thùng ong ở chỗ cao ráo có bóng mát, cửa tổ của thùng quay về hướng nam để tránh ánh nắng, tránh rét. Thùng đặt cách mặt đất 30cm, các thùng cách nhau 3-4m. Mỗi thùng đặt 7 -10 cầu ong là vừa.

4. Thức ăn chính của ong

Thức ăn chính của ong mật là mật và phấn hoa tự nhiên do đó nên đặt thùng ong gần những nguồn hoa tự nhiên như vườn hoa nhãn, hoa vải, vườn hoa cải, hoa tam giác mạch, rừng keo,….ong sẽ cho mật thơm mùi hương tự nhiên của các loại hoa.

Mùa đông những ngày mưa gió rét, mùa không hoa không nở nhiều óng khó kiếm mật lúc này người nuôi nên cho ăn nước đường và các loại vitamin, phấn hoa để ong bị đói.

Pha trộn thức ăn cho ong: Phấn hoa tự nhiên: 10kg; bột đậu nành (đậu tương): 25kg; đường: 40kg; bột vi lượng ( các vitamin và khoáng chất): gói 50gr; sữa chua: 1kg; nước: 20 lít.

5. Thay bánh tổ ong mới

Đàn ong mật qua thời gian sản sinh nhiều thế hệ ấu trùng nên các bánh tổ cũ bị đen bẩn do tích chứa phân, ong chúa không thích đẻ vào tổ cũ như vậy, ta cần thay bánh tổ mới. Hiện tại trên thị trường có các cầu ong in sẵn chân nền bằng sáp khử trùng đúng tiêu chuẩn để đặt vào thùng cho đàn ong xây tổ mới nhanh chóng. Ong chúa rất thích đẻ trứng vào bánh tổ ong mới này làm hệ số nhân của đàn tăng nhanh hơn.

6. Dụng cụ người nuôi cần trang bị khi chăm sóc ong lấy mật

Mũ lưới, bộ tạo chúa, bộ gắn tầng chân, găng tay nhựa, giầy, tất, lưới lọc mật, dao cắt mật, thùng quay mật làm bằng thép không gỉ, bên trong thiết kế bộ phận đặt cầu bánh tổ ong, bộ phận quay ly tâm. Khi quay, mật ong từ các cầu văng ra ngoài, bắn lên thành thùng và được thu lại ở dưới đáy thùng.

Tình cảm của người nuôi ong với bầy ong của mình: nuôi ong cần sự cẩn thận, chăm chút, tỉ mỉ để có thể chăm sóc được đàn ong tốt nhất.

Em hãy tìm hiểu về công việc nuôi ong và tình cảm của người nuôi ong với bầy ong của mình- Mẫu 3

KỸ THUẬT TẠO CHÚA VÀ CHIA ĐÀN ONG

1. Tạo chúa:

– Khi đàn ong sung mãn, Khi nguồn phấn, mật dồi dào hoặc ong chúa đã già thì đàn ong có khuynh hướng tạo những nụ để nuôi chúa mới để thay thế hoặc chia bay. Đây là đặc điểm sinh học nhằm bảo vệ nòi giống, luôn có ong chúa dự trữ trong đàn.

– Phương pháp đàn có chúa: Chọn đàn ong có 8 hoặc 9 cầu quân thật đông (có thể quân bu cả trên nắp). Dùng một ván ngắn đặt vào giữa 4 cầu nhộng, như vậy 2 cầu nhộng và cầu mật sẽ ở bên ngoài và ở đây không có ong chúa, bên kia ong chúa vẫn đẻ bình thường. Đưa khung tạo chúa vào giữa hai cầu nhộng và làm công việc như ở phương pháp đàn không chúa.

2. Chia đàn: Những đàn từ 7 cầu đông quân trở lên đều có thể chia đàn.

KỸ THUẬT KHAI THÁC PHẤN HOA

1. Khai Thác Phấn Hoa: Vào mùa bông chè, cà phê, mắc cỡ ..vv.., nếu nguồn phấn dồi dào ta có thể tổ chức khai thác phấn hoa:

Dùng một tấm lưới có các lỗ có đường kính 5,7mm chận trước cửa tổ, bên dưới dùng một máng để hứng phấn. Ong đi làm về mang hai hạt phấn ở hai chân sau khi chui vào lỗ của lưới thoái phấn sẽ đễ lại hai hạt phấn ở bên ngoài. Hai hạt phấn này sẽ rơi xuống màng hứng phấn. Trưa hoặc chiều người nuôi ong sẽ gom số phấn này lại.

* Để bảo quản phấn hoa người ta có 3 cách:

Phơi nắng: trải mỏng phấn hoa trên tấm bạt hay tấm tôn, phơi 3 nắng để đạt độ khô 10%. Phương pháp này phấn hoa sẽ mất đi một số thành phần và không được vệ sinh. Do đó phấn hoa thành phẩm chỉ để cho ong ăn vào mùa khan phấn hoặc mùa khai thác mật cao su.

Sấy bằng tủ sấy: Để phấn hoa có thể trở thành thực phẩm cho người sử dụng được. Ta cần sấy phấn hoa trong tủ sấy ở 450 C đựng vào bao bì sạch và đậy kín có chống ẩm.

Bảo quản bằng cách ủ với đường: Phấn hoa phơi một nắng cho ráo nước, sau đó cho vào những bình miệng rộng cứ 1 lớp phấn khoảng 3cm thì 1 lớp đường 2cm và trên cùng là lớp đường. Sau một thời gian đường chảy ra và hoà vào phấn. Cách bảo quản này hầu như giữ được gần hết các thành phần phấn hoa rất tốt để làm hàng hoá và cho ong ăn.

2. Khai thác mật ong: Vào những mùa hoa nở rộ như: Cà phê, cao su, chôm chôm, nhãn .v.v.

Người ta đem những đàn ong mạnh (tức những đàn đã đạt đến 10 cầu quân thật đông) đến những vùng có hoa nở rộ để khai thác mật ong.

Lấy các khung cầu ra (có thể để lại 1 → 2 cầu hoặc lấy hết) giũ hết ong vào thùng, dùng chổi ong quét hết ong xuống thùng.

Dùng dao thật sắt để cắt lớp mặt sáp trám trên các ô lắng chứa mật.

Đưa các khung cầu này vào thùng quay ly tâm để lấy mật ra.

Sau khi đã lấy hết mật lại bỏ các khung cầu này vào thùng ong trở lại. Thường thì mùa hoa có thể có từ 10 → 15 ngày có thể lấy mật một lần. Mỗi lần 1 đàn 10 cầu có thể lấy được từ từ 4 → 12 kg mật ong.

Em hãy tìm hiểu về công việc nuôi ong và tình cảm của người nuôi ong với bầy ong của mình- Mẫu 4

– Tìm hiểu về công việc nuôi ong và tình cảm của người nuôi ong với bầy ong của mình.

* Kỹ thuật tạo chúa và chia đàn ong

– Tạo chúa:

+ Khi đàn ong xung mãn, Khi nguồn phấn, mật dồi dào hoặc ong chúa đã già thì đàn ong có khuynh hướng tạo những nụ để nuôi chúa mới để thay thế hoặc chia bay. Đây là đặc điểm sinh học nhằm bảo vệ nòi giống, luôn có ong chúa dự trữ trong đàn.

+ Phương pháp đàn có chúa: Chọn đàn ong có 8 hoặc 9 cầu quân thật đông (có thể quân bu cả trên nắp). Dùng một ván ngắn đặt vào giữa 4 cầu nhộng, như vậy 2 cầu nhộng và cầu mật sẽ ở bên ngoài và ở đây không có ong chúa, bên kia ong chúa vẫn đẻ bình thường. Đưa khung tạo chúa vào giữa hai cầu nhộng và làm công việc như ở phương pháp đàn không chúa.

– Chia đàn: Những đàn từ 7 cầu đông quân trở lên đều có thể chia đàn.

* Kỹ thuật khai thác phấn hoa

– Khai Thác Phấn Hoa: Vào mùa bông chè, cà phê, mắc cỡ ..vv.., nếu nguồn phấn dồi dào ta có thể tổ chức khai thác phấn hoa:

Dùng một tấm lưới có các lỗ có đường kính 5,7mm chận trước cửa tổ, bên dưới dùng một máng để hứng phấn. Ong đi làm về mang hai hạt phấn ở hai chân sau khi chui vào lỗ của lưới thoái phấn sẽ đễ lại hai hạt phấn ở bên ngoài. Hai hạt phấn này sẽ rơi xuống màng hứng phấn. Trưa hoặc chiều người nuôi ong sẽ gom số phấn này lại.

Em hãy tìm hiểu về công việc nuôi ong và tình cảm của người nuôi ong với bầy ong của mình- Mẫu 5

KỸ THUẬT TẠO CHÚA VÀ CHIA ĐÀN ONG

1. Tạo chúa:

– Khi đàn ong sung mãn, Khi nguồn phấn, mật dồi dào hoặc ong chúa đã già thì đàn ong có khuynh hướng tạo những nụ để nuôi chúa mới để thay thế hoặc chia bay. Đây là đặc điểm sinh học nhằm bảo vệ nòi giống, luôn có ong chúa dự trữ trong đàn.

– Phương pháp đàn có chúa: Chọn đàn ong có 8 hoặc 9 cầu quân thật đông (có thể quân bu cả trên nắp). Dùng một ván ngắn đặt vào giữa 4 cầu nhộng, như vậy 2 cầu nhộng và cầu mật sẽ ở bên ngoài và ở đây không có ong chúa, bên kia ong chúa vẫn đẻ bình thường. Đưa khung tạo chúa vào giữa hai cầu nhộng và làm công việc như ở phương pháp đàn không chúa.

2. Chia đàn: Những đàn từ 7 cầu đông quân trở lên đều có thể chia đàn.

KỸ THUẬT KHAI THÁC PHẤN HOA

1. Khai Thác Phấn Hoa: Vào mùa bông chè, cà phê, mắc cỡ ..vv.., nếu nguồn phấn dồi dào ta có thể tổ chức khai thác phấn hoa:

Dùng một tấm lưới có các lỗ có đường kính 5,7mm chận trước cửa tổ, bên dưới dùng một máng để hứng phấn. Ong đi làm về mang hai hạt phấn ở hai chân sau khi chui vào lỗ của lưới thoái phấn sẽ đễ lại hai hạt phấn ở bên ngoài. Hai hạt phấn này sẽ rơi xuống màng hứng phấn. Trưa hoặc chiều người nuôi ong sẽ gom số phấn này lại.

* Để bảo quản phấn hoa người ta có 3 cách:

Phơi nắng: trải mỏng phấn hoa trên tấm bạt hay tấm tôn, phơi 3 nắng để đạt độ khô 10%. Phương pháp này phấn hoa sẽ mất đi một số thành phần và không được vệ sinh. Do đó phấn hoa thành phẩm chỉ để cho ong ăn vào mùa khan phấn hoặc mùa khai thác mật cao su.

Sấy bằng tủ sấy: Để phấn hoa có thể trở thành thực phẩm cho người sử dụng được. Ta cần sấy phấn hoa trong tủ sấy ở 450 C đựng vào bao bì sạch và đậy kín có chống ẩm.

Bảo quản bằng cách ủ với đường: Phấn hoa phơi một nắng cho ráo nước, sau đó cho vào những bình miệng rộng cứ 1 lớp phấn khoảng 3cm thì 1 lớp đường 2cm và trên cùng là lớp đường. Sau một thời gian đường chảy ra và hoà vào phấn. Cách bảo quản này hầu như giữ được gần hết các thành phần phấn hoa rất tốt để làm hàng hoá và cho ong ăn.

2. Khai thác mật ong: Vào những mùa hoa nở rộ như: Cà phê, cao su, chôm chôm, nhãn .v.v.

Người ta đem những đàn ong mạnh (tức những đàn đã đạt đến 10 cầu quân thật đông) đến những vùng có hoa nở rộ để khai thác mật ong.

Lấy các khung cầu ra (có thể để lại 1 → 2 cầu hoặc lấy hết) giũ hết ong vào thùng, dùng chổi ong quét hết ong xuống thùng.

Dùng dao thật sắt để cắt lớp mặt sáp trám trên các ô lắng chứa mật.

Đưa các khung cầu này vào thùng quay ly tâm để lấy mật ra.

Sau khi đã lấy hết mật lại bỏ các khung cầu này vào thùng ong trở lại. Thường thì mùa hoa có thể có từ 10 → 15 ngày có thể lấy mật một lần. Mỗi lần 1 đàn 10 cầu có thể lấy được từ từ 4 → 12 kg mật ong.

Em hãy tìm hiểu về công việc nuôi ong và tình cảm của người nuôi ong với bầy ong của mình- Mẫu 6

– Công việc nuôi ong là một công việc cần sự đầu tư, quan tâm và tỉ mẩn, bởi ong không phải là loài có thể nuôi nhốt và kiểm soát như chó hay mèo

  • Cần tạo được một vị trí hợp lý để xây tổ cho bầy ong
  • Cần chọn vị trí gần các vườn hoa tươi, có đủ hoa cung cấp cho bầy ong lấy mật
  • Bảo đảm an toàn cho tổ ong không bị mưa/ gió lớn hay các yếu tố ngoại lai tác động mạnh
  • Khi thu hoạch cần cẩn thận, đảm bảo an toàn cho bản thân, tổ ong và bầy ong, để bầy ong không dời tổ khi thấy mất mật

– Tình cảm của người nuôi ong với bầy ong của mình: cũng giống như những người nuôi thú cưng khác, người nuôi ong rất quan tâm, yêu quý đàn ong của mình.

*****

Trên đây là hơn 6 mẫu Em hãy tìm hiểu về công việc nuôi ong và tình cảm của người nuôi ong với bầy ong của mình lớp 6 do thầy cô biên soạn. Hy vọng nội dung trong bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình đạt điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tậplớp 6

5/5 - (9 bình chọn)


Nguyễn Thanh Tùng

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button